Luận án tiến sỹ - Quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

216 60 0
Luận án tiến sỹ -  Quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án Từ khi hình thành cho đến nay, cho vay vẫn luôn là hoạt động kinh doanh chủ yếu và đưa lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng thương mại. Danh mục cho vay của ngân hàng thương mại hết sức đa dạng, có thể được phân chia được theo các phương diện như đối tượng khách hàng vay, thời hạn vay, lĩnh vực cho vay, địa phương,…Trong đó, điều chỉnh danh mục cho vay hợp lý và quản trị tốt danh mục cho vay là yếu tố quyết định đến hiệu quả cho vay. Nhưng quản trị danh mục cho vay như thế nào, bằng các mô hình, phương thức, nội dung nào…chưa có một nguyên lý chung cho mọi ngân hàng thương mại trên thế giới. Với hiện trạng đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại là rất cần thiết. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Vietcombank là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Ban lãnh đạo của Vietcombank rất quan tâm đến quản trị danh mục cho vay từ các chi nhánh đến hội sở chính của ngân hàng. Tuy nhiên, công tác này còn nảy sinh nhiều tồn tại, bất cập và thiếu các luận cứ khoa học, do đó danh mục cho vay của ngân hàng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những rủi ro tiềm ẩn này có thể trở thành tổn thất nguy hiểm khi nền kinh tế biến động, khách hàng thua lỗ phá sản, thị trường chứng khoán sụt giảm cùng với sự đóng băng của thị trường bất động sản. Với mong muốn hiểu rõ thêm về lý luận quản trị danh mục cho vay của ngân hàng thương mại và nghiên cứu thực trạng quản trị danh mục cho vay tại Vietcombank, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay theo xu hướng của nền kinh tế hiện đại, tác giả chọn chủ đề “Quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 2.1. Tình nghiên cứu ngoài nước Quản trị danh mục cho vay tại các NHTM được các học giả trên thế giới quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu: •Sách “Credit Portfolio Management” của tác giả Charles W. Smithson do nhà xuất bản John Wiley & Sons, Inc phát hành năm 2002. Đây là cuốn sách đề cập khá đầy đủ các vấn đề liên quan đến quản trị danh mục tài sản của ngân hàng. Nội dung cuốn sách bao gồm tiến trình quản trị danh mục, các mô hình đo lường và quản trị danh mục, các công cụ kỹ thuật sử dụng trong điều chỉnh danh mục. Do được viết trong bối cảnh chủ yếu là hệ thống tài chính Mỹ, nên phạm vi bàn luận của cuốn sách gần như không/ít liên quan đến hệ thống tài chính của các nước ngoài Mỹ. Mặt khác, cuốn sách chủ yếu tập trung cho danh mục đầu tư chứng khoán, liên quan đến danh mục cho vay chỉ có một phần rất nhỏ. •Sách “Managing Risk in Commercial and Retailed Banking” của Amelendu Ghosh do nhà xuất bản John Wiley & Sons phát hành năm 2012 đưa ra cái nhìn sâu sắc, lô-gic về các vấn đề trong quản lý rủi ro của NHTM. Tác giả đề cập đến các quy trình phức tạp bằng lối diễn giải đơn giản qua các ví dụ trong các tình huống thực tế và các ví dụ giả định. Chương 14 của cuốn sách đề cập đến hoạt động quản trị danh mục cho vay, đưa ra định nghĩa, phân loại, các vấn đề trong quản trị danh mục cho vay, phương pháp phân tích danh mục cho vay. •Sách “Risk management in Banking” của tác giả Joel Bessis do nhà xuất bản John Willey & Sons, Inc phát hành lần thứ tư năm 2015. Trong đó, cuốn sách đề cập các rủi ro chính trong quản trị NHTM bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro danh mục cho vay. Tác giả có đề cập một số phương pháp xây dựng mô hình đo lường, phân tích độ rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM. •Công trình nghiên cứu “Loan Portfolio Management” của Farm Credit Adminstrative (1998) chỉ ra quản trị danh mục cho vay hiệu quả sẽ góp phần tối đa hóa cơ hội cho vay, mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Tài liệu đã liệt kê những kế hoạch chiến lược, chính sách cho vay và quy trình, tiêu chuẩn bảo lãnh, cách xác định rủi ro, quy trình kiểm soát nội bộ cho một hệ thống quản trị danh mục cho vay tối ưu. Theo nghiên cứu này, để quản trị danh mục cho vay một cách hiệu quả thì các bộ phận của ngân hàng cần có sự liên kết với nhau chặt chẽ. Do vậy, ngân hàng cần có hệ thống và quy trình quản trị hiệu quả. •Sổ tay hướng dẫn ““Loan Portfolio Management” hướng dẫn về quản trị danh mục cho vay năm 1998 do Văn phòng kiểm soát tiền tệ (OCC – Comptroller of the Currency), một bộ phận của Bộ Tài chính Mỹ ban hành điều lệ và giám sát hoạt động ngân hàng. Theo quy trình quản lý danh mục cho vay có hiệu quả của OCC cần tích hợp các nguyên tắc cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng như bảo lãnh cho vay, phân tích tài chính, kỹ thuật thẩm định, xây dựng tài liệu cho vay và kiểm soát nội bộ. Hơn nữa, chín yếu tố tạo nên danh mục cho vay hiệu quả bao gồm đánh giá văn hoá tín dụng, xây dựng các mục tiêu danh mục và giới hạn chấp nhận rủi ro, hệ thống thông tin quản lý hiệu quả, phân chia danh mục đầu tư và các mục tiêu đa dạng hóa rủi ro, phân tích các khoản vay có nguồn gốc từ các nhà cho vay khác, tổng hợp chính sách và những trường hợp đặc biệt khi bảo lãnh cho vay, cách thức kiểm tra sức chịu đựng rủi ro của ngân hàng, công cụ quản trị danh mục cho vay và trình tự đánh giá hoạt động quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng. •Bài nghiên cứu “Credit Portfolio Management at Japanese Financial Institutions” do nhóm nghiên cứu về danh mục cho vay hoàn thành năm 2007. Các thành viên của nhóm nghiên cứu đến từ các NHTM lớn của Nhật Bản như Ngân hàng Mizuho, Ngân hàng Sumitomo Mitsui, Ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Quỹ đầu tư Sumimoto Trust & Banking Corporation, Ngân hàng Bank of Japan. Trong đó, phương pháp quản trị danh mục cho vay hiện đại được nghiên cứu và so sánh với phương pháp quản trị danh mục cho vay truyền thống. Mục tiêu của nhóm nghiên cứu đó là luận giải về hoạt động quản trị danh mục cho vay thông qua trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện tại các ngân hàng, chia sẻ quan điểm về những thử thách phát sinh trong quản trị danh mục cho vay và cung cấp tư liệu tham khảo cho các cá nhân hay tổ chức quan tâm đến hoạt động quản trị danh mục cho vay. •George và các cộng sự (2013) với bài báo khoa học “An Analysis of Loan Portfolio Management on Organization Profitability: Case of Commercial Banks in Kenya” đăng trên tạp trí Research Journal of Finance and Accounting. Bài báo chỉ ra mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý danh mục cho vay và lợi nhuận của ngân hàng tại Kenya. Thu nhập của các ngân hàng một phần đến từ khoản lãi các khoản cho vay. Do đó quản trị danh mục cho vay tốt sẽ làm người đi vay trả nợ đúng hạn, gia tăng doanh thu của các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. •Joseph John Magali (2014) với bài báo khoa học “Effectiveness of Loan Portfolio Management in Rural SACCOS: Evidence from Tanzania” đăng trên tạp chí Business and Economic Research. Bài báo phân tích 496 khoản vay tại các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn miền Bắc của Tanzania nhằm mô tả về cách quản trị danh mục cho vay hiệu quả. Dữ liệu được phân tích bằng phương pháp hồi quy đa biến, phương pháp mô tả và phương pháp phân tích định tính. Tác giả đưa ra khuyến nghị cho các quỹ tín dụng nhân dân tại Bắc Tanzania để quản trị danh mục cho vay hiệu quả gồm: sử dụng bảo hiểm cho vay, ứng dụng hệ thống phần mềm trong quản trị danh mục cho vay, xóa các khoản nợ khó đòi… •Charnes, Cooper và Rhodes (1978), “Measuring the efficiency of decision making units”, đăng trên tạp chí European Journal of Operational Research, 2(6), trang 429-444. Đây là bài nghiên cứu đầu tiên đề cập đến phương pháp bao dữ liệu (DEA), được đưa ra dựa trên ý tưởng của Farrell (1957) về ước lượng hiệu quả kỹ thuật với đường biên sản xuất. •Eken và Kale (2011) với bài báo khoa học “Measuring bank branch performance using data envelopment analysis (DEA): The case of Turkish bank branches”, đăng trên tạp chí African Journal of Business Management, 5(3), trang 889-901 với giả định VRS theo hai cách tiếp cận sản xuất và lợi nhuận. Bài nghiên cứu đã lấy dữ liệu từ 128 chi nhánh ngân hàng tại Istanbul và Thrace của Thổ Nhĩ Kỳ. Các biến đầu vào của nghiên cứu gồm chi phí nhân viên, chi phí hoạt động và rủi ro tín dụng. Các biến đầu ra theo cách tiếp cận sản xuất gồm tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn; vay thương mại, vay khách hàng; thu nhập ngoài lãi. Các biến đầu ra theo cách tiếp cận lợi nhuận gồm thu nhập lãi thuần, thu nhập ngoài lãi. •Chen và Pan (2012) với bài báo khoa học “An empirical study of credit risk efficiency of banking industry in Taiwan”, đăng trên tạp chí Web Journal of Chinese Management Review, 15(1). Bài báo đã sử dụng DEA kết hợp với chỉ số EPS nhằm phân loại các NHTM thành bốn nhóm. Dữ liệu lấy từ 34 NHTM Đài Loan trong giai đoạn 2005-2008. Các biến đầu vào gồm ROA, ROE, lợi nhuận trên vốn cấp 1, thu nhập trung bình, EPS. Các biến đầu ra gồm: TL/TA, tiền gửi dự trữ/tổng vốn huy động, tỷ lệ nợ quá hạn. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước •Bùi Diệu Anh (2012), “Quản trị danh mục cho vay tại các NHTM cổ phần Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Về mặt lý luận: Luận án đã tập hợp đầy đủ và có tính hệ thống những lý luận căn bản nhất về hoạt động quản trị danh mục cho vay theo phương pháp quản trị chủ động, từ hoạch định mục tiêu liên quan đến khả năng chịu đựng của vốn kinh tế, thiết lập các phương án danh mục khác nhau thỏa mãn mục tiêu, xây dựng bộ máy tổ chức quản trị, tổ chức giám sát, điều chỉnh danh mục… Về mặt thực tiễn: Thông qua phân tích về thực trạng danh mục cho vay, đánh giá những kết quả đạt được trong quản trị danh mục cho vay tại các NHTM cổ phần ở Việt Nam, luận án cũng đã chỉ ra những hạn chế đang tồn tại trong quản trị danh mục cho vay tại các NHTM cổ phần. Từ đó, giải quyết ba vấn đề lớn nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay, đó là: (1) hình thành nhận thức mới về hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các NHTM cổ phần trong xu hướng phát triển hoạt động ngân hàng hiện đại (2) tổ chức thực hiện phương pháp quản trị danh mục cho vay chủ động (3) xây dựng và ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong quản trị danh mục cho vay. Về giải pháp ứng dụng vào thực tiễn Từ cơ sở lý luận trong chương 1 và cơ sở thực tiễn trong chương 2, luận án đã đề xuất khá toàn diện các giải pháp từ tầm vi mô từng ngân hàng, cho đến toàn hệ thống ngân hàng và tầm vĩ mô Nhà nước. Những đề xuất được xem là đóng góp mới của luận án bao gồm: (i) Thứ nhất là đề xuất xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục có ý nghĩa hết sức mới mẻ trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Để nâng cao khả năng ứng dụng trong bối cảnh cụ thể tại Việt Nam, luận án đề xuất hai mô hình được xem là thích hợp với điều kiện Việt Nam với các điều kiện tiền đề cụ thể. (ii) Thứ hai là những đề xuất về việc ứng dụng các công cụ kỹ thuật hiện đại như hoán đổi rủi ro, chứng khoán hóa nợ trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh danh mục cho vay cho phù hợp với mục tiêu ngân hàng đặt ra. •Nguyễn Thùy Dương (2013), “Quản lý danh mục cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng. Một là, luận án đã tổng hợp và hệ thống lại những lý luận chung về danh mục cho vay và quản lý danh mục cho vay, các chỉ tiêu đo lường rủi ro danh mục cho vay tại ngân hàng. Bên cạnh đó, luận án khái quát nội dung của quản lý danh mục cho vay và cũng đề xuất một số mô hình áp dụng quản lý danh mục cho vay và đây là nền tảng cho xây dựng mô hình kinh tế lượng trong chương ba. Hai là, trên cơ sở lý luận, luận án đã tập trung phân tích, đánh giá và làm rõ thực trạng danh mục cho vay cũng như thực trạng quản lý danh mục cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngoài ra luận án đã xây dựng mô hình kinh tế lượng để ước lượng rủi ro của khoản cho vay riêng lẻ và rủi ro danh mục cho vay, kết quả của mô hình hoàn toàn có ý nghĩa và giúp cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong quá trình quản lý danh mục cho vay. Trên cơ sở đó, luận án đã đánh giá được những mặt làm được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý danh mục cho vay làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp, kiến nghị trong chương ba. Ba là, Kết hợp cơ sở lý luận và thực trạng cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, luận án đề xuất các nhóm giải pháp quản lý danh mục cho vay, kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giải pháp quản lý danh mục cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. •Bùi Thu Trang (2015), “Nghiên cứu thực trạng và hoàn thiện quản trị danh mục cho vay tại các NHTM cổ phần Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án tập hợp những lý luận căn bản nhất về quản trị danh mục cho vay theo xu hướng hiện đại đang áp dụng tại NHTM các nước trên thế giới. Sau khi đưa ra cơ sở lý luận, tác giả phân tích thực trạng danh mục cho vay của các NHTM cổ phần Việt Nam trong thời gian từ 2011 – 2015, từ đó chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế trong hoạt động quản trị danh mục cho vay của các ngân thương mại cổ phần Việt Nam. Cuối cùng luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay theo xu hướng hiện đại trong điều kiện các ngân hàng TMCP Việt Nam. •Nguyễn Thị Thu Đông (2012), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân. Tác giả đã làm rõ cơ sở lí luận về chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng trên thế giới. Trong phần đánh giá thực tiễn tác giả đã đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong đó một trong những chỉ tiêu rất quan trọng đó là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong đó có biện pháp quan trọng đó là quản lý nợ xấu và kiểm soát rủi ro tín dụng. •Ngô Đăng Thành(2014), Hướng dẫn sử dụng phương pháp Phân tích bao dữ liệu trong Excel: Vietnamese DEA add-in for Excel (phiên bản 2.0). Bài viết trình bày tóm tắt về phương pháp Phân tích DEA cũng như một số mô hình cơ bản của nó, bao gồm mô hình ước lượng hiệu quả kỹ thuật (sử dụng dữ liệu chéo – cross-sectional data) và mô hình ước lượng năng suất tổng hợp Malmquist TFP theo thời gian (sử dụng dữ liệu bảng – panel data). Phiên bản 2.0 này cũng cung cấp cho người dùng thông số về các bộ trong số tối ưu (multipliers hay shadow prices), là một tiện ích thực hiện phân tích bao dữ liệu dành cho người Việt được hy vọng sẽ góp phần nhân rộng tính ứng dụng và tính phổ biến của phương pháp này tại Việt Nam.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH PHÙNG THU HÀ QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH PHÙNG THU HÀ QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài - Ngân hàng Mã số: 09.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nghiêm Văn Bảy TS Nguyễn Thị Hải Hà Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Quản trị danh mục cho vay Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam" cơng trình nghiên cứu riêng tơi Các số liệu, tư liệu sử dụng luận án trung thực có nguồn gốc, có xuất xứ rõ ràng ghi tài liệu tham khảo NGHIÊN CỨU SINH PHÙNG THU HÀ LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn nhiệt tình hướng dẫn để nghiên cứu sinh hồn thành luận án Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp chân thành quý báu nhà khoa học, hỗ trợ nhiệt tình nhà quản lý đơn vị trình thu thập tài liệu thực luận án Nghiên cứu sinh chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện Tài tạo điều kiện vật chất tinh thần, giúp nghiên cứu sinh hoàn thành luận án Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình bạn bè động viên, giúp đỡ nghiên cứu sinh suốt trình nghiên cứu hồn thành luận án NGHIÊN CỨU SINH PHÙNG THU HÀ   DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ST T Viết tắt Giải thích thuật ngữ ADB Agribank BĐH CAR CET1 Asian Development Bank_Ngân hàng Phát triển Châu Á Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam Ban điều hành Capital Adequacy Ratio_Tỷ lệ an toàn vốn Common Equity Tier 1_Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường CIC CNTT CRS Credit Information Center_Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia Cơng nghệ thơng tin Constant returns to scale_Hiệu không đổi theo quy mơ DEA Data Envelopment Analysis_Mơ hình phân tích bao liệu 10 DMCV Danh mục cho vay 11 12 13 14 DMU DN DNNN EAD Decision Making Unit_Đơn vị định Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước Exposure at Default_Dư nợ thời điểm vỡ nợ 15 EDF Expected Default Frequency_Tần suất khơng hồn trả kỳ vọng 16 17 18 19 20 EU EUR GDP HĐQT HĐTD European Union_Liên minh châu Âu Đồng tiền chung Liên minh Châu Âu Gross Domestic Product_Tổng sản phẩm quốc nội Hội đồng quản trị Hội đồng tín dụng 21 HHI Herfindahl-Hirschman Index_Chỉ số Herfindahl-Hirschman 22 23 IMF KTNB International Monetary Fund_Quỹ tiền tệ quốc tế Kiểm tra nội 24 LDR Loan to Deposit Ration_Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động 25 LEMG Loan Exposure Management Group_Nhóm quản lý rủi ro nợ 26 LGD 27 MIS 28 29 30 31 NatWest NCS NHNN NHTM Loss Given Default_Tổn thất vỡ nợ Management Information System Hệ thống thông tin quản lý Ngân hàng National Westminster Anh Nghiên cứu sinh Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại ST T 32 NIM 33 OCC 34 PD 35 PPF 36 RWA 37 SFA 38 SWIFT 39 40 41 42 43 44 TCTD TE TMCP TNHH TTSC USD 45 VAMC 46 47 48 49 50 51 VAR VCSH Vietcombank Vietinbank VNĐ VRS Stochastic Frontier Analysis Mơ hình phân tích biến ngẫu nhiên Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications Hiệp hội Viễn thơng tài liên ngân hàng tồn cầu Tổ chức tín dụng Technical Efficiency_Hiệu kĩ thuật Thương mại cổ phần Trách nhiệm hữu hạn Tổng tài sản có Đơ la Mỹ Vietnam Asset Management Coporation Cơng ty Quản lý tài sản Tổ chức Tín dụng Việt Nam Value At Risk Vốn chủ sở hữu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Việt Nam Đồng Variable Returns to Scale_Hiệu thay đổi theo quy mô 52 WB World Bank_ Ngân hàng giới 53 WTO World Trade Organization_Tổ chức thương mại giới Viết tắt Giải thích thuật ngữ Net Interest Margin_Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Comptroller of the Currency Văn phịng kiểm sốt tiền tệ thuộc Bộ Tài Mỹ Probability Of Default_Xác suất vỡ nợ Production Possibilities Frontier Đường giới hạn khả sản xuất Risk Weighted Assets_Tài sản có rủi ro MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 14 1.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ DANH MỤC CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 14 1.1.1 Hoạt động cho vay ngân hàng thương mại 14 1.1.2 Danh mục cho vay ngân hàng thương mại 17 1.1.3 Rủi ro danh mục cho vay ngân hàng thương mại .22 1.1.4 Các tiêu đánh giá danh mục cho vay ngân hàng thương mại.35 1.2 QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 39 1.2.1 Khái niệm vai trò quản trị danh mục cho vay ngân hàng thương mại 39 1.2.2 Nội dung quản trị danh mục cho vay ngân hàng thương mại 42 1.2.3 Phương pháp quản trị danh mục cho vay 56 1.2.4 Đánh giá hiệu danh mục cho vay theo ngành kinh tế ngân hàng thương mại mơ hình phân tích bao liệu 58 1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị danh mục cho vay ngân hàng thương mại 64 1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI VỀ QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.72 1.3.1 Kinh nghiệm số ngân hàng thương mại giới quản trị danh mục cho vay .72 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam quản trị danh mục cho vay 78 TIỂU KẾT CHƯƠNG 82 CHƯƠNG THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 84 2.1 TỒNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 84 2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển đặc trưng hoạt động Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 84 2.1.2 Mơ hình tổ chức hoạt động Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 88 2.1.3 Tổng quan tình hình kinh doanh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2013-2018 91 2.2 THỰC TRẠNG DANH MỤC CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 99 2.2.1 Cơ cấu danh mục cho vay 99 2.2.2 Đo lường rủi ro danh mục cho vay Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 107 2.2.3 Đánh giá danh mục cho vay Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2013-2018 .108 2.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 111 2.3.1 Lập kế hoạch quản trị danh mục cho vay 111 2.3.2 Tổ chức thực danh mục cho vay 114 2.3.3 Điều hành giám sát thực danh mục cho vay 119 2.3.4 Điều chỉnh danh mục cho vay 131 2.3.5 Đánh giá hiệu danh mục cho vay theo ngành kinh tế mơ hình phân tích bao liệu 132 2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.136 2.4.1 Những kết đạt 136 2.4.2 Những hạn chế 139 2.4.3 Nguyên nhân hạn chế 142 TIỂU KẾT CHƯƠNG 149 CHƯƠNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 150 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 .150 3.1.1 Định hướng phát triển nhiệm vụ trọng tâm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam đến năm 2025 150 3.1.2.Định hướng hoàn thiện quản trị danh mục cho vay Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 153 3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.156 3.2.1 Xây dựng chiến lược quản trị danh mục cho vay 156 3.2.2 Xây dựng hệ thống thông tin quản trị danh mục cho vay 159 3.2.3 Thành lập Phòng Quản trị danh mục cho vay Hội sở 161 3.2.4 Phân ngành danh mục cho vay chi tiết, phù hợp với hướng dẫn phủ 164 3.2.5 Xây dựng công cụ đo lường rủi ro danh mục cho vay chuẩn hóa theo thơng lệ quốc tế 165 3.2.6 Thực linh hoạt công cụ điều chỉnh danh mục cho vay 166 3.2.7 Tăng cường công tác giám sát thực danh mục cho vay .169 3.2.8 Phát triển nguồn nhân lực cho quản trị danh mục cho vay 172 3.3 KIẾN NGHỊ .175 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 175 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 180 TIỂU KẾT CHƯƠNG 187 KẾT LUẬN .188 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA NCS .190 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 191 PHỤ LỤC .200 PHỤ LỤC .201 KẾT LUẬN Quản trị danh mục cho vay NHTM vấn đề mẻ Việt Nam Dù vậy, trước nỗ lực điều hành quốc gia Đảng, Nhà nước NHNN việc bước đại, đổi ngành ngân hàng, đòi hỏi nỗ lực nghiên cứu, ứng dụng nguyên lý quản trị danh mục, mơ hình quản trị, phân tích đo lường, kiểm tra giám sát, tài trợ rủi ro danh mục cho vay theo thông lệ quốc tế phù hợp với thực tế Việt Nam hoạt động thiết thực Luận án góp phần nhìn nhận cách hệ thống quản trị danh mục cho vay Trong phạm vi, đối tượng nghiên cứu, luận án đạt kết sau: Một là, luận án tổng hợp hệ thống lại lý luận chung danh mục cho vay quản trị danh mục cho vay, tiêu đo lường giá trị rủi ro danh mục cho vay ngân hàng Bên cạnh đó, luận án đưa khung lý thuyết cho hoạt động quản trị danh mục cho vay Thêm vào đó, luận án có đề cập đến phương pháp phân tích bao liệu (DEA) việc phân tích danh mục cho vay, để NHTM ứng dụng hoạt động quản trị danh mục cho vay Hai là, sở lý luận, luận án tập trung phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng danh mục cho vay thực trạng quản trị danh mục cho vay Vietcombank Ngoài ra, luận án áp dụng phương pháp phân tích bao liệu DEA với hai biên đầu rủi ro lợi nhuận để xác định nhóm ngành kinh tế hiệu cho ngân hàng Trên sở đó, luận án đánh giá thành tựu hạn chế hoạt động quản trị danh mục cho vay Vietcombank Với hạn chế hoạt động quản trị danh mục cho vay Vietcombank, luận án nêu nguyên nhân chủ quan khách quan dẫn đến trạng Các nguyên nhân sở để luận án đưa giải pháp hoàn thiện quản trị danh mục cho vay chương luận án Ba là, dựa sở lý luận thực trạng quản trị danh mục cho vay Vietcombank, luận án đề xuất giải pháp cho ngân hàng kiến nghị với phủ NHNN để góp phần hồn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay ngân hàng Kỳ vọng tác giả viết luận án muốn đóng góp ý kiến thân vào để xây dựng sơ lý thuyết hoạt động quản trị danh mục cho vay nói chung hồn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay Vietcombank Tuy nhiên, đề tài mẻ Việt Nam nên với nghiên cứu tác giả có nhiều hạn chế Vì vậy, tác giả mong muốn nhận đóng góp thầy cơ, đồng nghiệp nhà quản trị để tiếp tục hoàn thiện đề tài tương lai Để hoàn thành luận án này, tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy hướng dẫn tận tình hướng dẫn giúp đỡ tác giả suốt trình nghiên cứu viết luận án DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA NCS Phùng Thu Hà (2018) “Loan porfolio governance by type of economic sectors in Vietnamese commercial banks”, Tạp chí nghiên cứu tài kế tốn, số 01 (3) - 2018, tr 69-74 Phùng Thu Hà (2018) “Quản trị danh mục cho vay kinh tế đại học rút cho Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu tài kế tốn, số 02 (175) - 2018, tr 37-41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Bùi Diệu Anh (2012), Quản trị danh mục cho vay Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh Bộ Tài (2011), Thông tư 79/2011/TT-BTC ngày 08/06/2011 ban hành điều lệ tổ chức hoạt động công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên mua bán nợ Việt Nam Bộ Tài (2015), Thơng tư 135/2015/TT-BTC ngày 31/08/2015 ban hành điều lệ tổ chức hoạt động công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam Chính phủ (2006), Về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 Chính phủ (2006), Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 Chính phủ ban hành Danh mục mức vốn pháp định tổ chức tín dụng Chính phủ (2012), Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 Chính phủ chế độ tài tổ chức tín dụng Chính phủ (2009), Nghị định 59/2009/NĐ-CP Tổ chức hoạt động ngân hàng thương mại Chính phủ (2010), Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 đăng ký giao dịch bảo đảm Chính phủ (2010), Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 đấu giá tài sản 10 Chính phủ (2012), Nghị định 57/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng năm 2012 Quy định Chế độ tài tổ chức tín dụng, chi nhành ngân hàng nước ngồi 11 Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 giao dịch đảm bảo 12 Chính phủ (2013), Nghị định số 53/2013/NĐ-CP Chính phủ Về thành lập, tổ chức hoạt động Công ty Quản lý tài sản tổ chức tín dụng 13 Chính phủ (2013), Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22 /05/2013 Chính phủ bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng năm 2011 Chính phủ tín dụng đầu tư tín dụng xuất Nhà nước 14 Chính phủ (2013), Nghị định số 133/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 Chính phủ: Về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng năm 2011 Chính phủ tín dụng đầu tư tín dụng xuất Nhà nước 15 Chính phủ (2014), Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 Chính phủ : Về việc nhà đầu tư nước ngồi mua cổ phần tổ chức tín dụng Việt Nam 16 Chính phủ (2017), Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07/08/2017 Chính phủ chế độ tài tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi giám sát tài chính, đánh giá hiệu đầu tư vốn nhà nước tổ chức tín dụng nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tổ chức tín dụng có vốn nhà nước 17 Chính phủ (2017), Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16/05/2017 quy định chi tiết số điều biện pháp thi hành luật đấu giá tài sản 18 Đinh Xuân Cường (2015), Quản trị danh mục cho vay theo ngành kinh tế ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Thị trường Tài Tiền tệ số 21 (438) tháng 11/2015 19 Nguyễn Thùy Dương (2012), Quản lý danh mục cho vay Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam Luận án tiến sỹ, Học viện Ngân Hàng 20 Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2015), Giáo trình Quản trị học, NXB Tài chính, Hà Nội 21 Phan Thị Thu Hà (2009), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thơng Vận tải, Hà Nội 22 Đặng Hữu Mẫn (2009), Nghiên cứu chất lượng dự báo mơ hình quản trị rủi ro thị trường vốn-trường hợp mơ hình VAR, Tạp chí khoa học cơng nghệ, Đại học Đà Nẵng 23 Nguyễn Thị Mùi, Trần Cảnh Toàn (2011), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội 24 Ngân hàng Nhà nước (2010), Thơng tư số 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay đồng Việt Nam khách hàng theo lãi suất thỏa thuận; 25 Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT-BTC quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi 26 Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 05/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước 27 Ngân hàng Nhà nước (2014), Quyết định 22/VBHN-NHNN ban hành quy định phân loại nợ, trích lập sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng hoạt động ngân hàng tổ chức tín dụng 28 Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định hoạt động cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước khách hàng 29 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2013-2018), Báo cáo tài riêng lẻ kiểm tốn 30 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2013), Cẩm nang tín dụng 31 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2013-2018), Báo cáo thường niên 32 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2013-2018), Báo cáo Ban kiểm soát 33 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2018), Báo cáo Hội đồng Quản trị tổng hết nhiệm kỳ 2013-2018 34 Phạm Thị Kim Ngân (2014), Luận văn thạc sỹ “Quản trị danh mục tín dụng ngân hàng TMCP Việt Á” 35 Quốc hội (2010), Luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 36 Quốc hội (2017), Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung số điều luật tổ chức tín dụng 37 Peter S Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, dịch trường,bản dịch Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Tài chính, Hà Nội 38 Ngơ Đăng Thành(2014), Hướng dẫn sử dụng phương pháp Phân tích bao liệu Excel: Vietnamese DEA add-in for Excel (phiên 2.0) 39 Hoàng Thị Thúy (2015), “Quản lý danh mục cho vay ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam”, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội 40 Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội Tiếng Anh 41 Adams, Tony; Kelly, Leah (2006), Measuring credit portfolio risk [interactive], p [accessed on October 9, 2011], in: http://www.slideshare.net/Ked77/measuring-credit-portfoliorisk 42 Ahmad, N H (2003), Formation credit risk, regulatory price effect and the path linking credit to total risk, Unpublished Doctor of Philosophy Thesis, Universiti Utara Malaysia 43 Amelendu Ghosh (2012), Managing Risk in Commercial and Retailed Banking, John Wiley & Sons, Inc 44 Anthony Saunders & Linda Allen (2002), Credit Risk Measurement, John Wiley & Sons, Inc 45 Al- Mamun, A., Wahab, S A., Malarvizhi, C A., & Mariapun, S (2011) Examining the Critical Factors Affecting the Repayment of Microcredit Provided by Amanah Ikhtiar Malaysia International Business Research, 4(2), 93-102 http://dx.doi.org/10.5539/ibr.v4n2p93 46 Atieno, R (2001) Formal and Informal Institutions’ Lending Policies and Access to Credit bySmall-Scale Enterprises in Kenya: An empirical assessment AERC Research Paper 111, African Economic Research Consortium, Nairobi, November, 2001 47 Business Dictionary (2014) Loan Portfolio 48 Basel Committee on Banking Supervision (2004), International convergence of capital measurement and capital standards: a revised framework, BIS report 49 Carl Chiarella, Samuel Chege Maina, Christina Nikitopoulos Sklibosios “Credit Derivative Pricing with Stochastic Volatility Models” - Finance Discipline Group, UTS Business School University of Technology, Sydney, P.O Box 123, Broadway, NSW 2007, Australia, July 8, 2011 50 Charles W Smithson (2002), Credit Portfolio Management, John Wiley & Sons, Inc 51 Charnes, Cooper Rhodes (1978), Measuring the efficiency of decision making units, European Journal of Operational Research, 2(6), 429-444 52 Chen Pan (2012), “An empirical study of credit risk efficiency of banking industry in Taiwan”, Web Journal of Chinese Management Review, 15(1) 53 Christian Bluhm and Luger Overbeck (2003), Credit modeling, Chapman & Hall A CRC Press Company 54 Crabb, P R., & Keller, T (2006) A Test of Portfolio Risk in Microfinance Institutions Faith & Economics, 47/48-Spring/Fall, 25-39 55 David L Scott (2003), Wall Street Words: An A to Z Guide to Investment Terms for Today's Investor 56 Derrick, T H., Peterson, L., & Premschak, C (1998) Loan Portfolio Management Retrieved from: http://www.fca.gov/Download/lpmfortheweb.pdf (Accessed 20/03/2014) 57 Edimister, R O., & Srivastava, S C (n.d) Loan Portfolio Composition and Management Control of Bank Risk: An Empirical Investigation Journal of Applied Business Research, 9(1), 119-131 FAO/RFLC (n.d) 58 Eken Kale (2011), Measuring bank branch performance using data envelopment analysis (DEA): The case of Turkish bank branches, African Journal of Business Management, 5(3), 889-901 59 Farm credit administration (1998), Loan portfolio management 60 Farrell, M.J (1957) The Measurement of Productive Efficiency Journal of the Royal Statistical Society, 120, 253290.https://doi.org/10.2307/2343100 61 Joel Bessis (2015), Risk management in Banking, John Willey & Sons, Inc 62 Guidelines on Credit Risk Management for Institutions Licensed To Conduct Banking Business under the Banking Act, BSD 370393v2 Retrieved from: www.eccb-centralbank.org/PDF/Credit_Risk.pdf (Accessed 02/04/2014) 63 George, G E., Miroga, J B., Ngaruiya, N W., Mindila, R., Nyakwara, S., Mobisa, M J., Ongeri J., Mandere, E N., & Moronge, M O (2013) An Analysis of Loan Portfolio Management on Organization Profitability: Case of Commercial Banks in Kenya, Research Journal of Finance and Accounting, 4(8), 24-35 64 Haas, R., Ferreira, D., & Taci, A (2010).What Determines The Composition Of Banks’ Loan Portfolios? Evidence From Transition Countries Journal of Banking & Finance 34, 388–398 http://dx.doi.org/10.1016/j.jbankfin.2009.08.005 65 Harold Koontz, Cyril O'Donnell (1908), Principles of management an analysis of managerial functions, New York McGraw-Hill 1968 66 Herfindahl, O (1950) Concentration in the U.S Steel Industry, Dissertion New York: Columbia University 67 Hirschman, A.O (1945), National Power and the Structure of Foreign Trade, University of California Press 68 Imeokpararia, L (2013) The Effect of Loan Management on Performance of Nigerian Banks, The International Journal of Management, 2(1), 1-21 69 James A.F Stoner, Stephen P Robbins,và cộng (2010), Principles and Practice of Management and Business Communication: Strictly as Per the B.Com Hons, Syllabus Requirements of the Calcutta University 70 Kaggwa, N S (2013), Interest Rates and Loan Portfolio Performance in Commercial Banks Acase study of Centenary Bank, Entebbe Road Branch Uganda Unpublished Master’s Thesis in International Business Management Lahti University of Applied Sciences 71 Khemraj, T., & Pasha, S (2014), The Determinants of Non-Performing Loans: An Econometric Case Study of Guyana MPRA Paper No 53128 72 Lagat, F K., Mugo, R., & Otuya R (2013), Effect of Credit Risk Management Practices on Lending Portfolio Among Savings and Credit Cooperatives in Kenya International journal of Science Commerce and Humanities, 1(5), 93-105 73 Langrin L Brian, Roach Kirsten (2008), Measuring the Effects of Concentration and Risk on Bank Returns: Evidence from a Panel of Individual Loan Portfolios in Jamaica [interactive], 39 p http://www.ccmfuwi.org/files/publications/misc/brian_langrin/Measuringth eEffectsofConcentration.pdf 74 Moti, H, O., Masinde, J S., & Mugenda, N G (2012) Effectiveness of Credit Management System on Loan Performance: Empirical Evidence from Micro Finance Sector in Kenya International Journal of Business, Humanities and Technology, 2(6), 99-108 75 Office of Comptroller of the Currency (OCC 1998) Comptroller’s Handbook(1998): Loan Portfolio Management Retrieved from:http://www.occ.gov/publications/publications-by-type/comptrollershandbook/lpm.pdf (Accessed 20/03/2014) 76 P Glasserman, P Heidelberger and P Shahabuddin (2001) Efficient Monte Carlo methods for value-at-risk Mastering Risk, vol 2, pp 5-17, 2001 77 Rita Skridulytė, Eduardas Freitakas (2012), The Measurement of Concentration Risk in Loan Portfolios, Economics & Sociology, Vol 5, No 1, pp 51-61 78 Sarma, M., Thomas S., and Shah., A (2003), Selection of VAR models, Journal of Forecasting, 22, pp 337-358 79 Study Group on Credit Portfolio Management (2007), Credit Portfolio Management at Japanese Financial Institutions 80 The International Association of Credit Portfolio Managers (IACPM 2005) Sound Practices in Credit Portfolio Management 81 Trà, P T T, & Robert Lensink, R (n.d) Household borrowing in Vietnam: A comparative study of default risks of informal, formal and semi-formal credit University of Groningen 82 Veronica F Grasso (2007), Early Warning Systems:State-of-Art Analysis and Future Directions, United Nations Environment Programme 83 Wenner, M D (2010) Credit Risk Management in Financing Agriculture Focus 18 Brief 10 July 2010, IFPRI 84 Wise Geek (2014) What Is Credit Portfolio Management? Retrieved from: http://www.wisegeek.com/what-is-credit-portfolio-management.htm (Accessed on 21/03/2014) 85 Wood, D A (2004) Portfolio-Management Concepts Help Analysis, Lending Decisions 86 https://bis.org/; 87 https://www.db.com/company/index.htm 88 https://www.risk.net/awards/7202131/credit-portfolio-manager-of-the-yearnatwest-bank; 89 https://www.sbv.gov.vn/; PHỤ LỤC Các khoản cho vay theo mức độ tín nhiệm Chỉ số Chỉ số tín tín nhiệm nhiệm theo S&P Moody's Diễn giải khoản cho vay AAA Aaa Chất lượng cao nhất, ổn định, rủi ro thấp AA Aa A A BBB Baa BB Ba B B CCC Caa CC Ca Rủi ro cao, gần phá sản C C Rủi ro cao, khó có khả thực toán nghĩa vụ nợ D D Xếp hạng thấp nhất, phá sản hay phá sản NR NR Chất lượng cao, rủi ro thấp Độ rủi ro cao hạng AAA bậc Chất lượng khá, bị ảnh hưởng tình hình kinh tế Chất lượng trung bình, an tồn thời gian có ẩn chứa số yếu tố rủi ro Chất lượng trung bình thấp, gặp khó khăn việc trả nợ, bị ảnh hưởng thay đổi tình hình kinh tế Chất lượng thấp, rủi ro cao, có nguy khơng tốn hạn Rủi ro cao, có khả trả nợ tình hình kinh tế khả quan Không đánh giá Nguồn: Theo S&P Mood’s PHỤ LỤC I – Bảng tính HHI cho danh mục cho vay phân theo ngành kinh tế Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2013-2018) Ngành a b c d e f g h i HHI 2013 34.17 % 29.56 % 5.56% 6.30% 6.53% 2.25% 3.67% 2.62% 2014 34.39 % 29.42 % 5.03% 7.35% 4.32% 2.35% 4.63% 2.74% 9.33% 0.2267 9.76% 2015 31.47 % 27.43 % 5.48% 7.09% 4.52% 2.80% 6.12% 2.28% 12.81 % 0.2058 0.2276 2016 30.44 % 25.72 % 5.45% 6.26% 4.03% 2.79% 5.76% 1.85% 17.70 % 2017 27.01 % 21.99 % 5.91% 4.93% 3.02% 2.10% 4.16% 1.75% 29.14 % 0.2155 0.2031 2018 25.70 % 19.17 % 4.55% 4.68% 2.45% 2.31% 3.66% 1.81% 35.67 % 0.2371 Nguồn: Nghiên cứu NCS II – Bảng tính số Gini cho danh mục cho vay phân theo ngành kinh tế Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2013-2018) 2013 Ngành Dư nợ ngành (tỷ đồng) 2014 Xếp hạng ngành theo dư nợ Dư nợ ngành (tỷ đồng) 2015 Xếp hạng ngành theo dư nợ Dư nợ ngành (tỷ đồng) 2016 Xếp hạng ngành theo dư nợ Dư nợ ngành (tỷ đồng) 2017 Xếp hạng ngành theo dư nợ Dư nợ ngành (tỷ đồng) 2018 Xếp hạng ngành theo dư nợ Dư nợ ngành (tỷ đồng) Xếp hạng ngành theo dư nợ a 93.186 110.505 121.052 139.144 145.538 161.177 b 80.614 94.526 105.498 117.594 118 499 120.239 c 15.161 16.173 21.093 24.900 31.830 28.528 d 17.177 23.622 27.270 28.618 26.547 29.327 e 17.805 13.880 17.375 18.434 16.276 15.380 f 6.141 7.559 10.761 12.738 11.291 14.496 g 10.018 14.876 23.550 26.327 22.441 22.928 h 7.139 8.807 8.761 8.459 9.438 11.363 i 25.444 31.367 49.283 80.923 157.012 223.745 Tổng 272.685 321.315 384.643 457.137 538.872 627.183 μ 30.298 35.702 42.738 50.793 59.875 69.687 Hệ số Gini 0,2453 0,2464 0,2321 0,2348 0,2488 0,2667 Nguồn: Nghiên cứu NCS Ghi chú: (a) Sản xuất gia công chế biến; (b) Thương mại, dịch vụ; (c) Xây dựng; (d) Sản xuất phân phối điện, khí đốt nước; (e) Khai khống;(f) Nơng, lâm, thủy hải sản; (g) Vận tải kho bãi thông tin liên lạc; (h) Nhà hàng, khách sạn; (i) Các ngành khác ... thiện quản trị danh mục cho vay Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 153 3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 156... THIỆN QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 150 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI... Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam CHƯƠNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ DANH MỤC CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Hoạt

Ngày đăng: 09/03/2021, 10:05

Mục lục

    CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

     HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ DANH MỤC CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

     Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

     Danh mục cho vay của ngân hàng thương mại

     Rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng thương mại

    Hình 1.1. Cơ cấu các loại rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM

     Các chỉ tiêu đánh giá danh mục cho vay của ngân hàng thương mại

     QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

     Khái niệm và vai trò của quản trị danh mục cho vay đối với ngân hàng thương mại

    Hình 1.2. Quy trình quản trị danh mục cho vay của NHTM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan