Ngày soạn ………… Ngày giảng ………… Tiết6 Bài 4 - CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ (T2) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được: Hoàn cảnh ra đời, các giai đoạn phát triển, số lượng thành viên, các mục tiêu, vai trò; Những nét chính về quá trình đấu tranh giành độc lập, xây dựng đất nước của Ấn Độ. 2. Tư tưởng, tình cảm: Cho HS thấy được tinh thần đấu tranh kiên cường giành độc lập của nhân dân Ấn độ, tinh thần vươn lên xây dựng đất nước của nhân dân Ấn độ. 3.Kỹ năng: Phân tích sự phát triển của ASEAN, đánh giá các sự kiện lịch sử ÂĐ. II. ĐDDH: Bản đồ Đông Nam Á, một số hình ảnh về hoạt động của ASEAN, Lược đồ ÂĐ sau CTTG2, hình ảnh lãnh tụ Ấn Độ Nê Ru III. Phương pháp: Động não, thuyết trình, trực quan, phát vấn Cách thức tổ chức dạy học. 1. Khởi động: - Mục tiêu: Kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của học sinh về lịch sử Lào, Cam pu chia. - TG: 5’ - Cách thức tiến hành: + GV: Nêu câu hỏi, Gọi 2 HS - Nêu các mốc chính của cuộc đấu tranh chống đế quốc ở Lào từ 1945 đến 1975? - Nêu nội dung, thành tựu và hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược KT hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN? + HS: Trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét câu trả lời. + GV: Nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài mới ASEAN là một tổ chức khu vực đang phát triển mạnh và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới hiện nay. Vậy tổ chức này ra đời như thế nào? quá trình phát triển của nó có những thăng trầm gì? Quá trình đấu tranh giành độc lập và những thành tựu trong xây dựng đất nước của Ấn Độ? Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơbản 2. Hoạt động 1: Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN - Mục tiêu: HS nắm được Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN - TG: 15’ - Cách thức tiến hành: B1: Làm việc cả lớp: GV: hướng dẫn HS khai thác SGK để trả lời các câu hỏi: Tổ chức ASEAN ra đời trong bối cảnh ntn? HS: Trả lời, bổ sung GV: Nhận xét, chốt lí do thành lập ASEAN B2: Làm việc cả lớp: GV: ASEAN được thành lập nhằm Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN - Hoàn cảnh ra đời: + Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh tế, cần có sự hợp tác giúp đỡ nhau. + Các nước này muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn bên ngoài, nhất là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ ngày càng tỏ rõ sự thất bại. + Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều tiêu biểu là Cộng đồng châu Âu. 1 mục tiêu gì? HS: Trả lời, bổ sung GV: Chốt ý mục tiêu B3: Làm việc cả lớp: GV: ASEAN hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào? HS: Trả lời, bổ sung GV: Chốt ý các nguyên tắc hoạt động của ASEAN. B4: Làm việc cả lớp: GV: Quá trình phát triển của ASEAN? Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của ASEAN? HS: Trả lời, bổ sung GV: Chốt ý quá trình phát triển và khẳng định sự kiện Bali đánh dấu sự thay đổi về chất của ASEAN. 3. Hoạt động 2: Ấn Độ - Mục tiêu: - Những nét chính về quá trình đấu tranh giành độc lập, xây dựng đất nước của Ấn Độ. - TG: 22’ - Cách thức tiến hành: * B1: Làm việc cả lớp: - GV: GV sử dụng lược đồ giới thiệu về ÂĐ, hỏi HS: Quá trình giành độc lập của nhân dân  Рdiễn ra như thế nào? + 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với 5 nước thành viên đầu tiên là In – Ma – Phi – Thái – Sin. - Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hoá thông qua sự hợp tác giữa các nước thành viên vì một Đông Nam Á hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển. - Nguyên tắc: Hiệp định Bali (2/1976) xẫ định rõ nguyên tắc cơbản là tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ, không đe doạ sử dụng hoặc sử dụng vũ lực; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; hợp tác có hiệu quả trên các lĩnh vực. - Sự phát triển của ASEAN: + 2/1976, kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á và nhất là từ sau vấn đề Campuchia được giải quyết nhờ đó quan hệ giữa ASEAN với các nước Đông Dương được cải thiện. + Mở rộng thành viên, nhất là trong thập niên 90/XX: Brumnây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999). Nâng từ 5 lên 10 thành viên. + ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá nhằm xây dựng một cộng đồng ASEAN về kinh tế, văn hoá, an ninh vào năm 2015. Ấn Độ * Đấu tranh giành độc lập: - Ấn độ là một nước lớn ở châu Á và đông dân thứ hai thế giới 1,2 triệu người (2000). - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ. Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng Anh lại trao quyền tự trị theo phương án “ Mao bát tơn“. 15/8/1947, hai nhà nước tự trị là Ấn Độ và Pakixtan được thành lập. 2 - HS: Trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét, giải thích, kết luận, Giới thiệu M.Ganđi, G.Nêru. * B2: Làm việc cả lớp: - GV: hỏi HS: Thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ đạt được trongg quá trình xây dựng đất nước?( Kinh tế, khoa học – kĩ thuật, ngoại giao) - HS: Trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét, giải thích, kết luận. - Không thoả mãn với quy chế tự trị, Đảng Quốc Đại tiếp tục lãnh đạo đấu tranh, 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập Cộng hoà Ấn Độ. * Thành tựu xây dựng đất nước: - Công nghiệp và nông nghiệp. Tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo từ 1995 nhờ cuộc cách mạng xanh. Sản xuất được nhiều máy móc như máy bay, tàu thuỷ, xe hơi, và năng lượng hạt nhân. - Khoa học – kĩ thuật: là cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ (1974 thử thành công bom nguyên tử, 1975 phóng thành công vệ tinh nhân tạo, . - Đối ngoại: Chính sách hoà bình trung lập, là một trong những nước đề xướng phong trào không liên kết, luôn ủng hộ phong trào giả phóng dân tộc. 4. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà: 3’ * Củng cố: Khái quát nội dung bài học, nhấn mạnh thành tựu mà nhân dân ÂĐ đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước. Liên hệ thực tế hiện nay. * Câu hỏi chuẩn bị bài sau: 1. Trình bày khái quát về cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á? 2. Trình bày những mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh chống đế quốc ở Lào từ 1945 đến 1975? 3. Trình bày những nét chính về tình hình Cappuchia từ 1945 đến 1993? 4. Trình bày những nét chính về qua trình xây dựng và phát triển kinh tế – văn hoá của các nước Đông Nam Á từ sau khi giành độc lập đến năm 2000? 5. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và sự phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? Cơ hội và thách thức khi Việt Nam ra nhập ASEAN? 6. Trình bày khái quát quá trình đấu tranh giành độc lập và những thành tựu của Ấn Độ trong quá trình xây dựng đất nước? 3 . định và hợp tác phát triển. - Nguyên tắc: Hiệp định Bali (2/19 76) xẫ định rõ nguyên tắc cơ bản là tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không. thành tựu trong xây dựng đất nước của Ấn Độ? Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản 2. Hoạt động 1: Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN - Mục tiêu: