1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tự do hóa lãi suất ở Việt nam- Thực trạng và giải pháp

59 1,1K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 425,5 KB

Nội dung

Tự do hóa lãi suất ở Việt nam- Thực trạng và giải pháp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế của hệ thống Ngân hàng Việt Nam

là một vấn đề mang tính chiến lược và là xu thế phát triển tất yếu trong nềnkinh tế hiện đại Trong quá trình này lãi suất là biến số kinh tế quan trọng,biến động không ngừng và cần được “tự do hoá” trong nền kinh tế thị trườnghiện nay Việc theo dõi và nghiên cứu về tự do hoá lãi suất là cần thiết trongthời điểm hiện nay khi nền kinh tế nước nhà đang đứng trước cánh cửa hội

nhập Thông qua đề tài “Tự do hoá lãi suất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” xin được phản ánh một cái nhìn tổng quan về tiến trình này ở

nước ta, những thành tựu cũng như thiếu sót Đề tài mong đóng góp mộtphần nào đó kiến thức về tiến trình tự do hoá lãi suất cũng như những biệnpháp để xây dựng một nền tảng lãi suất hoàn thiện hơn trong tương lai

Bố cục của đề tài được chia làm 3 phần lớn :

_ Phần 1 đề cập tới cơ sở lý luận và những khái niệm cần biết về tự dohoá lãi suất

_ Phần 2 phản ánh thực trạng tiến trình tự do hoá lãi suất đã và đang đượcdiễn ra ở nước ta

_ Phần 3 là giải pháp và đề xuất trong thời gian tới

Đề án được viết dựa trên kiến thức bản thân cùng với tham khảo các loạitài liệu nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp ý

để đề án được hoàn thiện hơn

Xin trân thành cảm ơn cô giáo Lê Phong Châu đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này

Trang 2

PHẦN I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT

Lãi suất là một trong những biến số kinh tế được theo dõi một cách chặtchẽ nhất trong nền kinh tế Diễn biến của lãi suất có tác động rất lớn tới sứckhoẻ của nền kinh tế Nó ảnh hưởng tới quyết định tài chính của các cá nhântrong xã hội, các quyết định đầu tư….Lãi suất cũng được đánh giá là mộttrong những công cụ hữu hiệu trong chính sách tài chính tiền tệ của quốcgia Trong thời đại mới đòi hỏi các nền kinh tế phải mở cửa hội nhập trong

đó tự do hoá tài chính là tất yếu trong đó tự do hoá lãi suất chính là mộttrong những nội dung quan trọng Để tìm hiểu rõ về vấn đề này và cụ thể làthực trạng tự do hoá lãi suất đã và đang diễn ra ở nước ta, chúng ta hãy bắtđầu từ những vấn đề cơ bản về lãi suất

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT

1 KHÁI NIỆM

Trong hoạt động ngân hàng tài chính, chúng ta sẽ thấy một khái niệmđược gọi là “lãi suất hoàn vốn”, đây chính là thước đo chính xác nhất của

“lãi suất ” Khi dùng đến thuật ngữ lãi suất có nghĩa là chúng ta ám chỉ do

là lãi suất hoàn vốn

Có nhiều phương pháp chung để tính toán lãi suất nhưng quan trọng nhất

là lãi suất hoàn vốn, một lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanhtoán nhận được theo một công cụ nợ với giá trị hôm nay của công cụ đó Vìkhái niệm tiềm ẩn trong việc tính lãi suất hoàn vốn có một ý nghĩa tốt về mặtkinh tế, các nhà kinh tế coi nó là phép đo lãi suất chính xác nhất Ở phạm vi

đề tài này chúng ta tạm thời không bàn đến các phương pháp đo lãi suất màxin được làm rõ các khía cạnh về phân loại lãi suất và các nhân tố ảnh hưởngtới lãi suất để làm cơ sở cho việc nghiên cứu tự do hoá lãi suất

2 PHÂN LOẠI LÃI SUẤT

Có rất nhiều cách phân loại lãi suất, dưới đây xin được đi vào một số cáchphân loại chủ yếu:

2.1 Phân loại theo nguồn sử dụng :

Theo tiêu thức này lãi suất được chia làm 2 loại

_ Lãi suất huy động: là loại lãi suất quy định tỉ lệ lãi phải trả cho các hìnhthức nhận tiền gửi của khách hàng Để đảm bảo sự công bằng, trong nềnkinh tế thị trường, về mặt kinh tế, việc xác định các loại lãi suất huy độngkhác nhau chỉ căn cứ vào đối tượng huy động (tiền hay vật đảm bảo có giátrị) và thời hạn huy động

Trang 3

_ Lãi suất cho vay: là loại lãi suất quy định tỷ lệ lãi mà người đi vay phảitrả cho người cho vay

Về lý thuyết, các mức lãi suất cho vay khác nhau được căn cứ vào tỷ suấtlợi nhuận bình quân của đối tượng đầu tư và thời hạn cho vay Tuy nhiên,với ý nghĩa là một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều đó không phảibao giờ cũng đúng, vì nó còn tuỳ thuộc vào mục tiêu chính trị, xã hội củamỗi quốc gia trong từng thời kỳ

Công thức lý thuyết:

2.2 Phân loại theo giá trị thực:

Theo tiêu thức này lãi suất chia làm 2 loại:

_ Lãi suất danh nghĩa: là loại lãi suất được xác định cho một kỳ hạn gửi hoặc vay, thể hiện trên quy ước giấy tờ thoả thuận trước

Theo Frederic S.Miskin, trong điều kiện có lạm phát, lãi suất danh nghĩakhông phản ánh giá trị thật của số lãi nhận được hoặc trả Trong điều kiện cólạm phát cao, thời gian càng dài thì sức mua của các khoản lãi càng giảm đimột cách vô hình

_ Lãi suất thực: là loại lãi suất xác định giá trị thực của khoản lãi được trảhoặc thu được

Theo Irving Fisher, một chuyên gia kinh tế lớn của thế kỷ XX cho rằng: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát dự đoán Các nhà kinh tế học thường sử dụng 2 phương pháp để dự đoán về lạmphát

+ Phương pháp 1: Lạm phát được dự đoán trên cơ sở xem xét tỷ lệ lạmphát trong quá khứ

+ Phương pháp 2: Lạm phát được dự đoán trên cơ sở phân tích và vậndụng thực tế

Sự phân biệt giữa lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa có ý nghĩa rất quantrọng Bởi lẽ, đối với người có tiền, nhờ đoán biết được lãi suất thực mà họquyết định nên gửi tiền vào ngân hàng hay mang đi kinh doanh trực tiếp.Còn đối với người cần vốn, nếu dự đoán được tương lai có lạm phát và trongsuốt thời gian đó lãi suất cho vay không đổi hoặc có tăng nhưng tốc độ tăngkhông bằng lạm phát thì họ có thể yên tâm vay để kinh doanh mà không sợ

lỗ vì trượt giá khi trả nợ

Lãi suất

Lãi suất huy động

Chi phí

Rủi ro tối thiểu

Lợi nhuận

Trang 4

Chính sách lãi suất thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa ảnh hưởng đếnđầu tư, đến việc tái phân phối thu nhập giữa con nợ và chủ nợ, sự lưu thông

về vốn ngắn hạn giữa các nước khác nhau

Ngân hàng chỉ thực sự thúc đẩy tích luỹ khi đưa ra được chính sách lãisuất thực dương Lãi suất như vậy mới có thể khuyến khích người ta tiếtkiệm, hạn chế tiêu dùng hiện tại, mặt khác làm cho tài sản ít sinh lợi trở nênkém hấp dẫn và ít được ưa thích hơn Nhờ đó nguồn vốn tiềm tàng trong xãhội dễ được huy động và biến thành khoản đầu tư thực sự thúc đẩy tăngtrưởng của nền kinh tế, đẩy lùi lạm phát

2.3 Phân loại theo độ dài thời gian:

Cơ sở của cơ chế lãi suất này là ở chỗ thời gian thuê vốn (cả huy động và

cho vay) càng dài thì lợi nhuận làm ra càng nhiều, đồng thời tính rủi ro mấtvốn cũng càng cao Vì vậy, mối quan hệ giữa các loại lãi suất này như sau: _ Lãi suất huy động dài hạn cao hơn lãi suất huy động ngắn hạn

_ Lãi suất cho vay trung hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suấtcho vay dài hạn cao hơn lãi suất cho vay trung hạn

Tuy nhiên trên thực tế, chính phủ cũng dùng công cụ lãi suất để góp phầnđiều chỉnh cơ cấu nền sản xuất xã hội trong những giai đoạn nhất địnhChẳng hạn, đối với những nước mới thoát khỏi chiến tranh, kinh tế khủnghoảng, Chính phủ ban hành một chính sách lãi suất trong đó lãi suất cho vaydài hạn lãi thấp hơn lãi suất cho vay ngắn hạn nhằm khuyến khích việc xâydựng cơ sở hạ tần, kiến thiết nền sản xuất xã hội nhanh hơn

2.4 Phân loại theo loại tiền:

Đó là lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ Mối quan hệ giữa lãi suất ngoại tệ

có ảnh hưởng đến việc khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu

Để khuyến khích xuất khẩu, người ta thường áp dụng cơ chế lãi suất ngoại

tệ trong cho vay thấp hơn, trong huy động cao hơn so với lãi suất nội tệ vàngược lại

Tuy nhiên, vấn đề xuất khẩu mạnh hay nhập khẩu mạnh còn tuỳ thuộc vàonhiều yếu tố khác, trong đó có chính sách tỷ giá chi phối

2.5 Phân loại theo phương pháp tính lãi:

Theo cách phân loại này lãi suất được chia làm 2 loại

Tỷ lệ lạm phát được dự đoán

Trang 5

Lãi đơn (Simple interest rate)

Là tỷ lệ theo năm, tháng, ngày của số tiền lãi so với số tiền vay ban đầu không gộp lãi vào tiền vay ban đầu để tính lãi thời hạn kế tiếp

P : Số tiền vay ban đầu

F : Số tiền vốn và lãi thu về trong tương lai

n : Thời hạn tín dụng

i : Lãi suất đơn (trên đơn vị thời hạn tín dụng)

Lãi suất kép (Compuond Interest)

Là tỷ lệ theo năm, tháng, ngày của số tiền lãi so với số tiền vay, số tiềnvay này tăng lên do có gộp lãi qua từng thời kỳ cho vay (lãi mẹ đẻ lãi con)

P : Số tiền vay ban đầu

Fn : Số tiền vốn và lãi thu về trong tương lai

(1 + i)n - 1

I =

n

Trang 6

3 LÃI SUẤT HOÀ VỐN BÌNH QUÂN

Lãi suất hoà vốn bình quân là mức lãi suất cho vay chung mà tại đó tổng

số lãi thu được từ việc cho vay nhiều nguồn khác nhau theo các mức lãi suấthoà vốn tương ứng khác nhau sẽ vừa đủ để trả tổng số lãi phải trả từ cácnguồn huy động

Trong những điều kiện bình thường, người ta thường áp dụng phươngpháp bình quân gia quyền để tính lãi suất hoà vốn bình quân

Với :

Ai : Các loại vốn huy động từ 1 đến i

ri : Lãi suất hoà vốn của loại i

Rbq : Lãi suất hoà vốn bình quân

Li : Lãi huy động nguồn i

(i =1n)

Trong thực tế, lãi suất hoà vốn bình quân (Rbq) thường cao hơn theo côngthức trên vì lý do số vốn huy động được (các Ai) không phải được cho vayhoàn toàn do 2 nguyên nhân:

_ Thứ nhất, phải nộp một tỷ lệ nhất định trên toàn bộ số vốn huy động vàoNHTW theo quy định về nộp dự trữ bắt buộc, đồng thời còn phải để lại tạiquỹ một tỷ lệ nhất định phòng bất ổn trong cán cân thanh toán của TCTD đó _ Thứ hai, không phải ngân hàng nào và không phải lúc nào toàn bộ số vốnkhả dụng đều được cho vay hết, do việc cho vay còn lệ thuộc vào nhu cầuvay vốn của xã hội

Lãi suất hoà vốn bình quân chịu ảnh hưởng của 4 nhân tố:

+ Mức lãi suất huy động từng nguồn

+ Cơ cấu nguồn vốn huy động

+ Tỷ lệ số vốn khả dụng

+ Nhu cầu vay thực tế của nền kinh tế

Trong phân tích tài chính của các TCTD, việc nghiên cứu xác định lãi suấthoà vốn bình quân có ý nghĩa thực tiễn về nhiều mặt: làm cơ sở tính toán

 Ai riRbq =

 Ai

Li

ri =Ai

Trang 7

mức lãi suất cho vay tối thiểu, giảm bớt lãi suất cho vay bằng cách giảm lãisuất huy động từ nguồn huy động hoặc chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồnvốn huy động để giảm bớt số lãi phải trả, mở rộng phạm vi tín dụng, tậndụng cho vay hết số vốn khả dụng…

4 PHÂN LOẠI LÃI SUẤT TÍN DỤNG

Lãi suất tín dụng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các công cụchính sách và vì vây phân loại lãi suất tín dụng có ý nghĩa về mặt thực tế.Căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau có thể phân chia lãi suất tín dụngthành các nhóm sau:

_ Căn cứ vào nghiệp vụ Huy động vốn:

+ Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn

+ Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn

+ Lãi suất tiết kiệm

+ Lãi suất các loại giấy tờ có giá

_ Căn cứ vào nghiệp vụ Sử dụng vốn:

+ Lãi suất chiết khấu các giấy tờ có giá

+ Lãi suất cầm cố

+ Lãi suất cho vay bằng tiền

+ Lãi suất cho vay ưu đãi

_ Căn cứ Quan hệ điều tiết vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng

+ Lãi suất cơ bản: là lãi suất do NHTW công bố làm cơ sở cho cácTCTD ấn định lãi suất kinh doanh Dựa trên lãi suất cơ bản và biên độ doNHTW ấn định, các TCTD xác định mức lãi suất kinh doanh phù hợp Điềunày tạo nên lợi thế cạnh tranh và giải quyết hợp lý mối quan hệ lợi ích giữacác chủ thể tham gia, vừa bảo đảm ngân hàng kiểm soát được lãi suất thịtrường

+ Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất cho vay ngắn hạn mà NHTW ápdụng với NHTM thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu giấy tờ có giá

+ Lãi suất thị trường liên ngân hàng: là lãi suất cho vay giữa cácNHTM trên thị trường tiền tệ

_ Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất thì có hai loại là lãi suất thực và lãisuất danh nghĩa như đã nêu ở trên

5.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT

5.1 Mức cung cầu tiền tệ

Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để giao dịch thanh toán trênthị trường Các nhà kinh tế đã định nghĩa M là tiền giao dịch bao gồm: M1 làtổng số tiền kim khí và tiền giấy lưu thông bên ngoài ngân hàng cộng vớitiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng séc và định nghĩa rộng hơn M2 bao

Trang 8

gồm những tài sản như tài khoản tiền gửi tiết kiệm ngoài tiền kim khí, tiềngiấy và tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng séc

Quyền kiểm soát mức cung tiền tệ được dành riêng cho Chính phủ, bởi vìhạn chế mức cung tiền tệ là điều cần thiết để tiền có giá trị

Nhân dân và các doanh nghiệp cần tiền để làm phương tiện giao dịch, traođổi mua bán hàng hoá, dịch vụ…Các nhân tố này hợp thành mức cầu về tiền

Công chúng muốn giữ lượng tiền M1 khác nhau ở mức lãi suất khác nhau,lãi suất thấp thì số tiền dôi ra lớn hơn

Giao điểm giữa cung và cầu trên đồ thị xác định lãi suất cân bằng Đây làmức lãi suất ở điểm số lượng tiền do NHTW đề ra làm mục tiêu phù hợp với

số tiền mà công chúng muốn nắm giữ

Sự thay đổi cung cầu tiền tệ sẽ ảnh hưởng tới lãi suất

(H1): Đồ thị biểu diễn mối quan hệ cung cầu tiền tệ và lãi suất

Khi NHTW muốn kiềm chế lạm phát, sẽ thực hiện một chính sách thắt chặttiền tệ thông qua các công cụ của nó (thay đổi tăng mức dự trữ bắt buộc,giảm lãi suất chiết khấu, giảm hạn mức tín dụng) Mức cung tiền tệ sẽ giảm

đi, đường SS dịch chuyển sang trái S’S’, lãi suất tăng Trên đồ thị lãi suất từ(i) chuyển sang (iA)

Lãi suất tăng, mức đầu tư sẽ giảm, mức cầu tiền tệ giảm, các nhà doanhnghiệp và các gia đình sẽ cắt giảm lượng tiền mặt và tài khoản séc của họ,

Trang 9

đường DD sẽ dịch chuyển về bên trái tạo thành D’D’ Điểm giao nhau giữaS’S’ với D’D’ tại điểm A’’ với mức lãi suất cân bằng mới (iA’).

(H2): Ảnh hưởng cung cầu tiền tệ đến lãi suất

Ngược lại, khi NHTW lo sắp có suy thoái, sẽ tăng mức cung cầu tiền tệbằng việc bơm tiền ra lưu thông qua các công cụ chính sách tiền tệ Lãi suất

có xu hướng giảm xuống Tín dụng trở nên dồi dào hơn, lãi suất trên đồ thịchuyển từ (i) sang (iB) Kết quả là việc tiến hành các dự án đầu tư mới trởnên có lợi hơn, số tiền chi tiêu về nhà máy, thiết bị, kho hàng tăng lên, ngườitiêu dùng có khuynh hướng mua nhiều hàng hơn, chính quyền địa phươngtăng ngân sách xây dựng trường học, đường xá Vốn đầu tư tăng tổng mứccầu tăng lên, dịch đường DD sang phải tạo ra thăng bằng trên thị trường mới(H3)

Ngoài ra những thay đổi dự định trong tổng cầu tiền tệ (không phải do sựthay đổi trong mức giá cả, tổng sản phẩm, hoặc lãi suất gây nên), cũng ảnhhưởng dến lãi suất cân bằng Ví dụ một cuộc sụp đổ tài chính hàng loạt xảy

ra làm cho nhiều công ty phá sản, trái khoán trở thành một tài sản bị nhiềurủi ro nhiều hơn, dân chúng muốn chuyển từ việc giữ trái khoán sang giữtiền, họ sẽ giữ nhiều tiền hơn với mọi lãi suất và mọi sản phẩm Kết quả cầutiền tệ tăng lên, đường DD dịch chuyển sang phải trên đồ thị, lãi suất tănglên và ngược lại

A A’

(%năm)

Trang 10

(H3): Ảnh hưởng cung cầu tiền tệ đến lãi suất

Nghiên cứu nhân tố cung cầu tiền tệ tác động qua lại đến lãi suất có một ýnghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Khi nào thìNHTW bơm tiền ra lưu thông về để điều chỉnh lãi suất thị thị trường mộtcách hợp lý, trên cơ sở đó ổn định thị trường, thúc đẩy sự tăng trưởng cuẩnền kinh tế, giảm lạm phát

Trang 11

trước, khi lạm phát dự tính tăng lên, chi phí thực của việc đi vay tiền giảmxuống, kích thích người ta di vay hơn là cho vay.

Người đi vay sẽ kiếm được khoản thu lợi do giá hàng hoá được mua bằngtiền đi vay sẽ tăng lên, đường Do dịch chuyển sang phải tạo thành D1 Docầu quỹ cho vay tăng, lãi suất tăng

Một sự giảm xuống của cung và một sự tăng lên của cầu đối với quỹ chovay sẽ đẩy lãi suất tăng từ io đến i1

Theo Friedman, ông cho rằng trong mọi trường hợp tỷ lệ lạm phát của mộtnước là cực kỳ cao trong bất cứ thời kỳ kéo dài nào, thì tỷ lệ tăng trưởng củacung ứng của cung ứng tiền tệ là cực cao

(H4): Mối quan hệ giữa lạm phát ảnh hưởng đến quỹ cho vay và lãi suất

Tóm lại: khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất tăng Điều này có một ý nghĩaquan trọng trong việc dự đoán lãi suất khi nền kinh tế có xu hướng lạm pháttăng Trên cơ sở đó có một chính sách lãi suất hợp lý Khi lạm phát cao, Nhànước cần phải nâng lãi suất dang nghĩa, đảm bảo cho lãi suất thực dương,hoặc Nhà nước tung vàng và ngoại tệ ra bán để kiềm chế lạm phát

Nhiều nhà kinh tế đã khuyến nghị rằng cuộc chiến chống lạm phát nhấtđịnh sẽ thất bại nếu chúng ta muốn hạ thấp lãi suất

Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam vào những năm 1985 – 1988 khi lạmphát đã ở mức ba con số song lãi suất danh nghĩa vẫn còn rất thấp, đã ảnhhưởng xấu đến nền kinh tế và càng đẩy lạm phát tăng nhanh

S1

So

Do

D1 i1

io

Lãi suất

Tiền vay

Trang 12

_ Ảnh hưởng đến cầu tiền vay: khi nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhất

là trong giai đoạn phát đạt của một chu kì kinh doan, các công ty càng cónhiều ý định vay vốn và tăng số dư nợ nhằm tài trợ cho các cuộc đầu tư đượctrông đợi là sinh lợi Cầu tiền vay tăng lên, đường cầu dịch chuyển về bênphải, lãi suất có xu hướng tăng lên

_ Khi đường cung và đường cầu tiền vay dịch về bên phải, sẽ đạt một điểmcân bằng mới trên sơ đồ về phía bên phải (H5) Tuy nhiên, nếu đường cungdịch chuyển nhiều hơn đường cầu thì lãi suất cân bằng mới có xu hướnggiảm xuống Ngược lại, nếu đường cầu dịch nhiều hơn đường cung thì lãisuất cân bằng mới tăng lên

(H5): Mối quan hệ giữa ổn định kinh tế với lãi suất

Ý nghĩa khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố trên:

Trong nền kinh tế ổn định và có xu hướng phát triển, Nhà nước nên sửdụng các công cụ lãi suất để tăng vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần phát

Lãi suất

Do D1

S1 So

i1

io

Quỹ cho vay

Trang 13

triển cho sự cân đối của nền kinh tế, đặc biệt từ các nguồn vốn trên thịtrường trái khoán.

5.4 Các chính sách của Nhà nước

Mục tiêu của một nền kinh tế phát triển là:

_ Tạo ra sản lượng cao, tăng nhanh chóng tổng sản phẩm quốc dân

_ Đạt tỷ lệ người có công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp

_ Đảm bảo ổn định giá cả trong điều kiện thị trường tự do hoạt động

_ Cân bằng xuất nhập khẩu

Để đạt được mục tiêu trên, Nhà nước phải sử dụng các công cụ bằng cácchính sách có thể điều chỉnh tốc độ và phương hướng của hoạt dộng kinh tế Quá trình thực hiện các chính sách của Nhà nước, đều tác động lãi suấtcân bằng trên thị thị trường

Khi chi tiêu của Chính phủ tăng trực tiếp làm tăng tổng cầu, đường cầudịch chuyển về bên phải, khi Chính phủ giảm thuế, làm cho nhiều thu nhậphưon được sẵn sàng để chi tiêu và làm tăng tổng sản phẩm bằng cách tăngchi tiêu tiêu dùng Mức cao hơn của tổng sản phẩm làm tăng lượng cầu tiền

tệ, đường cầu dịch chuyển về bên phải, lãi suất tăng

Ngoài ra thuế còn có thể tác động đến mức sản lượng tiềm năng, chẳnghạn việc giảm thuế đánh vào thu nhập từ đầu tư mới làm cho cácc ngànhtăng đầu tư vào máy móc, nhà máy, tổng sản phẩm tiềm năng được tăng lên,tăng lượng cầu tiền tệ, đường cầu dịch chuyển về bên phải, lãi suất tăng lên

Chính sách tiền tệ

Với tư cách NHTW của các ngân hàng, NHTW thực hiện vai trò chỉ huyđối với toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia Với công cụ lãi suất,NHTW có thể điều tiết nền kinh tế vĩ mô bằng các phương pháp sau:

_Ngân hàng có thể quy định lãi suất cho thị trường, chủ động điều chỉnhlãi suất để điều chỉnh tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, hạn chếhoặc mở rộng hoạt động tín dụng nhằm đạt được mục tiêu giảm lạm phát vàtăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ

_ NHTW thực hiện chính sách lãi suất tái chiết khấu: NHTW tái chiếtkhấu các chứng từ do NHTM xuất trình với điều kiện ngân hàng phải trả mộtlãi suất nhất định do NHTW đơn phương quy định

Trang 14

Mỗi khi lãi suất chiết khấu thay đổi đều có xu hướng làm tăng hay giảmchi phí cho vay của NHTW đối với các NHTM và do đó khuyến khích hoặccản trở nhu cầu xin vay Vì vậy thông qua việc điều chỉnh lãi suất chiếtkhấu, NHTW có thể khuyến khích mở rộng hay làm giảm khối lượng tíndụng mà ngân hàng thương mại cấp cho nền kinh tế Do thay đổi lãi suấtchiết khấu NHTW có thể tác động gián tiếp vào lãi suất thị trường.

Một lãi suất chiết khấu cao hơn hay thấp sẽ làm thay đổi lượng vay củangân hàng, tức lượng tiền cung ứng của ngân hàng cho nền kinh tế và cuốicùng sẽ làm thay đổi mức lãi suất thị trường

_ NHTW thực hiện chính sách thị trường mở: có nghĩa là NHTW thựchiện việc mua bán giấy tờ có giá trên thị trường chứng khoán Nhiệm vụ củachính sách thị trường mở là điều hoà cung cầu về các chứng phiếu có giá đểtác động vào các NHTM trong việc cung ứng tiền tệ, cung ứng tín dụng Khi nền kinh tế đình đốn, sản xuất phát triển chậm, ngân hàng mua cácchứng khoán, tức bơm tiền vào lưu thông, lượng tiền lưu hành trên trên thịtrường xã hội tăng lên tạo ra các động lực gây giảm lãi suất, vì vậy kíchthích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất do tăng khả năng vay vốn Ngượclại, khi nền kinh tế đã phát triển đủ mạnh, ngân hàng bán các chứng khoán ra

và thu tiền vào Do lượng tiền trong lưu thông giảm, lãi suất lại tăng lên, nênnhiều xí nghiệp hạn chế vay đầu tư, kinh tế phát triển chậm lại

_ Ngân hàng tăng hoặc giảm mức dự trữ bắt buộc:

Khi tỷ lệ dự trữ tăng lên tức là NHTW quyết định giảm bớt vốn khả dụngcuẩ ngân hàng kéo theo những khó khăn ngân quỹ cho các ngân hàng, hạnchế tín dụng của ngân hàng và ngược lại Do đó cũng ảnh hưởng gián tiếpđến lãi suất trên thị trường

Chính sách thu nhập

Đó là chính sách về giá cả và tiền lương

Nếu mức giá cả giảm mà cung tiền tệ không thay đổi, giá trị của đơn vịtiền tệ theo giá trị thực tế tăng, bởi vì nó có thể dùng để mua nhiều hàng hoá

và dịch vụ hơn Do vậy cũng giống như ảnh hưởng của một sự tăng lên trongcung tiền tệ khi mức giá được cố định, làm lãi suất giảm

Ngược lại một mức giá cả cao hơn làm giảm cung tiền tệ theo giá trị thực

tế, làm tăng lãi suất

Như vậy một sự thay đổi về chính sách giá cả cũng làm thay đổi lãi suất Yếu tố cấu thành quan trọng nhất của chi phí sản xuất là chi phí tiềnlương, khi tiền lương tăng làm chi phí sản suất tăng, làm giảm lợi nhuận theođơn vị sản phẩm tại mỗi mức giá cả, giảm nhu cầu đầu tư, cầu tiền tệ giảm,lãi suất giảm

Trang 15

Chính sách tỷ giá

Chính sách tỷ giá bao gồm các biện pháp liên quan đến việc hình thànhquan hệ về sức mua giữa tiền của nước này so với ngoại tệ khác, nhất là đốivới các ngoại tệ có khả năng chuyển đổi

Tỷ giá sẽ tác động đến các quá trình sản xuất kinh doanh ca xuất nhậpkhẩu hàng hóa cảu một nước Khi Nhà nước tăng tỷ giá ngoại tệ sẽ làm tănggiá hàng nhập khẩu, dẫn đến tăng chi phí đầu vào của các xí nghiệp, giáhàng hoá trong nước tăng lên, lợi nhuận giảm, nhu cầu đầu tư giảm, cầu tiền

tệ giảm, lãi suất giảm Mặt khác, khi tỷ giá ngoại tệ tăng, lượng tiền cungứng để đảm bảo cân đối ngoại tệ cần chuyển đổi tăng lên, lãi suất giảm

Vì vậy , khi thấy đồng tiền nước mình sụt giá, NHTW sẽ theo đuổi mộtchính sách tiền tệ thắt chặt hơn, giảm bớt cung tiền tệ, nâng lãi suất trongnước, làm cho đồng tiền của mình vững mạnh

Khi tỷ giá ngoại tệ giảm, đồng tiền tăng giá, không kích thích xuất khẩu,nên công nghiệp trong nước có thể bị cạnh tranh của nước ngoài tăng lên,kích thích nhập khẩu Lượng cầu tiền tệ tăng do với một tỷ giá thấp, với mộtlượng vốn đầu tư nhất định, tài sản đầu tư sẽ nhiều hơn, kích thích đầu tưvào sản suất, lãi suất tăng lên Như vậy khi có một sự cạnh tranh giữa nềncông nghiệp trong nước với công nghiệp nước ngoài tăng lên, có thể sẽ gây

áp lực buộc NHTW phải theo đuổi một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao hơnnhằm hạ thấp tỷ giá

5.5 Cân đối ngân sách Nhà nước :

Những khoản thu của NHNN bắt nguồn chủ yếu từ nền kinh tế quốc dân

và trở lại phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Những khoản mụcthu chi ngân sách là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất

Mối quan hệ tác động theo hai hướng sau:

_ Khi thâm hụt (bội chi) ngân sách tăng sẽ dẫn đến tăng lãi suất

Thâm hụt ngân sách thường dưới hai hình thức: thâm hụt cơ cấu (chủ yếu

do chính sách chủ động tuỳ ý của Nhà nước) và thâm thụt theo chu kỳ (thâmthụt do đình trệ kinh tế qua khủng hoảng)

Để bù vào số thâm hụt ngân sách, Nhà nước sẽ phát hành trái phiếu làmcho cầu quỹ cho vay tăng, lãi suất tăng

Mặt khác, những người tham gia thị trường tài chính có thể tin rằng, dothâm hụt ngân sách lớn hơn sẽ có nhiều khả năng dẫn đến lạm phát cao vàtrực tiếp gây sức ép lớn hơn về cầu quỹ cho vay, đẩy lãi suất tăng lên

_ Ngược lại khi ngân sách bội thu sẽ làm cho lãi suất giảm

Trang 16

5.6 Các nhân tố khác

_ Tỷ suất lợi nhuận bình quân

Lãi suất tín dụng là một bộ phận của tỷ suất lãi suất bình quân, vì vậy:

0 < Lãi suất tín dụng < Tỷ suất lợi nhuận bình quân

Nếu lãi suất tín dụng > Tỷ suất lợi nhuận binh quân thì sẽ không có aimuốn để đầu tư sản suất, sản xuất kinh doanh bị đình đốn, kinh tế sẽ bị suythoái Mặt khác, khi lãi suất tín dụng lớn hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân,người đi vay sẽ tăng cường gửi tiền vào ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận,ngưng ngay các khoản đầu tư khác, vì thế lợi ích kinh tế của xã hội bị giảmsút

Lãi suất trần của lãi suất tín dụng chính là tỷ suất lợi nhuận bình quân Do

đó, sự tăng giảm tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ tạo điều kiện mở rộng haythu hẹp khoảng dao động của lãi suất tín dụng

Ngoài ra còn các nhân tố khác như: khả năng tiêu thụ vốn ngân hàng trênthị trường tiền tệ, rủi ro tín dụng, thuế, chi phí hoạt động của ngân hàng cũngảnh hưởng đến lãi suất tín dụng

II LÍ LUÂN VỀ TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT

1 CÁC CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT

Lãi suất được xem là một công cụ gián tiếp thực hiện chính sách tiền tệ,trong việc điều khiển mức cung tiền cho nền kinh tế Sở dĩ nói rằng lãi suất

là công cụ gián tiếp, bởi lẽ lãi suất không trực tiếp làm tăng hay giảm khốilượng tiền tệ trong lưu thông nhưng sự tăng giăm lãi suất có thể kích thíchsản xuất hay kìm hãm sản xuất Vì vậy nó là một công cụ rất lợi hại, có sứcphản công ghê gớm Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể nhữngtrủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể của NHTW nhằm kiểm soát vàđiều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong thời kì nhất định

Việc điều hành lãi suất chủ yếu được thực hiện thông qua hai cơ chế vàcác mức lãi suất thường được công bố như sau:

1.1 Cơ chế điều hành gián tiếp:

Thông qua cơ chế tái cấp vốn (chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay cầm cốchứng từ có giá…) của NHTW đối với các TCTD, NHTW thực hiện quản lýgián tiếp lãi suất cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế

Cơ chế này được thực hiện theo nguyên tắc: Trong điều hành chính sáchlãi suất, NHTW chỉ công bố mức lãi suất áp dụng đối với các khoản vay táichiết khấu hoặc cho vay cầm cố chứng từ có giá của mình đối với cácTCTD Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể theo từng kỳ hạn, từngđối tượng của các TCTD đối với nền kinh tế sẽ do TCTD ấn định, dựa trên

cơ sở cung-cầu về vốn và sự cạnh tranh trên thị trường

Trang 17

Khi muốn điều chỉnh lãi suất kinh doanh của tổ chức tín dụng đối với nềnkinh tế, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ từng giai đoạn, NHTW

sẽ thực hiện qua việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu của mình đối với cácTCTD Từ đó tác động đến lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng Và cuốicùng sẽ tác động tới lãi suất kinh doanh của TCTD đối với vác chủ thể trongnền kinh tế

Cơ chế điều hành lãi suất này được áp dụng phổ biến đối với các nền kinh

tế có hệ thống tài chính phát triển Cơ chế này cũng trở nên linh hoạt hơn khibên cạnh các loại lãi suất trên, NHTW chấp nhận lãi suất do thị trường hìnhthành và tác động vào lãi suất này để duy trì ở mức mong muốn như lãi suấtRepor của ngân hàng Anh, ngân hàng liên bang Đức, ngân hàng trung ươngChâu Âu; lãi suất tiền gửi liên bang Cục dự trữ liên Mỹ…

1.2 Cơ chế điều hành trực tiếp

Thông qua các hình thức quản lý lãi suất của cac TCTD đối với nền kinh

tế, như quy định các mức lãi suất tiền gửi, cho vay, khung lãi suất, trần lãisuất, biên độ chênh lệch lãi suất bình quân… Thực chất là NHTW quy địnhmức lãi suất cho vay tối đa hoặc tiền gửi tối thiểu của các TCTD đối với nềnkinh tế Trong phạm vi lãi suất cho phép, cac TCTD được quyền ấn định lãisuất cho vay phù hợp Khi có các thay đổi vĩ mô, NHTW có thể xem xét đểđiều chỉnh giới hạn lãi suất tối đa hợp lý Nhìn chung, trong các nền kinh tếphát triển, lãi suất ngày càng được tự do hóa, còn ở các nươc cớ hệ thống tàichính chưa phát triển, các quy định mang tính quản lý trực tiếp được áp dụngphổ biến hơn và xu hướng chung là ngày càng giảm dần sự quản lý trực tiếpnày

1.3 Các mức lãi suất thường được công bố

Một là, đối với các hoạt động liên quan đến vai trò NHTW, các mức lãisuất phổ biến được công bố và nền kinh tế quan tâm là lãi suất chiết khấu(như ở Mỹ, Nhật, Đức, ), lãi suất Repor (như Đức, Anh, Pháp), hoặc lãi suấtcan thiệp (như Pháp) Các mức lãi suất được hình thành trên thị trường tiền

tệ như lãi suất tiền gửi liên bang (Mỹ), lãi suất cho vay qua đêm cũng được

áp dụng ở tất cả các nước nói trên

Hai là, các mức lãi suất của NHTW áp dụng đối với nền kinh tế mang tínhquản lý trực tiếp của NHTW như khung lãi suất, trần lãi suất, lãi suất tiềngửi tối thiểu, chênh lệch lãi suất bình quân, được thể hiện ở các nước TrungQuốc, Thái lan, Malaysia, Việt Nam …

Ba là, các mức lãi suất thị trường mang tính tham khảo như: lãi suất liênngân hàng thị trường LONDON (Libor), lãi suất ngoại tệ liên ngân hàng thịtrường Châu Âu (Euribor)…Ngoài các mức lãi suất này ra, một số nước còncông bố mức lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến của các NHTM hàng đầu(lãi suất cơ bản của Việt Nam)

Trang 18

Bốn là, lãi suất thường được công bố theo năm, các mức lãi suất đối vớitừng kỳ hạn cụ thể theo tháng, ngày… được xác định trên cơ sỏ lãi suất năm.

2 THẾ NÀO LÀ TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT

Khái niệm

Cơ chế tự do hoá lãi suất là cơ chế trong đó nhà nước không ấn định cácmức lãi suất, đồng thời cũng không khống chế lãi suất mà để lãi suất hìnhthành theo cơ chế thị trường, các ngân hàng được quyền xác định và công bốlãi suất kinh doanh của mình để áp dụng trong việc huy động vốn và chovay

Trong cơ chế tự do hóa lãi suất, nếu nhà nước hoàn toàn không can thiệpđến hệ thống lãi suất thị trường thì đó là cơ chế tự do hoá lãi suất hoàn toàn(thả nổi lãi suất hoàn toàn) Nếu nhà nước có tham gia can thiệp gián tiếptheo một định hướng xác định thông qua các công cụ của chính sách tiền tệthì đó là cơ chế tự do hoá lãi suất có quản lý

Tự do hoá lãi suất là để cho lãi suất hình thành trên thị trường trên cơ sởcung cầu về vốn, mức tiết kiệm, thu nhập và chi tiêu của cá nhân và nhữngnhân tố khác Tự do hoá lãi suất được coi là hạt nhân của tự do hoá tài chính

và làm cho các luồng tài chính lưu thông thông suốt và là một xu thế để gópphần thúc đẩy kinh tế - tài chính của một quốc gia hội nhập quốc tế

Việc “tự do hoá” lãi suất cho phép các NHTM chủ động trong việc kinhdoanh tiền tệ, tạo ra môi trường cạnh tranh, có lợi cho các nhà sản xuất kinhdoanh vì lãi suất tín dụng sẽ giảm thấp Điều đó sẽ kích thích các doanhnghiệp và cá nhân tích cực triển khai nhiều dự án sản xuất kinh doanh hơn

Từ đó, sẽ tăng nhu cầu về tín dụng là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khi các NHTM được quyền ấn định các lãi suất, họ sẽ có khả năng tìm raphương án sử dụng vốn tốt nhất và tránh được rủi ro có thể gặp phải Họ chủđộng định ra lãi suất là bao nhiêu để có thể thu hút được nguồn vốn đáp ứngcho nhu cầu cho vay vốn của mình Sự cạnh tranh trong hoạt động của cácngân hàng là nhân tố hình thành lãi suất thị trường

Tuy nhiên, những tác động tích cực của tự do hoá lãi suất chỉ thực hiệnđược trong các trường hợp các NHTM cạnh tranh lành mạnh, nghĩa là cạnhtranh trong giới hạn nhất định, trên cơ sở tính toán chặt chẽ, khoa học đểđảm bảo tính ổn định, phát triển Nếu tiến hành cạnh tranh không lành mạnh

có thể sẽ dẫn đến lũng đoạn thị trường, lãi suất trên thị trường sẽ bị nhiễuloạn Do vậy tự do hoá lãi suất cần phải có những điều kiện tiền đề, nhữngđiều kiện này sẽ được trình bày ở phần kế tiếp

Trang 19

3 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT

Những cơ sở lý lụân và thực tiễn của các nước đã và đang thực hiện tự dohoá lãi suất theo cơ chế thị trường chính minh rằng: tuy mức độ, lộ trình,thời gian, biện pháp tiến hành ở mỗi nước khác nhau; thậm chí có nội dungtiến hành trái ngược nhau Song những điều kiện cần thiết, chủ yếu, có tínhnguyên tắc đều được tính toán, tôn trọng khi tiến hành tự do hoá lãi suất là:

 Môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định: về nhịp độtăng trưởng, phát triển kinh tế, giá cả, lạm phát… Bởi nếu, môi trường vĩ môkhông ổn định do tác động nào đó sẽ ảnh hưởng tới tiến trình tự do hoá lãisuất Đồng thời, các luật pháp, chính sách, nhất là các cơ chế chính sách cóliên quan, tác động trực tiếp đến lãi suất, tỷ giá… phải thích ứng, đảm bảoviệc điều hành linh hoạt, nhanh, kịp thời khi có tác động bất lợi đến lãi suất

 Hệ thống tài chính đủ mạnh thể hiện ở năng lực tài chính, khẳ năngthanh toán đảm bảo hoạt động có hiệu quả, an toàn, lành mạnh, có thể chủđộng đối phó với diễn biến xấu có thể xảy ra khi thực hiện tự do hoá lãi suất,

dù với bất luận là nguyên nhân chủ quan, khách quan do bên trong nước haybên ngoài nước gây ra

 Hoạt động sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân đảmbảo có hiệu quả; khả năng tài chính đáp ứng đến mức cần thiết cho các nhucầu thanh toán, có thể đối phó, xử lý được khi có tác động bất lợi do lãi suấtgây ra

 Dự trữ quốc gia về ngoại tệ cũng như nền tài chính công có đủ khảnăng kịp thời tác đông, xử lý khi có diễn biến đột xuất do nền kinh tế gây ra

 Các công cụ, yếu tố thị trường hoạt động trong nền kinh tế thị trườngđược hình thành tương đối phong phú, đa dạng; vận động một cách minhbạch và cạnh tranh đã trở thành bình thường, không có gì xa lạ với các nhàkinh doanh trong thương trường

 Vai trò và khả năng điều hành, giám sát, tác động vào mục tiêu chínhsách tiền tệ quốc gia ở mức có thể can thiệp kịp thời, nhanh hiệu quả khi cóbiến động bất lợi liên quan đến tự do hoá lãi suất

Trang 20

PHẦN II: THỰC TRẠNG

A QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT

I KHU VỰC TÀI CHÍNH VÀ TIẾN TRÌNH TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT TRƯỚC NĂM 2000

1 CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG HAI CẤP VÀ ĐỢT TỰ DO

HOÁ LÃI SUẤT ĐẦU TIÊN

Cải cách hệ thống ngân hàng

Trong hệ thống kế hoạch hoá tập trung ở Việt Nam, mọi hoạt động giaodịch tài chính chính thức đều do nhà nước độc quyền thực hiện thông quaNHNN (SBV) Hệ thống ngân hàng trước năm 1988 là hệ thống ngân hàngđơn cấp với NHNN thực hiện chức năng của cả NHTM và NHNN Nhànước sở hữu và trực tiếp kiểm soát hai ngân hàng chuyên doanh là ngânhàng Ngoại thương Việt Nam và ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Năm 1988 đánh dấu đợt cải cách mạnh mẽ đầu tiên trong hệ thống ngânhàngViệt Nam Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 do Hội Đồng Bộtrưởng ban hành mở đầu cho công cuộc cải tổ hệ thống ngân hàng ở ViệtNam với 3 nội dung quan trọng:

- Thứ nhất, tách bộ phận quản lí quỹ ngân sách ra khỏi ngân hàng nhànước để hình thành nên hệ thống kho bạc nhà nước

- Thứ hai, là tách chức năng kinh doanh ra khỏi hệ thống ngân hàngnhà nứoc và giao cho các ngân hàng chuyên doanh.-

- Thứ ba, la thành lập hai ngân hàng chuyên doanh mới đó là Ngânhàng Công Thương và Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp ViệtNam (bây giờ là đổi tên là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát TriểnNông Thôn) cùng với hai ngân hàng trước đó là Ngân hàng NgoạiThương Việt Nam và Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Namđảm nhận chức năng kinh doanh thay cho hệ thống ngân hàng nhànước

Nỗ lực tự do hoá tài chính đầu tiên (1988)

Quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng 9/3/1988 cho phép tất cả các tổ chứckhinh tế, bao gồm cả các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, được vay tiền vàhuy động vốn từ công chúng Có ba đặc điểm đáng lưu ý ở đây

- Thứ nhất, giai đoạn 1986 – 1988 là thời gian mất ổn định kinh tế vĩ

mô nhất mà nền kinh tế Việt Nam từng trải qua Với việc chính phủ

sử dụng in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, lạm phát ở mức phi

mã 3 chữ số trong cả 3 năm này

Trang 21

- Thứ hai, nỗ lực tự do hóa tài chính này được tiến hành trong khi hầunhư chưa có cải cách trong khu vực công nghiệp, DNNN và hoạtđộng ngoại thương Thực tế mới chỉ có khu vực nông nghiệp được

tự do hoá, và rất nhiều loại giá vẫn bị biến dạng nghiêm trọng

- Thứ ba, tự do hoá đã đi quá xa đến mức cho phép tất cả các tổ chứckinh tế đều có thể kinh doanh tiền tệ, trong khi hệ thống điều tiết tàichính thì hoàn toàn không tồn tại Các tổ chức huy động vốn từ côngchúng dưới dạng tiền gửi tiết kiệm để cho vay không phải tuân thủcác quy định truyền thống của ngân hàn, như dự trữ bắt buộc và tỷ lệvốn/dư nợ vay

Bảng1: Tình hình biến động lãi suất giai đoạn 1989-94 (%tháng)

1989 1990 1991 1992 1993 1994

Tiền gửi không kỳ hạn (cá nhân) 5,0 2,4 2,1 1,0 0,7 0,7

Tiền gửi tiết kiêm 3T (cá nhân và

Tiền gửi TK 3t (cá nhân) 4,3 -3,7 -1,3 0,9 0,2

Cho vay công nghiệp&

hệ thống rơi vào vòng xoáy của lựa chọn bất lợi và và tâm lý ỷ lại Việc theođuổi lợi nhuận của các quỹ tín dụng (và sau đó là sự nhập cuộc của các tổchức kinh tế) bằng cách huy động vốn với lãi suất trong bối cảnh không cóquy định và giám sát đã nhanh chóng dẫn đến sự sụp đổ của hàng loạt các tổchức tín dụng Cho tới cuối năm 1990, tổng số quỹ tín dụng và hợp tác xã tíndụng chỉ còn 160 Bên cạnh sự mất mát về tiền cuộc khủng hoảng tín dụngnăm 1990 còn tạo ra một tác động tâm lý sâu rộng với sự sụt giảm lòng tinnghiêm trọng của nguời dân đối với hệ thống ngân hàng

Trang 22

Tự do hoá lãi suất bước 1: 6/1992 Chuyển lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương

Bắt đầu từ tháng 6/1992, NHNN thực hiện bước chuyển đổi căn bản từ

cơ chế lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương - bước khởi đầu để thựchiện mục tiêu tự do hoá lãi suất, tạo đòn bẩy cho các NHTM chuyển hoạtđộng kinh doanh từ thua lỗ sang có lãi Những điểm cơ bản của chính sáchlãi suất mới là như sau:

_ Một là, NHNN quy định khung lãi suất của NHTM đối với nền kinh tế(lãi suất tối thiểu đối với tiền gửi và lãi suất tối đa đối với tiền cho vay) _ Hai là, lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy động bìnhquân, chấm dứt sự bao cấp về vốn qua kênh tín dụng ngân hàng

_ Ba là, đối với lãi suất ngoại tệ, NHNN quy địng lãi suất cho vay tối đabằng ngoại tệ Lãi suất huy động bằng ngoại tệ do các NHTM quyết địnhtrên cơ sở lãi suất thị trường tiền tệ quốc tế và cung-cầu vốn ngoại tệ trongnước

Từ tháng 6/1992 đến cuối năm 1993, NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm lãisuất cho phù hợp với chỉ số lạm phát và hiệu quả sản xuất kinh doanh củanền kinh tế Lãi suất cho vay tối đa bằng ngoại tệ được điều chỉnh tăng từ6,5% năm lên tới 7,5% năm, phù hợp với lãi suất trên thị trường quốc tế.Trong hai năm 1994-1995, cơ chế lãi suất tiếp tục được điều chỉnh theohướng thích ứng với cơ chế thị trường, phù hợp với quan hệ cung cầu vốn,đồng thời hạn chế sự can thiệp trực tiếp của NHNN vào hoạt động kinhdoanh của các TCTD NHNN chỉ khống chế mức lãi suất cho vay tối đa củacác TCTD đối với nền kinh tế Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể

do TCTD ấn định Cho phép các TCTD điều chỉnh lãi suất tiền gửi của các

tổ chức kinh tế lên sát gần với mức lãi suất tiền gửi dân cư Tăng lãi suất chovay trung và dài hạn lên 1,7% tháng Lãi suất ngoại tệ được điều chỉnh 3 lần

từ 7,5% năm lên 9,5% năm phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trườngquốc tế

Cho đến hết năm 1995, NHNN vẫn thực hiện kiểm soát cả sàn lãi suấttiền gửi (tiết kiệm của dân cư và tiền gửi của doanh nghiệp) và trần lãi suấtcho vay đối với nền kinh tế Do cơ chế lãi suất trần bộc lộ một số bất cập,Thống đốc NHNN cho phép các TCTD cho vay theo lãi suất thoả thuận vớinguồn vốn huy động dưới hình thức kỳ phiếu, nhằm khai thác khả năng tiếpcận thị trường của các TCTD trong thời gian kinh tế chuyển đổi Trong thờigian này, tỷ trọng huy động kỳ phiếu đạt khoảng 23% tổng số vốn huy độngbằng đồng Việt Nam, như vậy có thể nói 23% thị trường thị trường đã được

tự do hoá lãi suất Tuy nhiên, do NHNN chưa có công cụ kiểm soát gián tiếpmức lãi suất thoả thuận cùng với việc thị trường tín dụng chưa được tự do

Trang 23

việc cho vay thoả thuận đã đẩy mặt bằng lãi suất trên thị trường nông thônlên quá cao, chênh lệch quá nhiều so với lãi suất quy định Mặt khác nhiềuDNNN vay lãi suất thoả thuận không tính đến hiệu quả kinh doanh nên khó

có khả năng trả nợ Do vậy, NHNN đã chấm dứt cho phép các TCTD đượccho vay thoả thuận từ nguồn vốn huy động kỳ phiếu từ 1/1/1996

Ngân hàng Nhà nước đã gắn lãi suất danh nghĩa với chỉ số giá để đảmbảo lãi suất thực dương Bảng 1 cũng cho thấy bắt đầu từ năm 1992, lãi suấtcho vay đã được nâng lên cao hơn lãi suất tiền gửi - một yêu cầu thiết yếucho sự hoạt động thông thường của các ngân hàng Vào năm 1993, việc phânbiệt lãi suất cho vay theo khu vực kinh tế được loại bỏ và chỉ còn được phânbiệt theo cho vay đầu tư cố định và cho vay vốn lưu động Tuy vậy, lãi suấtcho vay đầu tư vốn cố định lại thấp hơn cho vay vốn lưu động, tạo ra một cơcấu lãi suất không phù hợp Tức là, lãi suất dài hạn thấp hơn lãi suất ngắnhạn Chính sách này làm cho các ngân hàng không không hề có động cơkhuyến khích cho vay dài hạn Mãi cho tới năm 1996, lãi suất cho vay ngắnhạn mới giảm xuống thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn NHNN tiếptục duy trì trần lãi suất cho vay Từ năm 1995, NHNN cho phép các ngânhàng thương mại được tự do định mức lãi suất tiền gửi với mục tiêu tăngcường cạnh tranh trong huy động vốn Tuy nhiên, mức chênh lệch lãi suấtcho vay và lãi suất tiền gửi tối đa được phép là 0,35% tháng Như vậy, vềmột khía cạnh nào đó, các ngân hàng vẫn phải chịu cả lãi suất tiền gửi vàcho vay, cho dù mức chênh lệch lãi suất thực tế có thể khác nhau giữa cácngân hàng tuỳ thuộc vào cơ cấu chi phí cụ thể Chính sách này giúp các ngânhàng thương mại có thể duy trì một tỷ lệ lợi nhuận, nhưng không có lợi chongười gửi tiền NHTG (1995) lập luận rằng đó chính là nguyên nhân giảithích cho sự tăng trưởng chậm chạp của tiền gửi ngân hàng và tỷ lệ tiền mặtcao trong tổng cung tiền (Trong đầu thập niên 90, tăng trưởng tiền mặt cótốc độ cao hơn tăng trưởng tiền gửi ngân hàng Vì thế mà tỷ lệ tiền mặt trongtổng cung tiền M3 của Việt Nam lại gia tăng từ 31,7% năm 1989 lên mứcđỉnh cao là 43,3% vào năm 1994 Chỉ từ năm 1995 trở lại đây , tỷ lệ tiềnmặt/M3 của Việt Nam mới giảm xuống or mức 23% năm 2001 Trong khi

đó, vào năm 2001 tỷ lệ tương ứng của Trung Quốc là 11,2% và của Thái Lan

là 9,5%)

Diễn biến bước thay đổi cơ chế điều hành linh hoạt theo trần lãi suất cho vay

Từ 1/1/1996 – 8/2000, NHNN thực hiện bước thay đổi căn bản cơ chế

điều hành lãi suất VND theo hướng điều hành linh hoạt trần lãi suất cho vay.Những thay đổi chủ yếu bao gồm:

Trang 24

_ Áp dụng cơ chế trần lãi suất cho vay thay thế khung lãi suất trước đó.

Có sự phân biệt trần lãi suất cho vay ngắn hạn và trung hạn, dài hạn ; có sựphân biệt giữa lãi suất cho vay khu vực thành thị, nông thôn (quy định trầnlãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn cho vay trung hạn, trần lãi suất cho vaytrên địa bàn nông thôn cao hơn thành thị)

_ Khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất tiềngửi bình quân ở mức 0,35% tháng, theo Nghị quyết Quốc hội khóa 9 kỳ họpthứ 8, tháng 10/1995

_ Bỏ quy định về sàn lãi suất đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế vàdân cư tại TCTD Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể do TCTD tự

ấn định trên cơ sở trần lãi suất cho vay, chênh lệch giữa lãi suất cho vay vàlãi suất tiền gửi bình quân 0,35% tháng và cung-cầu vốn của từng TCTD _ Trần lãi suất cho vay bằng ngoại tệ được điều chỉnh phù hợp với biếnđộng lãi suất trên thị trường quốc tế và cung-cầu ngoại tệ ở trong nước _ Điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu đối với các TCTDmột cách linh hoạt, phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ hàng năm

Theo cơ chế điều hành lãi suất tín dụng nói trên từ năm 1996-7/2000NHNN liên tục điều chỉnh trần lãi suất cho vay của TCTD đối với nền kinh

tế phù hợp với chỉ số lạm phát và cung-cầu vốn từng thời điểm cụ thể:

Trong năm 1996, NHNN đã 4 lần điều chỉnh trần lãi suất bằng đồng ViệtNam, lãi suất huy động vốn cuối năm 1996 giảm 8,4% năm, lãi suất cho vaygiảm 10% năm so với năm 1995 Với lãi suất cho vay khu vục nông thônđược quy định cao hơn một chút so với lãi suất cho vay khu vực thành thị.Điều này đã có tác dụng điều chuyển các luồng vốn dư thừa từ thành thị vềnông thôn Cơ chế lãi suất mới đã rút ngắn chênh lệch giữa lãi suất nội tệ vàlãi suất ngoại tệ

Bảng 2: Trần lãi suất cho vay năm 1996 (VND % tháng, USD % năm)

I- Cho vay VND:

1- Trần lãi suất cho vay khu vực thành thị

2- Trần lãi suất cho vay khu vực nông

III- Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất

Nguồn NHNN

Trang 25

Bảng 3: Trần lãi suất cho vay các năm 1997-1999

2- Trần lãi suất cho vay khu vực nông

III- Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi

Tiếp đến từ năm 1998, trong mối quan hệ hài hoà với tỷ giá nhằm hạn chếnhững ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á 1997/1998đến Việt Nam, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN có một số thay đổi cơbản, đó là tự do hoá hoàn toàn lãi suất huy động (không còn quy định biênđộ) và tiếp tục điều chỉnh linh hoạt trần lãi suất cho vay

Năm 1999 là một năm đánh dấu mốc quan trọng trong hoạt động ngânhàng, là thời điểm bắt đầu thực hiện Luật NHNN và Luật các TCTD Đồngthời, từ tháng 6/1999 – 3/2000, NHNN chỉ quy định một trần lãi suất chovay áp dụng cho cả cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn, nhưng vẫn giữquy định trần lãi suất cho vay khác nhau giữa thành thị và nông thôn để đảmbảo chi phí hoạt động của các NHTM trên địa bàn nông thôn

Về cơ bản, cơ chế lãi suất của NHNN trong thời kỳ này đã góp phần đạtđược mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trịVND trong tương quan mất giá của các đồng tiền trong khu vực Tuy nhiên,

so với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, yêu cầu phát triển của thị trường tiền

Trang 26

tệ, thị trường vốn , cơ chế lãi suất trần đã trỏ nên không còn thích hợp, làmméo mó sự phân bổ nguồn vốn trong xã hội và hạn chế khả năng cạnh tranhgiữa cac TCTD, hạn chế sự luân chuyển vốn trong xã hội, cũng như sự pháttriển các công cụ thị trường tiền tệ Đặc biệt, trong tình hình diễn biến lãisuất trên thị trường quốc tế trong năm 200 có xu hướng ngày càng tăng, việcthực hiện cơ chế lãi suất trần cho cả VND và ngoại tệ đã cản trở việc huyđộng vốn từ nước ngoài, gây thua thiệt cho DN cũng như các TCTD.

Lí do căn bản của lãi suất trần là để hạn chế vấn đề lựa chọn bất lợi; tức

là hạn chế xu hướng các ngân hàng nâng lãi suất để cạnh tranh huy động vốnrồi cho vay rủi ro, một tình trạng đã xảy ra trong cuộc đổ vỡ quỹ tín dụngvào năm 1990 Tuy vậy, trong trường hợp của Việt Nam, chính sách trần lãisuất là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống áp chế tài chính (ít nhất làtrong thập niên 90) và sự kết hợp với sự chỉ định tín dụng nhằm đảm bảo cáckhu vực ưu tiên của chính phủ được nhân vốn vay với lãi suât vừa phải Mộtminh chứng cho nhận định này là các ngân hàng có thể huy động và cho vayvới lãi suất vượt trần đối với “huy động vốn cho mục tiêu cụ thể”(purposeslinked mobilized funds) Tức là đối với những dự án đã xác định,ngân hàng có thể huy động tiền gửi với lãi suất cho vay cao hơn lãi suất trần.Nếu ngăn chặn lựa chọn bất lợi là lý do chính yếu để áp đặt lãi suất trần thìkiểu “vốn huy động cho mục tiêu cụ thể” không bao giờ được phép

Hệ thống ngân hàng và chính sách lãi suất trong hai năm 1998-99 chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á

Với đồng tiền chưa có khả năng chuyển đổi, tài khoản vốn đóng, và giá trịtiền cùng với tài sản nợ chính M3 còn nhỏ so với GNP, hệ thống ngân hàngViệt Nam không phải chịu các tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng châu

Á Chính vì vậy, trong năm 1997 và đầu năm 1998 NHNN đã không siếtchặt kiểm soát lãi suất mà thậm chí còn nới lỏng Trần lãi suất được nâng lên

để các NHTM (đặc biệt là các ngân hàng cổ phần) có thể tăng lãi suất tiềngửi để huy động vốn trong năm 1997 Trong bối cảnh bắt đầu có sự cạnhtranh lãi suất giữa các ngân hàng, quy định giới hạn chênh lệch lãi suất chovay và tiền gửi trong khoảng 0,35% tháng dần dần không còn tác dụng vàcuối cùng được huỷ bỏ

Tuy nhiên, trái với nhiều dự đoán của chính phủ, nền kinh tế Việt Nam bắtđầu chịu tác động khá mạnh (mặc dù gián tiếp) của cuộc khủng hoảng từgiữa năm 1997 Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chất lượng tài sản cócủa các ngân hàng suy giảm khi các doanh nghiệp vay nợ gặp khó khăn dotăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài suy giảm.Nhiều khoản cho vay DNNN của các ngân hàng thương mại quốc doanh trởthành nợ khó đòi Đặc biệt, các doanh nghiệp nhập khẩu mở một khối lượng

Trang 27

hạn vào cuối năm 1997, đầu năm 1998 Việc nhiều doanh nghiệp trong sốnày không có khả năng thanh toán (mà tình hình còn trầm trọng hơn sau khiđồng nội tệ được phá giá 10% vào tháng 8 năm 1998) buộc các ngân hàngphải chịu gánh nặng chi trả cho phía nước ngoài Một số ngân hàng cổ phần

vì thế rơi vào tình trạng gần như phá sản

Từ cuối năm 1998, Chính phủ đã đưa ra một loạt các biện pháp nhằmgiảm nhẹ khó khăn cho các DNNN bao gồm việc hạ lãi suất tiền gửi và nớilỏng tín dụng Tác động của việc làm này được đánh giá như sau:

_Thứ nhất, lãi suất giảm nhưng lượng tiền gửi tại ngân hàng vẫn ổn định _ Thứ hai, tín dụng nội địa tăng nhưng không hoàn toàn do lãi suất giảm.Hầu hết sự gia tăng tín dụng nằm ở hạn mức tín dụng chỉ đạo bao gồm tíndụng cho các DNNN, chương trình mía đường, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp

và khắc phục hậu quả thiên tai

_ Thứ ba, gia tăng tín dụng trong khu vực nhà nước trong khi tiền gửikhông tăng lên, nên các NHTM giảm dự trữ phụ trội cũng như tăng vay vốn

từ NHNN Đặc biệt, khi dự trữ phụ trội cạn kiệt, NHNN đã ra quyết địnhgiảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng từ 10% xuống 7% lượng tiềngửi ngắn hạn vào tháng 2/1999

Một tình trạng xảy ra trong năm 1999 là trong khi tiền gửi ngoại tệ tăngcao thì tăng trưởng dư nợ cho vay ngoại tệ lại không theo kịp Theo quy địnhcủa NHNN, các DN chỉ được vay ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng nhậpkhẩu máy móc thiết bị hay chi trả dịch vụ phí mua từ các tổ chức nướcngoài Hạn chế này tới tháng 9/2000 mới được tháo gỡ, từ đó cho phép cácNHTM mở rộng đối tượng khách hàng vay ngoại tệ Tiền gửi ngoại tệ giatăng và các NHTM chuyển số tiền này vào các tài khoản tiền gửi ở nướcngoài để hưởng chênh lệch lãi suất

Đánh giá của cơ chế điều hành lãi suất theo trần

Ưu điểm

Lãi suất tín dụng được gắn chặt với chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lạm phát,

tăng trưởng kinh tế, tỷ giá và quan hệ cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ,tín dụng; lãi suất cho vay được xác định phù hợp nguyên tắc thời hạn càngdài thì lãi suất càng cao; lãi suất tiền gửi được tự do hoá

Lãi suất cho vay được quy định theo trần, có sự phân biệt giữa trần lãi suấtcho vay : ngắn hạn và trung hạn, dài hạn; cho vay khu vực thành thị và khuvực nông thôn; cho vay các NHTM và hệ thống QTDND Nhìn chung, trầnlãi suất cho vay của các TCTD giảm dần qua các năm từ 1996 đến thời điểm7/2000

Lãi suất ngoại tệ được điều chỉnh phù hợp kịp thời với lãi suất thị trườngquốc tế giảm thiểu chênh lệch lãi suất cho vay nội tệ và lãi suất cho vayngoại tệ

Trang 28

Hạn chế

Cơ chế trần lãi suất là một biện phap can thiệp hành chính của Nhà nước,làm cho lãi suất đôi khi không phản ánh đúng quan hệ cung-cầu vốn trên thịtrường, hạn chế mức độ cạnh tranh, hạn chế việc huy động và cho vay vốndài hạn (do bị khống chế bởi trần); việc phân bổ các nguồn tín dụng theolĩnh vưc kinh tế và địa bàn lãnh thổ gặp khó khăn

Có nhiều mức lãi suất trần, vấn đề này xuất phát từ điều kiện khách quan

là sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực thị trường tiền tệ, sự chênhlệch về quy mô và năng lực tài chính giữa các TCTD

Trần lãi suất đã gò bó tính chủ động linh hoạt trong kinh doanh của cácTCTD, khó xử linh hoạt, hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa người gửi tiền

và người đi vay

Cơ chế trần lãi suất làm hạn chế việc hình thành và phát triển của cáccông cụ tài chính trên thị trường, vì các TCTD áp dụng phổ biến là lãi suất

cố định, chưa có thước đo để áp dụng lãi suất linh hoạt

Trần lãi suất được điều chỉnh theo xu hướng giảm thấp để hỗ trợ cho hoạtđộng đầu tư, sản xuất kinh doanh nhưng lại làm cho chênh lệch giữa lãi suấtcho vay và huy động của các TCTD bị giảm thấp (dưới 0.2% tháng), nhiều

tổ chưc tín dụng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh

Cơ chế trần lãi suất áp dụng cho cả đồng Việt Nam với lãi suất ngoại tệtrong nước, lãi suất ngoại tệ trong nước với lãi suất trên thị trường quốc tếtrỏ nên kém linh hoạt, cản trở việc huy động vốn từ nước ngoài và sự thuathiệt cho doanh nghiệp và TCTD Việt Nam

II TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT TỪNG BƯỚC TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2002

1 CẢI CÁCH TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT BƯỚC BA: CƠ CHẾ ĐIỀU

HÀNH LÃI SUẤT CƠ BẢN THAY CHO LÃI SUẤT TRẦN

Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản

Để phù hợp với xu hướng đổi mới hoạt động ngân hàng và trên cơ sở luậtNgân hàng nhà nước từ tháng 8/2000-5/2001, NHNN đã thực hiện cơ chếđiều hành lãi xuất theo luật NHNN (cơ chế điều hành lãi suất cơ bản) thaycho cơ chế lãi suất trần Theo cơ chế này, NHNN công bố lãi suất cơ bảnhằng tháng

+ Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản là lãi suất cho vay của cácNHTM áp dụng đối với khách hàng tốt nhất và một biên độ thích hợp thểhiện bằng số phần trăm tuyệt đối Lãi suất cho vay và huy động của TCTDgắn với lãi suất cơ bản của NHNN

+ Biên độ trên được quy định hợp lý để đảm bảo cho các tổ chức tín dụng

ấn định lãi suất một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện kinh doanh và

Trang 29

độ trên phân biệt đối với lãi suất áp dụng giữa khu vực thành thị và khu vựcnông thôn, giữa các loại hình TCTD (trừ QTDND cơ sỏ) mà chỉ quy định có

sự phân biệt giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất trung hạn, dài hạn Biên độtrên bao gồm cả các khoản phí liên quan đến khoản vay nhằm tránh việcTCTD lợi dụng thu phí để nâng lãi suất cho vay lên quá mức biên độ chophép

Trên nguyên tắc trên, các TCTD được phép cộng thêm biên độ, đối vớicho vay ngắn hạn cộng 0,3% tháng, cho vay trung và dài hạn cộng 0,5%tháng, đối với lãi suất ngoại tệ theo lãi suất SIBOR cộng với biên độ Vàđến tháng 6/2001, lãi suất ngoại tệ đã được tự do hóa, mức cho vay và huyđộng ngoại tệ đều do các NHTM tự quyết định theo cung vốn trên thịtrường, riêng lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của các DN tại NHTM, và tiềngửi ngoại tệ của các NHTM tại NHNN chưa được tự do hoá mà nhằmkhuyến khích các DN bán ngoại tệ cho các NHTM không gửi ngoại tệ ranước ngoài

Bảng 4: Mức lãi suất cơ bản 8/2000 – 7/2002

Từ tháng 8/2000, lãi suất cơ bản được đặt ở mức mà khi cộng biên độ0,3% tháng đã cao hơn hẳn lãi suất cho vay thực tế Như vậy, từ khi có cơchế lãi suất cơ bản, các ngân hàng đã bắt đầu ấn định lãi suất trên cơ sỏthoả thuận với khách hàng (Biên độ lãi suất cơ bản không hạn chế lãi suất ,

ít nhất là ở khu vực thành thị Còn ở khu vực nông thôn, việc áp dụng lãisuất thoả thuận giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng đã được thực thitrong thời gian dài)

Ngày đăng: 26/03/2013, 15:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng1: Tình hình biến động lãi suất giai đoạn 1989-94 (%tháng) - Tự do hóa lãi suất ở Việt nam- Thực trạng và giải pháp
Bảng 1 Tình hình biến động lãi suất giai đoạn 1989-94 (%tháng) (Trang 21)
I- Chovay VND: - Tự do hóa lãi suất ở Việt nam- Thực trạng và giải pháp
hovay VND: (Trang 24)
Bảng 2: Trần lãi suất chovay năm 1996 (VND % tháng, USD %năm) - Tự do hóa lãi suất ở Việt nam- Thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Trần lãi suất chovay năm 1996 (VND % tháng, USD %năm) (Trang 24)
Bảng 2: Trần lãi suất cho vay năm 1996   (VND % tháng, USD % năm) - Tự do hóa lãi suất ở Việt nam- Thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Trần lãi suất cho vay năm 1996 (VND % tháng, USD % năm) (Trang 24)
Bảng 3: Trần lãi suất chovay các năm 1997-1999 - Tự do hóa lãi suất ở Việt nam- Thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Trần lãi suất chovay các năm 1997-1999 (Trang 25)
Bảng 3: Trần lãi suất cho vay các năm 1997-1999 - Tự do hóa lãi suất ở Việt nam- Thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Trần lãi suất cho vay các năm 1997-1999 (Trang 25)
Bảng 5: Quan hệ giữa lãi suất thị trường tiền tệ với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường mở, lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc. - Tự do hóa lãi suất ở Việt nam- Thực trạng và giải pháp
Bảng 5 Quan hệ giữa lãi suất thị trường tiền tệ với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường mở, lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc (Trang 37)
Bảng 5: Quan hệ giữa lãi suất thị trường tiền tệ với lãi suất tái cấp vốn, lãi  suất chiết khấu, lãi suất thị trường mở, lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc. - Tự do hóa lãi suất ở Việt nam- Thực trạng và giải pháp
Bảng 5 Quan hệ giữa lãi suất thị trường tiền tệ với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường mở, lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc (Trang 37)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w