Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
28,88 KB
Nội dung
GIỚI THIỆUCHUNGVỀCÔNGTY GIẤYBÃI BẰNG I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNGTY GIẤY BÃI BẰNG. 1. Giai đoạn 1970-1974: Giai đoạn khai sinh nhà máy. Vào thập kỷ 60-70 của thế kỷ 20, cuộc chiến giữa ta và Mỹ diễn ra gay gắt. trong tình hình đó nước ta đã được sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân các nước yêu chuộng hoà bình.Trong đó có sự ủng hộ của Vương quốcThụy Điển. Chương trình viện trợ của Thụy Điển được bắt đầu từ năm 1965 với danh nghĩa là viện trợ nhân đạo thông qua hội chữ thập đỏ quốc tế. Đến năm 1969 chính phủ Vương quốc Thuỵ Điển đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đến tháng 10 năm 1970 một phái đoàn của chính phủ Thuỵ Điển dẫn đầu là ngài thứ trưởng ngoại giao đã chính thức sang thăm nước ta. Sau đó tổ chức SIDA được nhà nước Thuỵ Điển giao đặc trách chương trình viện trợ đã được tiến hành khảo sát thăm dò tiềm năng của việt nam để quyết định viện trợ. Vào năm 1971 sau khi hai bên việt nam-Thuỵ Điển bàn bạc, thảo luận đã đi đến kết luận xây dựng một công trình hợp tác giấy và rừng vào tháng 5 năm 1973 hai bên đã đi đến quyết định thực hiện công trình nhà máy giấy Bãi Bằng. 2. Giai đoạn 1975-1982: giai đoạn xây dựng và chuẩn bị sản xuất. * Về phía Thụy Điển: Tổ chức SIDA đã thuê côngty WP làm tư vấn đầu mối công trình. Côngty này tiến hành đặt mua các thiết bị, máy móc chuyên dùng và các chuyên gia Thụy Điển đã bắt đầu đến công trường. Để thực hiện nhiệm vụ của mình WP đã uỷ nhiệm cho 4 côngty lớn đó là : 1. Agpaneforeingen-Về nhà máy điện 2. Jacobson và Webmark-Về kế hoạch xây dựng. 3. Celpap và Olla Hellgren Ingeryonsbyra-Về thiết kế và xử lý thiết kế. 4. Interforest và Silviconsult-Về rừng. Mỗi côngty chịu trách nhiệm về một hạng mục hoặc một lĩnh vực của công trình. * Về phía Việt Nam. Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 228/TTG phê duyệt nhiệm vụ thiết kế công trình nhà máy giấy Bãi Bằng với tổng vốn đầu tư là 182 triệu đồng, đồng thời giao nhiệm vụ cho cán bộ và cơ quan ngang bộ như: + Bộ công nghiệp nhẹ: Làm chủ công trình đồng thời sản xuất cao lanh tinh chế cho nhà nước. + Bộ ngoại thương: Liên hệ với tổ chức SIDA để lập kế hoạch sử dụng toàn bộ viện trợ của Thuỵ Điển. + Bộ xây dựng: Quy hoạch khu công nghiệp Bãi Bằng, thiết kế và thi công nhà máy kể cả hệ thống đường và cấp thoát nước. + Tổng cục Lâm nghiệp: Quản lý các vùng nguyên liệu, thực hiện việc trồng, chăm sóc, khai thác và cung ứng các loại cây có sợi làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất liên tục. + Bộ giao thông vận tải: Quy hoạch và cải tạo hệ thống đường xá, cầu cống từ các đầu mối giao thông từ khu nguyên liệu về đến công trường xây dựng Bãi Bằng. + Bộ điện và than: Thiết kế, thi công trạm biến thế và nhánh đường dây cao thế từ lưới điện quốc gia vào nhà máy. + Bộ lương thực và thực phẩm: Cung cấp cho nhà máy. + Bộ vật tư: Cung cấp than cho nhà máy. + Tổng cục hoá chất: Cung cấp phèn chua cho nhà máy. + Bộ y tế: Giám sát việc thực thi của các đơn vị thi công để đảm bảo tiêu chuẩn nước thải và các tiêu chuẩn vệ sinh khác. Sau khi chính phủ phê duyệt, các Bộ có nhiệm vụ thực hiện, thiết kế, thi côngcông trình, phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia Thuỵ Điển để triển khai công việc. Vào ngày 31 tháng 8 năm 1982 nồi bột đầu tiên được sản xuất ra từ nguyên liệu trong nước chấm dứt cơ bản về phần đầu tư và mở rộng ra một giai đoạn mới: Giai đoạn vận hành nhà máy. Ngày 26 tháng 11 năm 1982 lễ khánh thành toàn nhà máy được tổ chức trọng thể với sự có mặt của đại diện chính phủ cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam và đại diện của chính phủ Vương quốc Thuỵ Điển. 3. Giai đoạn 1983-1992: Mười năm đi vào sản xuất kinh doanh. Thuận lợi và khó khăn trong thời kỳ này. Trong quá trình xây dựng công trình, bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức đã được hình thành. Khi đi vào sản xuất, côngty đã sẵn có một bộ máy quản lý tương đối hợp lý, một đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản. Trong giai đoạn công đoàn và đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xí nghiệp được thiết lập và hoạt động có nề nếp. Bên phía Thuỵ Điển việc côngty SM thay thế WP điều hành mọi công việc trên công trình cũng tạo ra thế mạnh. Tuy nhiên theo quy luật vận động, khó khăn mới lại xuất hiện buộc SM và giám đốc nhà máy phải giải quyết: - Trước tiên phải nói đến là trình độ quản lý, điều hành và tay nghề của cán bộ công nhân chưa ngang tầm với thiết bị hiện đại. - Về máy móc thiết bị: Những năm đầu đi vào sản xuất nhà máy gặp khó khăn về phụ tùng thay thế và thiết bị dự phòng. Bên cạnh đó cả nước đang gặp khó khăn lớn về vật tư, xăng dầu, năng lượng,… Chuyển giao kiến thức và kết thúc viện trợ: Từ khi SM thay thế WP điều hành công việc thì việc chuyển giao kiến thức trở thành nhiệm vụ chính của SM. Điều mà SM quan tâm là làm sao cho các kiến thức đã chuyển giao được duy trì mãi để cán bộ công nhân việt nam có thể điều hành và quản lý tốt nhà máy sau khi SM rút khỏi công trình. Trong hai năm 1987, 1988 SM đã dần dần chuyển giao quyền quản lý và điều hành nhà máy cho bộ máy chỉ huy của xí nghiệp. Trong năm 1989 và đầu năm 1990 đã có sự lên đường về nước của SM và chấm dứt sự viện trợ cho công trình nhà máy giấy Bãi Bằng. 4. Giai đoạn 1992-1997: Năm năm đổi mới. Những cột mốc trong đổi mới: - Năm 1992 trong tiến trình đổi mới đất nước trước những biến động của thế giới. Côngty giấy Bãi Bằng đã đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy khoa học kỹ thuật với con số đầu tư xấp xỉ 2 tỷ đồng. Và đã bắt đầu thử nghiệm thành công việc sản xuất giấy bằng gỗ bạch đàn. Đây là sự phối hợp cóhiệu quả của giấy Bãi Bằng và ngành Lâm nghiệp, có ý nghĩa “chiến lược nguyên liệu” vì nguồn gỗ bạch đàn rất dồi dào. - Bước sang năm 1993 và 6 tháng đầu năm 1994: Thị trường giấy gặp nhiều khó khăn, sản xuất giấy có chiều hướng giảm sút. Nguồn cung ứng nguyên liệu giảm 30-40% so với yêu cầu. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của giấy ngoại khiến 6 tháng đầu năm 1994 việc sản xuất và tiêu thụ giấy gặp nhiều khó khăn. - Năm 1995: Tình hình thị trường giấy biến động theo chiều thuận lợi cho sản xuất kinh doanh nói chung. Trong những năm này gần 15 năm đi vào sản xuất lần đầu tiên côngty đạt sản lượng 50620 tấn/năm. - Năm 1996: được coi là một năm lao đao nhất của ngành giấy việt nam. Giá giấy trên thị trường thế giới tụt hẫng (có lúc gảm 40%). Còn thị trường giấy trong nước bị lấn lướt của giấy ngoại. 5. Giai đoạn 1998-nay: Côngty giấy Bãi Bằng đã và đang đưa ra thị trường một khối lượng giấy đáng kể, có chất lượng cao được người tiêu dùng ưa chuộng và đã có chỗ đứng trên thị trường trong khu vực. II. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNGTY GIẤY BÃI BẰNG. 1. Tình hình sản xuất trong vài năm gần đây. Côngty giấy Bãi Bằng là một côngty được cấu tạo bởi nhiều thiết bị máy móc hiện đại từ những nhà cung cấp có kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Trong những năm gần đây tình hình trong nước đổi mới. Côngty đã tích cực đầu tư chiều sâu, cảitiến thiết bị công nghệ, cảitiến công tác tổ chức quản lý, phát huy sức sáng tạo của các cá nhân trong công ty. Nhờ đó năm 1996 côngty đã đưa sản lượng vượt công suất thiết kế. Kết quả sản xuất của côngty trong một số năm gần đây: + Năm 1996 sản xuất được: 57200 tấn giấy. + Năm 1999 sản xuất được: 60080 tấn giấy. + Năm 2000 sản xuất được: 63150 tấn giấy. + Năm 2001 sản xuất được: 65000 tấn giấy. Đây là sự cố gắng vượt bậc của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn côngty và đặc biệt là những công nhân trực tiếp sản xuất. 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh. Để đánh giá được chính xác hoạt động tiêu thụ sản phẩm của côngty ta cần phải hiểu được mặt hàng sản xuất kinh doanh của côngty cũng như hình thức thúc đẩy công tác tiêu thụ. 2.1. Đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh. Côngty giấy Bãi Bằng có chức năng sản xuất kinh doanh mặt hàng là giấy và các sản phẩm từ giấy. Các sản phẩm thực tế mà côngty sản xuất là các loại giấy in, giấy viết, giấy cuộn, giấy cắt tờ khổ từ A 0 đến A 4 , giấy Telex, vở học sinh…Các sản phẩm đó được sản xuất ra từ công nghệ tiên tiến hiện đại. 2.2. Đặc điểm thị trường. a. Thị trường đầu vào. Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra giấy là các loại gỗ, các loại vật tư nguyên liệu phục vụ cho sản xuất như: than cho nhà máy điện, NaOH, NaCL cho nhà máy hoá chất và nhiều nguyên liệu phụ để sản xuất ra sản phẩm như giấy vụn. Để đẩy mạnh công suất lên côngty đã nhập thêm bột ngoại để trộn thêm vào một sô vật tư chính cho sản xuất. b. Thị trường tiêu thụ. Giấy là một mặt hàng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hoá giáo dục và phát triển kinh tế của đất nước. Sản phẩm giấy không những phục vụ cho ngành in, ngành giáo dục mà còn là hàng hoá cho các doanh nghiệp thương mại xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Tuy lượng xuất khẩu vẫn còn thấp, chưa đáng kể so với lượng mà côngty sản xuất ra. * Một số khách hàng chính của công ty: + Tổng côngty giấy Việt Nam. + Côngty phát hành sách Phú Thọ + Xí nghiệp in Phú Thọ. + Xí nghiệp in thống nhất. + Nhà xuất bản giáo dục. + Côngty xuất nhập khẩu Phú Thọ. + Hợp tác xã giấy Vĩnh Tiên Thành phố Hồ Chí Minh. + Các Côngty văn hoá phẩm. + Xí nghiệp giấp Mạnh Bình thành phố Hồ Chí Minh + Chi nhánh Côngty giấy Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh. + Và nhiều khách hàng lẻ. III. CÔNG TÁC TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNGTY GIẤY BÃI BẰNG . 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ản xuất kinh doanh của côngty giấy Bãi Bằng . 1.1 Khối hành chính sự nghiệp. - Tổng giám đốc: Là người phụ trách cao nhất quản lý sản xuất kinh doanh toàn công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi mặt, trực tiếp phụ trách phòng tổng hợp, phòng kế hoạch tiêu thụ và các văn phòng đại diện tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. - Phó tổng Giám đốc sản xuất: Giúp giám đốc phụ trách về sản xuất và các công tác được phân công theo kế hoạch và các quy đinh của công ty. Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về phần việc được phân, đồng thời là người trực tiếp phụ trách nhà máy. - Phó tổng giám đốc bảo dưỡng: Giúp tổng giám đốc vềcông tác sửa chữa, bảo dưỡng máy móc và một số công tác theo kế hoạch của công ty, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về phần việc được phân công. - Phó Tổng Giám đốc bảo dưỡng trực tiếp điều hành và phụ trách các đơn vị: Xí nghiệp bảo dưỡng, phòng Kĩ thuật an toàn, xí nghiệp Vận tải, kho phụ tùng. - Phó tổng giám đốc đầu tư: Giúp tổng giám đốc vềcông tác đầu tư và hành chính theo kế hoạch của công ty, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về phần việc được phân công, điều hành trực tiếp: Phòng xây dựng cơ bản, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, khách sạn. - Phó tổng giám đốc Kinh tế: Giúp tổng giám đốc vềcông tác kinh tế và những công việc được phân công theo kế hoạch, quy định của công ty, trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng thiết bị, phòng phụ tùng, phòng vật tư nguyên liệu, phòng tài vụ, kho thành phẩm. - Phòng tổng hợp: Quản lý về thực hiện hợp đồng lao động, tiền lương, quản lý công tác văn thư, phúc lợi công cộng… - Phòng kế hoạch tiêu thụ: Có chức năng tham mưu cho tổng Giám đốc trong lĩnh vực kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tổ chức thực hiện lĩnh vực đó. - Phòng KCS: Chịu trách nhiệm vềcông tác kĩ thuật đảm bảo cho sản xuất kinh doanh về mặt kĩ thuật cũng như quản lý các loại tài sản mang tính chất kĩ thuật của công ty. Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng các loại vật tư đầu vào và chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho thành phẩm. - Phòng tài vụ: quản lý và cung cấp các thông tin và kết quả, tài chính trong công tác quản lý kinh doanh đảm bảo sử dụng vốn hợp lý, hạch toán bằng tiền mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, tiến hành thanh toán với các tổ chức kinh tế khác. - Phòng vật tư nguyên liệu: có chức năng quản lý và làm công tác thu mua nguyên liệu vật tư đầu vào cho sản xuất. - Phòng thiết bị phụ tùng: có chức năng quản lý và làm công tác mau sắm phụ tùng thiết bị cho sữa chữa của côngty và một số vật tư hoá chất cho sản xuất. - Kho thành phẩm: có chức năng quản lý chất lượng thành phẩm nhập kho bảo quản cấp phát cho khách hàng đúng, đủ số lượng mà khách hàng yêu cầu. - Phòng xây dựng: có chức năng giúp giám đốc đầu tư lập và quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, hiện đại hoá công nghệ , nâng cao chất lượng sản phẩm. - Kho vật tư, kho phụ tùng: có chức năng làm kho nhận các loại vật tư, nguyên liệu. Phòng phụ tùng cấp phát kịp thời, đúng, đủ cho sản xuất và sữa chữa. - Ngoài ra còn có các văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện tại Hà Nội, tại Đà Nẵng và tại thành phố Hồ Chí Minh có chức năng giúp Tổng côngty giao dịch nắm bắt thông tin mua, bán sản phẩm. 1.2. Khối sản xuất bao gồm: - Một nhà máy điện có một lò hơi đốt than 145 tấn/giờ. Một lò hơi thu hơi bằng 36 tấn hơi/giờ. Có hai tua bin: một ngưng tụ và một đối cúp với hai máy phát điện có tổng công suất 28 MW, toàn bộ phục vụ cho sản xuất giấy, phục vụ cán bộ công nhân viên và hoà bán trên lưới điện quốc gia. - Một nhà máy hoá chất có 24 phòng điện phân cực Đita, một hệ thống sản xuất clo, lượng axit HCL và dung dịch nước NaClO và khí axetylen đóng chai… Cung cấp đủ các loại hoá chất chính cho sản xuất giấy của côngty và bán ra thị trường trong nước. - Một nhà máy giấy gồm có: Một phân xưởng xử lý nguyên liệu cho sản xuất giấy gồm các loại gỗ mỡ, bồ đề, bạch đàn và các loại tre nứa. + Một phân xưởng sản xuất bột giấy nguyên liệu trong nước gồm có 3 nồi nấu bột công suất 140 m 3 /nồi, một hệ thống rửa, sàng chọn khép kín và một hệ thống thu hồi, có khả năng thu hồi 96-98% hoá chất, một hệ thống tẩy trắng 4 giai đoạn. + Một phân xưởng giấy có 2 máy xeo lưới đôi khổ rộng 3,8 m và bộ phận hoàn thành được trang bị một số máy móc để giữ công chế biến tới các loại sản phẩm cuối cùng, sản phẩm sản xuất ra là giấy in và giấy viết giấy dạng cuộn, giấy cắt tờ từ khổ A 0 đến A 4 được đóng gói thành ram. [...]... động Hiện toàn côngty đang có 3867 lao động trong đó: - Lao động nam có 2467 người chiếm 63,8% lao động trong toàn công - Lao động nữ có 1400 chiếm 36,2% - Ngoài ra côngty còn có 700 lao động hợp đồng ty Các lao động đều qua thi tuyển và đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về sức khoẻ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ mà côngty đề ra Nhìn chung, tình hình bố trí sử dụng lao động của côngty là hợp lý... tuabin; công nhân vận hành máy công cụ cắt gọt kim loại, công nhân sửa chữa cơ khí, sửa chữa ôtô, cơ giới, gò hàn Ngoài nhiệm vụ đào tạo công nhân lành nghề trường giấy Bãi Bằng còn tổ chức các khoá học ngắn hạn nâng cấp công nhân về các lĩnh vực quản lý kinh tế kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả điều hành sản xuất Hàng năm có từ 50-70 khoá học với 800-1000 lượt người gồm công nhân công. .. trọng công tác thi đua khen thưởng nhằm kích thích sức sáng tạo của từng cá nhân Trong những năm qua, từ Tổng giám đốc đến công nhân kỹ thuật nhiều người đã được cử ra nước ngoài để đào tạo Vì vậy công nhân chuyên sâu, cán bộ hiểu biết rộng, quản lý điều hành không mấy khó khăn Côngty đã tổ chức đào tạo hệ chuẩn công nhân lành nghề 3/7 theo các nghề: công nhân vận hành sản xuất bột và giấy; công nhân... quyết định đến sự sống còn của giấy Bãi Bằng là vấn đề con người Công ty giấy Bãi Bằng có đội ngũ cán bộ đông, mạnh từng mặt, từng người nhưng cả tập thể thì còn có những hạn chế nhất định Trong công tác quản lý vừa phải phát huy được tính chủ động sáng tạo của mỗi phòng, ban vừa phải thực hiện tốt công tác tập trung đảm bảo cho lãnh đạo chỉ đạo thông suốt Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp tổ chức hạch... 979 2 Công tác nhân sự Quản lý trên các mặt: tiền lương, bố trí sử dụng lao động, chất lượng lao động và đào tạo lao động 2.1 Công tác tiền lương Năm 1997 thu nhập bình quân/1 người/tháng là 1.000.000 đồng cho đến 2002 thu nhập bình quân/người/tháng là 1.745.000 đồng Như vậy thu nhập bình quân trên đầu người năm 2002 tăng 74,5% so với năm 1997 điều đó nói lên được sự phát triển mạnh của công ty trong...Bảng 1: Báo cáo lao động và thu nhập (6 tháng đầu năm 2002) Lao động theo các bộ phận của đơn vị A Toàn công ty Bãi Bằng Gỗ cầu Đuống Mã ngành KTQ D B Lao động đến cuối kì báo cáo Tổng số Nữ 1 3.867 3.652 215 2 1.400 1.368 72 Hợp đồng 3 700 700 0 Lao động bình quân năm (người) 4 3.760 3.545 215 Thu nhập (1000đ)... nâng cấp công nhân về các lĩnh vực quản lý kinh tế kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả điều hành sản xuất Hàng năm có từ 50-70 khoá học với 800-1000 lượt người gồm công nhân công nghệ, công nhân cơ khí bảo dưỡng, cán bộ quản lý các cấp, đại học tại chức, kỹ sư kinh tế, anh văn . GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY GIẤYBÃI BẰNG I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG. 1. Giai đoạn 1970-1974:. SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG. 1. Tình hình sản xuất trong vài năm gần đây. Công ty giấy Bãi Bằng là một công ty được cấu tạo bởi nhiều