1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KONA

12 650 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 29,91 KB

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KONA 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH KONA Công ty TNHH KONA với tên giao dịch quốc tếKONA LIMITED COMPANY, viết tắt là KONA Ltd. Được thành lập vào tháng 4 năm 2000 Công ty hoạt động trong lĩnh vực dệt may với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất gia công bông tấm, ruột đệm từ sơ Polyester; sản xuất gia công hàng may mặc; phân phôi các sản phẩm của công ty tại Việt Nam xuất khẩu. Sản phẩm chính của công ty là chăn, ga, gối, đệm. Công ty được thành lập theo hình thức liên doanh giữa một bên là nhà đầu tư Hàn Quốc Ông :Oh Kyu Hwan một bên là nhà đầu tư Việt Nam là Bà Nguyễn Kim Ngọc. Công ty có trụ sở chính cũng như nhà máy sản xuất tại KCN Bình Minh. Khi mới thành lập Công ty có số vốn điều lệ là 1,5 triệu USD trong đó phía Hàn Quốc góp 51% phía nhà đầu tư Việt Nam góp 49%. Tuy mới chỉ được thành lập đi vào hoạt động được 10 năm nhưng công ty đã có những bước phát triển đóng góp đáng kể cho tình hình phát triển kinh tế, đặc biệt trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Trong những năm gần đây Công ty đã liên tục mở rộng về quy mô, kèm theo đó số lượng công nhân cũng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó Công ty cũng luôn chú trọng tới việc đào tạo phát triển đội ngũ quản lý, nâng cao chất lượng của công nhân. Các cơ sở, phân xưởng sản xuất được bổ sung thêm về cả số lượng chất lượng. Sản phẩm không những đáp ứng được nhu cầu ở trong nước mà còn xuất khẩu mà còn xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài như: Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia . Góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động. Mục tiêu của công ty là đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường trong nước, khu vực các nước phương tây. 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KONA 1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty TNHH KONA 1.2.1.1. Chức năng Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập hoạt động trong lĩnh vực may mặc với sản phẩm chủ yếu là chăn, ga, gối, đệm công ty có những chức năng nhiệm vụ sau đây: Sản xuất tất cả các sản phẩm chăn, ga, gối, đệm theo nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuấu khẩu. Bao gồm tất các công đoạn từ chế biến nguyên vật liệu đầu vào cho tới khâu hoàn thiện đóng gói tiêu thụ sản phẩm. Tiến hành kinh doanh nhập khẩu trực tiếp, nhận gia công, chế biến các sản phẩm có chất lượng cao theo yêu cầu của khách hàng. Chủ động trong công tác tiêu thụ giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra công ty còn có nhiệm vụ đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn được nguồn vốn, có tích luỹ mở rộng sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm nâng cao đời sống cho đội ngũ nhân viên trong công ty thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước. 1.2.1.2. Nhiệm vụ Công ty TNHH KONA phải tồn tại phát triển trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực may mặc nhất là trong tình hình hiện nay khi nước ta mới ra nhập tổ chức WTO tình hình kinh tế có nhiều biến động, giá cả thị trường không được ổn định. Nhưng do đã tạo được niềm tin, uy tín cho khách hàng chính sách giá cả hợp lý nên doanh nghiệp không chịu ảnh hưởng lớn của những biến động đó đang trên đà phát triển. Doanh nghiệp không ngừng thay đổi mẫu mã sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của thị trường cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Hiện nay doanh nghiệp đang có kế hoạch mở rộng thị trường sang các nước phương tây vì vậy quy mô sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao được mở rộng. Tình hình phát triển của doanh nghiệp là rất khả quan trong hiện tại tương lai. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH KONA Sản phẩm: Công ty TNHH KONAcông ty chuyên sản xuất gia công bông tấm, ruột đệm từ sơ polyester, sản xuất gia công hàng may mặc, phân phối các sản phẩm của công ty tại Việt Nam xuất khẩu. Sản phẩm chủ yếu mà công ty đang sản xuất hiện nay bao gồm: chăn, ga, gối, đệm. Đây là những sản phẩm có sự khác biệt về kết cấu cũng như kiểu dáng, do đó đòi hỏi công ty phải có những quy trình công nghệ thích hợp cho từng loại sản phẩm phải có sự kết hợp trong khâu tổ chức quản lý để quá trình sản xuất tiết kiệm đem lại hiệu quả cao. Đối tượng khách hàng: Công ty hướng tới những khách hàng có mức thu nhập trung bình cao trên thị trường. Công ty có nhiều đại lý ơ khắp các tỉnh thành nhằm mục tiêu đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng. Không những thế sản phẩm của công ty còn xuất khẩu ra thị trường thế giới với những sản phẩm đạt chất lượng cao. Ngoài các ngành nghề kinh doanh kể trên công ty còn hoạt động trong một số lĩnh vực khác như: Kinh doanh vận tải, nhận uỷ thác xuất nhập khẩu. 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty TNHH KONA 1.2.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất NVL(Bông, cao su.) Sơ chế bông, sợi, caosu… Phân xưởng SX I(Ép lõi đệm, tạo khuân…) NVL(Vải, chỉ…) Cắt may vỏ, chăn ga, gối Phân xưởng SX II(Ghép vỏ,chỉnh sửa ) Kiểm tra sản phẩm Sản phẩm Bộ máy sản xuất của công ty được tổ chức dưới dạng xưởng sản xuất. Trong đó bao gồm các phân xưởng, cụ thể ở đây có 2 phân xưởng là phân xưởng may phân xưởng bông đệm. Trong mỗi phân xưởng lại tiếp tục được chia nhỏ thành các khu vực sản xuất được chuyên môn hoá theo các giai đoan của chu thình sản xuất. Các khu vực này tuy tiến hành hoạt động độc lập, riêng rẽ nhưng lai có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sản phẩm đầu ra của khu vực trước lại là yếu tố đầu vào của khu vực sau. Do đó cần có sự phối kết hợp giữa các bộ phận để quá trình sản xuất được diễn ra một cách đồng bộ. Muốn vậy thì doanh nghiệp cần phải đề ra được kế hoạch sản xuất cho từng bộ phận làm sao cho mỗi bộ phận đều có thể hoàn thành đúng tiến độ từ đó góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất chung của toàn doanh nghiệp. 1.2.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ Sơ đồ1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ Quá trình sản xuất của công ty được tiến hành theo một chu trình công nghệ khép kín bao gồm rất nhiều công nghệ ở những giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất như: sơ chế nguyên vật liệu, cắt, may, đóng đệm Phó Giám Đốc Giám Đốc PXMay PXBôngĐệm PhòngHànhChínhNhânSự PhòngBánHàngPhòngKỹ ThuậtĐầuTư TổNghiệpVụ PhòngKinhDoanh TổSảnXuất XưởngSảnXuất Sổ CáiNHẬT CHUNGSổ chi tiếtPhòngTàiChínhKếToán PhòngKCS Do sự đa dạng về chủng loại sản phẩm mà công ty tiến hành sản xuất đã làm cho lượng nguyên vật liệu đầu vào cũng rất đa dạng, các loại nguyên vật liệu này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như bông, sợi, vải, cao su, xơ Polyester Để quá trình sản xuất được tiến hành một cách thuận lợi liên tục thì các nguyên liệu này cần phải trải qua quá trình sơ chế trước khi đưa vào sản xuất. Với đội ngũ công nhân có tay nghề cao, máy móc trang thiết bị hiện đại nên sản phẩm của Công ty luôn đạt được chất lượng tốt. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất mỗi loại sản phẩm cũng đòi hỏi quy trình công nghệ phải có những thay đổi cho phù hợp. 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINHKINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KONA 1.3.1. Sơ đồ bộ máy quảnhoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH KONA Công ty TNHH KONAdoanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên quy mô vừa nhỏ độ phức tạp không cao nên mô hình tổ chức bộ máy quản lý cũng không quá phức tạp cồng kềnh nên Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình phân cấp từ trên xuống. Quyền hành trách nhiệm của mỗi người được quy định rõ ràng dựa trên vị trí, vai trò người đó trong bộ máy tổ chức cua Công ty. Các vị trí trong bộ máy quảncủa công ty thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2Sơ đồ bộ máy quảncủa Công ty TNHH KONA Ghi chú: Quan hệ giữa các bộ phận cấp trên cấp dưới 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận mối quan hệ giữa các phòng ban bộ phận trong công ty : Là một doanh nghiệp có quy mô không lớn, để đảm bảo cho hoạt đông quảnkinh doanh có hiệu quả, bộ máy quảncủa Công ty TNHH KONA được tổ chức phân cấp từ trên xuống. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau: Giám đốc: Là người quyết định cao nhất tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, chỉ đạo công ty theo chế độ thủ trưởng chịu mọi trách nhiệm cũng như đại diện cho quyền lợi của công ty trước pháp luật các cơ quan hữu quan. Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công, ra quyết định trong phạm vi quyền hạn, báo cáo tình hình cho Giám đốc. Chủ động giải quyết những công việc đã được Giám đốc uỷ quyền phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước điều lệ của Công ty. Các phòng ban nghiệp vụ: Các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn chỉ đạo của Ban Giám đốc. Công ty hiện có 5 phòng nghiệp vụ với chức năng được quy định như sau: Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác quản lý lao động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ về hành chính văn phòng đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của lãnh đạo của Công ty các phòng nghiệp vụ. Nghiên cứu các chế độ chính sách của Nhà nước để áp dụng thực hiện trong Công ty. Giải quyết các chế độ đối với người lao động. Xây dựng các nội quy, quy chế của Công ty theo luật lao động. Phòng kinh doanh: Có chức năng tham mưu phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng. Tham mưu cho Ban Giám đốc chiến lược thị trường trong tương lai, xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm trên cơ sở năng lực hiện có. Tổ chức tiếp nhận vật tư, tổ chức sản xuất, tiến độ thực hiện, theo dõi thực hiện hợp đồng. Phòng bán hàng:Phụ trách các vấn đề liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm như xây dựng chiến lược bán hàng, lựa chọn khách hàng, thực hiện các dịch vụ sau bán hàng Phòng bán hàng có trách nhiệm làm sao cho việc tiêu thụ hàng hoá là tối ưu nhất, đồng thời phải đảm bảo về khả năng thu hồi tiền hàng đã bán. Phòng kế toán - tài chính: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế nhằm bảo toàn vốn của Công ty, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê chế độ quảncủa Nhà nước. Cung cấp số liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, phân tích các hoạt động kinh tế phục vụ cho việc lập kế hoạch công tác thống kê.Thực hiện công tác thanh quyết toán chi phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tham mưu cho giám đốc điều hành Công ty về các chế độ quản lý tài chính tiền tệ, thực hiện công tác xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm. Phòng kiểm soát chất lượng (KSC): Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty về các giải pháp để thực hiện tốt công tác kỹ thuật trong từng công đoạn sản xuất, quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, tham mưu trong công tác lựa chọn khách hàng. Xây dựng mục tiêu chiến lược chất lượng chung trong toàn Công ty. Phòng kỹ thuật – Đầu tư: Có chức năng xây dựng triển khai chiến lược đầu tư tổng thể lâu dài, xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm, sửa chữa thiết bị phụ tùng, lắp đặt thiết bị mới. Xây dựng ban hành hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật theo dõi thực hiện, hiệu chỉnh ban hành định mức mới. Tổ chức nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật đảm bảo ổn định sản xuất mang lại hiệu quả. Phòng bảo vệ: Giám sát nội quy ra vào Công ty, tổ chức đón tiếp khách hàng đến giao dịch tại Công ty, kiểm tra giám sát ghi chép chi tiết khách hàng hàng hoá, vật tư ra vào Công ty, bảo vệ tài sản của Công ty, kiểm tra giám sát công tác Phòng cháy chữa cháy, công tác bảo vệ quân sự đáp ứng một cách nhanh nhất khi tình huống xấu xảy ra. Trạm y tế: Có chức năng chăm sóc sức khoẻ cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Ban đời sống: Phụ trách công tác phục vụ bữa cơm công nghiệp cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. Đảm bảo kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm các dịch vụ ăn, uống trong Công ty. 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KONA Tình hình tài chính kết quả kinh doanh của công ty TNHH KONA trong nhưng năm gần đây thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1: Bảng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng của Công ty TNHH KONA Chỉ Tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng tài sản 1000 VNĐ 64.197.060 77.036.470 84.740.110 Tiền mặt nt 2.033.124 2.395.853 2.535.930 Tài sản ngắn hạn nt 44.068.830 52.781.590 57.059.740 Tài sản dài hạn nt 20.128.230 24.254.880 27.680.370 Vốn chủ sở hữu nt 64.197.060 77.036.470 84.740.110 Tổng doanh thu nt 50.584.850 55.843.350 57.654.420 Tổng lợi nhuận nt 1.266.720 1.388.920 1.243.080 Nộp ngân sách nt 1.281.336 1.437.630 1.354.225 Số lượng lao động Người 960 978 950 Thu nhập bình quân Nghìn/ người 2.130 2.200 2.340 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính- Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009) Phân tích số liệu trong bảng Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH KONA là rất lớn, trên 64 tỷ đồng qua các năm. Giá trị TSCĐ lớn nhưng lại chiếm tỷ lệ thấp, nguồn vốn lưu động của Công ty rất lớn do Công ty hoạt động trên lĩnh vực sản xuất với 100% nguyên vật liệu nhập ngoại hàng hóa chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. Tiền mặt tại quỹ được duy trì thường xuyên ở mức 3- 4% tổng tài sản, đủ để đảm bảo tính thanh khoản chi trả các nghiệp vụ thanh toán tại một thời điểm nếu cần thiết. Doanh thu của Công ty rất lớn chủ yếu là do thu từ hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Hàng hóa đạt chất lượng cao nên được rất ưa chuộng trên thị trường thế giới. Thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình, tương đối ổn định có xu hướng tăng dần qua các năm. Phân tích biến động qua các năm [...]... năm 2009 tình hình kinh tế có chiều hướng đi xuống Các nhà đầu tư không thấy sự khả quan của nền kinh tế nên đã cắt giảm đầu tư rút vốn về Nhìn chung tổng doanh thu của doanh nghiệp trong 2 năm đều tăng nhưng năm 2009 tăng 3.24% chậm hơn so với năm 2008 là 10.4% cho thấy nhu cầu của thị trường về hàng chăn, ga ,gối, đệm giảm hơn so với năm trước Mặc dù tổng tài sản năm 2009 của doanh nghiệp tăng... Nộp ngân sách nt 156.294 12.2 - 83.405 - 5.8 Số lượng lao động Người 18 1.88 - 28 - 2.86 Thu nhập bình quân VNĐ/ng 70 3.29 140 6.36 Tổng tài sản năm 2008 tăng 12.839.410.000 VNĐ với số tương đối tăng 19.9% so với năm 2007 Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 19.7% tài sản dài hạn tăng 20.5% Về mặt hiệu quả kinh doanh : Mặc dù nền kinh tế bị suy thoái vào cuối năm 2008 nhưng tổng doanh thu năm 2008 vẫn tăng... Bảng biến động giá trị các khoản mục của Công ty TNHH KONA Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008/ 2007 Năm 2009/ 2008 ∆ Tiền mặt % ∆ % 362.729 17.84 140.077 5.84 Tài sản ngắn hạn 1000 VNĐ nt 8.712.760 19.77 4.278.150 8.1 Tài sản dài hạn nt 4.126.650 20.5 3.425.490 14.12 Vốn chủ sở hữu nt 12.839.410 19.99 7.703.640 9.98 Tổng doanh thu nt 5.258.500 10.4 1.811.070 3.24 Tổng lợi nhuận nt 122.200 9.65 - 145.840 - 10.5... tăng 11.04% so với năm 2007 Đến năm 2009 tổng tài sản tăng 7.703.640.000 VNĐ tăng tương đối 9.99% trong đó tài sản dài hạn tăng 14.12%, tài sản ngắn hạn tăng 8.1% so với năm 2008 cho thấy quy mô của doanh nghiệp vẫn tăng mặc dù đối mặt với suy thoái kinh tế nhưng tăng không nhanh như năm trước Doanh nghiệp đã có phản ứng bằng cách giảm các khoản đầu tư ngắn hạn tăng các khoản đầu tư dài hạn Vốn chủ... nhuận của năm 2009 lại thấp hơn năm 2008 là 145.840.000VNĐ cho thấy những khó khăn trong năm 2009 của doanh nghiệp Hàng hóa bán chậm do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong nước ngoài nước giảm xuống Quy mô của doanh nghiệp được mở rộng số lượng lao động năm 2008 cũng tăng 18 người với số tương đối tăng 1.88% so với năm 2007 Doanh nghiệp kinh doanh ngày càng hiệu quả cho nên thu nhập bình quân của người... ngày càng hiệu quả cho nên thu nhập bình quân của người lao động ngày càng cao năm 2008 thu nhập bình quân của người lao động là 2.200.000 VNĐ tăng 70.000 VNĐ so với năm 2007 Năm 2009 số lượng lao động giảm 28 người tương ứng với 2.86% nhưng mức lương bình quân vẫn tăng 140.000 VNĐ tăng 6.36% so với năm 2008 Tuy vậy tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm 2009 vẫn tăng 1.812.070.000 VNĐ so với . TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KONA 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT. CÔNG TY TNHH KONA 1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH KONA Công ty TNHH KONA là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh

Ngày đăng: 06/11/2013, 06:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Bảng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng của Công ty TNHH KONA - TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KONA
Bảng 1.1 Bảng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng của Công ty TNHH KONA (Trang 10)
Bảng1.2. Bảng biến động giá trị các khoản mục của Công ty TNHH KONA - TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KONA
Bảng 1.2. Bảng biến động giá trị các khoản mục của Công ty TNHH KONA (Trang 11)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w