1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đăk r’lấp, tỉnh đăk nông

26 216 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 399,79 KB

Nội dung

Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về hoạt động cho vay của các NHTM, các nghiên cứu này tập trung cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nhưng đối tượng

Trang 1

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Mã số: 60.34.02.01

Đà Nẵng - 2018

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn KH: PGS TS Võ Thị Thúy Anh

Phản biện 1: PGS.TS Lâm Chí Dũng

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Mùi

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 8 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về hoạt động cho vay của các NHTM, các nghiên cứu này tập trung cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nhưng đối tượng khách hàng cá nhân kinh doanh đang là đối tượng được sự quan tâm nhiều tại các NHTM và của các nghiên cứu ở thời điểm hiện nay chẳng hạn như : Nguyễn Thị Nguyên (2016), Nguyễn Thị Việt hà (2016), Hồ Tố Uyên (2015),… Phần lớn các nghiên cứu này tập trung vào cho vay trung, dài hạn lẫn ngắn hạn, dư nợ nhóm đối tượng cho cá nhân kinh doanh ngày càng tăng lên mỗi năm tại các ngân hàng thương mại và là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng Trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh thì các nghiên cứu này đã tìm thấy những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay như nhân tố con người, quy trình thẩm định cho vay của ngân hàng… như nghiên cứu của Hồ Tố Uyên (2015) và để đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh thì các tác giả phần lớn sử dụng các chỉ tiêu quy mô, nợ xấu như nghiên cứu của Lương Thị Tuyết Nhung (2015), Nguyễn Thị Nguyên (2016), Nguyễn Thị Việt hà (2016)… Họ đã tìm thấy một số hạn chế trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mà

ở các ngân hàng thường xuyên gặp phải như hạn chế về việc chưa đa dạng hóa nghành nghề cho vay, chưa kiểm soát được nợ quá hạn và

đề xuất những giải pháp để khắc phục những hạn chế này Các nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống chẳng hạn như nghiên cứu của của Lương Thị Tuyết Nhung (2015) sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thu thập dữ liệu, thống kê mô tả, so sánh và phương pháp phân tích dữ liệu để nêu ra những mặt tích cực

Trang 4

trong hoạt động cho vay của Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phòng giao dịch Nhân Cơ chi nhánh tỉnh Đăk Nông Nguyễn Thị Việt hà (2016) sử dụng phân tích thực chứng, phương pháp phân tích chuẩn tắc, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, logic và lịch sử…để nghiên cứu các vấn đề đặt ra dựa trên nguồn dữ liệu thu thập được ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk

Ngoài ra, để hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh các tác giả đã chú trong vào nhiều các giải pháp khác nhau như bài viết trên tạp chí tài chính của nhóm tác giả PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu (2015) đã nhận định rõ các rủi ro thường gặp xuất phát từ đâu, nguyên nhân và các khắc phục như một thách thức và cần rất nhiều thời gian để thực hiện Bài viết trên tạp chí Ngân hàng của tác giả Nhật Trung, Hà Lan Phương (2013) đã chỉ rõ giải pháp thiết thực nhất giải pháp thúc đẩy phát triển tín dụng cá nhân Đó là giải quyết các vấn đề mấu chốt: thiết kế những sản phẩm đặc thù phù hợp với người vay vốn; Phát triển hệ thống thông tin khách hàng và hỗ trợ các TCTD tiếp cận được các nguồn thông tin nhằm nâng cao khả năng đánh giá khách hàng vay vốn, giảm bớt sự lệ thuộc vào tài sản bảo đảm khi cho vay Một số bài báo liên quan khác cũng chỉ rõ được tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro tín dụng đối với cả hệ thống các NHTM Phần lớn những nghiên cứu này có những yếu tố hiện nay không còn phù hợp nếu như sử dụng kết quả nghiên cứu của họ vì ngày 30 tháng 12 năm 2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày

15 tháng 3 năm 2017 phân loại khách hàng không như tiêu chí trước

Trang 5

đây mà chỉ có 2 loại hình khách hàng đó cá nhân và pháp nhân Một điểm chung nữa rất dễ nhận ra ở các luận văn này là đều

đi theo một phương pháp giống nhau, cùng một cách tiếp cận, phương pháp họ sử dụng truyền thống chủ yếu dựa vào dữ liệu thứ cấp của ngân hàng mà không có cơ sở đánh giá từ phía khách hàng, không mang tính ứng dụng thực tế cao đối với hoạt động cho vay của ngân hàng

Kế thừa những cơ sở lý luận đúng đắn về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của những luận văn đi trước, tổng hợp và học hỏi các bài báo có liên quan, đồng thời đưa ra tính thực tiễn trong về hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh trong giai đoạn hiện

nay, tác giả xin trình bày luận văn: “Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Đăk R’Lấp tỉnh Đăk Nông”

2 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, được sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước nên các cá nhân kinh doanh (CNKD) cũng từ đó bắt đầu phát triển mạnh mẽ Nhưng trong quá trình phát triển đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vấn đề thiếu vốn Chính vì thế, CNKD cần đến nguồn vốn vay của các ngân hàng

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là một trong những ngân hàng thương mại (NHTM) lớn nhất Việt Nam, được thành lập từ năm 1988 cho đến nay, song hành với người dân trong công cuộc đổi mới đất nước, tạo nguồn lực vững chắc cho các thành phần kinh tế phát triển Những năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Agribank vẫn xác định mục tiêu ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”, trước tiên là các gia đình sản xuất, cá nhân kinh

Trang 6

doanh và các DN vừa và nhỏ để đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch

cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn

Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông (sau đây được gọi tắt là Agribank huyện Đăk R’Lấp), cho vay cá nhân kinh doanh là hoạt động chiếm tỉ trọng lớn trong cho vay và đem lại thu nhâp chính cho ngân hàng Do đó, hoạt động cho vay CNKD đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển chung của ngân hàng Tuy nhiên những năm qua mặc dù số lượng CNKD trên địa bà huyện tăng lên đáng kể song hoạt động cho vay CNKD của ngân hàng vẫn còn những tồn tại như việc tiếp cận nguồn vốn vay của khách hàng còn khó khăn, khách hàng vẫn còn phàn nàn về chất lượng dịch vụ cho vay, tình trạng mất vốn do khách hàng làm ăn không hiệu quả dẫn đến không có khả năng trả nợ, việc trả nợ không đúng hạn của khách hàng diễn ra thường xuyên,… gây nhiều tổn thất cho ngân hàng Bên cạnh sự tác động của môi trường kinh tế vĩ mô, những điều chỉnh về chính sách của Ngân hàng Nhà nước,… cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay CNKD của ngân hàng những năm qua

Ngoài ra, với đặc điểm tình hình địa phương có nhiều thuận lợi về tài nguyên và khí hậu, huyện Đăk R’Lấp được xem là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới kinh tế của tỉnh Đăk Nông Có nhiều cá nhân trong huyện đã sử dụng vốn vay có hiểu quả không những thoát nghèo mà còn trở thành những hộ khá giả Tuy nhiên, mọi thực tế cho thấy, hiện nay trên địa bàn huyện Đăk R’Lấp việc vay vốn của cá nhân kinh doanh còn gặp một số khó khăn: Thủ tục pháp lý; các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn tín dụng ở khu vực kinh tế nông thôn, đã vô tình tại điều kiện cho tình trạng “cho vay nặng lãi” tồn tại và ngày càng ăn sâu bén rễ

Trang 7

vào từng ngõ ngách của địa bàn nông thôn Điều đó dẫn đến hiệu quả của đồng vốn vay thấp, tình trạng dư nợ vẫn còn thấp

Ngày 30/12/2016 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành thông tư 39/2016/TT-NHNN “V/v Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng” được áp dụng từ ngày 15/03/2017 thì khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng bao gồm pháp nhân và cá nhân, do đó cũng ảnh hướng đến tâm lý vay vốn của khách hàng và hoạt động cho vay của ngân hàng

Xuất phát từ mục tiêu chung của hệ thống Agribank, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông (sau đây được gọi tắt là Agribank huyện Đăk R’Lấp) trong những năm gần đây đã tập trung đẩy mạnh công tác phát triển cho vay đối với các CNKD trên địa bàn tuy nhiên hiệu quả mang lại cho ngân hàng chưa cao Nhận thức được những vấn đề trên và xuất phát từ thực tiễn hoạt động cho vay CNKD tại

Agribank huyện Đăk R’Lấp, nên tôi chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Đăk R’Lấp tỉnh Đăk Nông” làm luận văn tốt nghiệp của mình

3 Mục tiêu nghiên cứu

 Nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay CNKD của NHTM

 Phân tích hoạt động cho vay CNKD tại Agribank huyện Đăk R’Lấp tìm ra những ưu điểm, cũng như những hạn chế của công tác cho vay CNKD

 Khuyến nghị hoàn thiện hoạt động cho vay CNKD tại Agribank huyện Đăk R’Lấp trong thời gian từ nay đến 2020

Trang 8

4 Câu hỏi nghiên cứu

 Nội dung, tiêu chí phân tích hoạt động cho vay CNKD là gì?

 Phân tích hoạt động cho vay CNKD tại Agribank huyện Đăk R’Lấp có những thành công và hạn chế nào? Vì sao?

 Agribank huyện Đăk R’Lấp cần làm gì để hoàn thiện hoạt động cho vay CNKD của mình?

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay CNKD của NHTM và thực tiễn hoạt động cho vay đối với CNKD tại Agribank huyện Đăk R’Lấp

6 Phương pháp nghiên cứu

Dựa vào phương pháp tiếp cận định tính, trên cơ sở lý luận về hoạt động cho vay CNKD để phân tích tình hình tại ngân hàng Agribank huyện Đăk R’Lấp để đề suất các khuyến nghị cho chi nhánh Tác giả đã thu thập những dữ liệu sau: Nguồn dữ liệu thứ cấp

và nguồn dữ liệu sơ cấp

Để xử lý dữ liệu trên tác giả đã sử dụng 2 phương pháp đó là: Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp tổng hợp

7 Nội dung và tiến độ nghiên cứu

 Nội dung nghiên cứu gồm 04 nội dung chính sau đây:

Trang 9

 Nội dung 1: Tổng quan nghiên cứu

 Nội dung 2: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại

 Nội dung 3: Phân tích hoạt động cho vay đối với CNKD tại

Agribank huyện Đăk R’Lấp

 Nội dung 4: Khuyến nghị hoàn thiện hoạt động cho vay cá

nhân kinh doanh tại Agibank huyện Đăk R’Lấp

8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

 Về mặt lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa những lý luận

cơ bản về thực trạng hoạt động cho vay CNKD của NHTM

 Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá những mặt đạt được

và hạn chế của hoạt động cho vay CNKD tại Agribank huyện Đăk R’Lấp Trên cơ sở đó đề xuất khuyến nghị hoàn thiện hoạt động cho vay CNKD, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

9 Bố cục của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bảng biểu, luận văn gồm 3 phần chính:

Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại

Chương 2 Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Agribank huyện Đăk R’Lấp

Chương 3 Khuyến nghị hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Agribank huyện Đăk R’Lấp

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm cá nhân kinh doanh

a Khái niệm cá nhân kinh doanh

CNKD là chủ thể kinh doanh do cá nhân hoặc một cá nhân đại diện cho một hộ gia đình làm chủ từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân

sự theo quy định của pháp luật, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh

b Đặc điểm cá nhân kinh doanh

CNKD có những đặc điểm nổi bật ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng đối với nhóm này như sau: Đại diện của CNKD, CNKD không có tư cách pháp nhân, tài sản chung của CNKD, trách nhiệm dân sự của CNKD, quá trình kinh doanh chủ yếu dựa vào lao động cá nhân hoặc gia đình, quy mô kinh doanh của các CNKD nhỏ do bị khống chế bởi số lượng lao động được sử dụng, địa điểm kinh doanh, năng suất lao động trong kinh doanh, chủ CNKD chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của CNKD

1.1.2 Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại

a Khái niệm cho vay cá nhân kinh doanh

Cho vay CNKD của NHTM là hình thức cấp tín dụng, theo đó

Trang 11

NHTM giao hoặc cam kết giao cho CNKD một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

b Đặc điểm cho vay cá nhân kinh doanh

Cho vay CNKD gồm những đặc điểm sau: mục đích vay vốn,

số lượng khách hàng, thông tin CNKD, rủi ro tín dụng trong cho vay CNKD

1.1.3 Phân loại cho vay cá nhân kinh doanh

Căn cứ vào thời gian, đối tượng và phương thức cho vay thì cho vay CNKD có các loại sau: Cho vay theo thời hạn tín dụng, cho vay theo hình thức bảo đảm, cho vay theo phương thức cho vay

1.1.4 Rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết

Rủi ro tín dụng gồm rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh

Trong hoạt động cho vay của các NHTM nói chung và cho vay CNKD nói riêng, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết quá kinh doanh, trong đó có hai nhóm nhân tố chủ yếu là nhân tố bên trong ngân hàng và nhân tố bên ngoài ngân hàng

1.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Mục tiêu phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh

Mục tiêu cao nhất là nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay

Trang 12

CNKD và tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng

1.2.2 Nội dung, tiêu chí, phương pháp phân tích hoạt động vay cá nhân kinh doanh

- Phân tích về môi trường cho vay: là việc xem xét, đánh giá những nhân tố bên ngoài và bên trong tác động tới hoạt động cho vay CNKD của ngân hàng

- Phân tích về mục tiêu hoạt động cho vay: là việc xem xét, đánh giá những mục tiêu kinh doanh cho vay CNKD mà ngân hàng

đã đề ra trong dài hạn, từ đó nhận định những mục tiêu kinh doanh

đó có khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế thị trường hay không

- Phân tích về công tác tổ chức quản lý hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh: là việc xem xét, đánh giá cách thức tổ chức quản lý

và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận liên quan đến hoạt động cho vay CNKD của ngân hàng

-Phân tích về hoạt động triển khai cho vay CNKD của NHTM:

là việc xem xét, đánh giá những hoạt động mà ngân hàng đang thực hiện trong cho vay CNKD hiện nay nhằm đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra

- Phân tích kết quả cho vay CNKD: là phân tích kết quả cho vay CNKD dựa trên việc đánh giá kết quả đầu ra trong cho vay CNKD, bao gồm: Quy mô cho vay CNKD; Thị phần cho vay CNKD; Cơ cấu cho vay CNKD; Chất lượng dịch vụ cho vay CNKD; Mức độ kiểm soát rủi ro tín dụng; Kết quả tài chính

Trang 13

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI AGRIBANK HUYỆN ĐĂK R’LẤP

2.1 GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK HUYỆN ĐĂK R’LẤP

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

a Agribank

Agribank được thành lập vào ngày 26/3/1988 với tên gọi đầu

tiên là “Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam”, là ngân hàng

hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc NHNN Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi

tên “Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam” thành “Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam”

b Agribank huyện Đăk R’Lấp

Đăk R’Lấp là một huyện được thành lập năm 1986, với diện tích tự nhiên là 63.420 m2, dân số là 83.000 người

Agribank huyện Đăk R’Lấp được thành lập dựa trên Quyết

định số 230/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 20/03/2004 “V/v mở chi nhánh huyện Đăk R’Lấp bộ phận phụ thuộc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông” của chủ tịch hội

đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam” và quyết định số

1070/QĐ/NHNo-HC&NS “V/v thành lập chi nhánh huyện Đăk R’Lấp” ngày 15/08/2004 của giám đốc Agribank Đăk Nông

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của Agibank huyện Đăk R’Lấp

Cơ cấu tổ chức của Agribank huyện Đăk R’Lấp gọn nhẹ và đơn giản bao gồm: ban Giám đốc và 02 phòng nghiệp vụ

Ngày đăng: 08/10/2018, 18:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w