1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH in Khuyến học .DOC

46 979 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 292,5 KB

Nội dung

Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH in Khuyến học

Trang 1

Lời mở đầu

Kế toán là một trong những thực tiễn quan trọng nhất trong quản lýkinh tế Mỗi nhà đầu tư hay một cơ sở kinh doanh cần phải dựa vào công tác

kế toán để biết tình hình và kết quả kinh doanh

Hiện nay nước ta đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽsang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước Công tác quản lý kinh

tế đang đứng trước yêu cầu và nội dung quản lý có tính chất mới mẻ, đa dạng

và không ít phức tạp Là một công cụ thu thập xử lý và cung cấp thông tin vềcác hoạt động kinh tế cho nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng như bênngoài doanh nghiệp nên công tác kế toán cũng trải qua những cải biến sâu sắc,phù hợp với thực trạng nền kinh tế Việc thực hiện tốt hay không tốt đều ảnhhưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý

Công tác kế toán ở Công ty có nhiều khâu, nhiều phần hành, giữachúng có mối liên hệ, gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống quản lý có hiệuquả Mặt khác, tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý là một trongnhững cơ sở quan trọng trong việc điều hành, chỉ đạo sản xuất kinh doanh

Việc học tập và tìm hiểu kế toán không chỉ yêu cầu về học tập lý thuyết

mà còn đòi hỏi quá trình làm việc thực tế, để giúp đỡ sinh viên có thể tìm hiểusâu hơn, kĩ hơn, đúng đắn hơn về công tác kế toán Nhà trường đã tổ chức chocác sinh viên đợt thực tập nghiệp vụ kinh tế để giúp sinh viên nắm vững hơnkiến thức của mình, hiểu sâu hơn, đúng hơn, thực tế hơn về công tác tổ chứcquản lý, công tác kế toán, cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mỗi doanh nghiệp

Qua quá trình học tập môn kế toán và tìm hiểu thực tế tại Công tyTNHH in Khuyến học, đồng thời được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo ThS.Đinh Thế Hùng cũng như các CBCNV của Công ty đã giúp em hoàn thành

Trang 2

Hà Nội, ngày tháng năm 2010

Sinh viên

Điêu Thị Thu Hằng

Trang 3

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT

VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THHH IN KHUYẾN HỌC

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY IN KHUYẾN HỌC

* Quá trình hình thành doanh nghiệp

- Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH IN KHUYẾN HỌC

- Địa chỉ văn phòng: 9/64 Ngõ 35 Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội

- Địa chỉ xưởng sản xuất: 102 Hoàng Cầu, Q Đống Đa, Hà Nội

- Điện thoại: 04 35118175 Fax: 04 35118176

Với đội ngũ thiết kế, chế bản nhiều kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật caocho ra những sản phẩm mang tính chuyên nghiệp, thẩm mỹ, phù hợp với yêucầu khách hàng Công ty có thể đáp ứng được các sản phẩm yêu cầu chấtlượng cao nhất về hình ảnh và mầu sắc trên nhiều chất liệu giấy khác nhaunhờ có cơ sở hạ tầng kĩ thuật khá phát triển so với các đơn vị cùng ngành

Công ty TNHH In Khuyến học là Công ty trực thuộc Hội Khuyến HọcViệt Nam, vì vậy luôn nhận được những đơn hàng phục vụ cho các công tác

Trang 4

Đại học Thuỷ Lợi, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Hành chính quốc gia,Đại học Sư phạm

Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty đã trải qua nhiều thăng trầm Từmột xưởng sản xuất nhỏ với 20 công nhân, các đơn hàng nhỏ lẻ với cơ sở vậtchất nghèo nàn, hiện nay, Công ty đã mở rộng xưởng sản xuất tới 1 hecta, sốlượng công nhân đã lên đến 95 người Công ty không ngừng nhận đượcnhững đơn hàng lớn siêu lợi nhuận

Năm 2007, Công ty được Hội khuyến học bầu chọn là đơn vị đầungành, nhận bằng khen và cúp lưu niệm

Năm 2009, Công ty được Quận Đống Đa trao tặng đơn vị lao động xuấtsắc toàn quận

Trong năm 2010 này, Công ty được giao nhiệm vụ in ấn tài liệu phục

vụ đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội

1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY IN KHUYẾN HỌC

1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH in Khuyến học

Công ty TNHH In Khuyến học là một Công ty độc lập, chức năngchính là in ấn các loại tài liệu trên các chất liệu khác nhau Mặc dù vậy, Công

ty trực thuộc Hội khuyến học Việt Nam nên có những đơn hàng in ấn các loạitài liệu nội bộ

1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty in Khuyến học

Công ty TNHH In Khuyến Học là một Công ty đã có một bề dày kinhnghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty:

Trang 5

- In ấn các loại sách báo, tem nhãn, quảng cáo trên mọi khổ giấy vàchất liệu giấy Đặc biệt là các sản phẩm sách giáo dục và nghiên cứuchuyên sâu cho cấp Đại học.

- Thiết kế ra film, scan chất lượng cao

- Gia công các sản phẩm kỹ thuật cao như các tài liệu khổ A3,A0,…phong thư, tờ rơi với thiết kế chuyên nghiệp

1.2.3 Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty in Khuyến học

Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng, Giám đốc giao Hợpđồng cho các phòng ban như phòng kế toán, hành chính, từ đó căn cứ vàonăng lực và chức năng của các đơn vị sản xuất để giao khoán nội bộ cho cánhân đứng ra chịu trách nhiệm chính

Sản phẩm được sản xuất ra phải trải qua rất nhiều quy trình khác nhau,đòi hỏi khâu sản xuất hay công đoạn sản xuất nào cũng rất cần sự tỉ mỉ vàchính xác tuyệt đối Quy trình sản xuất ra sản phẩm được mô tả theo sơ đồ 1.1sau:

Trang 6

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sản phẩm

1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY IN KHUYẾN HỌC

Công ty hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Mô hình tổ chức bộmáy quản lý của Công ty được biểu diễn theo sơ đồ 1.2 sau:

Nghiªn cøu, kh¶o s¸t

b¶n thiÕt kÔ ChÕ b¶nRa film b¶n kÏmThiÕt kÕ

Ch¹y thö trªn m¸y in

In hµng lo¹t Gia c«ng

(c¾t,c¸n,d¸n g¸y,…)

Hoµn thiÖn KiÓm tra lçi

§¸nh gi¸

Trang 7

Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

định về vốn, các kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn cũng như dài hạn, cácchính sách lương thưởng của nhân viên, …

xuất kinh doanh, các điều chuyển cần thiết về người và tài sản theo đúng chủtrương của Chủ tịch HĐQT

và Phó giám đốc phụ trách sản xuất, giúp việc cho giám đốc

và Giám đốc công ty, đảm bảo các công việc kế toán diễn ra đúng quy trình

và chuẩn xác

đầu vào, đầu ra để báo cáo lên lãnh đạo, điều chỉnh giữa các đơn hàng với

Trang 8

- Các tổ sản xuất (10 tổ)

o Tổ máy 16 trang: phụ trách các công việc liên quan đến máy in16trang/lượt

o Tổ máy 8 trang: phụ trách các công việc liên quan đến máy in 8 trang

o Tổ máy 4 trang: phụ trách các công việc liên quan đến máy in 4 trang

o Tổ bình bản: phụ trách chỉnh sửa bản thiết kế thành bản kẽm đưa đi

Trang 9

Các bộ phận có quyền phản ánh lại những sai phạm, cùng phối hợpđảm bảo quá trình sản xuất, cung cấp đủ số lượng, đảm bảo chất lượng chocác đơn hàng.

1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY IN KHUYẾN HỌC

Trong các năm 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty có một số thay đổi Cụ thể theo Báocáo kết quả kinh doanh dưới đây:

Bảng 1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

6 tháng đầu năm 2010

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 5,189,033,487 5,618,153,451 6,189,033,487

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

(30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)) 30 96,792,754 1,131,980,274 497,687,245

Trang 10

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

Doanh thu qua không ngừng tăng qua các năm 2008, 2009 và 6 tháng đầunăm 2010 Cụ thể là:

Năm 2009 tăng 429.119.964đ so với năm 2008, tương ứng tăng 8.27%

6 tháng đầu năm 2010 tăng 570.880.036đ so với năm 2009, tương ứngtăng 10,16%

Bước sang năm 2009, Công ty đã mở rộng thêm phân xưởng sản xuấtlên đến 1hecta, trang bị được một số máy móc hiện đại nhập khẩu từ Nhật, Ývới các loại máy chính

- Máy vào bìa (trị giá 160 triệu)

- Máy gấp (trị giá 200 triệu)

- Máy ghim (trị giá 100triệu)

- Máy dao (trị giá 150 triệu)

- Máy phơi (trị giá 70 triệu)

- Máy cán (trị giá 80 triệu)

- Máy ép (trị giá 20 triệu)

- Máy khâu (trị giá 250 triệu)

- Và 1 số máy gia công khác……

Trong năm 2010, Công ty đã mua sắm thêm một số tài sản mới như

Trang 11

- Máy in 24 trang (trị giá 800triệu)

- Máy in 8 trang (trị giá 400triệu)

- Máy in 4 trang (trị giá 200triệu)

- Máy vào bìa (trị giá 200 triệu)

- Máy gấp (trị giá 250 triệu)

Trang 12

PHẦN II: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ

TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH IN KHUYẾN HỌC

2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH IN KHUYẾN HỌC

Phòng Kế toán có nhiệm vụ cung cấp số liệu giúp cho việc ra quyếtđịnh của ban lãnh đạo Bộ máy Kế toán được tổ chức tập trung thực hiện chứcnăng tham mưu, giúp việc Giám đốc về mặt tài chính Kế toán Công ty

Trưởng phòng:

Phụ trách chung chịu trách nhiệm trước Giám đốc mọi hoạt động củaphòng cũng như các hoạt động khác của Công ty có liên quan tới tài chính vàtheo dõi các hoạt động tài chính của Công ty

Tổ chức công tác Kế toán thống kê trong Công ty phù hợp với chế độtài chính của Nhà nước

Thực hiện các chính sách chế độ công tác tài chính Kế toán

Kiểm tra tính pháp lý của các loại hợp động Kế toán tổng hợp vốn kinhdoanh, các quỹ trực tiếp chỉ đạo kiểm tra giám sát phần nghiệp vụ đối với cáccán bộ thống kê Kế toán các đơn vị trong Công ty

Lập các Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp và đối chiếu với số liệutổng hợp của kế toán tổng hợp

Phó phòng kiêm Kế toán tổng hợp:

Thực hiện lên số tổng hợp phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính của

kế toán trưởng, thực hiện một số công tác tổ chức quản lý sản xuất, quản lýhành chính kế toán của Công ty

Trang 13

Ngoài công việc của người Kế toán tổ sản xuất ra còn phải giúp vịêccho Kế toán trưởng, thay mặt Kế toán trưởng giải quyết các công việc khitrưởng phòng vắng mặt các phần việc được phân công.

Kế toán tiền và thanh toán - Thủ quỹ:

Lập và kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi lập phiếu thu,chi Lập sổ cái, sổ chi tiết tiền mặt đối chiếu với sổ quỹ của thủ quỹ kiểm trađối chiếu sử dụng tồn quỹ sổ sách và thực tế theo dõi chi tiết các khoản thuchi trong Công ty

Chịu trách nhiệm trong công tác thu chi tiền và tồn quỹ của Công ty.Thực hiện việc kiểm kê đột xuất hoặc định kỳ theo quy định

Kế toán công nợ - Kế toán tiền lương

Theo dõi công nợ, phải thu, phải trả Có trách nhiệm đôn đốc kháchhàng để thu nợ Lập các sổ cái, sổ chi tiết, Bảng tổng hợp chi tiết công nợ củaCông ty

Thanh toán lương thưởng phụ cấp cho các đơn vị theo lệnh của Giámđốc; thanh toán BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định ; theo dõiviệc trích lập và sử dụng quỹ lương của Công ty ; thanh toán các khoản thu,chi của công đoàn

Kế toán vật tư

Theo dõi nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ tại Công ty, đồng thờiphụ trách việc tính giá thành, lên các bảng tính giá, bảng tổng hợp nhập xuấttồn, để tiến hành theo dõi và báo cáo cho kế toán tổng hợp

Kế toán vật tư là người phụ trách việc lập bảng tính giá thành cho đơn

vị, tính toán việc dự trù vật tư phục vụ sản xuất của Công ty

Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện rõ nét trong sơ đồ sau:

Trang 14

Sơ đồ 2.1: Bộ máy kế toán công ty

KÕ to¸n tiÒn l¬ng

Giao nhiÖm vô

Trëng phßng kÕ to¸n C«ng ty

B¸o c¸o

KÕ to¸n vËt t

Trang 15

2.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH IN KHUYẾN HỌC

2.2.1 Các chính sách kế toán chung:

Cũng như các Công ty cùng mô hình kinh doanh, Công ty TNHH InKhuyến học có những đặc điểm tương đồng về chính sách kế toán áp dụng

Cụ thể là:

- Kỳ kế toán năm: Từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng

- Chế độ kế toán áp dụng: nhỏ và vừa

- Hình thức kế toán áp dụng: nhật ký chung

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

o Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo giá gốc

o Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền

o Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: khấu hao đường thẳng

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: ghi nhận chi phí tài chính trongnăm

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: ghi nhận các khoản phải trảtrong năm

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái: theo tỷ giá liên ngânhàng và ghi nhận vào doanh thu hoặc chi phí tài chính

- Phương pháp tính nguyên giá và khấu hao TSCĐ:

+ Nguyên giá: Theo giá thực tế

+ Khấu hao TSCĐ: Theo đường thẳng

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:

Trang 16

o Doanh thu bán hàng: tuân thủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu tạichuẩn mực kế toán số 15 “ Doanh thu và thu nhập khác” Các khoản nhậntrước của khách hàng không ghi nhận là doanh thu trong năm

o Doanh thu cung cấp dịch vụ: tuân thủ đầy đủ 4 điều kiện ghi nhậndoanh thu cung cấp dịch vụ quy định tại chuẩn mực kế toán số 15 “Doanh thu

Chứng từ tiền mặt: Phiếu thu, phiếu chi,…

Chứng từ tiền gửi: Ủy nhiệm chi, Giấy báo nợ, Giấy báo có,…

Chứng từ tạm ứng: Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy đề nghị thanh toán,…Chứng từ vật tư, tài sản cố định: Thẻ kho, Phiếu nhập, Phiếu xuất, Bảngtổng hợp nhập xuất tồn, thẻ tài sản, Giấy đề nghị mua hàng,…

Chứng từ tiền lương: Bảng chấm công, Bảng tính lương, Bảng thanhtoán tiền lương,…

Cùng với hệ thống các hóa đơn, chứng từ gốc đi kèm như: Hóa đơn bánhàng thông thường, Hóa đơn bán lẻ, Hóa đơn GTGT,…

Công ty có phòng lưu trữ tài liệu và hóa đơn riêng, đồng thời thực hiệnluân chuyển chứng từ theo quy định của Nhà nước Tất cả các hóa đơn chứng

từ sẽ được tập hợp tại phòng kế toán của Công ty để phục vụ cho việc vào sổ

kế toán, sau khi hạch toán kế toán sẽ kẹp chứng từ gốc vào từng bộ chứng từriêng và lưu vào phòng tài liệu Các chứng từ và tài liệu được lưu tại phòng

Trang 17

tài liệu trong tối thiểu 5 năm mới được hủy, trước khi tài liệu hủy phải được

sự phê duyệt của kế toán trưởng và giám đốc

2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định số48/2006/QĐ-BTC hệ thống tài khoản dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cách thức mở tài khoản chi tiết đới với các đối tượng chủ yếu:

2.2.3.1 Doanh thu:

Phương pháp xác định doanh thu:

- Doanh thu của khối tư vấn Công ty được xác định trên cơ sở giá trịnghiệm thu, các quyết định phê duyệt, biên bản đối chiếu, thanh lý hợpđồng, từ các công việc đã hoàn thành Do xuất phát từ đặc thù lĩnh vực kinhdoanh doanh thu của Công ty thường có sự điều chỉnh đối với từng đơn hàng

cụ thể

- Doanh thu bán háng của Công ty được ghi nhận theo hóa đơn tài chính

do Công ty phát hành Công ty thưc hiện việc kê khai nộp thuế GTGT khoảndoanh thu này tại Chi cục thuế Quận Đống Đa

Phương pháp xác định chi phí sản xuất tại Công ty

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao độngsống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bá ra có liên quan đến hoạt

Trang 18

động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định.

Tại Công ty, chi phí sản xuất bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí

về nhân công, chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phíbằng tiền khác Có rất nhiều khoản mục chi phí khác nhau phát sinh tại công

ty Do đặc điểm sản phẩm của Công ty có rất nhiều chủng loại, mẫu mã, quycách, chi tiết khác nhau, bên cạnh đó quy trình công nghệ sản xuất lại phứctạp vì vậy chi phí phát sinh ở Công ty phải tập hợp theo từng loại, từng khoảnmục chi phí và phải được thường xuyên theo dõi chi tiết ở từng phân xưởng

và chi tiết cho từng loại sản phẩm Điều đó đòi hái công tác kế toán phải được

tổ chức một cách khoa học, có hệ thống để có thể đảm bảo tính chính xác vàphản ánh trung thực các khoản chi phí phát sinh

Kỳ tập hợp chi phí ở Công ty là hàng tháng, các khoản mục chi phí phátsinh tại Công ty sẽ được tính và phân bổ theo tháng, cuối quý kế toán giáthành căn cứ vào các bảng phân bổ của từng tháng để tập hợp lập thành cácbảng phân bổ chi phí cho cả quý để tiến hành tính giá thành

Chi phí sản xuất ở Công ty được tập hợp theo ba khoản mục:

*

Với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu kế toán sử dụng TK

152 - Nguyên liệu, vật liệu và được mở chi tiết theo 3 tiểu khoản:

Trang 19

nhu cầu vật liệu cho sản xuất, Hàng quý căn cứ vào kế hoạch sản xuất và cáchợp đồng đã ký kết với khách hàng, phòng kế hoạch lên các kế hoạch sử dụngnguyên vật liệu để trình lên Giám đốc công ty Sau khi được phê duyệt, phòng

kế hoạch sẽ làm việc với các bộ phận có liên quan để tiến hành nhập hàngphục vụ cho sản xuất

Trong quá trình sản xuất nếu phát sinh nhu cầu vật liệu ngoài kế hoạchthì các bộ phận lập báo cáo gửi lên phòng kế hoạch để lên phương án trìnhGiám đốc Công ty phê duyệt và triển khai thực hiện Một số trường hợp, đểđảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thời gian cho các đơn đặt hàng các tổ sản xuất cóthể tự đảm nhận phần vật liệu (nếu có thể) sau khi được sự đồng ý của Giámđốc Công ty sau đó thanh toán với Công ty theo khối lượng thực tế phát sinh

Kế toán chi phí sẽ căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ vật liệu và công cụdụng cụ để tiến hành hạch toán chi phí sản xuất vào các tài khoản thích hợp

* Với chi phí nhân công trực tiếp:

Tại Công ty, việc tính trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất đượcthực hiện dưới hình thức trả lương theo hai hình thức, tùy thuộc vào tính chấtcông việc của từng tổ sản xuất: theo ngày công lao động và theo số lượng sảnphẩm hoàn thành

Trang 20

Hàng tháng, kế toán căn cứ vào bảng chấm công của các bộ phận sảnxuất và để tiến hành lập bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH,BHYT cho công nhân trực tiếp sản xuất Kế toán theo dõi trên cơ sở bảng chilương tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho khu vực sản xuấttrên cơ sở số sản phẩm nhập kho hoàn thành trong kỳ báo cáo Sau đó, dựavào bảng phân bổ Tiền lương và BHXH cho cả quý, kế toán chi phí sẽ tiếnhành hạch toán chi phí sản xuất

Ghi Nợ TK 622

Ghi Có TK 334

Các khoản phải nộp theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của côngnhân sản xuất trực tiếp quý III năm 2004 được trích theo quy định và hạchtoán:

Ghi Nợ TK 622

Ghi Có TK 338 (3382, 3383, 3384)

Số liệu này sẽ là căn cứ để kế toán chi phí phản ánh các nghiệp vụ hạchtoán chi phí nhân công trực tiếp trên Sổ theo dõi chi phí nhân công trực tiếpcho từng tổ sản xuất và chi tiết cho từng sản phẩm sản xuất tại tổ đó

* Với chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phạm vi cácphân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp, đó là những chi phí phục vụchung cho quá trình sản xuất và chi phí điều hành về quản lý sản xuất ỞCông ty chi phí sản xuất chung được tập hợp và phân bổ ngay cho từng phânxưởng, nếu không thể hạch toán ngay được theo phân xưởng thì sẽ phân bổtheo tiêu thức phù hợp

Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng chi phí sản xuất chung Tài khoản này mở chi tiết cho từng phân xưởng baogồm các tiểu khoản:

Trang 21

TK627- TK 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng

Trình tự công tác kế toán và hạch toán chi phí sản xuất chung như sau:

Chi phí nhân viên tổ sản xuất (TK 6271).

Chi phí nhân viên phân xưởng được phân bổ cho từng bộ phận sản xuất,

cơ cấu chi phí được phân bổ như sau:

nhân viên quản lý trực tiếp ở các bộ phận sản xuất

Công ty

Cuối tháng, căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán tiền lương tiếnhành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH chi tiết cho từng tổ và thực hiệnphân bổ tiền lương thực trả của cán bộ quản lý vào khoản mục chi phí nhânviên phân xưởng( TK 6271), phần còn lại được phân bổ vào khoản mục chiphí nhân viên quản lý của văn phòng Công ty (TK6421)

Cuối quý, kế toán chi phí căn cứ vào bảng lương thực chi tiến hành lậpbảng phân bổ tiền lương và BHXH và tập hợp chi phí sản xuất chung thực tếcủa toàn bộ nhân viên các tổ, ghi định khoản:

Ghi Nợ TK 6271

Ghi Có TK 334

Ghi Có TK 338

Số liệu này là căn cứ để ghi vào khoản mục chi phí nhân viên phân

xưởng trong bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung.

Trang 22

Chi phí vật liệu dùng cho tổ sản xuất ( Tài khoản 6272)

Chi phí vật liệu dùng cho tổ sản xuất bao gồm: bóng đèn, dây điện lắpdùng chung cho phân xưởng, xăng dầu dùng cho máy phát điện dự phòng, Cuối quý kế toán căn cứ vào số liệu ở bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ

Ghi Nợ TK 6273

Ghi Có TK 152

Chi phí dịch vụ mua ngoài: ( TK 6277)

Chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty bao gồm chi phí tiền điện, tiềnđiện thoại, tiền nước, chi phí sửa chữa, Các khoản chi phí này được theodõi chi tiết ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất theo mức chi phí thực tếphát sinh trong kỳ kế toán Thực tế, các khoản chi phí này tỉ lệ thuận với sảnlượng sản xuất trong kỳ của công ty

Việc hạch toán được thực hiện khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn

cứ chứng từ thanh toán, kế toán tiến hành định khoản và ghi sổ kế toán:

Trang 23

bộ phận làm cơ sở để hạch toán, phân bổ cho từng bộ phận để tính giá thànhsản phẩm cuối kỳ

Số liệu này sẽ được tập hợp vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất

Chi phí bằng tiền khác: (TK6278)

Đây là khoản chi phí bằng tiền phục vụ cho việc sản xuất ở phân xưởngnhư chi phí bồi dưỡng ca đêm, chi phí sửa chữa máy móc, chi phí hội nghị,tiếp khách

Chi phí bằng tiền khác được theo dõi hạch toán khi có phát sinh, cuối kỳ

kế toán, kế toán chi phí tiến hành tập hợp các khoản chi phí phát sinh từng bộphận sản xuất để xác định khoản chi phí sản xuất chung trong kỳ kế toán phảitiến hành phân bổ cho giá thành sản phẩm

Khi có phát sinh các khoản chi phí, kế toán tiến hành hạch toán:

Ghi Nợ TK 6278

Ghi Nợ TK 1331

Ghi Có TK 111,112

Số liệu này sẽ được tập hợp vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất làm căn

cứ để phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm cuối kỳ

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.

Sau khi đã tập hợp xong các khoản mục của chi phí sản xuất chung, cuốiquý kế toán chi phí tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung chocác phân xưởng theo từng khoản mục phù hợp với yêu cầu kế toán thông quabảng phân bổ và các nhật ký chứng từ

Căn cứ vào các phát sinh thực tế về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhâncông, chi phí sản xuất chung, cuối kỳ kế toán khi tiến hành lập các bút toánkết chuyển Bút toán kết chuyển chi phí sản xuất được ghi tự động như sau:

Ghi Nợ TK 154

Ghi Có TK 621

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sản phẩm - Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH in Khuyến học .DOC
Sơ đồ 1.1 Quy trình sản xuất sản phẩm (Trang 6)
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty - Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH in Khuyến học .DOC
Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (Trang 7)
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH in Khuyến học .DOC
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 9)
Sơ đồ 2.1: Bộ máy kế toán công ty - Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH in Khuyến học .DOC
Sơ đồ 2.1 Bộ máy kế toán công ty (Trang 14)
Sơ đồ 2.3: Quy trình hạch toán vốn bằng tiền - Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH in Khuyến học .DOC
Sơ đồ 2.3 Quy trình hạch toán vốn bằng tiền (Trang 26)
Bảng phân - Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH in Khuyến học .DOC
Bảng ph ân (Trang 30)
Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ theo phương pháp chứng từ ghi sổ - Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH in Khuyến học .DOC
Sơ đồ 2.5 Trình tự ghi sổ theo phương pháp chứng từ ghi sổ (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w