NHÓM CÁC BIỆN PHÁP VI MÔ

Một phần của tài liệu Tự do hóa lãi suất ở Việt nam- Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 58)

1. XÂY DỰNG VÀ TỪNG BƯỚC HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

1.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin tài chính

Xây dựng thể chế thị trường, tăng cường tính công khai về thông tin, điều kiện bảo đảm an toàn và giám sát tài chính tiền tệ nhằm tránh những thất bại của thị trường. Có như vậy thị trường mới bảo đảm hoạt động hiệu quả. Không những vậy phải xây dựng hệ thống kế toán kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế. Phát triển các công ty đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp là một việc làm cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay. Bên cạnh đó dần dần hoàn thiện và đưa vào hoạt động trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN.

Trong điều kiện hội nhập hiện nay, phải tăng cường học hỏi các đối thủ cạnh tranh về nhiều mặt nhưng đồng thời cũng phải xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn theo thôngn lệ quốc tế, ứng dụng linh hoạt theo từng thời điểm cụ thể của chúng ta.

1.2Xây dựng và phát triển thị trường tài chính

Thị trường tài chính của chúng ta còn rất non trẻ nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng. Để khai thác triệt để tiềm năng này thì cần phải phát triển thị trường tài chính một cách đầy đủ và lành mạnh. Phát triển các công cụ tài chính

2. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

Xu thế hội nhập quốc tế, NHTM Việt Nam phải cạnh tranh với các chi nhánh NH nước ngoài với sức mạnh về nguồn vốn, về kinh nghiệm, công nghệ…có lợi thế hơn hẳn.

Do vậy, “tự do hoá lãi suất ” chỉ nên xuất hiện trong một môi trường cạnh tranh lành. Muốn vậy, các NHTM phải từng bước củng cố, hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh của mình một cách vững chắc để có thể đủ sức mạnh cạnh tranh một cách bình đẳng với NHTM trong nước và nước ngoài bằng các biện pháp cụ thể sau:

NHTM cần mở rộng hình thức cạnh tranh chủ động thông qua việc nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ ngân hàng.

Đây là một biện pháp rất hiệu quả mà sự vươn tới không có giới hạn, là sân chơi lành mạnh cho các NHTM dùng hết khả năng của mình để cạnh tranh. Cạnh tranh bằng nâng cao chất lượng dịch vụ chỉ có tác dụng tốt cho các NHTM và mang lại lợi ích cho dân chúng và cho các doanh nghiệp.

Chất lượng phục vụ bao gồm rất nhiều lĩnh vực có liên quan đến khách hàng, chẳng hạn như: thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tư vấn cho khách hàng hiệu quả, thái độ giao tiếp tốt đối với khách hàng, nơi đón tiếp sạch sẽ, thuận tiện…

Nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ ngân hàng chính là quan tâm va nâng cao lợi ích của khách hàng. Trong đó, lợi ích về kinh tế thể hiện qua chi phí vay vốn là quan trọng nhất. Nó không chỉ thể hiện trực tiếp qua lãi suất vay vốn mà còn các chi phí về thủ tục giấy tờ, thời gian đi lại…Vì với các doanh nghiệp thời gian là tiền bạc.

Ngoài lợi ích kinh tế, việc cạnh tranh nâng ao chất lượng phục vụ và dịch vụ ngân hàng còn đảm bảo cho khách hàng được hưởng các lợi ích tốt hơn như sự tôn trọng, sự thoải mái, thuận tiện…

Mở rộng tín dụng đến nhiều đối tượng khách hàng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân vay sản suất, tiêu dùng…cũng như đa dạng hoá các loại hình cho vay.

NHTM cần quan tâm đến cách công tác tiếp thị, thiết lập bộ phận nghiên cứu và thực thi các biện pháp tiếp thị cho phù hợp với từng loại khách hàng để có hiệu quả tốt nhất.

NHTM cần thực hiện tốt công tác cân đối tín dụng

Thực hiện tốt công tác cân đối tín dụng sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng tín dụng cân bằng với tăng trưởng huy động vốn, muốn vậy các NHTM cần: _ Tổ chức tốt công tác điều hoà vốn trong nội bộ hệ thống ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn không bị ứ đọng.

_ Tăng cường đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác: góp vốn, mua cổ phần của cac doanh nghiệp, tham gia thị trường tiền tệ…

_ Tham gia các hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ, bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán, bất động sản theo quy định của pháp luật nhằm hỗ trợ cho việc tăng trưởng tín dụng.

_ NHTM cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng của công tác quản lý nguồn nhân lực.

Bất kỳ tổ chức nào kể cả ngân hàng chỉ có thể thực hiện thành công mục tiêu hoạt động của mình đều phụ thuộc vào việc ngân hàng có thể tổ chức, phát triển và quản lý nguồn nhân lực của mình có hiệu quả hay không.

Ngân hàng phải phát triển một cơ cấu tổ chức nhằm đạt được chiến lược và thực hiện kế hoạch hoạt động của mình. Từ cơ cấu tổ chức này sẽ giúp ngân hàng xác định nhu cầu nhân sự theo những tiêu chí cơ bản như số lượng, trình độ và kỹ năng của nhân viên và có thể thay đổi việc bố trí, đào tạo và huấn luyện nguồn nhân lực.

Ngân hàng cũng cần xác định trách nhiệm cụ thể rõ ràng cho kết quả, cấu trúc công việc cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc và phân bổ nhân viên trong các phòng ban với số lượng cần thiết kèm theo các kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu của từng bộ phận

Nhân viên ngân hàng sẽ làm việc không hết năng suất khi công việc nhàm chán, không có hứng thú cũng như khi công việc không xác định hay xác định mơ hồ. Vì vậy, công việc của nhân viên cần được mô tả chi tiết v nếu có thể được cần đo lường kết quả đạt được cụ thể của từng cá nhân, từng phòng ban sau mỗi kỳ.

Ngân hàng cũng cần quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch đào tạo thường xuyên, định kỳ đến từng cán bộ, nhân viên ngân hàng để thúc đẩy, nâng cao trình độ của họ trong nhận thức va trong công việc

NHTM cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng của công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng một hệ thống công nghệ đảm bảo thu thập những thông tin quản trị cần thiết cho ngân hàng kịp thời để làm cơ sở cho những quyết định kinh doanh ngân hàng.

KẾT LUẬN

Lãi suất là vấn đề liên quan tới mọi vấn đề tài chính tiền tệ. Tầm quan trọng của nó được càng được khẳng định khi chúng ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế, để chuẩn bị thật tốt cho tương lai chúng ta đang cố gắng nỗ lực từng bước để có thể đạt tới tự do hóa lãi suất.

Tiến hành tự do hoá lãi suất trong thời điểm hiện nay là tất yếu nhưng nó phải được thực hiện khi các điều kiện đã chín muồi. Để chuẩn bị được những điều kiện đó phải có sự cải tổ phối hợp đồng bộ cả vi mô và vĩ mô trong các lĩnh vực. Trong thời gian tới nên chăng chúng ta phải kết hợp đồng bộ các biện pháp nhằm xây dựng một trình tự hợp lý để đạt được hiệu quả như ý muốn.

Có thể nói những điều chúng ta đã đạt được là những thành tựu đáng ca ngợi nhưng tiến trình tự do hoá lãi suất thời gian qua cũng đã cho thấy những bài học kinh nghiệm đáng quý cho bước đường tiếp theo để chúng ta thực sự đạt được “tự do hoá lãi suất”. Đây chắc chắn sẽ là tiền tốt cho quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập sau này. Con đường đi đến tự do hóa hoàn toàn lãi suất còn ở phía trước và chắc chắn sẽ mang lại cho chúng ta nhiều thành quả xứng đáng.

Lời cuối cùng xin được trân thành cảm ơn thầy cô và bạn bè đã giúp em hoàn thành đề án này

MỤC LỤC

...1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT...2

Theo cách phân loại này lãi suất được chia làm 2 loại...4

(H1): Đồ thị biểu diễn mối quan hệ cung cầu tiền tệ và lãi suất ...8

A. QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT ...20

I. KHU VỰC TÀI CHÍNH VÀ TIẾN TRÌNH TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT TRƯỚC NĂM 2000...20

Tháng...24

Quan điểm ủng hộ ...32

B. ĐÁNH GIÁ CHUNG...33

I. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TIẾN TRÌNH TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT ...33

II. ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NHNN ...36

1. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CƠ CHẾ KIỂM SOÁT LÃI SUẤT CỦA NHNN ...36

Từ thời điểm 2/1999 đến 8/2001, mức lãi suất thị trường giảm liên tục; từ 14% xuống còn 9,3% đối với lãi suất ngắn hạn và từ 14,7% xuống còn 10,3% đối với các mức lãi suất cho vay trung hạn trong khi diễn biến lãi suất trần và lãi suất cơ bản lại tách khỏi xu hướng thị trường. Sự tăng lên của lãi suất tái cấp vốn vào tháng 2/2003 tới 6,6% năm cũng lại là sự khẳng định những diễn biến của mặt bằng lãi suất thị trường đã bắt đầu xu hướng tăng của nó từ thời điểm cuối năm 2002. Quyết định giảm lãi suất tái cấp vốn xuống 6% năm vào đầu tháng 6/3002 cũng không hề gây ảnh hưởng gì tới tâm lý của những người tham dự thị trường tiền tệ. – lãi suất thị trường tiền tệ vẫn tiếp tục tăng. ...36

Bảng 5: Quan hệ giữa lãi suất thị trường tiền tệ với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường mở, lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc...37

Các mức lãi suất nói trên là lãi suất bình quân ...37

Bảng Quy mô thị trường liên ngân hàng Việt Nam ...40

III. NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA TRÊN CON ĐƯỜNG TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM SAU KHI THỰC HIỆN CƠ CHẾ LÃI SUÂT THOẢ THUẬN .44 PHẦN III: BIỆN PHÁP...48

I. NHÓM BIỆN PHÁP VĨ MÔ ...48

II. NHÓM CÁC BIỆN PHÁP VI MÔ ...53

1. Giáo trình Tài chính Tiền tệ Ngân hàng (Frederic S.Mishkin) 2. Giáo trình Ngân hàng Thương mại (NXB Thống kê)

3. Giáo trình Tài chính Tiền tệ (KTQD) 4. Cải cách Ngân Hàng Thương Mại

5. Bàn về các công cụ của CSTT ở Việt Nam hiện nay

6. Kỷ yếu hội nghị khoa học: Tiến trình Tự do hóa tài chính ở Việt Nam hiện nay

7. Nghiên cứu tình huống: Việt Nam con đường đi đến tự do hóa lãi suất 8. Tạp chí Ngân hàng

_Số 8/2002: + Lãi suất thỏa thuận - những thách thức trên con đường chuyển đổi cơ chế lãi suất ở Việt Nam

_Số 10/2003: + Hiệu quả cơ chế kiểm soát lãi suất của ngân hàng nhà nước thực trạng và nhân tố ảnh hưởng

+ Một số ý kiến góp phần hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất và phát triển thị trường tiền tệ

_Số 1/2004: + Một vài ý kiến về việc xây dựng lãi suất liên ngân hàng Việt Nam

_ Số 11/2004: + Những tác động chủ yếu của tiến trình hội nhập đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước

_Số 12/2004: + Về điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của NHNN Việ Nam trong thời gian tới

+ Bàn về tự do hóa lãi suất ở Việt Nam

_ Số 1/2005: +Tiến trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Ngân Hàng ở Viêt Nam

_ Số 9/2005: +Diễn biến lãi suất thị trường và điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước trong 8 tháng đầu năm 2005

Một phần của tài liệu Tự do hóa lãi suất ở Việt nam- Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w