Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
54,2 KB
Nội dung
THỰCTRẠNGTỰDOHOÁLÃISUẤT A. QUÁ TRÌNH TỰDOHOÁLÃISUẤT I. KHU VỰC TÀI CHÍNH VÀ TIẾN TRÌNH TỰDOHOÁLÃISUẤT TRƯỚC NĂM 2000 1. CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG HAI CẤP VÀ ĐỢT TỰDOHOÁLÃISUẤT ĐẦU TIÊN Cải cách hệ thống ngân hàng Trong hệ thống kế hoạch hoá tập trung ở Việt Nam, mọi hoạt động giao dịch tài chính chính thức đều do nhà nước độc quyền thực hiện thông qua NHNN (SBV). Hệ thống ngân hàng trước năm 1988 là hệ thống ngân hàng đơn cấp với NHNN thực hiện chức năng của cả NHTM và NHNN. Nhà nước sở hữu và trực tiếp kiểm soát hai ngân hàng chuyên doanh là ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Năm 1988 đánh dấu đợt cải cách mạnh mẽ đầu tiên trong hệ thống ngân hàngViệt Nam. Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 do Hội Đồng Bộ trưởng ban hành mở đầu cho công cuộc cải tổ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam với 3 nội dung quan trọng: - Thứ nhất, tách bộ phận quản lí quỹ ngân sách ra khỏi ngân hàng nhà nước để hình thành nên hệ thống kho bạc nhà nước. - Thứ hai, là tách chức năng kinh doanh ra khỏi hệ thống ngân hàng nhà nứoc và giao cho các ngân hàng chuyên doanh.- - Thứ ba, la thành lập hai ngân hàng chuyên doanh mới đó là Ngân hàng Công Thương và Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam (bây giờ là đổi tên là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) cùng với hai ngân hàng trước đó là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam đảm nhận chức năng kinh doanh thay cho hệ thống ngân hàng nhà nước. Nỗ lực tựdohoá tài chính đầu tiên (1988) Quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng 9/3/1988 cho phép tất cả các tổ chức khinh tế, bao gồm cả các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, được vay tiền và huy động vốn từ công chúng. Có ba đặc điểm đáng lưu ý ở đây - Thứ nhất, giai đoạn 1986 – 1988 là thời gian mất ổn định kinh tế vĩ mô nhất mà nền kinh tế Việt Nam từng trải qua. Với việc chính phủ sử dụng in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, lạm phát ở mức phi mã 3 chữ số trong cả 3 năm này. - Thứ hai, nỗ lực tựdohóa tài chính này được tiến hành trong khi hầu như chưa có cải cách trong khu vực công nghiệp, DNNN và hoạt động ngoại thương. Thực tế mới chỉ có khu vực nông nghiệp được tựdo hoá, và rất nhiều loại giá vẫn bị biến dạng nghiêm trọng. - Thứ ba, tựdohoá đã đi quá xa đến mức cho phép tất cả các tổ chức kinh tế đều có thể kinh doanh tiền tệ, trong khi hệ thống điều tiết tài chính thì hoàn toàn không tồn tại. Các tổ chức huy động vốn từ công chúng dưới dạng tiền gửi tiết kiệm để cho vay không phải tuân thủ các quy định truyền thống của ngân hàn, như dự trữ bắt buộc và tỷ lệ vốn/dư nợ vay. Bảng1: Tình hình biến động lãisuất giai đoạn 1989-94 (%tháng) 1989 1990 1991 1992 1993 1994 Tiền gửi không kỳ hạn (cá nhân) 5,0 2,4 2,1 1,0 0,7 0,7 Tiền gửi tiết kiêm 3T (cá nhân và tổ chức) 7,0 4,0 3,5 2,0 1,4 1,4 Lãisuất cho vay Nông nghiệp 3,7 2,4 3,3 2,5 . . Công nghiệp và GTVT 3,8 2,7 3,0 2,0 . . Thương mại và dịch vụ 3,9 2,9 3,7 2,7 . . Vốn cố định . 0,8 0,8 1,8 1,2 1,7 Vốn lưu động . . . 2,7 2,1 2,1 Chênh lệch lãisuất -3,3 -1,3 -0,5 0,5 0,7 . Lạm phát 2,7 7,7 4,8 1,1 1,2 0,9 Lãisuấtthực Tiền gửi TK 3t (cá nhân) 4,3 -3,7 -1,3 0,9 0,2 . Cho vay công nghiệp& GTVT 1,1 -5,0 -1,8 0,9 . . Nguồn NHNN Trong thời gian này, các quỹ và hợp tác xã tín dụng mọc lên rất nhiều. Đến cuối thập niên 80, tổng số quỹ và hợp tác xã tín dụng lên tới 7.180. Hàng loạt các quỹ tín dụng ở thành thị đua nhau tăng lãisuất để huy động vốn. Cả hệ thống rơi vào vòng xoáy của lựa chọn bất lợi và và tâm lý ỷ lại. Việc theo đuổi lợi nhuận của các quỹ tín dụng (và sau đó là sự nhập cuộc của các tổ chức kinh tế) bằng cách huy động vốn với lãisuất trong bối cảnh không có quy định và giám sát đã nhanh chóng dẫn đến sự sụp đổ của hàng loạt các tổ chức tín dụng. Cho tới cuối năm 1990, tổng số quỹ tín dụng và hợp tác xã tín dụng chỉ còn 160. Bên cạnh sự mất mát về tiền cuộc khủng hoảng tín dụng năm 1990 còn tạo ra một tác động tâm lý sâu rộng với sự sụt giảm lòng tin nghiêm trọng của nguời dân đối với hệ thống ngân hàng. Tựdohoálãisuất bước 1: 6/1992 Chuyển lãisuấtthực âm sang lãisuấtthực dương Bắt đầu từ tháng 6/1992, NHNN thực hiện bước chuyển đổi căn bản từ cơ chế lãisuấtthực âm sang lãisuấtthực dương - bước khởi đầu để thực hiện mục tiêu tựdohoálãi suất, tạo đòn bẩy cho các NHTM chuyển hoạt động kinh doanh từ thua lỗ sang có lãi. Những điểm cơ bản của chính sách lãisuất mới là như sau: _ Một là, NHNN quy định khung lãisuất của NHTM đối với nền kinh tế (lãi suất tối thiểu đối với tiền gửi và lãisuất tối đa đối với tiền cho vay) _ Hai là, lãisuất cho vay bình quân phải lớn hơn lãisuất huy động bình quân, chấm dứt sự bao cấp về vốn qua kênh tín dụng ngân hàng. _ Ba là, đối với lãisuất ngoại tệ, NHNN quy địng lãisuất cho vay tối đa bằng ngoại tệ. Lãisuất huy động bằng ngoại tệ do các NHTM quyết định trên cơ sở lãisuất thị trường tiền tệ quốc tế và cung-cầu vốn ngoại tệ trong nước. Từ tháng 6/1992 đến cuối năm 1993, NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm lãisuất cho phù hợp với chỉ số lạm phát và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Lãisuất cho vay tối đa bằng ngoại tệ được điều chỉnh tăng từ 6,5% năm lên tới 7,5% năm, phù hợp với lãisuất trên thị trường quốc tế. Trong hai năm 1994- 1995, cơ chế lãisuất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng thích ứng với cơ chế thị trường, phù hợp với quan hệ cung cầu vốn, đồng thời hạn chế sự can thiệp trực tiếp của NHNN vào hoạt động kinh doanh của các TCTD. NHNN chỉ khống chế mức lãisuất cho vay tối đa của các TCTD đối với nền kinh tế. Các mức lãisuất tiền gửi và cho vay cụ thể do TCTD ấn định. Cho phép các TCTD điều chỉnh lãisuất tiền gửi của các tổ chức kinh tế lên sát gần với mức lãisuất tiền gửi dân cư. Tăng lãisuất cho vay trung và dài hạn lên 1,7% tháng. Lãisuất ngoại tệ được điều chỉnh 3 lần từ 7,5% năm lên 9,5% năm phù hợp với sự biến động của lãisuất thị trường quốc tế. Cho đến hết năm 1995, NHNN vẫn thực hiện kiểm soát cả sàn lãisuất tiền gửi (tiết kiệm của dân cư và tiền gửi của doanh nghiệp) và trần lãisuất cho vay đối với nền kinh tế. Do cơ chế lãisuất trần bộc lộ một số bất cập, Thống đốc NHNN cho phép các TCTD cho vay theo lãisuất thoả thuận với nguồn vốn huy động dưới hình thức kỳ phiếu, nhằm khai thác khả năng tiếp cận thị trường của các TCTD trong thời gian kinh tế chuyển đổi. Trong thời gian này, tỷ trọng huy động kỳ phiếu đạt khoảng 23% tổng số vốn huy động bằng đồng Việt Nam, như vậy có thể nói 23% thị trường thị trường đã được tựdohoálãi suất. Tuy nhiên, do NHNN chưa có công cụ kiểm soát gián tiếp mức lãisuất thoả thuận cùng với việc thị trường tín dụng chưa được tựdohoá và các DNNN còn hoạt động trong cơ chế bao cấp đã dẫn đến thựctrạng việc cho vay thoả thuận đã đẩy mặt bằng lãisuất trên thị trường nông thôn lên quá cao, chênh lệch quá nhiều so với lãisuất quy định. Mặt khác nhiều DNNN vay lãisuất thoả thuận không tính đến hiệu quả kinh doanh nên khó có khả năng trả nợ. Do vậy, NHNN đã chấm dứt cho phép các TCTD được cho vay thoả thuận từ nguồn vốn huy động kỳ phiếu từ 1/1/1996. Ngân hàng Nhà nước đã gắn lãisuất danh nghĩa với chỉ số giá để đảm bảo lãisuấtthực dương. Bảng 1 cũng cho thấy bắt đầu từ năm 1992, lãisuất cho vay đã được nâng lên cao hơn lãisuất tiền gửi - một yêu cầu thiết yếu cho sự hoạt động thông thường của các ngân hàng. Vào năm 1993, việc phân biệt lãisuất cho vay theo khu vực kinh tế được loại bỏ và chỉ còn được phân biệt theo cho vay đầu tư cố định và cho vay vốn lưu động. Tuy vậy, lãisuất cho vay đầu tư vốn cố định lại thấp hơn cho vay vốn lưu động, tạo ra một cơ cấu lãisuất không phù hợp. Tức là, lãisuất dài hạn thấp hơn lãisuất ngắn hạn. Chính sách này làm cho các ngân hàng không không hề có động cơ khuyến khích cho vay dài hạn. Mãi cho tới năm 1996, lãisuất cho vay ngắn hạn mới giảm xuống thấp hơn lãisuất cho vay trung và dài hạn. NHNN tiếp tục duy trì trần lãisuất cho vay. Từ năm 1995, NHNN cho phép các ngân hàng thương mại được tựdo định mức lãisuất tiền gửi với mục tiêu tăng cường cạnh tranh trong huy động vốn. Tuy nhiên, mức chênh lệch lãisuất cho vay và lãisuất tiền gửi tối đa được phép là 0,35% tháng. Như vậy, về một khía cạnh nào đó, các ngân hàng vẫn phải chịu cả lãisuất tiền gửi và cho vay, cho dù mức chênh lệch lãisuấtthực tế có thể khác nhau giữa các ngân hàng tuỳ thuộc vào cơ cấu chi phí cụ thể. Chính sách này giúp các ngân hàng thương mại có thể duy trì một tỷ lệ lợi nhuận, nhưng không có lợi cho người gửi tiền. NHTG (1995) lập luận rằng đó chính là nguyên nhân giải thích cho sự tăng trưởng chậm chạp của tiền gửi ngân hàng và tỷ lệ tiền mặt cao trong tổng cung tiền (Trong đầu thập niên 90, tăng trưởng tiền mặt có tốc độ cao hơn tăng trưởng tiền gửi ngân hàng. Vì thế mà tỷ lệ tiền mặt trong tổng cung tiền M3 của Việt Nam lại gia tăng từ 31,7% năm 1989 lên mức đỉnh cao là 43,3% vào năm 1994. Chỉ từ năm 1995 trở lại đây , tỷ lệ tiền mặt/M3 của Việt Nam mới giảm xuống or mức 23% năm 2001. Trong khi đó, vào năm 2001 tỷ lệ tương ứng của Trung Quốc là 11,2% và của Thái Lan là 9,5%) 2. CẢI CÁCH TỰDOHOÁLÃISUẤT BƯỚC HAI Diễn biến bước thay đổi cơ chế điều hành linh hoạt theo trần lãisuất cho vay Từ 1/1/1996 – 8/2000, NHNN thực hiện bước thay đổi căn bản cơ chế điều hành lãisuất VND theo hướng điều hành linh hoạt trần lãisuất cho vay. Những thay đổi chủ yếu bao gồm: _ Áp dụng cơ chế trần lãisuất cho vay thay thế khung lãisuất trước đó. Có sự phân biệt trần lãisuất cho vay ngắn hạn và trung hạn, dài hạn ; có sự phân biệt giữa lãisuất cho vay khu vực thành thị, nông thôn (quy định trần lãisuất cho vay ngắn hạn thấp hơn cho vay trung hạn, trần lãisuất cho vay trên địa bàn nông thôn cao hơn thành thị). _ Khống chế chênh lệch giữa lãisuất cho vay bình quân và lãisuất tiền gửi bình quân ở mức 0,35% tháng, theo Nghị quyết Quốc hội khóa 9 kỳ họp thứ 8, tháng 10/1995. _ Bỏ quy định về sàn lãisuất đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư tại TCTD. Các mức lãisuất tiền gửi và cho vay cụ thể do TCTD tự ấn định trên cơ sở trần lãisuất cho vay, chênh lệch giữa lãisuất cho vay và lãisuất tiền gửi bình quân 0,35% tháng và cung-cầu vốn của từng TCTD. _ Trần lãisuất cho vay bằng ngoại tệ được điều chỉnh phù hợp với biến động lãisuất trên thị trường quốc tế và cung-cầu ngoại tệ ở trong nước. _ Điều chỉnh lãisuất tái cấp vốn, lãisuất tái chiết khấu đối với các TCTD một cách linh hoạt, phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ hàng năm. Theo cơ chế điều hành lãisuất tín dụng nói trên từ năm 1996-7/2000 NHNN liên tục điều chỉnh trần lãisuất cho vay của TCTD đối với nền kinh tế phù hợp với chỉ số lạm phát và cung-cầu vốn từng thời điểm cụ thể: Trong năm 1996, NHNN đã 4 lần điều chỉnh trần lãisuất bằng đồng Việt Nam, lãisuất huy động vốn cuối năm 1996 giảm 8,4% năm, lãisuất cho vay giảm 10% năm so với năm 1995. Với lãisuất cho vay khu vục nông thôn được quy định cao hơn một chút so với lãisuất cho vay khu vực thành thị. Điều này đã có tác dụng điều chuyển các luồng vốn dư thừa từ thành thị về nông thôn. Cơ chế lãisuất mới đã rút ngắn chênh lệch giữa lãisuất nội tệ và lãisuất ngoại tệ Bảng 2: Trần lãisuất cho vay năm 1996 (VND % tháng, USD % năm) Tháng 1 7 9 10 I- Cho vay VND: 1- Trần lãisuất cho vay khu vực thành thị -Cho vay ngắn hạn 1,70 1,60 1,50 1,25 -Cho vay trung và dài hạn 1,75 1,65 1,55 1,35 2- Trần lãisuất cho vay khu vực nông thôn 2,00 1,80 1,70 1,50 3- Cho vay HTXTD và QTDND 2,50 2,20 2,10 1,80 II- Cho vay ngoại tệ 9,50 9,50 9,50 9,50 III- Chênh lệch lãisuất cho vay và lãisuất huy động bình quân 0,35 0,35 0,35 0,35 Nguồn NHNN Bảng 3: Trần lãisuất cho vay các năm 1997-1999 1997 1998 1999 1 9 1 9 I- Cho vay VND: 1- Trần lãisuất cho vay khu vực thành thị -Cho vay ngắn hạn 1% 1,2 1,2 1,1 0,85 -Cho vay trung và dài hạn 1,1% 1,25 1,25 1,15 0,85 2- Trần lãisuất cho vay khu vực nông thôn 1,2% 1,25 1,25 1,20 1,00 3- Cho vay HTXTD và QTDND 1,5% 1,5 1,5 1,5 1,5 II- Cho vay ngoại tệ 8,5% 8,5 8,5 8,5 8,5 III- Chênh lệch lãisuất cho vay và lãisuất huy động bình quân 0,35% Nguồn NHNN Năm 1997, là năm có nhiều biến động đối với nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á được khởi đầu bằng sự thả nổi đồng Bạt của Thái lan. Cơ chế điều hành lãisuất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng huy trì lãisuất cho vay ở mức thấp, tạo điều kiện mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế. Tiếp đến từ năm 1998, trong mối quan hệ hài hoà với tỷ giá nhằm hạn chế những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á 1997/1998 đến Việt Nam, cơ chế điều hành lãisuất của NHNN có một số thay đổi cơ bản, đó là tựdohoá hoàn toàn lãisuất huy động (không còn quy định biên độ) và tiếp tục điều chỉnh linh hoạt trần lãisuất cho vay. Năm 1999 là một năm đánh dấu mốc quan trọng trong hoạt động ngân hàng, là thời điểm bắt đầu thực hiện Luật NHNN và Luật các TCTD. Đồng thời, từ tháng 6/1999 – 3/2000, NHNN chỉ quy định một trần lãisuất cho vay áp dụng cho cả cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn, nhưng vẫn giữ quy định trần lãisuất cho vay khác nhau giữa thành thị và nông thôn để đảm bảo chi phí hoạt động của các NHTM trên địa bàn nông thôn. Về cơ bản, cơ chế lãisuất của NHNN trong thời kỳ này đã góp phần đạt được mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị VND trong tương quan mất giá của các đồng tiền trong khu vực. Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, yêu cầu phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn . , cơ chế lãisuất trần đã trỏ nên không còn thích hợp, làm méo mó sự phân bổ nguồn vốn trong xã hội và hạn chế khả năng cạnh tranh giữa cac TCTD, hạn chế sự luân chuyển vốn trong xã hội, cũng như sự phát triển các công cụ thị trường tiền tệ. Đặc biệt, trong tình hình diễn biến lãisuất trên thị trường quốc tế trong năm 200 có xu hướng ngày càng tăng, việc thực hiện cơ chế lãisuất trần cho cả VND và ngoại tệ đã cản trở việc huy động vốn từ nước ngoài, gây thua thiệt cho DN cũng như các TCTD. Lí do căn bản của lãisuất trần là để hạn chế vấn đề lựa chọn bất lợi; tức là hạn chế xu hướng các ngân hàng nâng lãisuất để cạnh tranh huy động vốn rồi cho vay rủi ro, một tình trạng đã xảy ra trong cuộc đổ vỡ quỹ tín dụng vào năm 1990. Tuy vậy, trong trường hợp của Việt Nam, chính sách trần lãisuất là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống áp chế tài chính (ít nhất là trong thập niên 90) và sự kết hợp với sự chỉ định tín dụng nhằm đảm bảo các khu vực ưu tiên của chính phủ được nhân vốn vay với lãisuât vừa phải. Một minh chứng cho nhận định này là các ngân hàng có thể huy động và cho vay với lãisuất vượt trần đối với “huy động vốn cho mục tiêu cụ thể” (purposeslinked mobilized funds). Tức là đối với những dự án đã xác định, ngân hàng có thể huy động tiền gửi với lãisuất cho vay cao hơn lãisuất trần. Nếu ngăn chặn lựa chọn bất lợi là lý do chính yếu để áp đặt lãisuất trần thì kiểu “vốn huy động cho mục tiêu cụ thể” không bao giờ được phép. Hệ thống ngân hàng và chính sách lãisuất trong hai năm 1998-99 chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á Với đồng tiền chưa có khả năng chuyển đổi, tài khoản vốn đóng, và giá trị tiền cùng với tài sản nợ chính M3 còn nhỏ so với GNP, hệ thống ngân hàng Việt Nam không phải chịu các tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng châu Á. Chính vì vậy, trong năm 1997 và đầu năm 1998 NHNN đã không siết chặt kiểm soát lãisuất mà thậm chí còn nới lỏng. Trần lãisuất được nâng lên để các NHTM (đặc biệt là các ngân hàng cổ phần) có thể tăng lãisuất tiền gửi để huy động vốn trong năm 1997. Trong bối cảnh bắt đầu có sự cạnh tranh lãisuất giữa các ngân hàng, quy định giới hạn chênh lệch lãisuất cho vay và tiền gửi trong khoảng 0,35% tháng dần dần không còn tác dụng và cuối cùng được huỷ bỏ. Tuy nhiên, trái với nhiều dự đoán của chính phủ, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chịu tác động khá mạnh (mặc dù gián tiếp) của cuộc khủng hoảng từ giữa năm 1997. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chất lượng tài sản có của các ngân hàng suy giảm khi các doanh nghiệp vay nợ gặp khó khăn do tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài suy giảm. Nhiều khoản cho vay DNNN của các ngân hàng thương mại quốc doanh trở thành nợ khó đòi. Đặc biệt, các doanh nghiệp nhập khẩu mở một khối lượng tín dụng thư trả chậm (deffered L/Cs) lớn trong hai năm 1995, 1996 và đáo hạn vào cuối năm 1997, đầu năm 1998. Việc nhiều doanh nghiệp trong số này không có khả năng thanh toán (mà tình hình còn trầm trọng hơn sau khi đồng nội tệ được phá giá 10% vào tháng 8 năm 1998) buộc các ngân hàng phải chịu gánh nặng chi trả cho phía nước ngoài. Một số ngân hàng cổ phần vì thế rơi vào tình trạng gần như phá sản. Từ cuối năm 1998, Chính phủ đã đưa ra một loạt các biện pháp nhằm giảm nhẹ khó khăn cho các DNNN bao gồm việc hạ lãisuất tiền gửi và nới lỏng tín dụng Tác động của việc làm này được đánh giá như sau: _Thứ nhất, lãisuất giảm nhưng lượng tiền gửi tại ngân hàng vẫn ổn định _ Thứ hai, tín dụng nội địa tăng nhưng không hoàn toàn dolãisuất giảm. Hầu hết sự gia tăng tín dụng nằm ở hạn mức tín dụng chỉ đạo bao gồm tín dụng cho các DNNN, chương trình mía đường, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và khắc phục hậu quả thiên tai. _ Thứ ba, gia tăng tín dụng trong khu vực nhà nước trong khi tiền gửi không tăng lên, nên các NHTM giảm dự trữ phụ trội cũng như tăng vay vốn từ NHNN. Đặc biệt, khi dự trữ phụ trội cạn kiệt, NHNN đã ra quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng từ 10% xuống 7% lượng tiền gửi ngắn hạn vào tháng 2/1999. Một tình trạng xảy ra trong năm 1999 là trong khi tiền gửi ngoại tệ tăng cao thì tăng trưởng dư nợ cho vay ngoại tệ lại không theo kịp. Theo quy định của NHNN, các DN chỉ được vay ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu máy móc. thiết bị hay chi trả dịch vụ phí mua từ các tổ chức nước ngoài. Hạn chế này tới tháng 9/2000 mới được tháo gỡ, từđó cho phép các NHTM mở rộng đối tượng khách hàng vay ngoại tệ. Tiền gửi ngoại tệ gia tăng và các NHTM chuyển số tiền này vào các tài khoản tiền gửi ở nước ngoài để hưởng chênh lệch lãi suất. Đánh giá của cơ chế điều hành lãisuất theo trần Ưu điểm Lãisuất tín dụng được gắn chặt với chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tỷ giá và quan hệ cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ, tín dụng; lãisuất cho vay được xác định phù hợp nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãisuất càng cao; lãisuất tiền gửi được tựdo hoá. Lãisuất cho vay được quy định theo trần, có sự phân biệt giữa trần lãisuất cho vay : ngắn hạn và trung hạn, dài hạn; cho vay khu vực thành thị và khu vực nông thôn; cho vay các NHTM và hệ thống QTDND. Nhìn chung, trần lãisuất cho vay của các TCTD giảm dần qua các năm từ 1996 đến thời điểm 7/2000. Lãisuất ngoại tệ được điều chỉnh phù hợp kịp thời với lãisuất thị trường quốc tế giảm thiểu chênh lệch lãisuất cho vay nội tệ và lãisuất cho vay ngoại tệ. Hạn chế Cơ chế trần lãisuất là một biện phap can thiệp hành chính của Nhà nước, làm cho lãisuất đôi khi không phản ánh đúng quan hệ cung-cầu vốn trên thị trường, hạn chế mức độ cạnh tranh, hạn chế việc huy động và cho vay vốn dài hạn (do bị khống chế bởi trần); việc phân bổ các nguồn tín dụng theo lĩnh vưc kinh tế và địa bàn lãnh thổ gặp khó khăn. Có nhiều mức lãisuất trần, vấn đề này xuất phát từ điều kiện khách quan là sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực thị trường tiền tệ, sự chênh lệch về quy mô và năng lực tài chính giữa các TCTD. Trần lãisuất đã gò bó tính chủ động linh hoạt trong kinh doanh của các TCTD, khó xử linh hoạt, hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa người gửi tiền và người đi vay. Cơ chế trần lãisuất làm hạn chế việc hình thành và phát triển của các công cụ tài chính trên thị trường, vì các TCTD áp dụng phổ biến là lãisuất cố định, chưa có thước đo để áp dụng lãisuất linh hoạt. Trần lãisuất được điều chỉnh theo xu hướng giảm thấp để hỗ trợ cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh nhưng lại làm cho chênh lệch giữa lãisuất cho vay và huy động của các TCTD bị giảm thấp (dưới 0.2% tháng), nhiều tổ chưc tín dụng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Cơ chế trần lãisuất áp dụng cho cả đồng Việt Nam với lãisuất ngoại tệ trong nước, lãisuất ngoại tệ trong nước với lãisuất trên thị trường quốc tế trỏ nên kém linh hoạt, cản trở việc huy động vốn từ nước ngoài và sự thua thiệt cho doanh nghiệp và TCTD Việt Nam. II. TỰDOHOÁLÃISUẤT TỪNG BƯỚC TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2002 1. CẢI CÁCH TỰDOHOÁLÃISUẤT BƯỚC BA: CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃISUẤT CƠ BẢN THAY CHO LÃISUẤT TRẦN Cơ chế điều hành lãisuất cơ bản Để phù hợp với xu hướng đổi mới hoạt động ngân hàng và trên cơ sở luật Ngân hàng nhà nước từ tháng 8/2000-5/2001, NHNN đã thực hiện cơ chế điều hành lãi xuất theo luật NHNN (cơ chế điều hành lãisuất cơ bản) thay cho cơ chế lãisuất trần. Theo cơ chế này, NHNN công bố lãisuất cơ bản hằng tháng. + Ngân hàng Nhà nước công bố lãisuất cơ bản là lãisuất cho vay của các NHTM áp dụng đối với khách hàng tốt nhất và một biên độ thích hợp thể hiện bằng số phần trăm tuyệt đối. Lãisuất cho vay và huy động của TCTD gắn với lãisuất cơ bản của NHNN. + Biên độ trên được quy định hợp lý để đảm bảo cho các tổ chức tín dụng ấn định lãisuất một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện kinh doanh và mức độ rủi ro cụ thể, đồng thời NHNN kiểm soát được lãisuất cho vay. Biên độ trên phân biệt đối với lãisuất áp dụng giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, giữa các loại hình TCTD (trừ QTDND cơ sỏ) mà chỉ quy định có sự phân biệt giữa lãisuất ngắn hạn và lãisuất trung hạn, dài hạn. Biên độ trên bao gồm cả các khoản phí liên quan đến khoản vay nhằm tránh việc TCTD lợi dụng thu phí để nâng lãisuất cho vay lên quá mức biên độ cho phép. Trên nguyên tắc trên, các TCTD được phép cộng thêm biên độ, đối với cho vay ngắn hạn cộng 0,3% tháng, cho vay trung và dài hạn cộng 0,5% tháng, đối với lãisuất ngoại tệ theo lãisuất SIBOR cộng với biên độ. Và đến tháng 6/2001, lãisuất ngoại tệ đã được tựdo hóa, mức cho vay và huy động ngoại tệ đều do các NHTM tự quyết định theo cung vốn trên thị trường, riêng lãisuất tiền gửi bằng ngoại tệ của các DN tại NHTM, và tiền gửi ngoại tệ của các NHTM tại NHNN chưa được tựdohoá mà nhằm khuyến khích các DN bán ngoại tệ cho các NHTM không gửi ngoại tệ ra nước ngoài. Bảng 4: Mức lãisuất cơ bản 8/2000 – 7/2002 Thời điểm Mức lãisuất cơ bản 8/2000 – 2/2001 0,750 3/2001 0,725 4-5/2001 0,700 6-9/2001 0,650 10/2001 – 7/2002 0,600 Nguồn NHNN Cơ chế giới hạn biên độlãisuất so với lãisuất cơ bản về bản chất không khác gì so với trần lãisuất áp dụng trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế mức trần (lãi suất cơ bản cộng biên độ) được định ở mức cao hơn so với trần lãisuất theo cơ chế cũ rất nhiều.Thực tế lãisuất cho vay của ngân hàng luôn thấp hơn giới hạn biên độ cho phép. Trước thời điểm áp dụng lãisuất cơ bản, lãisuất cho vay bình quân của bốn NHTM quốc doanh đã kịch trần (0,85% tháng). Thực tế là trong năm 1999, các NHTM không theo kịp 5 đợt hạ trần lãisuất của NHNN, lãisuất cho vay ngắn hạn bình quân vượt trên trần lãi suất. Từ tháng 8/2000, lãisuất cơ bản được đặt ở mức mà khi cộng biên độ 0,3% tháng đã cao hơn hẳn lãisuất cho vay thực tế. Như vậy, từ khi có cơ chế lãisuất cơ bản, các ngân hàng đã bắt đầu ấn định lãisuất trên cơ sỏ thoả thuận với khách hàng (Biên độlãisuất cơ bản không hạn chế lãisuất , ít nhất là ở khu vực thành thị. Còn ở khu vực nông thôn, việc áp dụng lãisuất thoả thuận giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng đã được thực thi trong thời gian dài). Một điểm đáng chú ý nữa là lãisuất cho vay của các NHTM, mặc dù luôn cao hơn lãisuất cơ bản, nhưng thay đổi theo lãisuất cơ bản. Trong năm 2000 và 2001, cả hai mức lãisuất này đều giảm. Nhưng trong thời gian đó, lãisuất tiền gửi lại tăng lên. Cạnh tranh giữa các ngân hàng đã dẫn tới gia tăng lãisuất huy động vốn, nhưng lãisuất chovay vẫn không tăng và nằm trong biên độlãisuất cơ bản. Chênh lệch lãi suất, do vậy, đã giảm đi rõ rệt. Ý kiến bình luận Có ba ý kiến khác nhau bình luận về cơ chế điều hành lãisuất bằng lãisuất cơ bản của NHNN. Ý kiến thứ nhất cho rằng lãisuất cơ bản cộng với biên độ không khác gì với trần lãisuất trước đây và, do vậy, sẽ không tạo ra tác động gì nhiều tới các mức lãisuất cũng như hành vi huy động và cho vay vốn của các ngân hàng. Đặc biệt, chính sách này cũng như trần lãi suất, hoàn toàn loại bỏ những người vay vốn nhỏ (như tiểu thương, hộ sản suất nhỏ và cá nhân) ra khỏi thị trường tài chính chính thức. Đó là do chi phí cho vay các đối tượng này thường lớn hơn nên không thể cho vay trong khuôn khổ trần lãisuất hay lãisuất cơ bản cộng biên độ. Ý kiến thứ hai nhấn mạnh tính tích cực của cơ chế lãisuất cơ bản. Trong phạm vi biên độ cho phép, các ngân hàng giờ đây có thể định mức lãisuất cho vay khác nhau tuỳ theo mức độ rủi ro, chứ không còn áp dụng một mức chung cho tất cả các khách hàng như trước đây. Như vậy cạnh tranh trong hệ thống các TCTD sẽ gia tăng và hiệu quả phân bổ vốn cũng sẽ được cải thiện. Hơn nữa, lãisuất cho vay thực tế của ngân hàng mặc dù không đụng tới biên độ nhưng có xu hướng thay đổi cùng với mức lãisuất cơ bản. Thực ra, NHNN trong nhiều trường hợp đã thay đổi lãisuất cơ bản theo tình hình thay đổi của lãisuất trên thị trường. Đây là tín hiệu để có thể tiến tới tựdohóa hoàn toàn lãi suất. Ý kiến thứ ba lại mang tính bi quan trước cơ chế lãisuất mới. Theo ý kiến này, việc các ngân hàng được tựdo định đoạt lãisuất trong khi các DNNN chậm đổi mới sẽ chỉ làm trầm trọng thêm quan hệ tài chính vốn không được lành mạnh giữa hai thực tế này. Đó là vì, ngân hàng sẽ sẵn sàng cho những doanh nghiệp mà nhà nước được chính phủ bảo lãnh ngầm vay vốn với lãisuất trong khoảng 0,6-0,65% tháng trong khi khu vực tư nhân có thể phải trả lãisuất tới 0,75-0,8% tháng vì các ngân hàng coi cho khu vực này vay vốn là rủi ro hơn. Ưu diểm và nhược điểm Ưu điểm Cơ chế điều hành lãisuất cơ bản phù hợp với điều kiện thực tế thời kỳ 2000- 2001; Cơ chế điều hành lãisuất mới vừa có yếu tố thị trường, vừa có yếu tố quản lý nhà nước. [...]... 2002, tựdohoálãisuấtthực sự đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi bức xúc về cung cầu vốn của nền kinh tế Một số quan điểm ủng hộ tựdohoálãisuất hy vọng rằng lãisuất giờ đây lãisuất sẽ phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường vốn vay Hơn thê nữa, khi lãisuất cơ bản chỉ còn tính chất tham khảo thì các ngân hàng hoàn toàn có thể cho các đối tượng kinh doanh nhỏ hay nông dân vay với lãi suất. .. Nhóm lãisuất thứ hai liên quan tới điều hành chính sách tiền tệ do NHNN công bố bao gồm lãisuất chiết khấu, lãisuất tái cấp vốn, lãisuất cho vay qua đêm, lãisuất định hướng thị trường liên ngân hàng, lãisuất nghiệp vụ thị trường mở Nhìn thoáng qua, sự hình thành lãisuất như trên đã cho thấy lãisuất giờ đây đã được xác định theo những tín hiệu của thị trường Tuy nhiên, cơ chế điều hành lãi suất. .. là điều chưa hợp lý, vì lãisuất huy động bình quân của TCTD phải > lãisuất trúng thầu TPKB thì mới bảo đảm cho TCTD bảo toàn vốn và khuyến khích TCTD đầu tư chứng khoán, tăng hàng hoá cho nghiệp vụ thị trường mở _ Hiện nay, NHNN điều hành lãisuất thông qua các loại lãisuất như lãisuất cơ bản, lãisuất tái chiết khấu, lãisuất tái cấp vốn, lãisuất trên thị trường mở và lãisuất liên ngân hàng qua... HÀNH LÃISUẤT THEO CƠ CHẾ LÃISUẤT THOẢ THUẬN Tựdohóalãisuất Vào tháng 11 năm 2001, trần lãisuất cho vay ngoại tệ được xoá bỏ, từđó cho phép những người vay ngoại tệ trong nước thương lượng lãisuất với cac ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài Vào tháng 6 năm 2002, lãisuất được tựdohoá hoàn toàn với việc các ngân hàng được phép xác định lãisuất chovay trên cơ sở tự định và thương lượng... Nguồn NHNN Các mức lãisuất nói trên là lãisuất bình quân _ Nhịp độ và biên độ giữa lãisuất thị trường tiền gửi, tín dụng với lãisuất thên thị trường nội tệ liên ngân hàng không đồng thời Hiện nay, tuy NHNN đã hình thành tương quan hợp lý về lượng (lãi suất cho vay ngắn hạn > lãisuất nội tệ liên ngân hàng > lãisuất trúng thầu TPKB), nhưng lãisuất huy động ngắn hạn của các TCTD < lãisuất trúng thầu... Việt Nam” Những người ủng hộ tự dohoá lãi suất cũng không coi việc quy định biên độlãisuất cho vay so với lãisuất cơ bản là nguyên nhân dẫn tới tình trạng gia tăng lãisuất Theo họ, sự gia tăng lãisuất phản ánh tình trạng khan hiếm vốn vay trong năm 2002, và thực tế là lãisuất đã tăng trước quyết định tự dohoá lãi suất nhiều tháng Trong năm 2001 và 2002, nguồn vốn của các ngân hàng không đáp ứng... các loại lãisuất còn lỏng lẻo, nhiều khi tách rời nhau, biến động chưa phù hợp cơ chế lãisuất thị trường: vai trò điều tiết lãisuất thị trường của lãisuất trên nghiệp vụ thị trường mở còn rất hạn chế Có thể nói, cơ chế lãisuất hiện nay là phức tạp và chưa đủ sức hướng dẫn lãisuất thị trường _ Tuy NHNN đã lựa chọn lãisuất thị trường mở là lãisuất định hướng và bước đầu xây dựng khung lãi suất, ... lãisuất cho vay thực tế của ngân hàng mặc dù không đụng giới hạn biên độ nhưng có xu hướng thay đổi cùng với lãisuất cơ bản Thực ra, NHNN trong nhiều trường hợp đã thay đổi lãisuất cơ bản theo những diễn biến thay đổi lãisuất trên thị trường Đây là tín hiệu có thể tiến tới tự dohoá hoàn toàn lãisuất Mặc dù vậy, những ý kiến tỏ ra quan ngại về lãisuất cơ bản lại cho rằng lãisuất cơ bản cộng... chất Lãisuất ngoại tệ vẫn chưa tự dohoá lãi suất hoàn toàn Lãisuất tiền gửi bằng ngoại tệ của cac doanh nghiệp tại các NHTM và lãisuất tiền gửi bằng ngoại tệ của các NHTM tại NHNN vẫn còn do NHNN quy định Việc khống chế này nhằm mục đích khuyến khích các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho các NHTM va các NHTM không gửi ngoại tệ ra nước ngoài Tác động của tự dohoá lãi suất đối với nền kinh tế còn chưa... độ trễ cũng như mức độ phản ứng Thực tế cho thấy mối quan hệ giữa các loại lãisuất chủ đạo rất lỏng lẻo và không được phối hợp một cách hiệu quả trên cơ sở xác định chức năng rõ ràng cho từng loại lãisuất Bảng 5: Quan hệ giữa lãisuất thị trường tiền tệ với lãisuất tái cấp vốn, lãisuất chiết khấu, lãisuất thị trường mở, lãisuất đấu thầu tín phiếu kho bạc Năm Lãisuất tái cấp vốn 1995 1996 1997 . THỰC TRẠNG TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT A. QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT I. KHU VỰC TÀI CHÍNH VÀ TIẾN TRÌNH TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT TRƯỚC NĂM 2000. nhập và tự do hoá tài chính một cách thực chất. Lãi suất ngoại tệ vẫn chưa tự do hoá lãi suất hoàn toàn. Lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của cac doanh