1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành

68 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HUYỆN

CHÂU THÀNH

SVTH: NGUYỄN MINH QUANG

AN GIANG, THÁNG 07 NĂM 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HUYỆN

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

- -

An Giang, ngày …… tháng 07 năm 2016

Giảng viên hướng dẫn

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM 1

- -

An Giang, ngày …… tháng 07 năm 2016 Giảng viên chấm 1 ………

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM 2

- -

An Giang, ngày …… tháng 07 năm 2016 Giảng viên chấm 2 ………

Trang 6

LỜI CẢM TẠ - -

Trong suốt quá trình học tập, trao đổi những kiến thức chuyên ngành, kỹ năng cần thiết để thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp

Tác giả gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, trường Đại học An Giang đã luôn tận tâm giảng dạy đã tận tình giảng dạy, truyền đạt, trang bị cho tác giả những kiến thức quí báu trong suốt quá trình học tập Đặc biệt tác giả kính gửi lời cảm ơn cùng lòng biết ơn sâu sắc sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Vạn Hạnh

Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam huyện Châu Thành tỉnh An Giang cùng các cô chú, anh chị…ở Phòng Kế hoạch & Kinh doanh và các Phòng ban đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị Tác giả xin kính chúc giảng viên hướng dẫn, quý vị thầy cô Khoa Kinh

tế - Quản trị Kinh doanh và Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam huyện Châu Thành tỉnh An Giang thật nhiều sức khỏe, thành công và gặp nhiều may mắn

An Giang, ngày tháng 07 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Minh Quang

Trang 7

TÓM TẮT - -

Với đề tài “Phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành”, chuyên đề tốt nghiệp hướng tới các mục tiêu chính: Phân tích hoạt

động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành để có thể xác định được thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn Từ đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn và lợi nhuận của ngân hàng trong giai đoạn 2013 – 2015

Nội dung chính của bài chuyên đề tốt nghiệp bao gồm:

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Cơ sở lý luận chung về hoạt động cho vay nông nghiệp

nông thôn

Chương 3: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và Phát

triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành

Chương 4: Phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành trong giai đoạn 2013 – 2015

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 8

LỜI CAM KẾT - -

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả Các

số liệu trong công trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng Những kết luận mới

về khoa học của công trình nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình khác

An Giang, ngày … tháng 07 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Trang 9

MỤC LỤC

- -

Trang Chương 1: TỔNG QUAN 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Ý nghĩa đề tài 3

1.6 Kết cấu nghiên cứu 3

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 4

2.1 Lý thuyết về tín dụng 4

2.1.1 Khái niệm về tín dụng 4

2.1.2 Khái niệm về cho vay nông nghiệp nông thôn 4

2.1.3 Đặc điểm của cho vay nông nghiệp nông thôn 4

2.2 Phân loại cho vay 5

2.2.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay 5

2.2.2 Căn cứ vào đối tượng cho vay 5

2.2.3 Căn cứ vào tính chất của khoản vay 5

2.3 Quy trình pháp lý về cho vay 6

2.3.1 Các lĩnh vực cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn 6

2.3.2 Nguyên tắc cho vay nông nghiệp nông thôn 6

2.3.3 Điều kiện vay vốn 7

2.3.4 Đối tượng vay vốn 7

2.3.5 Lãi suất 7

2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay nông nghiệp nông thôn 8

2.4.1 Một số nhân tố ảnh hưởng đến cho vay nông nghiệp nông thôn 8

2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn 11

2.5 Chính sách của Nhà nước đối với cho vay nông nghiệp

Trang 10

nông thôn 12

Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH 14

3.1 Đôi nét về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 14

3.2 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Châu Thành 15

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 15

3.2.2 Cơ cấu tổ chức 16

3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 16

3.3 Lĩnh vực kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 18

3.4 Quy trình cho vay của ngân hàng 18

3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành 19

3.6 Định hướng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành trong tương lai 22

Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TRONG GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 24

4.1 Khái quát tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành trong giai đoạn 2013 – 2015 24

4.2 Phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành trong giai đoạn 2013 – 2015 26

4.2.1 Về doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn 26

4.2.2 Về doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn 31

4.2.3 Về dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn 37

Trang 11

4.2.4 Về nợ quá hạn nông nghiệp nông thôn 41

4.2.5 Đánh giá hiệu quả một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn 43

4.3 Nhận định chung về hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank – Chi nhánh huyện Châu Thành 46

4.3.1 Kết quả đạt được 46

4.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 47

4.4 Một số giải pháp nâng cao hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành 47

4.4.1 Nâng cao công tác huy động vốn 47

4.4.2 Nâng cao chất lượng cho vay 48

4.4.3 Đơn giản hóa thủ tục vay vốn 49

4.4.4 Xây dựng chính sách đào tạo và nghiệp vụ cán bộ 49

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

5.1 Kết luận 50

5.2 Kiến nghị 51

TÀI LIỆU THAO KHẢO 53

Trang 12

DANH MỤC BIỂU BẢNG - -

1 Lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn tại NHNo&PTNT 9

2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT 20

3 Tình hình hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT 24

4 Doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn theo thời gian 27

5 Doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn theo mục đích,

6 Doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn theo thời gian 32

6 Doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn theo mục đích,

7 Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn theo thời gian 37

8 Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn theo mục đích,

9 Nợ quá hạn nông nghiệp nông thôn theo thời gian 42

11 Một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nông

Trang 13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ - -

1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT 16

2 Doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn theo thời gian 27

3 Doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn theo mục đích,

4 Doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn theo thời gian 32

5 Doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn theo mục đích,

6 Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn theo thời gian 38

7 Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn theo mục đích,

8 Nợ quá hạn nông nghiệp nông thôn theo thời gian 42

9 Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn 44

Trang 14

DANH MỤC SƠ ĐỒ - -

Trang 15

CIC (Credit Information

Center) Mạng lưới thông tin phòng ngừa rủi ro cho vay GDP (Gross Domestic

Trang 16

vụ chỉ tăng 5,96% Với nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, biến động mạnh

về nhiều mặt của nền kinh tế và sức cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại

và các tổ chức cho vay ngày càng trở nên gay gắt Đặc biệt là cạnh tranh về lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay giữa các ngân hàng và các tổ chức cho vay ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và uy tín của các ngân hàng

Xã hội phát triển, đời sống của người dân ngày càng tiến bộ thì nhu cầu làm giàu ngày càng tăng lên do đó nhu cầu vốn cũng tăng theo Để đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho người dân thì cho vay của ngân hàng là rất quan trọng, nó giải quyết nhu cầu về vốn cho người dân nên ngân hàng đặt ra cho mình một nhiệm vụ hết sức quan trọng Một là phải nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của mình bằng cách đầy mạnh và mở rộng các phương thức huy động vốn, hai là đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho khách hàng một cách hợp lý nhất và đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất

An Giang là một trong những tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị lũ lụt đe dọa, gây thiệt hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh của người dân làm cho đời sống nhân dân trong tỉnh gặp không ít khó khăn Đặc biệt, tình trạng thiếu vốn trong sản xuất, trong mở rộng đầu tư luôn là vấn đề bất cập, gây nên nhiều trở ngại và là nỗi lo của hầu hết của người dân trong tỉnh

Để đáp ứng nhu cầu vốn đó phải kể đến sự góp phần to lớn của các tổ chức trung gian tài chính, thông qua việc hỗ trợ về vốn, các tổ chức cho vay nói chung và chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành nói riêng Và NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành - tỉnh

An Giang là một trong gần 2.300 chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Mặt khác góp phần tạo uy tín và sự lớn mạnh cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong sự cạnh tranh của nhiều ngân

Trang 17

hàng khác Trong thời gian qua ngân hàng đã góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà lên một bước đáng kể Tuy nhiên, hoạt động cho vay cụ thể là hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn như thế nào

để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, hạn chế tối thiểu nợ quá hạn, nhưng vẫn hỗ trợ vốn đúng đối tượng, đúng kế hoạch, phương hướng phát triển mà huyện đề ra… nhằm đáp ứng tốt mục tiêu phát triển của huyện

Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn và bổ sung kiến thức thực tế trong quá trình nghiên cứu, học tập Vì vậy,

tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thông qua việc phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành Tác giả tập trung giải quyết một số mục tiêu như sau:

- Hệ thống hóa các quy định của Nhà nước về hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn

- Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành

- Phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành trong giai đoạn

2013 - 2015

- Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành

1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài tập trung phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, doanh số

dư nợ, nợ quá hạn và những chỉ tiêu đánh giá cho vay nông nghiệp nông thôn

ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Về không gian

Đề tài được tác giả phân tích tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Trang 18

Thu thập thông tin số liệu từ bảng báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2013 – 2015 và các báo cáo thống kê huy động vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, doanh số dư nợ, nợ quá hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành.

Thu thập các tài liệu khác có liên quan, từ sách vở, báo chí, tạp chí, internet, bản tin nội bộ ngân hàng, những tư liệu cho vay tại ngân hàng, những thông tin từ tiếp xúc và trao đổi với cán bộ cho vay tại đơn vị để hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay cụ thể là hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn; các đề tài nghiên cứu có sẵn trong những năm gần đây

Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh giữa các số liệu, phân tích biểu đồ và dùng một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn

1.5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Thông qua đề tài phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn giúp tác giả hệ thống hóa các quy định của Nhà nước cũng như nắm bắt kịp thời những chính sách ưu đãi dành cho nông nghiệp nông thôn, bổ sung kiến thức học tập và tiếp cận được các vấn đề thực tế Qua đó, tác giả có cái nhìn hoàn thiện hơn về vấn đề nghiên cứu.

Cung cấp cho Ngân hàng nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn Qua đó, xây dựng các giải pháp giúp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng

Là cơ sở cho tác giả nghiên cứu đề tài phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn trong tương lai

1.6 KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU

Gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Cơ sở lý luận chung về hoạt động cho vay nông nghiệp nông

thôn tại Ngân hàng

Chương 3: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển

nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành

Chương 4: Phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 19

CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG

CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

2.1 LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

2.1.1 Khái niệm về cho vay

Theo Nguyễn Văn Dờn (Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, 2009) đưa ra

khái niệm: “Cho vay là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời gian nhất định với khoản chi phí nhất định”

Có thể nói rằng: Cho vay là tin tưởng và tín nhiệm Cho vay là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ ấy

mà nguồn vốn được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế - xã hội theo nguyên tắc có hoàn trả

2.1.2 Khái niệm về chính sách cho vay nông nghiệp nông thôn

Theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

“Nông thôn”: là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân

2.1.3 Đặc điểm của cho vay nông nghiệp nông thôn

Theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Bảo hiểm trong nông nghiệp: Tổ chức cho vay có chính sách miễn, giảm lãi đối với khách hàng tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp theo chính sách khách hàng của mình để khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp nhằm hạn chế rủi ro đối với tổ chức cho vay

Trang 20

Tổ chức cho vay cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo thực tế phát sinh Trong năm, các tổ chức cho vay thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo thực tế rủi ro phát sinh năm trước, cuối năm điều chỉnh theo thực tế rủi ro phát sinh trong năm, không phân biệt khoản vay đó có tài sản hay không có tài sản đảm bảo Xác định vai trò nòng cốt của nông nghiệp trong nền kinh tế, ngành Ngân hàng đã ban hành và triển khai đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức cho vay tập trung nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

2.2 PHÂN LOẠI CHO VAY

2.2.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay

Theo TS Nguyễn Minh Kiều (Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, 2005)

đã đưa ra cách thức phân loại cho vay căn cứ vào thời hạn:

- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn tối đa đến một năm

Mục đích của loại cho vay này thừng là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động cùa doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân

- Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ trên một năm đến

năm năm Loại tín dụng này thường được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, đổi mới thiết bị, cải tiến công nghệ, mở rộng và xây dựng các công trình có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi nhanh

- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên năm năm Loại cho

vay này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn

2.2.2 Căn cứ vào đối tƣợng cho vay

Theo TS Nguyễn Minh Kiều (Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, 2005)

đã đưa ra cách thức phân loại cho vay căn cứ vào đối tượng:

- Cho vay vốn lưu động: được sử dụng để hình thành vốn lưu động (cho

vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất…)

- Cho vay vốn cố định: được sử dụng để hình thành tài sản cố định (cho

vay để mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng công trình nhà xưởng…)

2.2.3 Căn cứ vào tính chất của khoản vay

Theo TS Nguyễn Minh Kiều (Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, 2005)

đã đưa ra cách thức phân loại cho vay căn cứ vào tính chất của khoản vay:

- Cho vay có đảm bảo: các khoản cho vay có tài sản bảo đảm cho khoản

tiền vay như thế chấp hay cầm cố

Trang 21

- Cho vay không có đảm bảo: các khoản cho vay không có tài sản đảm

bảo hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín, sự tín

nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để cấp vốn cho vay và quyết định cho vay 2.3 QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ CHO VAY

2.3.1 Các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Theo Điều 4 của Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách

cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

1 Cho vay các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp

2 Cho vay phát triển ngành nghề tại nông thôn

3 Cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn

4 Cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối

5 Cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản

6 Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn

7 Cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn

8 Cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ

2.3.2 Nguyên tắc cho vay nông nghiệp nông thôn

Theo Điều 5 Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách

cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Các tổ chức cho vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ đầu tư cho vay phục

vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nhân dân trên nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư

Các tổ chức cho vay thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay theo quy định hiện hành và xác định mức cho vay không có bảo đảm đối với từng đối tượng

cụ thể, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách hàng và khả năng quản lý rủi ro của tổ chức cho vay Các tổ chức cho vay thông báo công khai mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, điều kiện, thủ tục cho vay cụ thể trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành về cho vay của tổ chức cho vay đối với khách hàng

Các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách và các chương trình kinh tế theo chỉ định của Chính phủ, được Chính phủ bảo đảm các điều kiện để thực hiện thông qua các chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong từng thời kỳ

Trang 22

Các tổ chức tài chính quy mô nhỏ cho vay các đối tượng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật.

2.3.3 Điều kiện vay vốn

Theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Khách hàng vay vốn phải có đầy đủ điềuki ện sau:

- Khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành

vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo pháp luật

- Người vay vốn có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng hạn theo hợp đồng cho vay đã ký

- Người vay vốn có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư khả thi có hiệu quả

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Thống đốc NHNN Việt Nam

2.3.3 Đối tƣợng cho vay

Theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Tổ chức, cá nhân được vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm:

- Hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn;

- Cá nhân;

- Chủ trang trại;

- Các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn;

- Các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản;

- Các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp, có cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn

2.3.4 Lãi suất

Các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách, các chương trình kinh tế ở nông thôn theo chỉ định của Chính phủ thì thực hiện việc cho vay theo mức lãi suất do Chính phủ quy định

Lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức cho vay được thực hiện theo cơ chế cho vay thương mại hiện hành

Trang 23

Những khoản cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức cho vay do Chính phủ hoặc các tổ chức cá nhân khác uỷ thác thì mức lãi suất được thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc theo thoả thuận với bên uỷ thác

Các tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện việc cho vay theo lãi suất thoả thuận với khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật

2.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

2.4.1 Một số nhân tố ảnh hưởng đến cho vay nông nghiệp nông thôn 2.4.1.1 Thời tiết:

Tại An Giang năm 2013, ông Vương Bình Thạnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh cho biết đã xảy ra 4 vụ sạt lở đê bao ngăn lũ, thiệt hại 2.700 ha hoa màu và lúa vụ 3 tại các huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới Cụ thể tại tuyến đê kênh 7 (kênh Đào - Cần Thảo) thuộc xã Ô Long Vĩ (Châu Phú) nước

lũ phá vỡ đê nhấn chìm 1.500 ha lúa Cùng thời gian trên, tại đoạn đê kênh 8,

xã Thạnh Mỹ Tây nước lũ làm bể đê nhấn chìm 250 ha lúa đang đẻ nhánh trên

40 ngày tuổi Tại huyện Châu Thành, nước lũ đã phá vỡ đê xã Vĩnh Hanh vào rạng sáng nay đã khiến 320 ha lúa đang trổ bông bị ngập Trước đó, tại xã Mỹ Hội Đông (Chợ Mới) áp lực nước lũ đã phá đê gây gập khoảng 630 ha hoa màu

và lúa Làm ảnh hưởng đến sản lượng lúa của bàn con nông dân

Sản xuất lâm nghiệp trong năm gặp một số khó khăn do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên việc triển khai các dự án trồng rừng chậm tiến độ, đặc biệt đối với rừng trồng phòng hộ và đặc dụng Do thời tiết trong năm nắng nóng, khô hạn kéo dài nên xảy ra hiện tượng cháy rừng ở một số địa phương Cùng với tình trạng ngập mận, đất nhiễm phèn ở một số tỉnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Tóm lại, thời tiết thay đổi và đối động không lường trước như hiện nay

đã làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hình hình sản xuất kinh doanh để phát triển nông nghiệp nông thôn đặc biệt là ảnh hưởng đến tình hình cho vay nông nghiệp nông thôn của ngân hàng, mà không nên bỏ qua yếu

tố thời tiết

Trang 24

2.4.1.2 Lãi suất cho vay

Bảng 2.1 Lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn tại NHNo&PTNT

- Chế biến thịt lợn, gia cầm và cá tra 11

- Doanh nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn 12 9 7

2 Lãi suất cho vay trung, dài hạn

- Các đối tượng ưu tiên (chăn nuôi, cải tạo ao, cải tạo

- Đối tượng khác (sửa chữa máy nông nghiệp, sửa

chữa cơ sở kinh doanh, chế biện, ngành nghề, tiêu

dùng tại các xã trừ thị trấn)

12,5 11

3 Lãi suất cho vay chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Châu Thành)

Sự thay đổi lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn,

và có xu hướng giảm qua từng năm Đây là một tín hiệu tốt, đáng mừng Vốn ngân hàng tập trung nhiều vào cho vay thu mua lúa, gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; cho vay thu mua tạm trữ lúa, gạo; cho vay nuôi trồng và thu mua, chế biến thủy sản…Tốc độ tăng trưởng cho vay phục vụ tam nông luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng cho vay đối với các lĩnh vực khác Lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn giảm, bà con nông dân mạnh dạn vay vốn để phát triển nông nghiệp Làm doanh số cho vay về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và dư

nợ nông nghiệp nông thôn tăng nhanh và khả năng thu hồi vốn cũng tiến triển tốt Lãi suất cho vay cũng là một trong những nhân tố tác động hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn

2.4.1.3 Giá cả

Nuôi cá tra vẫn gặp khó khăn do giá không ổn định, những tháng đầu năm giá tăng cao nhưng các tháng sau giá giảm trong khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng như: Giá thuốc, thức ăn, nhiên liệu, v.v gây tâm lý e ngại và chưa

Trang 25

khuyến khích các hộ mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích thả nuôi Mặc dù Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ 9000 tỷ đồng cho ngành cá tra, với mức lãi suất cho vay giảm nhưng đến nay người dân chưa mạnh dạn đầu tư nuôi lại vì thị trường tiêu thụ không ổn định, trong khi đó các nhà máy luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu

Tình hình xuất khẩu gạo của chúng ta đang gặp nhiều khó khăn Gạo của Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của gạo Ấn Độ, Thái Lan, Mi-an-ma trên các thị trường truyền thống Những nước này sản xuất khá nhiều loại gạo chất lượng trung bình, nhưng lại bán với giá rẻ Đặc biệt, Thái Lan đang chủ trương bán một lượng gạo lớn tồn kho trong thời gian qua với giá hấp dẫn, khiến nhiều nước tiêu thụ gạo rất quan tâm 6 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu lúa gạo của nước ta chủ yếu chú trọng vào các loại gạo cấp cao, còn các loại gạo cấp thấp xuất đi rất khó khăn do nhu cầu của thị trường không nhiều

Gạo và cá tra là hai mặt hàng chủ lực của An Giang, do sự biến động của giá cả, làm ảnh hưởng một phần đến sản lượng thu hoạch của bà con Tính hình phát triển kinh tế tỉnh nhà bị tác động Nhu cầu vay vốn cũng như trả nợ đúng thời hạn cho ngân hàng, vì thế cũng bị ảnh hưởng Nhân tố khác ảnh hưởng đến cho vay nông nghiệp nông thôn là giá cả

2.4.1.5 Chính sách ƣu đãi của Chính phủ

Quy định chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

và nâng cao đời sống của nông dân và cư dân sống ở nông thôn Chính phủ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, chính sách xử lý rủi ro phát sinh trên diện rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các chính sách cụ thể khác trong từng thời kỳ Được quy định tại Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách cho vay phục vụ phát triển nông

Trang 26

Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn (%) = Tổng VHĐ

Tổng nguồn vốn

nghiệp, nông thôn Nhu cầu vay vốn được tăng lên tạo thuận lợi cho bà con nông dân vay vốn để tăng gia sản xuất mà được ưu đãi phù hợp Ảnh hưởng tích cực đến tình hình cho vay và trả nợ cho ngân hàng Một nhân tố nữa không thể không nhắc đến đó là Chính sách ưu đãi của Chính phủ

2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn

2.4.2.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn (%)

Ý nghĩa: Tỷ số này dùng để đánh giá khả năng huy động vốn của ngân

hàng Nếu tỷ lệ càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng về nguồn vốn càng lớn

2.4.2.2 Dƣ nợ trên vốn huy động (%)

Dƣ nợ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền ngân hàng còn đang cho

khách hàng vay ở một thời điểm nhất định trong năm tài chính Đây cũng là

khoản mà ngân hàng cần phải thu về

n /Vốn huy động (%) = Tổng n

Tổng vốn huy động

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia

vào dư nợ Ngoài ra chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động còn cho biết khả năng huy động vốn của ngân hàng Nếu chỉ tiêu này lớn thì vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa cao

2.4.2.3 Hệ số thu nợ (%)

Theo tác giả Nguyễn Đăng Dờn (2010), đã dưa ra khái niệm về danh số cho vay như sau:

Doanh số cho vay: Tổng số tiền đã cho khách hàng vay trong ky, tinh

cho ngày, tháng, năm, bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi Doanh số cho vay phản ánh tất cả các khoản cho vay mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một khoản thời gian nhất định Đây là một trong những chỉ tiêu nói lên hiệu quả của việc mở rộng hoạt động cho vay Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm

Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền mà khách hàng

đã hoàn trả cho ngân hàng trong năm tài chính, kề cả các khoản nợ mà khách hàng thanh toán cho toàn bộ hợp đồng hay một phần của hợp đồng

H ố hu n (%) = nh ố hu n

nh ố h v y

Trang 27

Ý nghĩa: Là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự an toàn vốn

trong khi cho vay, được tính giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay Hệ số thu nợ ngắn hạn cao thể hiện tình hình thu nợ từ việc cho vay là tốt, hoạt động cho vay có hiệu quả, đồng thời nói lên thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng Hệ số này càng lớn thì độ an toàn càng cao và công tác thu nợ

càng khả quan

2.4.2.4 Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay đã tới hạn

nhưng người vay chưa trả hoặc không có khả năng trả nợ cho khoản cho vay

đó Khi đó, ngân hàng sẽ chuyển các khoản nợ từ tài khoản nợ sang tài khoản

nợ quá hạn

T n u h n(%) = u h n

Tổng n

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ cho vay và đánh

giá hiệu quả hoạt động cho vay Ngân hàng có chỉ số này càng thấp có nghĩa là chất lượng cho vay càng cao

2.5 CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ VI khởi xướng

sự nghiệp đổi mới; và trong suốt thời kỳ cải tạo nông nghiệp, từ những bất cập trong thực hiện chính sách đất đai, cải tạo máy nông nghiệp và phân phối sản phẩm, Đại hội tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ IV (tháng 10/1986) đã đánh dấu

mở đầu cho thời kỳ đổi mới ở An Giang bằng chính sách “Tam nông”, trong đó nông nghiệp được xác định là nền tảng - là mặt trận hàng đầu, nông dân là chủ thể của quá trình đổi mới, và nông thôn là địa bàn chiến lược.

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước…xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

và toàn xã hội

Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn cho vay nhanh hơn, nhiều hơn Kể từ ngày 1/6/2010, cá nhân, hộ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp có thể được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng; các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc dịch vụ phục vụ nông

Trang 28

nghiệp, nông thôn được xem xét cho vay tối đa đến 200 triệu đồng; hợp tác xã, chủ trang trại được xem xét cho vay tối đa đến 500 triệu đồng Đây là cơ chế

mở so với các chính sách trước đây về cho vay nông nghiệp, nông thôn, nâng hạn mức tiền vay cho cá nhân, tổ chức kinh tế khi vay vốn tổ chức cho vay không phải thế chấp tài sản

Về cơ chế bảo đảm tiền vay, theo quy định tại Điều 8 Nghị định 41, các đối tượng khách hàng được vay không có tài sản bảo đảm phải nộp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, hoặc được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp Ngoài ra, Nghị định cũng quy định, tổ chức cho vay có chính sách miễn, giảm lãi đối với khách hàng tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp để khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm nhằm hạn chế rủi ro đối với

tổ chức cho vay

Trường hợp khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn cho tổ chức cho vay

do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh…), tổ chức cho vay được xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng theo quy định hiện hành, đồng thời căn cứ dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả được nợ của khách hàng để xem xét cho vay mới, mà không phụ thuộc vào dư

nợ cũ của khách hàng chưa trả nợ đúng hạn

Trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, khi có thông báo của cấp có thẩm quyền, ngoài việc xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng, Chính phủ có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với tổ chức, cá nhân vay vốn

bị thiệt hại nặng, không có khả năng trả nợ tổ chức cho vay cho vay được thực hiện khoanh nợ không tính lãi cho người vay đối với dư nợ hiện còn tại thời điểm xảy ra thiên tai, dịch bệnh được công bố tại địa phương Thời gian khoanh nợ tối đa 2 năm và số lãi tổ chức cho vay đã khoanh cho khách hàng được giảm trừ vào lợi nhuận trước thuế của tổ chức cho vay

Tóm tắt chương 2: Tập trung phân tích những cơ sở lý luận chung về

hoạt động nông nghiệp nông thôn cụ thể như là lý thuyết về cho vay, chức năng

và vai trò cho vay đối với nền kinh tế, đối với các doanh nghiệp và các tố chức cho vay; phân loại cho vay theo nhiều cách căn cứ khác nhau; quy trình pháp

lý về cho vay, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay để làm cơ sở phân tích hoạt động cho vay đặc biệt là đối với cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Châu Thành Từ

đó, hệ thống hóa các quy định của Nhà nước cũng như nắm bắt kịp thời những chính sách ưu đãi dành cho nông nghiệp nông thôn

Trang 29

CHƯƠNG 3:

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG GHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

– CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH

3.1 ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988 theo Nghị định 53/HĐBT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và là ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động theo Luật các tổ chức cho vay Việt Nam với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, là Ngân hàng Thương mại Quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam Ngày 15/10/1990, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo quyết định số 400/CT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhằm thay thế Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, đây là ngân hàng thương mại đa năng và lĩnh vực hoạt động chủ yếu là Nông nghiệp, Nông thôn

Ngày 15/11/1996, Thủ trưởng Chính phủ ủy quyền Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ – NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và giữ tên này cho đến nay

Agribank hoạt động theo Luật các Tổ chức cho vay Việt Nam, đến nay, Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân

và nông thôn

- Tên tiếng việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

- Viết tắt: NHNo&PTNT Việt Nam

- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development

- Gọi tắt là: Agribank

- Viết tắt: VBARD

Trang 30

- Logo:

Đến 31/12/2015, Agribank có tổng tài sản 705.365 tỷ đồng; vốn điều

lệ 29.605 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 626.390 tỷ đồng; tổng dư nợ 530.600 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người; gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với trên 1.000 ngân hàng tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn

3.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành tiền thân là ngân hàng Nhà nước huyện Châu Thành (từ năm 1975 đến tháng 7 năm 1988)

Ngày 26/08/1988, Ngân hàng Nhà nước huyện Châu Thành được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Châu Thành Trong suốt 27 năm hoạt động (1988 đến 2014) đều là ngân hàng chuyên doanh thuộc doanh nghiệp nhà nước

Địa chỉ: số 314, quốc lộ 91, ấp Hòa Long 4, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Hiện nay chi nhánh quản lý 07 xã: Hòa Bình Thạnh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Thành, Bình Thạnh, An Hòa, Cần Đăng, Thị Trấn An Châu và một phòng giao dịch ở Vĩnh Bình quản lý 5 xã: Vĩnh An, Vĩnh Bình, Vĩnh Thuận, Tân Phú và Vĩnh Hanh Với hệ thống sản phẩm, dịch vụ phong phú với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, chuyên nghiệp thì chi nhánh huyện Châu Thành đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch của nhiều đối tượng khách hàng trên địa bàn

3.2.2 Cơ cấu tổ chức

Tổng số cán bộ viên chức là 40 người Nhân sự được bố trí như sơ đồ 3.1 Trong đó:

Trang 31

Ban Giám Đốc: 4 người; chiếm tỷ lệ 10%

Phòng Kế hoạch và Kinh doanh: 9 người (2 lãnh đạo, 7 nhân viên), chiếm tỷ lệ 22,5 %

Phòng Hành chính và Nhân sự: 5 người (2 lãnh đạo và 3 nhân viên), chiếm tỷ lệ 12.5%

Phòng Kế toán và Ngân quỹ: 12 người (3 lãnh đạo và 9 nhân viên), chiếm tỷ lệ 30%

Phòng Giao dịch Vĩnh Bình: 10 người (3 lãnh đạo và 7 nhân viên) , chiếm tỷ lệ 25%

(Nguồn: Phòng Hành chính và Nhân sự NHNo&PTNT huyện Châu Thành)

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT huyện Châu Thành 3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc chi nhánh: là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành và chịu trách

nhiệm với tổng giám đốc về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh Giám đốc có quyền quy định mọi vấn đề có liên quan đến việc tổ chức và bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật cán bộ, nhân viên, thường xuyên thay đổi công tác cho vay, hoạt động huy động vốn nhằm phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường

Phó Giám đốc phụ trách Kế hoạch và Kinh doanh: có vai trò tham mưu

cho Giám đốc điều hành mọi hoạt động và đề ra các chỉ tiêu hoạt động cho phòng Kế hoạch và Kinh doanh dựa trên các chỉ tiêu mà Ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành đã đề ra

Phó Giám đốc phụ trách Kế toán và Ngân quỹ: có vai trò tham mưu cho

Giám đốc và điều hành mọi hoạt động phát sinh liên quan đến phòng Kế toán

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÕNG GIAO DỊCH VĨNH BÌNH

PHÕNG KẾ TOÁN VÀ NGÂN QUỸ

PHÓ GIÁM ĐỐC

Trang 32

và Ngân quỹ, có trách nhiệm kiểm tra tổng thể các nghiệp vụ kế toán sao cho mọi nghiệp vụ đúng với quy định của Ngân hàng Nhà nước ban hành Đối chiếu, thống kê sự chính xác của các sổ sách và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc

Phó Giám đốc phụ trách Hành chính: có vai trò tham mưu cho Giám

đốc xây dựng bộ máy hoạt động của ngân hàng, điều hành hoạt động của Phòng Hành chính, nhân sự và tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được yêu cầu theo quy định của ngân hàng

Phòng Kế hoạch và Kinh doanh: Nhân viên cho vay chịu trách nhiệm về

những hợp đồng cho vay Do đó, việc điều tra thẩm định phải trung thực, khách quan và chính xác Khách hàng vay vốn phải đủ điều kiện theo quy chế cho vay mới xét duyệt cho vay Tạo cho khách hàng ý thức được vay, sử dụng vốn đúng mục đích và chịu trách nhiệm trả nợ khi đến hạn Cán bộ cho vay không được đặt điều kiện với khách hàng về các khoản thù lao để được vay vốn Nhân viên cho vay phải theo dõi chặt chẽ các hoạt động vay vốn thuộc địa bàn mình phụ trách, kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay, nếu phát hiện khách hàng vi phạm các điều khoản trong hợp đồng phải yêu cầu thu hồi nợ ngay để tránh tổn thất cho ngân hàng Phân tích kinh tế theo ngành, nghề và lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, theo danh mục khách hàng

Phòng Kế toán và Ngân quỹ: Nhân viên kế toán phải thu chi đúng

nguyên tắc, chế độ của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài Chính Kiểm tra, tập hợp, lưu giữ các chứng từ theo quy định của cấp trên Tính toán kịp thời, chính xác, đối chiếu khóa sổ ngày và kiểm quỹ tiền mặt thực tế Phải thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản, chế độ chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê của Ngân hàng Nhà nước

Phòng Hành chánh và Nhân sự: Tổ chức cán bộ và đào tạo Có vai trò

tham mưu, sắp xếp, xây dựng mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh, xây dựng các quy chế điều hành, sắp xếp bố trí nhân sự, thực hành đầy đủ Luật lao động, cùng với các tổ chức đoàn thể chăm lo đời sống vật chất, tinh thần tại đơn vị Nghiên cứu, đề xuất mức lao động tiền lương, tiền thưởng theo chế độ khoán tài chính đến người lao động, quản lý quỹ tiền lương dự phòng, đồng thời triển khai thực hiện và tổng kết phong trào thi đua khen thưởng và kỷ luật

3.3 LĨNH VỰC KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH

- Huy động vốn:

+ Huy động tiền gửi từ doanh nghiệp và các cá nhân bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng với nhiều kỳ hạn, nhiều hình thức lãi suất hấp dẫn

Trang 33

+ Thanh toán liên ngân hàng, chuyển tiền điện tử trong nước + Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ

+ Tiền gửi kho bạc, bảo hiểm xã hội, ngân hàng chính sách

+ Tiết kiệm tích lũy linh hoạt: phục vụ nhu cầu về học tập, hưu trí tiêu dùng, phương tiện vận chuyển, nhà đất

- Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn với mọi thành phần kinh

tế như: cho vay mua xe ô tô, sữa chữa, mua sắm, xây dựng nhà ở, hỗ trợ học tập, vay tiêu dùng, bảo lãnh trong và ngoài nước, các chính sách hỗ trợ khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu

Thành

- Dịch vụ: tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương, nghiệp vụ bão

lãnh hợp đồng; chuyển tiền trong và ngoài nước, chuyển tiền nhanh, nghiệp vụ thẻ, kinh doanh ngoại hối và vàng, chi trả kiều hối, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử,…

3.4 QUY TRÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Kinh doanh NHNo&PTNT huyện Châu Thành)

Sơ đồ 3.2: Quy trình xét duyệt cho vay tại NHNo&PTNT

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng đến gặp trực tiếp cán bộ

cho vay (hoặc người trực hướng dẫn vay vốn)

Bước 2: Cán bộ nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng và báo cáo

Trưởng phòng Kế hoạch và Kinh doanh

Bước 3: Trưởng phòng kế hoạch và kinh doanh nhận giấy đề nghị vay

vốn khách hàng và báo cáo của cán bộ cho vay, kiểm soát tính đầy đủ, hợp lệ

Lưu sơ hồ sơ

(1) (4) (8)

(2) (3) (7)

Giám đốc (11)

(10)

(9)

(6)

(5)

Trang 34

Bước 4: Trưởng phòng kế hoạch và kinh doanh yêu cầu cán bộ cho vay

và khách hàng bổ sung những thủ tục còn thiếu để hoàn chỉnh hồ sơ vay (khách hàng bổ sung đầy đủ thì trở lại quy trình bước 1,2)

Bước 5: Trưởng phòng kế hoạch và kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra

tính hợp pháp của hồ sơ và báo cáo cho vay do cán bộ cho vay lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ cho vay, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định Trưởng phòng kế hoạch và kinh doanh chuyển hồ sơ cho giám đốc phê duyệt

Bước 6: Giám đốc, phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn huyện Châu Thành căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định do phòng kế hoạch kinh doanh trình, quyết định cho vay hay không cho vay và chuyển cho trưởng phòng Kế hoạch và Kinh doanh

Bước 7: Trưởng phòng Kế hoạch và Kinh doanh chuyển hồ sơ cho cán

bộ cho vay, trả lời cho khách hàng vay vốn chấp nhận hay không

Bước 8: Cán bộ cho vay thông báo cho khách hàng Nếu không đủ điều

kiện cho vay thì trả lại giấy đề nghị vay vốn của khách hàng và thông báo từ chối vay kèm nguyên nhân cụ thể Nếu đủ điều kiện vay thì hẹn ngày giải ngân cho khách hàng vay

Bước 9: Cán bộ cho vay thông báo cho cho khách hàng và chuyển hồ sơ

cho bộ phận kế toán và ngân quỹ giải ngân cho khách hàng vay

Bước 10: Bộ phận kế toán và ngân quỹ làm thủ tục giải ngân cho khách

hàng theo đúng qui định

Bước 11: Bộ phận ngân quỹ lưu hồ sơ cho vay

3.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH

Hoạt động ngân hàng với nhiều nghiệp vụ kinh doanh và với nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau, nhưng đều được thể hiện thông qua lợi nhuận Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của một ngân hàng Lợi nhuận là hiệu số giữa doanh thu và chi phí Lợi nhuận tăng lên qua các năm sẽ giúp ngân hàng mở rộng cho vay Trong thời gian qua (cụ thể là giai đoạn 2013 – 2015) dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc cùng với sự phấn đấu không ngừng của cán bộ viên chức, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

đã đạt được kết quả như sau:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT

Đơn vị tính: Triệu đồng

2014/2013

Chênh lệch 2015/2014

Ngày đăng: 28/02/2021, 19:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w