THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI HTX TM DV TOÀN TÂM TRONG GIAI ĐOẠN 2006

34 191 0
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI HTX TM DV TOÀN TÂM TRONG GIAI ĐOẠN 2006

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI HTX TM DV TOÀN TÂM TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2007 & QUÝ I/2008: 2.1 Mô hình DN HTX và hoạt động của các DN HTX trên địa bàn TP.HCM: 2.1.1 Một số nét chính về mô hình HTX và chủ trương xây dựng, phát triển mô hình HTX: Dư luận đây đó còn mặc cảm về mô hình HTX cuối thời kỳ bao cấp; Luật HTX năm 2003 và các chính sách phát triển HTX đã từng bước đi vào cuộc sống, những HTX, tổ hợp tác hiện nay là minh chứng cho mô hình HTX kiểu mới trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN [12] . Tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế tập thể theo Nghị quyết số 13/NQ-TW Hội nghị Ban Chấp hành Đảng lần thứ 5 (khóa IX), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Luật HTX năm 2003, trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tập thể mà nồng cốt là các HTX đã có những chuyển biến sâu rộng và quan trọng góp phần tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững [12] . Điểm khác biệt quan trọng của mô hình HTX kiểu mới (theo Luật HTX năm 2003) là xã viên, người lao động trong HTX, Liên Hiệp HTX, tổ hợp tác là những người có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất tự nguyện góp vốn, góp sức lao động, trí tuệ, kinh nghiệm kinh doanh tham gia vào HTX. Kinh tế tập thể không đối lập với kinh tế tư nhân mà là sự liên kết các hình thức sở hữu, các quyền sử dụng đất đai, tài sản, vốn, sức lao động với hình thức tổ chức thích hợp, sản xuất tập trung. Xã viên HTX mở rộng, bao gồm cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, các pháp nhân (trừ quỹ từ thiện). HTX được thành lập Cty TNHH một thành viên theo Luật DN năm 2005, HTX làm thành viên của Liên hiệp HTX, thành viên của Liên minh HTX cấp tỉnh và cấp quốc gia. HTX là tổ chức kinh tế hướng theo lợi nhuận khi tham gia thị trường, là tổ chức phi lợi nhuận khi hỗ trợ xã viên vì lợi ích của xã viên, do vậy HTX hội đủ giá trị kinh tế- xã hội và nhân văn phù hợp với tiến trình phát triển công bằng dân chủ văn minh [12] . Hiện nay trên thế giới có hơn 1 tỷ xã viên trong các HTX ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Phát biểu tại Hội nghị HTX điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ III năm 2007 (25/12/2007) và lễ đón nhận Huân chương HCM phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước tặng toàn thể cán bộ trong hệ thống Liên minh HTX, Ông Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính Trị, Thường trực Ban bí thư khẳng định: “Các tổ hợp tác, HTX điển hình tiên tiến là những bằng chứng cụ thể sinh động có tác dụng tuyên truyền, động viên mạnh mẽ, tạo niềm tin về hiệu quả, lợi ích của phương thức làm ăn mới, mô hình kinh tế mới để mọi người học theo. Đồng thời các điển hình tiên tiến còn là bằng chứng sinh động về vai trò của yếu tố chủ quan” [3] . Tính đến tháng 06/2007 cả nước có 17.599 HTX trong nhiều ngành, trong đó có khoảng 10.000 HTX đã chuyển đổi từ mô hình cũ sang hoạt động theo Luật HTX và trên 6.000 HTX mới được thành lập. Từ năm 2003 đến nay, số HTX khá giỏi đã tăng từ 33% lên 42,1%, số HTX yếu kém giảm từ 20% xuống 13,8%. Theo điều tra tại 1.244 HTX tại tất cả các ngành nghề cho thấy có tới 87,1% có lãi. Mô hình HTX điển hình mới như: HTX tổ chức cung ứng dịch vụ, HTX môi trường, trang trại, chế biến dược liệu,… cũng phát triển nhanh chóng. HTX thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, giao thông vận tải tổ chức hoạt động theo các hình thức cơ bản sau:  Thứ nhất là mô hình dịch vụ hỗ trợ, HTX làm một số khâu mà xã viên làm riêng rẽ không hiệu quả (ví dụ như 10 hộ chăn nuôi thả gia súc chỉ cần 2 người trông coi thay cho 10 người; giảm đầu tư phân tán ở các hộ xây lò, nhuộm sợi, tạo phôi sản phẩm, hấp xấy mây tre, gỗ,… trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp). Trong nông nghiệp, HTX làm dịch vụ thủy lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ khuyến nông, hướng dẫn KHKT,…Theo tổng hợp của Liên minh HTX Việt Nam, hiện nay có 40% HTX nông nghiệp tổ chức được từ 6 khâu dịch vụ trở lên, nhiều sản phẩm dịch vụ giảm giá so với thị trường từ 7-15% do áp dụng các hình thức cho vay, trả chậm hoặc miễn phí bảo vệ thực vật, cây con giống, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, điển hình của mô hình này là các HTX nông nghiệp Hữu Đức (Ninh Thuận), HTX Thanh Hội (Hà Tĩnh), HTX rau sạch Tân Phú Trung (TP.HCM)…, trong công nghiệp có các HTX: Ba Nhất (TP.HCM), Quang Minh (Tiền Giang), Kim Chi (An Giang),… [12]  Thứ hai là HTX sản xuất tập trung, xã viên góp vốn, đất đai, phương tiện,… hình thành tài sản tập thể để thế chấp vay vốn ngân hàng, vay nội bộ, tổ chức sản xuất tập trung như các DN khác, xã viên được hưởng tiền công, tiền lương, lãi vốn góp, điển hìnhHTX công nghiệp (nhựa) Song Long (Hà Nội), HTX vận tải Rạch Gầm (Tiền Giang), Liên hiệp HTX xe buýt TP.HCM thu hút hầu hết các HTX vận tải hành khách của thành phố với trên 450 đầu xe, Liên hiệp đứng ra vay trên 200 tỷ đồng để đổi mới đoàn xe, triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực các HTX thành viên như đào tạo nhân viên lái xe, xử lý bù giá, bảo hiểm, cung ứng xăng dầu,… Khối HTX vận tải hiện nay chiếm trên 50% sản lượng vận tải cả nước. Mô hình tập trung đã huy động được nguồn vốn lớn, sau đó giao lại phương tiện cho xã viên quản lý, sử dụng, giao tài sản cho nhóm xã viên góp vốn hình thành tài sản đó để nhóm tổ chức sản xuất kinh doanh, do vậy mà nguồn vốn được bảo toàn, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng. Tuy nhiên, phương thức tổ chức sản xuất tập trung đòi hỏi Ban quản trị phải nâng cao trình độ quản lý, Ông Trần Đỗ Liêm chủ nhiệm HTX vận tải Rạch Gầm khẳng định: “nếu ngại nó thì không thể làm được” [12] .  Thứ ba, là mô hình hỗn hợp giữa dịch vụ hỗ trợ xã viên và sản xuất tập trung. Điển hình là các HTX: Phù Nham (Yên Bái), Bình Tây (Tiền Giang), Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) với 9 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hình thành hệ thống siêu thị Co.opMart vươn ra các tỉnh, là một trong 500 nhà bán lẻ hàng đầu ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương [12] . Nhìn chung, các mô hình hợp tác, liên kết giữa các HTX và giữa HTX với các DN đang có xu hướng được đẩy mạnh. Để tăng cường tiềm lực kinh tế, khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động một số HTX đã hợp nhất lại với nhau thành HTX lớn hơn hoặc liên kết với nhau về tổ chức thành lập các liên hiệp HTX hoặc hiệp hội ngành nghề. Hoạt động của các liên hiệp đã góp phần giải quyết một số khó khăn và thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của các HTX thành viên, tạo sự liên kết hợp tác để cùng phát triển. Mục tiêu đến năm 2010 đưa kinh tế tập thể thoát khỏi yếu kém, ngày 17/12/2007 tại Hà Nội, Ban Bí thư TW Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Phát biểu tại hội nghị, ông Trương Tấn Sang- Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nêu rõ: “Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX), số tổ hợp tác, HTX tăng lên đáng kể, các HTX cũ cơ bản được chuyển đổi, HTX phát triển đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô và trình độ” [14] . Tuy nhiên, mô hình kinh tế tập thể này phải cố gắng nhiều hơn nữa, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập sẽ có nhiều tác động lớn đến khu vực kinh tế này. Trong quá trình hội nhập kinh tế, hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu có khả năng cạnh tranh cao về giá cả và chất lượng, phương thức bán hàng sẽ tác động đến tâm lý, tập quán tiêu dùng và công nghệ sản xuất và tiếp thị. Hiện tại nước ta có đến 70% số HTX phân bố ở khu vực nông thôn, trong khi đó chỉ có 12% số doanh nghiệp có trụ sở ở đó và khu vực nông thôn chiếm đến hơn 70% dân số cả nước. Sức mua của khu vực nông thôn sẽ tăng dần, thực sự đây là một khu vực tiêu dùng tiềm năng. Các doanh nghiệp cần nhìn nhận số HTX ở đây là đầu mối liên kết nhiều công đoạn của quá trình tái sản xuất: Cung cấp đầu vào cho sản xuất và tiêu dùng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, tiêu thụ sản phẩm đầu ra, mở rộng tín dụng ứng trước cho sản xuất và tiêu dùng để tạo chỗ đứng lâu dài. Các HTX cần chủ động nhìn nhận, phân tích, tiếp cận các đối tác thương mại và đầu tư theo hướng vừa liên kết vừa cạnh tranh. Khi gia nhập WTO, để sản phẩm của các HTX Việt Nam vững vàng trên thị trường trong nước và quốc tế, các chuyên gia kinh tế khuyên rằng vấn đề xây dựng thương hiệu có vai trò đặc biệt. WTO tác động mạnh đến phân công lao động một cách chi tiết, do vậy các HTX và xã viên sẽ phát huy sở trường khi tham gia phân công lao động quốc tế. Để các HTX Việt Nam phát triển vững chắc trong tiến trình hội nhập, rất cần những cú hích cần thiết từ Chính phủ và Liên minh HTX Việt Nam. Các HTX và Liên hiệp HTX cần tranh thủ các chính sách khuyến khích hỗ trợ HTX. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng vạch ra những chính sách quan trọng để phát triển kinh tế tập thể. Đây cũng là động lực quan trọng giúp các HTX Việt Nam đổi mới, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. 2.1.2 Hoạt động của HTX thương mại trên địa bàn TP.HCM: Hiện nay trên địa bàn TPHCM có khoảng 88 HTX thương mại và Liên hiệp HTX thương mại. Với đặc thù là phần lớn HTX thương mại đều có nguồn vốn ít, quy mô nhỏ, trình độ quản lý lạc hậu, do đó trong tiến trình hội nhập để các HTX có thể đứng vững và phát triển buộc họ phải liên kết, hợp tác với nhau. Điển hình là Liên hiệp HTX thương mại Thành Phố với mục đích giúp cho sự tăng trưởng của mình được vững chắc, tháng 04/2007 Saigon Co.op thành lập công ty cổ phần đầu tư Saigon Co.op (SCID) và đến cuối năm 2007 số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó Saigon Co.op sở hữu 63%. Đây là một bước đột phá của Saigon Co.op tạo điều kiện tốt nhất để chuyên nghiệp hóa lĩnh vực đầu tư xây dựng và huy động các nguồn lực trên thị trường cho việc đầu tư phát triển hệ thống bán lẻ của Thành Phố, đồng thời vẫn bảo đảm vai trò chủ sở hữu thương hiệu Saigon Co.op và Co.opMart của Liên Hiệp HTX Thương mại TPHCM. Thành lập liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước để phát triển mạnh hơn, tạo thành những tập đoàn, nhà phân phối bán lẻ uy tín hàng đầu ở Việt Nam, Saigon Co.op cùng với 3 doanh nghiệp là Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) và Cty TNHH Phú Thái đã chính thức ký kết cho ra mắt công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) với vốn điều lệ là 500 tỷ đồng. Sáng ngày 07/12/2007 Saigon Co.op và Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn (Sagri) cũng đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác thành lập Công ty TNHH Thương Mại dịch vụ Đồng Tiến và gần đây nhất là vào ngày 04/03/2008 Saigon Co.op đã ký kết với Nông trường Cờ Đỏ (Cần Thơ) để xây dựng thương hiệu lúa gạo đặc sản Đồng Bằng Sông Cửu Long [11] Tóm lại, mở cửa là tất yếu của hội nhập, để mạnh hơn về tài chính các doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng sức mạnh của cộng đồng bên cạnh đó Chính phủ cũng cần tính toán kỹ càng và cân nhắc vị trí của ngành thương mại quốc gia. “Nếu chính phủ xem đây là ngành quan trọng” thì Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho ngành phát triển như về mặt bằng, vốn và nguồn nhân lực cho ngành thương mại. 2.1.3 Tổng quan thị trường vốn TP.HCM- khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp: Thị trường vốn là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội thành những nguồn vốn lớn tài trợ dài hạn cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và nhà nước để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Thị trường vốn là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các chứng khoán và các giấy ghi nợ trung hoặc dài hạn. Công cụ trao đổi trên thị trường vốn đa số là chứng khoán, ngoài ra còn có thể thông qua các định chế tài chính trung gian như: các ngân hàng, các quỹ, các công ty tài chính [5] .  Khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các DN trên địa bàn TP.HCM: Trong khi các doanh nghiệp lớn bàn chuyện huy động vốn thông qua kênh thị trường chứng khoán đang khá sôi động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn phải đứng ngoài cuộc chơi này do không đủ điều kiện niêm yết. Kênh huy động vốn đáng kể còn lại là ngân hàng cũng không mấy “mặn mà” với DNNVV.Theo số liệu thống kê, số vốn ngân hàng mà DNNVV Việt Nam vay được chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu. Trong khi đó số lượng DNNVV ở Việt Nam chiếm tới 90% trong tổng số gần 250.000 doanh nghiệp tư nhân, lực lượng đông đảo này đã đóng góp 26% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tạo ra khoảng 49% việc làm trong khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn và 26% lực lượng lao động trong cả nước. Tuy nhiên, hầu hết các DNNVV đều gặp khó khăn về nguồn vốn sản xuất- kinh doanh. Theo ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho biết ở nhiều nước khác, doanh nghiệp ra đời bao giờ vốn tự có cũng là chính, vay ngân hàng chỉ là bổ sung, nên họ phát triển rất vững chắc. Còn ở Việt Nam, doanh nghiệp ra đời với vốn điều lệ rất ít (vốn điều lệ bình quân của một DNNVV chỉ dưới 10 tỷ đồng), hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay. Về lý thuyết, số lượng DNNVV đông đảo với đặc thù ít vốn chính là đối tượng khách hàng đầy tiềm năng của các ngân hàng. Bằng chứng là, ước tính có đến 80% lượng vốn cung ứng cho DNNVV là từ kênh ngân hàng, song theo một điều tra mới đây (09/2007) của Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), chỉ có 32,38% DNNVV có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn của ngân hàng, 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được [15] . Rõ ràng là giữa DNNVV và các ngân hàng vẫn còn một khoảng cách mà có lẽ không bên nào muốn. Trong thời buổi “người người, nhà nhà lập ngân hàng” như hiện nay, khách hàng vay vốn luôn được “cưng chiều”, những điều khoản vay nói chung đã cởi mở hơn trước rất nhiều, thì việc tồn tại một khoảng cách như thế đáng được xem là một nghịch lý.  Nguyên nhân DNNVV khó tiếp cận được các nguồn vốn vay từ phía ngân hàng:  DNNVV có quy mô vừa và nhỏ không đủ tài sản để thế chấp.  Sổ sách, báo cáo tài chính chưa rõ ràng, minh bạch- đây được xem là một nguyên nhân tế nhị, các DNNVV thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế, báo cáo chính thức thường thấp hơn tình trạng thực tế nên không đảm bảo điều kiện vay vốn ngân hàng, bên cạnh đó DNNVV thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hóa đơn bán hàng nên ngân hàng khó có cơ sở để đánh giá và quyết định việc cho vay.  Năng lực quản lý, xây dựng chiến lược và lập phương án kinh doanh có tính khả thi còn thấp.  Uy tín thương hiệu chưa cao, chưa quan tâm sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp luật vay vốn hoặc dịch vụ thuê tài chính mà chủ yếu tự làm nên việc nắm bắt quy trình và thực hiện các thủ tục còn thiếu, không chính xác và chưa đầy đủ. Ngoài ra vốn kinh doanh của DNNVV ít, dẫn đến vốn tự có tham gia vào dự án ít và khi đó, ngân hàng không thể tính đến rủi ro khi đổ vốn vào cùng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho biết, một trong những khó khăn khi thẩm định dự án cho vay đối với các DNNVV là vấn đề lựa chọn công nghệ phù hợp, mặc dù có quy mô nhỏ cả về tài chính, mặt bằng sản xuất, trình độ nhân lực,… nhưng rất nhiều doanh nghiệp nhỏ khi lập dự án đều đưa vào các loại thiết bị, máy móc rất đắt tiền, trong khi họ có thể lựa chọn các loại máy móc với công nghệ tương tự nhưng giá thành rẻ hơn để đảm bảo tính hiệu quả của dự án.  Giải pháp để các DNNVV tiếp cận được các nguồn vốn vay từ ngân hàng: Chìa khóa để giải bài toán này là bản thân các DNNVV phải nâng cao trình độ quản lý, kinh doanh, đặc biệt là cần có cơ chế tài chính minh bạch, các ngân hàng thương mại cần đổi mới cung cách cho vay đối với DNNVV, tích cực tham gia cùng doanh nghiệp từ khâu lập dự án, giám sát thực hiện, thậm chí đào tạo cho doanh nghiệp. Ngoài ra, để giúp các DNNVV nâng cao khả năng tiếp cận vốn thì môi trường chính sách, pháp luật và thể chế liên quan cần được đổi mới như đẩy nhanh việc thành lập “Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV” tại các địa phương để hỗ trợ vay vốn, thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn trung và dài hạn qua kênh này dễ dàng, hiệu quả. Hơn nữa, việc có một thị trường chứng khoán phát triển sẽ là kênh huy động vốn đầu tư hiệu quả. Tạo sự lớn mạnh cho TTCK để nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp thông qua mở rộng đối tượng tham gia giao dịch, đơn giản hóa các thủ tục phát hành chứng khoán ra công chúng và niêm yết chứng khoán, đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để tạo sự đa dạng về hàng hóa cho TTCK và thiết lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. Như vậy, trong điều kiện hiện nay khả năng tiếp cận vốn tại ngân hàng của các DNNVV mà điển hình là mô hình HTX rất khó khăn bởi vì phần lớn các HTX có quy mô nhỏ, nguồn vốn rất hạn chế, khả năng canh tranh với các loại hình doanh nghiệp khác chưa cao,…Do đó trong giai đoạn hội nhập để đáp ứng được nguồn vốn kinh doanh buộc các HTX phải huy động vốn từ bên trong. 2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của HTX TM DV Toàn Tâm: HTX TMDV Toàn Tâm là thành viên thứ 17 của Liên hiệp HTX Thương Mại Thành Phố (Saigon Co-op), có thể nói Saigon Co-op là tiền thân của HTX TMDV Toàn Tâm. HTX TMDV Toàn Tâm ra đời và đưa Co.opMart Lý Thường Kiệt đi vào hoạt động trên cơ sở chuyển giao thương hiệu Co.opMart của Saigon Co-op. Vì thế, chúng ta sẽ tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Saigon Co-op trước khi tìm hiểu lịch sử hình thành và vị trí địa lý của HTX TMDV Toàn Tâm trong khu vực Quận 10.  Lịch sử hình thành và phát triển Saigon Co.op: Có một chuỗi siêu thị luôn luôn coi khách hàng là người bạn thân thiết nhất, đồng thời thường nằm ở các vị trí rất thuận tiện cho người tiêu dùng chính là Liên hiệp HTX thương mại Thành Phố Hồ Chí Minh (Saigon Co-op)- đây chính là đại diện của chuỗi siêu thị Co.opMart, một nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Để biết rõ hơn về đơn vị này chúng ta cùng xem qua sự nghiệp hình thành và phát triển của Saigon Co.op.  Giai đoạn khởi nghiệp: 1989-1991 Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể hàng loạt. Lúc này Saigon Co.op gần như làm lại từ đầu với toàn bộ vốn vỏn vẹn chỉ có 100 triệu đồng. Không chỉ ít vốn, Liên hiệp còn phải gánh số nợ 13 tỷ đồng (tương đương 1 triệu USD lúc bấy giờ) do HTX tín dụng- đơn vị trực thuộc bị vỡ nợ chuyển sang. Trong bối cảnh như thế, ngày 12/05/1989 UBND TP HCM có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành Phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán TPHCM- Saigon Co.op với hai chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX. Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Trụ sở chính đặt tại: 199-205 Nguyễn Thái Học, Quận 1, TP.HCM [11] .  Nắm bắt cơ hội phát triển: từ năm 1992-1997 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép XNK trực tiếp của Thành Phố, hoạt động XNK phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế Saigon Co.op trên thị trường trong nước và ngoài nước. Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời Siêu thị đầu tiên của hệ thống là Co.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đây loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành Phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op [11] .  Giai đoạn khẳng định và phát triển: 1998 đến nay Luật HTX ra đời tháng 01/1997 mà Saigon Co.op là mẫu HTX điển hình minh chứng sống động về sự cần thiết, tính hiệu quả của loại hình kinh tế HTX góp phần tạo ra thuận lợi mới cho phong trào HTX trên cả nước phát triển. Nhận được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ theo đúng chức năng, lãnh đạo Saigon Co.op dành thời gian nghiên cứu học tập kinh nghiệm của hệ thống siêu thị KF (Thụy Điển), NTUC Fair Price (Singapore), Co.op (Nhật Bản) để tạo ra một hệ thống siêu thị mang nét đặc trưng của phương thức HTX tại TP.HCM và Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm với nhiều thăng trầm cùng với sự đi lên của nền kinh tế, đến nay Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã và đang khẳng định uy tín của mình trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tính đến cuối quý I năm 2008, hoạt động kinh doanh bán lẻ của Saigon Co.op bao gồm 28 siêu thị mang thương hiệu Co.opMart, 61 cửa hàng Co.op thuộc các HTX thành viên và cửa hàng Bến Thành tại TP Hồ Chí Minh đang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo tầng lớp người tiêu dùng, thu hút hàng chục vạn khách hàng đến mua sắm (đến cuối năm 2007, Saigon Co.op có 124.581 khách hàng là thành viên) [11] .  Kết quả đạt được: Quy mô và hiệu quả hoạt động của Liên hiệp HTX thương mạI Thành Phố thể hiện qua mức tăng trưởng doanh số bình quân hơn 30%/năm (riêng năm 2007, Saigon Co.op đạt được mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay 47% với doanh thu cả năm đạt trên 4.200 tỷ, trong đó chuổi Co.opMart đóng góp 93% với doanh thu gần 4.000 tỷ và cũng đạt được mức tăng trưởng cao nhất kể từ khi chuỗi đi vào hoạt động. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 11 triệu USD, tăng 22%). Để thành lập và điều hành hoạt động của các Co.opMart tại các tỉnh thành, Saigon Co.op đã thành lập 8 doanh nghiệp hoạt động dưới mô hình công ty TNHH một thành viên cùng các doanh nghiệp tại địa phương thành lập 11 đơn vị liên doanh. Trong những năm tới, với định hướng duy trì là một trong những đơn vị kinh doanh bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Saigon Co.op dự kiến phát triển mới bình quân 10 siêu thị Co.opMart mỗi năm [11] . Sáng ngày 23/02/2008 tại Hội trường Thành uỷ TPHCM Saigon Coop đã vinh dự nhận giải hưởng: “dịch vụ được hài lòng nhất” năm 2008 do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức. Trên phương diện quốc tế, liên tục 4 năm liền (2004-2007) được tạp chí bán lẻ Châu Á-Thái Bình Dương bình chọn nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, trong nhóm 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Năm 2007, được dự án phát triển Liên hiệp quốc UNDP bình chọn đứng thứ 75 trong 200 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Liên minh HTX quốc tế (ICA) đã xếp hạng Saigon Coop đứng thứ 10 trong 300 tổ chức HTX được sự giúp đỡ của ICA hoạt động hiệu quả nhất. Ngày 04/02/2008 thương hiệu Co.opMart chính thức được phát sáng tại nhà hát Hội nghị (Theatre Convention Hall) ở Frankfurt- Đức với giải [...]... những nhận định về tình hình tài chính trong giai đoạn hiện tại của đơn vị và với xu hướng phát triển trong tương lai các giám đốc tài chính sẽ xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh hợp lý trong giai đoạn sắp tới, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập như hiện nay để đơn vị được tồn tại và phát triển chúng ta cần phải xây dựng chiến lược tài chính thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của... các điểm nằm trong khoảng 1.2 đến 2.9 nằm trong khoảng trung bình khó đốn Như vậy, qua số liệu năm 2007, Z = 4.13 cho thấy xác suất phá sản của HTX TMDV Tồn Tâm rất thấp, điều này giúp cho các xã viên có cảm giác an tâm về vốn đầu tư của mình Nhận xét: Qua việc phân tích tình hình tài chính của HTX TMDV Tồn Tâm trong giai đoạn 2006- 2007 và q I năm 2008 chúng ta nhận thấy rằng:  Tình hình hoạt động... tiền tệ năm 2006- 2007 của HTX TMDV Tồn Tâm chúng ta nhận thấy:  Năm 2006, dòng tiền vào lớn nhất là dòng tiền tài trợ (27.511 trđ)- do xã viên góp vốn là 12.851 trđ, và trong năm 2006 HTX TMDV Tồn Tâm ký kết với VCB Bình Tây hợp đồng tín dụng trị giá 20 tỷ đồng (trong năm giải ngân được 14.660 trđ); dòng tiền vào lớn thứ hai là dòng tiền hoạt động kinh doanh (11.509 trđ), HTX TMDV Tồn Tâm chính thức... chiến lược tài chính thích hợp để hỗ trợ cho kế hoạch tăng trưởng trong tương lai của cơng ty Hiểu q khứ là bước mở đầu cần thiết để dự tính cho tương lai Vì thế chúng ta bắt đầu bằng việc xem xét tóm tắt các báo cáo tài chính của HTX TM DV Tồn Tâm và xem xét các số liệu tài chính để phân tích tồn bộ thành quả và đánh giá tình hình tài chính hiện hành của đơn vị từ đó xây dựng chiến lược tài chính thích... khác hơn các nơi khác Đây chính là những thử thách cho một đơn vị mới ra đời Làm thế nào để thu hút được khách hàng đến tham quan và mua sắm tại siêu thị ln là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của tập thể CBCNV Co.opMart Lý Thường Kiệt[13] 2.3 Tình hình tài chính của HTX TMDV Tồn Tâm trong thời gian vừa qua: Các giám đốc tài chính thơng minh xem xét tác động tổng thể của quyết định tài chính, quyết định đầu tư... 3,414 1,993 5,126 2,728 7,015 2.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Đơn vị: 2.3.1.1 Tình hình tài sản của đơn vị: Cơng ty kiểm sốt tài sản của mình nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận Có thể phân loại tài sản ra thành hai nhóm là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn là các tài sản có thể chuyển thành tiền mặt trong chu kỳ hoạt động của đơn vị Các loại tài sản ngắn hạn chủ yếu bao gồm tiền... tài chính thích hợp cho đơn vị trong giai đoạn mới HTX TMDV Tồn Tâm được thành lập ngày 09 tháng 02 năm 2006 với vốn điều lệ đăng ký lần đầu là 600.000.000đ, đến ngày 19 tháng 12 năm 2006 thay đổi mức vốn điều lệ đăng ký lên 15.000.000.000 đồng và mới đây ngày 12/04/2008 thay đổi mức vốn điều lệ đăng ký lên 30 tỷ đồng Trải qua thời gian hoạt động gần hai năm HTX TMDV Tồn Tâm đã đạt được những thành tích... như được Uỷ Ban Nhân Dân Quận 10 bình chọn là 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu của Quận trong năm 2007[13] Sau đây chúng ta cùng xem kết quả mà đơn vị đạt được trong thời gian vừa qua thơng qua các báo cáo tài chính năm 2006- 2007 và q I năm 2008 Bảng 2.3.1 Bảng cân đối kế tốn của HTX TMDV Tồn Tâm đến ngày 31/12/2007 (ĐVT: triệu đồng) TÀI SẢN 2007 2006 A TÀI SẢN NGẮN HẠN 53,013 21,382 I.Tiền và các khoản... vốn) trong đó xã viên sẽ nhận được cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ là 50%, phần còn lại sẽ tăng vốn góp cho xã viên  Tình hình tài chính của cơng ty khá an tồn, thơng qua phân tích mơ hình điểm Z của Altman cho thấy xác suất để đơn vị bị phá sản là rất thấp Mặc dù tỷ lệ tổng nợ so với vốn cổ phần đã giảm trong năm 2007 nhưng vẫn còn khá cao, tỉ lệ nợ dài hạn trên vốn cổ phần là 49% (HTX TMDV Tồn Tâm. .. Co.opMart Lý Thường Kiệt trong năm 2007 là 21.4 vòng, trong khi đó kế hoạch Saigon Co.op giao cho đơn vị vòng quay hàng tồn kho năm 2007 là 21 vòng  TÀI SẢN DÀI HẠN Tài sản dài hạn là nguồn lực được sử dụng để tạo ra thu nhập hoạt động trong một thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh Tài sản dài hạn phổ biến nhất là loại tài sản hữu hình như bất động sản, máy móc, thiết bị và tài sản vơ hình như thương hiệu, . THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI HTX TM DV TOÀN TÂM TRONG GIAI ĐOẠN 2006- 2007 & QUÝ I/2008: 2.1 Mô hình DN HTX và hoạt động của các DN HTX trên. HTX phải huy động vốn từ bên trong. 2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của HTX TM DV Toàn Tâm: HTX TMDV Toàn Tâm là thành viên thứ 17 của Liên hiệp HTX

Ngày đăng: 07/11/2013, 06:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.3.1 Bảng cân đối kế tốn của HTX TMDV Tồn Tâm đến ngày 31/12/2007 (ĐVT: triệu đồng) - THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI HTX TM DV TOÀN TÂM TRONG GIAI ĐOẠN 2006

Bảng 2.3.1.

Bảng cân đối kế tốn của HTX TMDV Tồn Tâm đến ngày 31/12/2007 (ĐVT: triệu đồng) Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 2.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2006, Quý I/2007 và Quý I/2008 (ĐVT: triệu đồng) - THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI HTX TM DV TOÀN TÂM TRONG GIAI ĐOẠN 2006

Bảng 2.3.2.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2006, Quý I/2007 và Quý I/2008 (ĐVT: triệu đồng) Xem tại trang 14 của tài liệu.
3. Phải trả người lao động 2,446 - THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI HTX TM DV TOÀN TÂM TRONG GIAI ĐOẠN 2006

3..

Phải trả người lao động 2,446 Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 2.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của HTX TMDV Tồn Tâm trong năm 2006-2007(đơn vị tính triêu đồng) - THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI HTX TM DV TOÀN TÂM TRONG GIAI ĐOẠN 2006

Bảng 2.3.3.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của HTX TMDV Tồn Tâm trong năm 2006-2007(đơn vị tính triêu đồng) Xem tại trang 19 của tài liệu.
Qua việc phân tích tình hình tài chính của HTX TMDV Tồn Tâm trong giai đoạn 2006-2007 và quý I năm 2008 chúng ta nhận thấy rằng: - THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI HTX TM DV TOÀN TÂM TRONG GIAI ĐOẠN 2006

ua.

việc phân tích tình hình tài chính của HTX TMDV Tồn Tâm trong giai đoạn 2006-2007 và quý I năm 2008 chúng ta nhận thấy rằng: Xem tại trang 29 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan