Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
29,66 KB
Nội dung
TỔNGQUANVỀXÍNGHIỆPXÂYLẮPVÀKHẢOSÁTCÔNGTRÌNH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệpXíNghiệpXây Lắp vàKhảoSátcôngtrình là đơn vị trực thuộc Công ty XâyLắpvà Sản Xuất côngnghiệp thuộc TổngCông ty Xây Dựng CôngNghiệp Việt Nam. XíNghiệpXâyLắpvàKhảoSátcôngtrình đặt trụ sở chính tại số 1 phố Đại Đồng – phường Thanh Trì – quận Hoàng Mai – Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 8610094 – 6441037 Fax : (84-4) 8610094 Quá trình hình thành và phát triển của Xínghiệp có thể chia thành các giai đoạn sau: 1.1.1. Giai đoạn từ 1990 – 1996 Tiền thân XínghiệpXâylắpvàKhảoSátcôngtrình là công ty Thăm Dò và Khai Thác Mỏ được thành lập theo Quyết định số 279/T-TC ra ngày 22/10/1990 của Bộ trưởng Bộ Côngnghiệp nặng. Khi đó, chuyên môn chính của công ty là thăm dò vàkhảosát phục vụ công tác luyện kim cho nhà máy Gang Thép Thái Nguyên và các mỏ thiếc tại Nghệ An. Vốn kinh doanh của công ty là: 933.601.519. Trong đó : - Vốn cố định : 165.082.499 - Vốn lưu động : 403.552.020 - Vốn vay ngân hàng : 250.000.000 - Vốn ngân sách cấp : 114.967.000 1.1.2. Giai đoạn từ 1996 – 31/3/2006 Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý của Nhà nước thì vốn cấp cho công ty ngày càng giảm, đồng thời khi chuyển hướng kinh doanh lấy thu bù chi, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn do không theo kịp cơ chế thị trường, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Do kinh doanh kém hiệu quả nên đơn vị đã bị thua lỗ, thất thoát vốn. Đến cuối năm 1995, Xínghiệp không có khả năng chi trả các khoản nợ và vay ngân hàng. Trước tình trạng trên, Xínghiệp đã yêu cầu được giảm các khoản nợ và vay ngân hàng, hoãn thuế. Theo Quyết định số 1080/T-TC ra ngày 01/8/1996 của Tổng Giám Đốc TổngCông ty Thép Việt Nam thì công ty Thăm Dò và Khai Thác Mỏ được đổi tên thành XíNghiệpKhảoSát – Khai Thác – Xây Dựng thuộc công ty XâyLắpvà Sản Xuất CôngNghiệp Theo Quyết định số 89/QĐ – HĐQT ra ngày 02/4/2001 của Hội đồng quản trị TổngCông ty Xây Dựng CôngNghiệp Việt Nam thì Xínghiệp được đổi tên thành XíNghiệpXâyLắpvà Sản Xuất Công Nghiệp. 1.1.3. Giai đoạn từ 01/4/2006 đến nay Từ ngày 01/4/2006, XíNghiệp chính thức chuyển thành “Chi Nhánh Công ty Cổ phần XâyLắpvà Sản Xuất CôngNghiệp – XíNghiệpXâyLắpvàKhảoSátcông trình” theo Quyết định số 10/QĐ – TCLD ngày 13/4/2006 của Hội đồng quản trị Công ty XâyLắpvà Sản Xuất CôngNghiệpvà hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0113012213 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp ngày 17/5/2006. Sau khi chuyển đổi Xínghiệp vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh khá hiệu quả. Xínghiệp không ngừng nâng cao trình độ tay nghề công nhân, trẻ hóa đội ngũ cán bộ và tiếp cận rất nhanh với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong quản lý và trong sản xuất kinh doanh. Một số máy móc của Xínghiệp như: Máy lốc tôn, máy cắt tự động, máy cắt hơi, tủ hàn 6 mỏ, cầu trục 3T… được đầu tư phục vụ các cho xây dựng các công trình. Vì vậy, Xínghiệp đã tham gia xây dựng nhiều côngtrình đảm bảo chất lượng kỹ thuật và được đánh giá cao như: - Sản xuất kết cấu thép Công ty TNHH và chế biến nông sản xuất khẩu Hải Anh. - Sản xuất kết cấu thép Công ty sản xuất & xây dựng Thi Sơn. - Công ty Thương Mại Vân Sơn. - Xây dựng lưới điện Hải Hậu – Nam Định. - Công ty TNHH thương mại dịch vụ Liên Hà. - Xây dựng vàlắp đặt nhà máy chế tạo ô tô Toyota. - Sản xuất kết cấu thép nhà che máy bay sân bay Thọ Xuân – Thanh Hóa - Sản xuất kết cấu thép Công ty cổ phần kinh doanh hàng côngnghiệp Nam Định - Cơ khí ô tô sông Hồng. * Hiện nay lĩnh vực kinh doanh của Xínghiệp là sản xuất xâylắpvà kết cấu thép. * Ngành nghề kinh doanh theo đăng ký là: - Xây dựng các côngtrìnhcôngnghiệpvà dân dụng đến nhóm A, công ty côngtrình kỹ thuật hạ tầng, khu côngnghiệpvà khu dân cư; côngtrình giao thông đường bộ, cầu cảng, thuỷ lợi. - Xâylắp đường dây và trạm biến áp, côngtrình nguồn điện. - Lắp đặt thiết bị công nghiệp, điện, nước, đo lường, phòng chống cháy. - Sản xuất kết cấu thép, nhà tiền chế, thiết bị phi tiêu chuẩn, tấm lợp phi kim và phụ kiện, sản xuất các loại vật liệu xây dựng, các sản phẩm bê tông. - Mua, bán, xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư kỹ thuật, vật liệu xây dựng. Sau đây là một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếu thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Xínghiệp trong vài năm gần đây. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu qua các năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 18.578.307.000 20.580.364.00 0 23.346.250.000 2. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 701.170.361 725.049.763 807.780.154 3. Tổng tài sản Trong đó: - Tài sản ngắn hạn - Tài sản dài hạn 27.814.073.516 25.958.085.202 1.855.988.314 25.431.207.87 1 23.150.136.83 3 2.281.071.038 24.925.264.302 22.530.139.255 2.395.125.047 4. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.778.062.028 2.044.282.755 2.405.582.654 5. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 3,77% 3,52% 3,46% 6. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu 39,43% 35,46% 33,51% 7. Thu nhập bình quân đầu người 1.150.000 1.200.000 1.430.000 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất Là Chi nhánh của một công ty cổ phần, bộ máy tổ chức của Xínghiệp khá đơn giản và gọn nhẹ. Bộ máy quản lý của Xínghiệp được tổ chức theo cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của Xínghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của Xínghiệp GIÁM ĐỐC XÍNGHIỆP PHÓ GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT Phòng Hành chính – Tổ chức Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật Phòng Tài chính – Kế toán Đội xâylắp 1 Xưởng kết cấu thép Đội KCS Đội xâylắp 2 Đội xâylắp 3 Đội xâylắp 4 Đội xâylắp 5 Đứng đầu là Giám đốc Xí nghiệp, người lãnh đạo cao nhất, phụ trách chung các công việc và trực tiếp chỉ đạo các Phó Giám đốc. Giám đốc Xínghiệp là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, Giám đốc công ty và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. 2 Phó Giám đốc Xínghiệp là người giúp việc cho Giám đốc tuỳ theo chuyên môn vàcông việc được phân công. Các Phó Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc được phân côngvà uỷ quyền. Phó Giám đốc hành chính là người chịu trách nhiệm chung về các vấn đề liên quan đến hành chính và trực tiếp chỉ đạo trưởng phòng hành chính – tổ chức. Phó Giám đốc kỹ thuật là người chịu trách nhiệm chung về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật của công trình, trực tiếp chỉ đạo trưởng phòng kỹ thuật triển khai công việc. Các phòng trong Xínghiệp có chức năng và nhiệm vụ riêng, cụ thể là: Phòng Hành chính – Tổ chức thực hiện các công việc văn thư bảo mật, hành chính lễ tân, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy vàquan hệ với các cơ quan bên ngoài; tham mưu cho Giám đốc và hỗ trợ các phòng ban chức năng về việc tổ chức và bố trí nhân sự phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng và triển khai kế hoạch đào tạo, định hướng chiến lược về nhân sự. Quản lý và theo dõi biến động nhân sự như: bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, các chế độ liên quan đến người lao động. Phòng Tài chính – Kế toán tham mưu cho lãnh đạo Xínghiệp trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính – kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. Trên cơ sở các kế hoạch tài chính và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, tổ chức theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch tài chính được giao của các bộ phận cũng như các cá nhân trong Xí nghiệp. Chịu trách nhiệm trong việc tổng hợp, ghi chép các chứng từ, sổ sách dưới sự phân cấp quản lý của công ty. Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho lãnh đạo Xínghiệpvề tình hình biến động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn. Phối hợp các phòng ban chức năng trong Xínghiệp nhằm phục vụ tốt công tác sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản lý. Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn; tham khảo ý kiến của các phòng có liên quan để phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch dự trữ vật tư và các kế hoạch khác của Xí nghiệp; dự báo thường xuyên về giá cả hàng hoá thị trường đầu vào nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh; quản lý và cung ứng vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất cho các đơn vị theo kế hoạch sản xuất của đơn vị. Các đội xâylắp dưới sự chỉ đạo của các đội trưởng, trực tiếp thi cônglắp ráp các công trình. Xưởng kết cấu thép có nhiệm vụ chế tạo, gia công ban đầu các công việc như cắt, hàn, gá, đánh rỉ, sơn, mài … Đội KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) là đội kiểm tra việc tuân thủ quy trìnhcông nghệ, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm trong Xí nghiệp. 1.2.2. Đặc điểm sản xuất XíNghiệpXâyLắpvàKhảoSátcôngtrình là một Xínghiệp thi công ngành xâylắp với ngành nghề chính là thi công các côngtrình giao thông, công nghiệp, dân dụng, điện, kết cấu thép trên phạm vi cả nước. Vì vậy, Xínghiệp mang các đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản bao gồm: - Sản phẩm mang tính đơn chiếc. Mỗi côngtrình có một thiết kế kỹ thuật riêng biệt và sản xuất theo một đơn đặt hàng riêng. - Thời gian thi công kéo dài do quy mô lớn, giá trị côngtrình lớn, mang tính chất cố định, nơi sản xuất đồng thời là nơi sản phẩm hoàn thành đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng. Các côngtrình này mang tính chất tổng hợp mọi mặt về kinh tế - kỹ thuật, đa dạng - phong phú về chủng loại. - Tỷ trọng tài sản cố định và nguyên vật liệu chiếm phần lớn giá thành côngtrình (khoảng 70%). - Thiết bị thi công không chỉ ở một nơi cố định mà di chuyển từ côngtrình này sang côngtrình khác nên viêc quản lý rất phức tạp. Mà chủng loại của chúng cũng rất đa dạng. Nhiều khi côngtrình ở quá xa trụ sở Xí nghiệp, nên Xínghiệp đã năng động thuê máy thi công của các công ty dịch vụ để giảm chi phí so với việc vận chuyển máy tới địa điểm thi côngcông trình. Ngoài ra, do côngtrình chủ yếu thi công ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết như: mưa, gió, bão, lụt, …làm cho quá trình thi công không có tính ổn định mà luôn biến động theo địa điểm xây dựng và từng giai đoạn thi công. Khi xây dựng các côngtrìnhxây lắp, Xínghiệp phải bàn giao đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Quy trìnhcông nghệ sản xuất sản phẩm của XíNghiệpXâyLắpvàKhảoSátcông trình. Do là một Xínghiệpxâylắp nên sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng. Sản phẩm mang tính đơn chiếc, cố định tại chỗ, có quy mô lớn phức tạp, thời gian thi công kéo dài, khối lượng thi công chủ yếu ngoài trời. Do vậy, quy trình sản xuất được tiến hành theo một số giai đoạn chính như sau: Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị : Giai đoạn này là giai đoạn mở đầu cho quá trình sản xuất một công trình. Phòng kế hoạch tiến hành lập dự toán công trình, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nguyên vật liệu. Khâu chuẩn bị vốn do phòng Tài chính – Kế toán cung cấp. Một số điều kiện khác và máy móc thi công cũng được chuẩn bị trong giai đoạn này . Giai đoạn 2: Giai đoạn thi côngcôngtrình : Sau khi tiến hành chuẩn bị, côngtrình được thi công theo kế hoạch đã lập. Thi công từng hạng mục côngtrình theo đúng điểm dừng kỹ thuật và tiến hành nghiệm thu luôn từng hạng mục côngtrình theo đúng tiến độ thi công. Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Giai đoạn 3: Giai đoạn hoàn thành và nghiệm thu côngtrình : Đây là giai đoạn kết thúc côngtrìnhvà đưa vào nghiệm thu cho chủ đầu tư. Đưa côngtrình vào sử dụng và quyết toán . Sơ đồ quy trìnhcông nghệ sản xuất tại XínghiệpXâylắpvàKhảosátcông trình: Sơ đồ 2: Quy trìnhcông nghệ sản xuất Hợp đồng kinh tế Lập dự toán vật tư Chế tạo, gia công ban đầu tại xưởng kết cấu Thiết kế côngtrình Mua vật tư nhập kho Kiểm tra côngtrìnhLắp ráp hoàn chỉnh Giao hàng theo hợp đồng - Đối với các côngtrìnhxâylắp theo chế độ giao khoán quy trìnhcông nghệ sản xuất gồm có các bước: Từ hợp đồng kinh tế đã được ký kết với chủ đầu tư, phòng kế hoạch - kỹ thuật cũng có nhiệm vụ khảosát thiết kế công trình, tiếp sau đó là căn cứ vào thiết kế đã được chủ đầu tư chấp nhận để lập kế hoạch vật tư để giao khoán cho các đội thi công, tiếp đó các đội thi công triển khai vật tư, nhân công, máy thi công tổ chức sản xuất tại công trình, có biện pháp đảm bảo kỹ thuật công trình. Khi côngtrình hoàn thành sẽ được nghiệm thu nội bộ nếu đảm bảo đúng bản vẽ, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng như đã giao khoán thì côngtrình hoàn thành mới được thông qua chủ đầu tư nghiệm thu bàn giao công trình. 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Xínghiệp chịu sự điều hành quản lý trực tiếp của Giám đốc Xí nghiệp. Để đảm bảo công tác kế toán hiệu quả và phù hợp với đặc điểm của đơn vị, bộ máy kế toán của Xínghiệp được tổ chức theo hình thức tập trung trong đó chỉ có duy nhất một phòng Tài chính – Kế toán chịu trách nhiệm vềcông tác kế toán. Các nhân viên trong phòng có nhiệm vụ hạch toán chi tiết các nhiệm vụ kinh tế phát sinh trong toàn Xí nghiệp, các nhân viên tài chính của các đội có trách nhiệm thu thập các chứng từ kinh tế liên quan trong từng đội và chuyển đến phòng Tài chính – Kế toán. Kế toán viên tiến hành tính giá thành cho các công trình, hạng mục côngtrìnhvàlập các báo cáo định kỳ và các báo cáo theo yêu cầu của cấp trên. KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN CÁC ĐỘI XÂYLẮP KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN VẬT TƯ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ TSCĐ THỦ QUỸ KẾ TOÁN TỔNG HỢP Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng. Đây là người tham mưu cho giám đốc XN ra những quyết định quan trọng về tài chính. Nhiệm vụ của kế toán trưởng là quản lý chung về các công việc kế toán; hướng dẫn chỉ đạo và đôn đốc kế toán viên thực hiện tốt các phần hành công việc được giao, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc XN về toàn bộ công việc kế toán. Báo cáo kịp thời và trung thực kết quả sản xuất kinh doanh với cấp trên, chấp hành các pháp lệnh - thể chế tài chính của Nhà nước. Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp các khoản chi phí sản xuất và tính giá thành các côngtrìnhxây lắp; làm các báo cáo và sổ sách như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, . Kế toán thanh toán theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến thu chi (tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) cho các đối tượng. Kế toán vật tư phải quản lý danh mục vật tư, công cụ dụng cụ; quản lý giá trị và số lượng tồn kho của vật tư, công cụ dụng cụ; quản lý toàn bộ giá trị và số lượng của vật tư nhập kho cũng như xuất dùng trong kỳ cho sản xuất và hoạt động khác. Kế toán tiền lương và tài sản cố định chịu trách nhiệm tính lương và theo dõi các khoản thanh toán với cán bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp. Tính các khoản trích theo lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; báo cáo tình hình sử dụng quỹ tiền lương và các quỹ bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cho công ty cấp trên. Theo dõi việc mua sắm, tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định cho từng đối tượng sử dụng. [...]... thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó Hình thức này rất phù hợp với Xí NghiệpXâyLắp và KhảoSátcôngtrình - một Xí nghiệp có nghiệp vụ nhập xuất liên tục phát sinh trong ngày với khối lượng lớn và nhiều Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức này như sau: Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung... hiểm xã hội và kinh phí công đoàn - Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Báo cáo chi phí quản lý Doanh nghiệp - Báo cáo tổng hợp và chi tiết công nợ phải thu của khách hàng và thời hạn thanh toán - Báo cáo về tài sản cố định Hiện nay, cùng với sự phát triển vềcông nghệ thông tin, Xí nghiệp cũng đã áp dụng phần mềm kế toán Standar & Foxpro và tin học ứng dụng Excel trong công tác kế... chỉ tiêu về tiền tệ, chỉ tiêu về TSCĐ * Hệ thống sổ sách và báo cáo sử dụng Để phù hợp với đặc điểm tổ chức của doanh nghiệpvà tình hình sản xuất, hiện nay Xí nghiệp đang tổ chức sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung” Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán này là tất cả các nghiệp kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà quan trọng nhất là Nhật ký chung theo trình tự...Thủ quỹ quản lý việc thu chi quỹ tiền mặt trong Xí nghiệp, đảm bảo quỹ tiền mặt tại XN không bị mất mát, thất thoát; phát lương cho cán bộ công nhân viên định kỳ Kế toán các đội xâylắp là các nhân viên kinh tế có nhiệm vụ tập hợp và xử lý sơ bộ các số liệu chứng từ từ các đội xâylắpvà phân xưởng rồi chuyển về phòng Tài chính - Kế toán để các kế toán viên tiến hành hạch toán... Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi định kỳ, cuối tháng Đối chiếu Ghi chú: Hiện nay Xínghiệp vẫn lập đủ 4 mẫu báo cáo bắt buộc sau: - Bảng cân đối kế toán lập hàng quý - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập hàng quý - Báo cáo kết quả kinh doanh lập hàng quý - Thuyết minh báo cáo tài chính lập hàng quý Ngoài ra, phòng kế toán còn có nhiệm vụ lập một số báo cáo khác do Công ty Xâylắpvà Sản xuất Công nghiệp. .. công tác kế toán nên công việc đã đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều Hàng ngày khi có nghiệp vụ phát sinh, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ sau đó nhập số liệu vào máy tính Máy tính sẽ tự dộng chuyển số liệu vào Nhật ký chung và Sổ cái, sổ chi tiết Cuối kỳ thực hiện các bút toán phân bổ và kết chuyển và in các sổ sách, báo cáo cần thiết Sơ đồ 5: Quy trình kế toán máy... giá thành sản xuất lập hàng quý - Giải trình báo cáo tài chính lập hàng quý - Về hệ thống báo cáo nội bộ Ban lãnh đạo Xínghiệp đã ban hành “ Hệ thống mẫu báo cáo quản trị và quy định quản lý thông tin kinh tế nội bộ’’ để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo điều hành Xí nghiệp, bao gồm các biểu mẫu sau: - Kiểm kê giá trị khối lượng thi công dở dang - Báo cáo tài chính sử dụng... ghi sổ Nhật ký chung là ghi các sổ, thẻ chi tiết có liên quan Sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên Sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh Sau khi đã kiểm tra và đối chiếu khớp, số liệu trên các Sổ Cái và các sổ chi tiết có liên quan được dùng để lập các báo cáo tài chính Sơ đồ 4: Hình... toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán Các tài khoản được mở chi tiết để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của XN * Hệ thống chứng từ sử dụng Hệ thống biểu mẫu chứng từ áp dụng trong XN là hệ thống chứng từ kế toán do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ra ngày 20/3/2006 Trong đó bao gồm 5 chỉ tiêu: chỉ tiêu về lao động tiền lương, chỉ tiêu về hàng tồn kho, chỉ tiêu về . TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP XÂY LẮP VÀ KHẢO SÁT CÔNG TRÌNH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Xí Nghiệp Xây Lắp và Khảo Sát công trình. vị trực thuộc Công ty Xây Lắp và Sản Xuất công nghiệp thuộc Tổng Công ty Xây Dựng Công Nghiệp Việt Nam. Xí Nghiệp Xây Lắp và Khảo Sát công trình đặt trụ