Bài 1: Sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng

4 7.1K 163
Bài 1: Sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề cương môn học Thực hành Điện tử Chương I: THỰC HÀNH ĐO LƯỜNG LINH KIỆN. Bài 1.1: Sử dụng Đồng hồ đo điện vạn năng. 1. Các bộ phận mặt ngoài của đồng hồ vạn năng: 1). Kim chỉ thị: Chỉ thị giá trị của phép đo trên vạch chia. 2). Thang chia độ ( hình 1.2b): Thang chia độ bao gồm: - (A) Là vạch chia thang đo điện trở Ω : Dùng để thể hiện giá trị khi sử dụng thang đo điện trở. Thang đo Ω được đặt trên cùng do phạm vi đo lớn hơn so với các đại lượng khác. - (B) Là vạch sáng: Dùng làm giải phân cách và giúp chúng ta đọc kết quả chính xác hơn. - (C và D) Là vạch chia thang đo điện áp một chiều (VDC), và điện áp xoay chiều (VAC): Vạch chia 250V; 50V; 10V: Dùng để thể hiện giá trị điểm kim dừng khi sử dụng đo điện áp một chiều DC, điện áp xoay chiều AC tương ứng. - (D) Là vạch chia thang đo điện áp xoay chiều mức thấp (dưới 10V): Trong trường hợp đo điện áp xoay chiều thấp không đọc giá trị trong thang đo một chiều. Bởi vì thang đo điện áp xoay chiều trở thành phi tuyến sẽ được thực hiên bởi các bộ chỉnh lưu dùng (Diode Gecmani). Hầu hết các đồng hồ độ nhạy cao có phạm vi đo AC lớn nhất là 2,5V có độ nhạy kém hơn so với mức đo 0.12 VDC. Do đặc tính chỉnh lưu của Diode Ge, dòng phân cực thuận I F không tồn tại nếu điện áp thuận đặt vào 0,2V còn đối Diode Si là 0,5V. - (E) Là vạch chia thang đo hệ số khuếch đại 1 chiều h fe . +/ Chọn thang đo X10. +/ Hiệu chỉnh kim đồng hồ về vị trí 0Ω. +/ Cắm trực tiếp các chân của Transistor vào các khe đo h fe . +/ Giá trị của h fe được đọc ở trên đồng hồ: Giá trị này chính là tỷ số b c I I , là hệ số khuếch đại 1 chiều của Transistor. - (F) Là vạch chia thang đo kiểm tra dòng điện rò I CEO (leakage current): - 1 - 1 5 6 2 3 4 7 9 8 Hình 1.2.a. Đồng hồ vạn năng. B A C D E F G Hình 1.2.b. Cung chia độ. Đề cương môn học Thực hành Điện tử */ Kiểm tra Transistor: +/ Chọn dải đo x10 (15mA) đối với loại Transistor có kích thước nhỏ (small size Transistor), hoặc x1 (150mA) đối với Transistor có kích thước lớn (big size Transistor). +/ Hiệu chỉnh kim đồng hồ về vị trí 0Ω. Kết nối để kiểm tra Transistor: Đối với Transistor loại NPN, cực “N” của điểm kiểm tra được kết nối với cực “C” của Transistor, và cực “P” được kết nối với cực “E” của Transistor. Đối với Transistor loại PNP thì thực hiện ngược lại. +/ Nếu các điểm rơi nằm trong vùng màu đỏ của thang đo I ceo , thì Transistor đó là tốt. Ngược lại khi chuyển lên vùng gần với t he , thì Transistor này chắc chắn bị lỗi. */Kiểm tra Diode: +/ Lựa chọn thang đo X1K đối với dòng qua Diode từ 0÷150µA; chọn thang x100 đối với dòng 0÷1,5mA; chọn thang x10 đối với dòng 0÷15mA; chọn thang X1 đối với dòng 0÷150mA. +/ Kết nối để kiểm tra Diode: Nếu kiểm tra dòng thuận, nối cực “N” của mạch kiểm tra với cực (+) của Diode, cực“P” của mạch kiểm tra với cực (-) của Diode. Còn nếu kiểm tra dòng ngược thì làm ngược lại. +/ Giá trị của dòng điện thuận và ngược được đọc ở thang LI. +/ Độ tuyến tính của điện áp thuận của Diode được đọc ở thang LV trong khi kiểm tra dòng thuận hoặc dòng ngược. - (G) Là vạch chia thang đo kiểm tra dB: Dùng để đo đầu ra tần số thấp hoặc tần số nghe được đối với mạch AC. Thang đo này sử dụng để đọc độ tăng ích và độ suy giảm bởi tỷ số giữa đầu vào bà đầu ra mạch khuếch đại và truyền đạt tín hiệu theo giá trị dB. Giá trị chuẩn 0 dB được xác định tương ứng với công suất 1mW được tiêu thụ trong mạch điện với trở kháng tải là 600Ω. Khi công suất thiêu thụ ở trở kháng tải 600Ω là 1mW (0dB) thì điện áp tạo ra trên tải là: W = V 2 /R → V = 0,775 v Vậy 0 dB được chuyển đổi thành 0,775V của điện áp AC. Kiểm tra dB: Dùng để đo trên dải 10V, thang đo dB có dải (-10dB ÷ +22dB) là các giá trị đọc trực tiếp, nhưng khi chúng ta đo trên dải 50V thì lấy giá trị đọc được ở trên đồng hồ đem cộng với với 14dB, tương tự đo ở dải 250V thì cộng với 28dB, đo ở 1000V cộng với 40dB. Do đó mà giá trị cực đại có thể đo được là 22 + 40 = 62dB, khi chúng ta đo ở dải 1000V. 3). Bộ điều chỉnh kim chỉ thị: Dùng điều chỉnh kim về 0 khi đo điện áp và dòng điện. 4). Chiết áp: dùng để điều chỉnh kim về 0 khi thay đổi các thang đo Ω. 5). Chuyển mạch: Dùng để thay đổi chế độ làm việc của đồng hồ. 6). Các thang đo: Thể hiện các chế độ làm việc của đồng hồ, bao gồm: - Thang đo Ohm (Ω) : Dùng để đo giá trị điên trở và thông mạch, có đơn vị kèm theo. Trong thang đo Ohm (Ω) chia làm các thang đo: X1Ω; X10Ω; X100Ω; X1kΩ; X10kΩ -Thang đo điện áp xoay chiều (VAC): Dùng để đo điện áp xoay chiều. Trong thang đo điện áp xoay chiều (VAC) có thang đo: X10V; X50V; X250V; X1000V. -Thang đo điện áp một chiều (VDC): Dùng để đo điện áp một chiều, có đơn vị kèm theo. Trong thang đo điện áp một chiều (VDC) Có thang đo: X10V; X50V; X250V; X1000V. -Thang đo dòng điện chiều (mA): Dùng để đo dòng điện một chiều, có đơn vị kèm theo. Trong thang đo dòng điện một chiều có thang đo: X10V; X50V; X250V; X1000V. 7) và 8). Lỗ cắm que đo của đồng hồ: Dẫn tín hiệu cần đo vào đồng hồ (dây đen là âm của đồng hồ được nối vào cực dương của pin trong đồng hồ, còn dây đỏ là dương của đồng hồ được nối vào cực âm của pin trong đồng hồ). 9). Đầu ra của dây đo mở rộng: Lỗ cắm que đo mở rộng, đo tín hiệu âm tần. 2. Phương pháp sử dụng đồng hồ đo vạn năng. - 2 - Đề cương môn học Thực hành Điện tử a/ Sử dụng thang Ohm (Ω): Bước 1: Đưa đầu chuyển mạch (5) về thang đo Ω (6) hợp lý ( hình 1.3.a). Bước 2: Chập hai que đo (7;8) đồng thời chỉnh chiết áp (4) để kim (1) về vị trí 0 trên vạch chia thang đo Ω (hình 1.3b) Bước 3: Đặt hai que đo (7;8) lên hai hai đầu vật cần đo, đồng thời quan sát và ghi giá trị điểm kim dừng trên vạnh chia thang đo Ω (2) ( hình 1.3c). Bước 4: Xác đinh kết quả của phép đo: Nếu gọi: A là giá trị thang đo Ω đang sử dụng (6). B là giá trị điểm kim dừng trên vạch chia thang đo Ω (2). Kết quả đo: R = (A x B ) ( Đơn vị là đơn vị của thang đo đang sử dụng). b/ Sử dụng thang đo điện áp: Bước 1: Chỉnh bộ phận (3) để kim về 0 trên vạch chia (2) thang đo điện áp (hình 1.4.a). Bước 2: Đưa đầu chuyển mạch (5) về thang đo điện áp hợp lý. Giá trị thang đo cần sử dụng phải lớn hơn giá trị điện áp cần đo ( hình 1.4.b). Bước 3: Đặt que đỏ lên thế cao, que đen lên thế thấp ( nếu đo điện áp xoay chiều thì đặt que đo bất kỳ lên hai đầu cực điện áp). Đồng thời quan sát và ghi gía trị điểm kim dừng trên vạch chia (2) thang đo điện áp cần đọc (hình 1.4c). Bước 4: Xác định kết qủa của phép đo: Nếu gọi: A là giá trị thang đo điện áp đang sử dụng (6). - 3 - Hình 1.3.a. Hình 1.3.b. 4,7kΩ/5w Hình 1.3.c. Hình 1.4a: Hình 1.4b: Hình 1.4c: Que đỏ Que đen Đề cương môn học Thực hành Điện tử B là giá trị điểm kim dừng trên vạch chia điện áp (2). C là giá trị Max của vạch chia điện áp đang đọc (2). Kết quả đo: V = (A x B )/ C ( Đơn vị là đơn vị của thang đo đang sử dụng). c/ Sử dụng thang đo dòng điện (mA): Bước 1: Chỉnh bộ phận (3) để kim về 0 trên vạch chia thang đo dòng điện (hình 1.5.a). Bước 2: Đưa đầu chuyển mạch (5) về thang đo dòng điện (6) hợp lý. Giá trị thang đo cần sử dụng phải lớn hơn giá trị dòng điện cần đo ( hình 1.5.b). Bước 3: Nối tiếp hai que đo đồng hồ (7) và (8) với tải. Đồng thời qua sát và ghi giá trị điểm kim dừng trên vạch chia thang đo điện áp cần đọc (hình 1.5.c ). Bước 4: Xác định kết qủa của phép đo: Nếu gọi: A là giá trị thang đo dòng điện đang sử dụng (6). B là giá trị điểm kim dừng trên vạch chia (2). C là giá trị Max của vạch chia đang đọc (2). Kết quả: I = (A x B )/ C ( Đơn vị là đơn vị của thang đo đang sử dụng). * Chú ý : - Trong quá trình đo, nếu kim chỉ thị dừng ở vị trí vô cùng hoặc gần vô cùng thì nên điều chỉnh chuyển mạch về vị trí thang đo lớn hơn, hay nếu kim chỉ thị dừng ở vị trí 0 hoặc gần 0 thì nên điều chỉnh chuyển mạch về vị trí thang đo nhỏ hơn để điểm kim dừng trên vạch chia gần giữa vạch chia đang đọc thì giá trị đọc chính xác hơn. - Không được sử dụng thang đo Ohm để đo điện áp và dòng điện. Trước lúc sử dụng thang đo Ω cần phải điều chỉnh kim về 0 để đảm bảo độ chính xác của phép đo. - Khi đo điện áp và dòng điện, giá trị thang đo sử dụng phải lớn hơn giá trị điểm cần đo, để tránh hiện tượng dụng cụ đo bị hỏng. Nếu giá trị điểm cần đo mà chưa biết khoảng bao nhiêu thì nên sử dụng thang đo có giá trị lớn nhất, sau đó sử dụng thang đo cho phù hợp. - Sau mỗi lần kết thúc buổi làm việc cần phải đưa chuyển mạch về vị trí OFF, để đảm bảo an toàn cho đồng hồsử dụng pin đồng hồ được lâu dài hơn. - 4 - Q đỏ Hình 1.5a: Q đen Q đỏ Hình 1.5b: Q đen Rt + VDC - Hình 1.5.c. Q đỏ Q đen . Thực hành Điện tử Chương I: THỰC HÀNH ĐO LƯỜNG LINH KIỆN. Bài 1 .1: Sử dụng Đồng hồ đo điện vạn năng. 1. Các bộ phận mặt ngoài của đồng hồ vạn năng: 1) que đo mở rộng, đo tín hiệu âm tần. 2. Phương pháp sử dụng đồng hồ đo vạn năng. - 2 - Đề cương môn học Thực hành Điện tử a/ Sử dụng thang Ohm (Ω): Bước 1:

Ngày đăng: 06/11/2013, 16:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan