THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

34 592 0
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHỨNG KHOÁN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA VIỆT NAM 1.CÁC VĂN BẢN TRỰC TIẾP ĐIỀU CHỈNH (1) Nghị định số 75/CP ngày 28-11-1996 của Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; (2) Nghị định số 48/1998/NĐ- CP ngày 11-7-2000 của Chính phủ về chứng khoán thị trường chứng khoán; (3) Nghị định số 17/2000/NĐ- CP ngày 26-5-2000 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Thanh tra chứng khoán; (4) Nghị định số 22/2000/NĐ- CP ngày 10-7-2000 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thị trường chứng khoán; (5) Quyết định số 1038/1997/QĐ-TTg ngày 5-12-1997 của Thủ tướng Chíng phủ về thành lập Trung tâm nghiên cứu khoa học bồi dưỡng nghiệp vụ về chứng khoán thị trường chứng khoán trực thuộc UBCKNN; (6) Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7- 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán; (7) Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10-6- 1999 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam; (8) Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg ngày 28-6- 1999 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài; (9) Quyết định số 172/1999/QĐ-TTg ngày 19-8- 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc các tổ chức tín dụng thành lập Công ty chứng khoán tham gia niêm yết chứng khoán; (10) Quyết định số 39/2000/QĐ-TTg ngày 27-3- 2000 của Thủ tướng Chính phủ quy định tạm thời ưu đãi về thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán; (11) Quyết định số 529/TT&TTCK/QĐ-TCDN ngày 31-7- 1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc lưu hành tờ cổ phiếu ban hành Quy chế tạm thời về việc mua tờ cổ phiếu trong các công ty cổ phần; (12) Quyết định số 128/QĐ-UBCK5 ngày 1- 8- 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm Giao dịch chứng khoán; (13) Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13-10-1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế về tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán; (14) Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13-10-1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế về tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán công tư quản lý quỹ; (15) Quyết định số 04/1999/QĐ-UBCK1 ngày 27-3- 1999 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế Thành viên, niêm yết, công bố thông tin giao dịch chứng khoán; (16) Quyết định số 42/2000/QĐ-UBCK1 ngày 12-6- 2000 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế Thành viên, niêm yết, công bố thông tin giao dịch chứng khoán ban hành theo Quyết định số 04/1999/QĐ-UBCK1 ngày 27-3- 1999 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; (17) Quyết định số 05/1999/QĐ-UBCK3 ngày 27-3-1999 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ đăng ký chứng khoán; (18) Quyết định số 43/2000/QĐ-UBCK3 ngày 14-6-2000 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ đăng ký chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 05/1999/QĐ-UBCK3 ngày 27-3-1999 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; (19) Quyết định số 105/1999/QĐ- BTC ngày 30-8- 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán Trung tâm giao dịch chứng khoán; (20) Quyết định số 31/1999/QĐ-UBCK6 ngày 12-10- 1999 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế giám sát thanh tra hoạt động TT&TTCK; (21) Quyết định số 127/1999/QĐ-BTC ngày 22 – 10- 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động thị trường chứng khoán; (22) Quyết định số 99/2000/QĐ-BTC ngày 13-6- 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán công ty chứng khoán; (23) Thông tư số 01/1998/TT-UBCK ngày 13-10- 1998 của UBCKNN hướng dẫn Nghị định số 48/1998/NĐ- CP ngày11-7-1998 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng; (24) Thông tư số 10/1999/TT-BTC ngày 29- 1-1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn tạm thời chế độ quản lý tài chính đối với Trung tâm Giao dịch chứng khoán ; (25) Thông tư số 80/1999/TT- BTC ngày 29- 6-1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm chứng chỉ có giá do Kho bạc nhà nước nhận gửi bảo quản; (26) Thông tư số 27/2000/ TT-BTC ngày 6-4-2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 80/1999 ngày 29-6-1999 quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm chứng chỉ có giá do Kho bạc nhà nước nhận gửi bảo quản; (27) Thông tư số 115/1999/TT-BTC ngày 24-9-1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc kinh doanh mua, bán công trái giữa các tổ chức được phép kinh doanh công trái với tổ chức, cá nhân; (28) Thông tư số 132 / 1999/ TT- BTC ngày 15 - 11- 1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài; (29) Thông tư số 01/1999/TT-UBCK1 ngày 30-12-1999 của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn Quyết định 139/1999/QĐ-TTg ngày 10-6-1999 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam; (30) Thông tư số 11/2000/TT-BTC ngày 1-2-2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với công ty chứng khoán cổ phần trách nhiệm hữu hạn; (31) Thông tư số 01/2000/TT-UBCK1 ngày 17-4-2000 của UBCKNN hướng dẫn tạm thời chế độ thu phí đối với khách hàng của các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; (32) Thông tư số 39/2000/TT-BTC ngày 11-5-2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước; (33) Công văn số 109/1999/UBCK2 ngày 12-8-1999 của UBCKNN hướng dẫn đăng ký niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán; 2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN (1) Luật Doanh nghiệp 2000; (2) Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995; (3) Luật Các tổ chức tín dụng 1997; (4) Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam 1997; (5) Pháp lệnh Phát hành công trái xây dựng Tổ quốc; (6) Nghị định số 34/1999/NĐ-CP ngày 12-5-1999 của Chính phủ quy định việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc; (7) Thông tư số 67/1999/TT-BTC ngày 7-6-1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc sử dụng vốn hạch toán kế toán tiền mua lãi mua công trái xây dựng Tổ quốc tại các doanh nghiệp; (8) Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13-1-2000 của Chính phủ ban hành Quy chế Phát hành trái phiếu Chính phủ; (9) Thông tư số 55/2000/TT-BTC ngày 9-6-2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung; (10) Thông tư số 58/2000/TT-BTC ngày 16-6-2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định 01/2000/NĐ-CP ngày 13-1- 2000 của Chính phủ về ban hành Quy chế Phát hành trái phiếu Chính phủ; (12) Thông tư số 68/2000/TT-BTC ngày 13-7-2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết một số điểm về bảo lãnh đại lý phát hành trái phiếu Chính phủ; (13) Quyết định số 59/2000/QĐ-UBCK ngày 12-7-2000 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung; … II.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Nhìn một cách tổng thể, tuy chưa có một đạo luật chung về CK&TTCK như ở một số nước trên thế giới, nhưng trên thực tế, khung pháp luật CK&TTCK với ba bộ phận cấu thành tối thiểu cần có của nó, bao gồm: những quy định về tiêu chuẩn hàng hoá điều kiện phát hành; điều kiện về thể thức kinh doanh; quản lý Nhà nước giám sát về CK&TTCK đã hình thành. Tuy nhiên, qua thực tế hoạt động của TTCK trong thời gian qua, ta có thể thấy khung pháp luật về CK&TTCK Việt Nam nổi lên một số vấn đề cần được quan tâm xử lý kịp thời. 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Các thể chế về tài chính Trong các thể chế trực tiếp, gián tiếp liên quan đến CK&TTCK, thì các thể chế tài chính giữ vai trò trọng tâm quan trọng nhất. Tuy nhiên, các quy định này được hình thành chủ yếu từ đầu những năm 90 đến nay, nằm rải rác ở các văn bản khác nhau, từ Luật đến các văn bản của Chính phủ, của một số Bộ, ngành có liên quan. Chính vì các quy định về thể chế tài chính đối với CK&TTCK còn thiếu chưa đồng bộ, giá trị pháp lý thấp, nên phạm vi phát hành, chủ thể phát hành các loại chứng khoán còn chưa phong phú. Các chứng khoán do bị hạn chế ở cơ chế phát hành nên khó mua bán, trao đổi trên thị trường, đặc biệt là các chứng khoán có lợi tức cố định. 1.2.Các thể chế về hành chính Các quy định thuộc về thể chế hành chính đối với thị trường chứng khoán bao gồm: các quy định về thể chế tổ chức, quản lý giám sát thị trường như: + Quy chế tổ chức hoạt động của TTGDCK; + Quy chế giám sát, thanh tra hoạt động kinh doanh chứng khoán TTCK; + Các quy chế về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán; nhiều quy định có tính chất quản lý Nhà nước trong hàng loạt các Quy chế khác như: + Quy chế thành viên TTGDCK; + Quy chế niêm yết chứng khoán; + Quy chế công bố thông tin; + Quy chế giao dịch chứng khoán; + Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ đăng ký chứng khoán; + Quy chế về sự tham gia của các bên nước ngoài vào TTCK… Các quy định trên đây đã đang được hình thành có đặc điểm là một hệ thống chưa hoàn chỉnh, nằm rải rác ở nhiều văn bản có giá trị pháp lý thấp. Do vậy, còn thiếu tính đồng bộ. Bên cạnh đó, do hầu hết các quy chế này được xây dựng trước hoặc ngay sau khi TTGDCK đi vào hoạt động một thời gian ngắn. Do đó, chúng đều không có hoặc thiếu tính thực tiễn, nên khó triển khai áp dụng vào trong các hoạt động của TTGDCK. 1.3.Các quy định liên quan của pháp luật hình sự Hoạt động kinh doanh chứng khoán là một hoạt động kinh tế. Hơn thế nữa, đây là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, liên quan đến một thị trường đặc biệt- thị trường mua bán, chuyển dịch quyền sở hữu các giấy tờ có giá liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Từ đó có những tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Để bảo vệ sự phát triển bình thường của các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực CK&TTCK, ngăn ngừa xử lý các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, đòi hỏi pháp luật hình sự cần phải có những quy định cụ thể về vấn đề này. Hiện nay, Bộ Luật hình sự của nước ta chưa có các quy định về tội phạm hình sự trong lĩnh vực CK&TTCK. Tuy nhiên, trong chương “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, có một số tội danh mà hành vi của các tội này được thực hiện một cách tương tự trong lĩnh vực chứng khoán như : tội đầu cơ, tội lừa dối khách hàng, tội kinh doanh trái phép. do vậy, khi có các hành vi phạm tội này xảy ra trong lĩnh vực chứng khoán thì có thể áp dụng các điều khoản đã có trong Bộ Luật Hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự làm căn cứ xét xử. Mặc dù vậy, xét về tính chất mức độ nguy hiểm của những hành vi đó trong lĩnh vực chứng khoán chúng nguy hiểm hơn để lại hậu quả nặng nề hơn. Mặt khác, trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán còn có những hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ Luật Hình sự chưa có quy định cụ thể như: tội mua bán nội gián; tội vi phạm các quy định về mua bán, nắm giữ chứng khoán nhằm thôn tính, sáp nhập công ty; tội lạm dụng trong việc phát hành giấy tờ có giá- chứng khoán. 1.4.Các quy định về giải quyết tranh chấp Vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực chứng khoán đã được đề cập đến trong một vài văn bản (Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế; Nghị định 48/1998/NĐ-CP về CK&TTCK), nhưng cũng chỉ dừng lại ở những quy định mang tính nguyên tắc, chung chung chưa rõ ràng cụ thể. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế coi “các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu trái phiếu” thuộc loại các tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân (Toà án kinh tế ); Nghị định 48/1998/NĐ- CP lại quy định trọng tài kinh tế cũng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về chứng khoán (Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động phát hành, kinh doanh giao dịch chứng khoán trước hết phải được giải quyết trên cơ sở thương lượng hoà giải. Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có thể đứng ra hoà giải các tranh chấp phát sinh. Trường hợp hoà giải không thành, các bên có thể đưa tranh chấp ra cơ quan trọng tài kinh tế hoặc toà án để xét xử theo quy định của pháp luật” - Khoản 2 - Điều 79 -NĐ48/CP). Hơn nữa, việc liệt kê hai loại chứng khoán nói trên cũng là chưa đầy đủ bởi trên TTCK, người ta không chỉ mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu trái phiếu, mà còn mua bán các loại giấy tờ có nguồn gốc chứng khoán (chứng quyền, chứng khế, hợp đồng quyền lựa chọn…). Các tranh chấp về chứng khoán cũng không phải chỉ có các tranh chấp về mua bán chứng khoán mà còn nhiều các tranh chấp khác về sở hữu; về phát hành; về quản lý, giám sát…Song pháp luật hiện hành cũng chưa có các quy định cụ thể để điều chỉnh. 1.5.Các quy định về giải thể phá sản công ty chứng khoán Chúng ta đã có Luật phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật phá sản vẫn còn thiếu nhiều quy định cần thiết, dẫn đến không có cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến phá sản doanh nghiệp. Theo quy định, trước khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, doanh nghiệp mắc nợ đã bị Toà án tuyên bố các bản án dân sự, kinh tế. Theo đó, doanh nghiệp phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho một số chủ nợ. Để đảm bảo thi hành nghĩa vụ đó, một số tài sản của doanh nghiệp sẽ bị kê biên để bán đấu giá để giải quyết quyền lợi cho các chủ nợ. Như vậy, nếu các bản án được thi hành thì chủ nợ sẽ được đảm bảo thanh toán từ tài sản của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản. Trường hợp các bản án không được thi hành thì lợi ích của các chủ nợ sẽ không được đảm bảo. Đây chính là khoảng trống trong Luật phá sản chính là lý do để thẩm phán ở các địa phương đưa ra các cách xử lý khác nhau. Một vướng mắc khác trong việc giải quyết tranh chấp về dân sự kinh tế giữa chủ nợ doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (1994) đã quy định: tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án kinh tế khi đã có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó là đương sự của vụ án. Nhưng Luật phá sản doanh nghiệp lại không có quy định để giải quyết vấn đề phát sinh tiếp theo là tòa án nào có quyền giải quyết giải quyết theo thủ tục pháp lý nào đối với những tranh chấp dân sự, kinh tế bị đình chỉ. Chính vì vậy, tòa án các địa phương cứ “tùy cách hiểu biết mà vận dụng”. Hơn nữa, ngoài những vướng mắc chung đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực như trên, kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực đặc thù, việc giải thể phá sản công ty chứng khoán có ảnh hưởng nhất định đến thị trường, đến lợi ích các nhà đầu tư, có thể gây hậu quả mang tính dây truyền. Trong khi đó, Luật phá sản lại chưa có các quy định cụ thể, rõ ràng việc giải thể, phá sản đối với công ty chứng khoán. 2.NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ Thực trạng pháp luật hiện hành còn nhiều quy định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc còn bỏ ngỏ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều quy định mặc dù mới được ban hành, chưa qua kiểm nghiệm nhiều trên thực tế nhưng đã bộc lộ những hạn chế, bất hợp lý. Cụ thể là: 2.1.Cơ chế hình thức phát hành chứng khoán Thông thường có hai hình thức phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán sơ cấp, đó là phát hành riêng lẻ phát hành ra công chúng: - Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc phát hành trong đó chứng khoán được bán rộng rãi cho một số lượng lớn người đầu tư khối lượng phát hành đạt mức nhất định. - Phát hành chứng khoán riêng lẻ là việc phát hành để được thực hiện trong phạm vi một số người nhất định, thông thường là cho các nhà đầu tư, các tổ chức có ý định nắm giữ chứng khoán một cách lâu dài với những điều kiện hạn chế, chứ không thực hiện phát hành rộng rãi ra công chúng. Đối với hình thức phát hành chứng khoán ra công chúng, hiện nay có rất nhiều các văn bản điều chỉnh như: +Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995; +Luật các tổ chức tín dụng 1997; +Nghị định 44/1998/NĐ- CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần; [...]... vậy, có thể nói pháp luật về CK&TTCK của ta hiện nay chưa có các quy định điều chỉnh việc phát hành chứng khoán riêng lẻ 2.2 .Về cơ cấu các loại thị trường Một mô hình thị trường thị trường chứng khoán hoàn chỉnh bao giờ cũng gồm hai loại thị trường là: Thị trường chứng khoán tập trung là Sở Giao dịch chứng khoán ( ở Việt Nam là Trung tâm giao dịch chứng khoán) Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC)... thường, việc mua bán chứng khoán trên thị trường OTC là mua bán các chứng khoán không được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tuy nhiên, cũng có trường hợp chứng khoán được niêm yết tại SGDCK vẫn được mua bán trên thị trường OTC Ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển mạnh thì tổng giá trị chứng khoán được buôn bán trên thị trường OTC lớn hơn rất nhiều lần giá trị chứng khoán được giao dịch... lẻ việc phát hành ra công chúng Nghị định 48/1998/ NĐ- CP về CK&TTCK thì xác định rõ là chỉ điều chỉnh việc phát hành chứng khoán ra công chúng (“Nghị định này quy định việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch chứng khoán các dịch vụ liên quan đến chứng khoán thị trường chứng khoán trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 1 Chương I) Như vậy, có thể nói pháp luật. .. quy định về quản lý ngoại hối trong Dự thảo này cấn sớm được xem xét ban hành để tạo hành lang pháp lý đầy đủ nhằm khuyến khích thu hút mạnh hơn sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam 2 DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH THAY THẾ NGHỊ ĐỊNH 48/NĐ - CP Nghị định 48/ NĐ - CP của Chính phủ về chứng khoánthị trường chứng khoán Việt Nam là khung pháp lý cơ bản cho hoạt động của thị trường chứng khoán nước... hệ thống pháp luật đã phần nào gây khó khăn, cản trở hoạt động của các tổ chức tín dụng Bên cạnh đó, những quy định về tổ chức hoạt động của Công ty chứng khoán cũng có nhiều bất cập Cho đến nay, khung pháp lý điều chỉnh tổ chức hoạt động của Công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm: - Nghị định số 48/1998/NĐ - CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về CK&TTCK - Quy chế về tổ chức... ngành cụ thể hơn để quản lý một cách chặt chẽ nhằm góp phần cho thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, lành mạnh, ổn định, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhà đầu tư các chủ thể khác tham gia thị trường 2.9.Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán Tư vấn đầu tư chứng khoán, theo quy định của pháp luật Việt Nam, là các hoạt động phân tích, đưa ra khuyến nghị liên quan đến chứng khoán. .. quy định của NĐ48 /CP phải được sự chấp thuận của UBCKNN Còn đối với công ty cổ phần chưa niêm yết lại chưa hề có văn bản nào điều chỉnh III NHỮNG ĐIỂM MỚI NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ TRONG CÁC DỰ THẢO SỬA ĐỔI CỦA MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1 DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC TỔ CHỨC CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI... vừa nhỏ 2.3.Còn thiếu bình đẳng về thuế trong đầu tư chứng khoán Thị trường chứng khoán Việt Nam đang tồn tại một bất bình đẳng là trong khi các cá nhân đầu tư chứng khoán được hưởng ưu đãi miễn thuế thu nhập thì các tổ chức đầu tư chứng khoán lại phải chịu gánh nặng về thuế thu nhập doanh nghiệp (lên tới 32%) đối với phần lợi nhuận thu được từ cổ tức, trái tức, chênh lệch mua bán chứng khoán, … Thực. .. 2.6.Quy định về cách thức nhận lệnh của Công ty chứng khoán Khoản 4, Điều 38 của Nghị định 48/NĐ-CP về chứng khoán TTCK nêu rõ các công ty chứng khoán chỉ được phép nhận lệnh giao dịch của khách hàng tại trụ sở Vậy các công ty chứng khoánthực hiện đúng như quy định không? Thực tiễn hoạt động của TTCK Việt Nam cho thấy, việc nhận lệnh giao dịch của khách hàng tại một số công ty chứng khoán là không... liên quan đến chứng khoán Hoạt động này đòi hỏi nhiều kiến thức về kỹ năng chuyên môn mà không yêu cầu về vốn Tính trung thực của cá nhân của công ty có vai trò vô cùng quan trọng đối với khách hàng Đến nay, thị trường chứng khoán nước ta đã đi vào hoạt động được hơn hai năm nhưng các quy định về hoạt động tư vấn đầu tư trên thị trường này vẫn còn thiếu hẹp Trong các văn bản pháp luật hiện hành . THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. phiếu Chính phủ qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung; … II.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Nhìn một cách

Ngày đăng: 07/11/2013, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan