HOÀNTHIỆNKẾTOÁNDOANHTHU,CHIPHÍ,KẾTQUẢKINHDOANHTẠICÔNGTYTNHHTHƯƠNGMẠITÂNÁCHÂU 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾTOÁNDOANHTHU,CHIPHÍ,KẾTQUẢKINHDOANHTẠICÔNGTYTNHHTHƯƠNGMẠITÂNÁCHÂU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀNTHIỆN 3.1.1 Ưu điểm Hoạt động kinhdoanh của CôngtyTNHHThươngmạiTânÁChâu là tiêu biểu trong các doanh nghiệp cùng ngành. Quy mô của côngty rất lớn, đứng trong tốp đầu những côngty Dược phẩm của Việt Nam. Vì thế mà hoạt động của bộ máy kếtoán luôn phải đảm bảo tính liên tục, hợp lý, chính xác trong việc CôngtyTNHHThươngmạiTânÁChâukinhdoanh trên một thị trường rộng và là thị trường tiềm năng về lợi nhuận. Các mặt hàng đa dạng, thị trường đa dạng và cách thức tiêu thụ hàng hoá cũng vậy. Hiện côngty tiêu thụ theo cả 2 hình thức bán buôn và bán lẻ. Chủ yếu vẫn là bán buôn qua kho có tham gia thanh toán do khách hàng của côngty phần nhiều là khách hàng lớn và thường xuyên. Trong hạch toán tiêu thụ hàng hoá, côngty sử dụng phương pháp thẻ song song để theo dõi. Như vậy thuận tiện cho việc đối chiếu giữa sổ kếtoán với kho, phát hiện ra chênh lệch và tìm nguyên nhân, đưa ra biện pháp hợp lý. Về tính giá hàng xuất kho thực tế, côngty áp dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền. Giá xuất được tính vào cuối tháng, giảm được một khối lượng lớn công việc, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Tài khoản doanh thu 511 được chi tiết theo khách hàng, như vậy kếtoán sẽ nắm được doanh số mà từng đối tượng khách hàng mang lại cho công ty. Thuận tiện hơn trong việc áp dụng các mức chiết khấu bán hàng để thúc đẩy tiêu thụ. Hệ thống chứng từ của công tyTNHHThươngmại Tân ÁChâu tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán, công tác lưu và bảo quản chứng từ tốt do vậy công việc hạch toánchi tiết không gặp vướng mắc. Các nghiệp vụ luôn đầy đủ chứng từ, các bút toánkết chuyển được lập đầy đủ phiếu kế toán… 3.1.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm trong kếtoán tiêu thụ và xác định kết quả, còn những tồn tại như sau: Về chứng từ tiêu thụ: Côngty sử dụng Hoá đơn GTGT kiêm luôn phiếu xuất kho khi hàng được xuất bán cho khách. Như vậy chưa đồng bộ trong việc quản lý kho vì lý do khi hàng nhập về, Phiếu nhập kho vẫn được lập theo quy định. Tài khoản doanh thu 511 chi tiết theo từng đối tượng khách hàng có những ưu điểm riêng, xong như vậy sẽ không theo dõi được chủng loại hàng hoá nào đem lại nhiều doanh thu nhất cho doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp có 3 loại chi phí: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thu mua hàng hoá. Nhưng loại chi phí thứ ba này lại không có tài khoản theo dõi riêng mà được hạch toán chung vào chi phí bán hàng, chi tiết cho tiểu khoản 6417, 6418. Chi phí mua hàng là chi phí để hàng được tới kho của doanh nghiệp, như vậy bản chất của nó không phải là khoản chi phí cho tiêu thụ mà đúng hơn là nó làm tăng giá trị cho hàng hoá của doanh nghiệp. Mặc dù doanh nghiệp ít áp dụng phương pháp bán buôn không qua kho, nhưng khi vận chuyển hàng trực tiếp không qua kho, kếtoán vẫn ghi bút toán nhập kho, phiếu nhập kho vẫn được lập. Như vậy, trên “Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn” và “Thẻ kho” sẽ không phản ánh đúng thực trạng luân chuyển hàng hoá. 3.1.3. Phương hướng hoànthiện Trong thời kỳ phát triển kinh tế như hiện nay, kếtoán không chỉ là ghi chép lại những hoạt động kinh tế, tài chính diễn ra trong đơn vị, để phản ánh những biến động của tài sản, nguồn vốn, mà còn có vai trò như một hệ thống thông tin hỗ trợ đắc lực cho những nhà quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính. Đối với họ, để ra được một quyết định, một hướng đi hay hành động tiếp theo thì không thể thiếu được thông tin, đặc biệt là thông tin kế toán. Đối với doanh nghiệp thương mại, lại là doanh nghiệp lớn của Nhà nước thì ngoài việc thực hiện nhiệm vụ công ích, hạch toán trung thực, hợp lý còn có nhiệm vụ phát triển vốn của Nhà nước giao, tối đa hoá lợi nhuận, thúc đẩy tiêu thụ. Tuy nhiên, những yếu tố về chế độ, thị trường… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức công tác kếtoán tiêu thụ. Để phục vụ cho mục đích kếtoán quản trị, công tyTNHHThươngmại Tân ÁChâu cần có 1 đội ngũ nhân viên hiểu biết về quản trị kếtoán và đội ngũ phân tích các thông tin kế toán. Qua đó, thường xuyên nắm vững tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp, biết được nguồn đem lại lợi nhuận cao, thị trường cần khai thác… Hệ thống kếtoán nói chung và kếtoándoanhthu,chi phí và xác định kếtquảkinhdoanh nói riêng luôn phải tuân thủ chế độ, quy định kế toán, phải phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Dù hoànthiện hay phát triển đến đâu cũng phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ, phù hợp…hơn nữa phải tiết kiệm, hiệu quả. Kếtoán tiêu thụ và xác định kếtquả tiêu thụ của côngty Dược phẩm Trung ương I với những tồn tại như đã nêu ở trên, có thể xem xét và hoànthiện về các mặt như sau: Về việc sử dụng chứng từ hạch toán hàng tiêu thụ, không nên gộp “Phiếu xuất kho” với “Hoá đơn GTGT”. Việc tách biệt giúp cho công tác quản lý hàng tồn kho hiệu quả, thống nhất hơn về cả mặt giá trị và số lượng. Ngoài các biện pháp hoànthiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả, côngty nên đa dạng hoá các phương thức bán hàng. Chú trọng vào thị trường bán buôn, đặc biệt là hình thức bán buôn vận chuyển thẳng. Hình thức này tiết kiệm được chi phí lưu kho, chi phí bảo quản hàng tồn kho… nhưng đòi hỏi sự tính toán hợp lý trong việc lên kế hoạch giao hàng cũng như khai thác khách hàng tiềm năng. Trị giá vốn hàng tồn đầu kỳ CPBH (CPQLDN) phân bổ cho hàng đã bán Trị giá vốn hàng nhập trong kỳ CPBH (CPQLDN) phát sinh trong kỳCPBH (CPQLDN) của hàng tồn đầu kỳ Trị giá vốn hàng đã bán trong kỳ= x + + Với kinh nghiệm và khả năng của công ty, côngty có thể phát huy hình thức bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán (môi giới). Như vậy, vừa tăng được lợi nhuận, vừa giảm nhẹ được công tác xử lý và quản lý công nợ. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀNTHIỆNKẾTOÁNDOANHTHU,CHIPHÍ,KẾTQUẢKINHDOANHTẠI CÔNG TYTNHHTHƯƠNGMẠI TÂN ÁCHÂU 3.2.1. Về công tác quản lý doanhthu,chi phí Công tác quản lý doanhthu,chi phí đã tổ chức được kếtoánchi tiết doanh thu cho từng loại mặt hàng, từng loại dịch vụ, giúp nhà quản trị có thể nắm bắt kịp thời các thông tin về tình hình tiêu thụ của từng loại hàng hoá, trong khoảng thời gian bất kỳ, hàng hoá nào có lợi nhuận đơn vị cao nhất để đưa ra các quyết định kinhdoanh kịp thời và phù hợp. Tuy nhiên việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng bán ra chưa được thực hiện. Doanh nghiệp có thể tiến hành phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho hàng hóa đã bán theo tiêu chuẩn trị giá vốn hàng xuất kho bán như sau: Sau khi phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho số hàng hoá bán trong kỳ, kếtoán tiếp tục phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng loại hàng hoá theo công thức: Tổng doanh thu bán hàng hoá CPBH (CPQLDN) phân bổ cho từng loại hàng đã bán CPBH (CPQLDN) phân bổ cho hàng đã bán Doanh thu từng hàng hoá cần phân bổ = x Số lượng từng loại hành hoá đã bán trong kỳ Lợi nhuận thuần đơn vị của từng loại hàng hoá bán ra Lợi nhuận gộp của từng loại hàng hoá = CPBH (CPQLDN) phân bổ cho hàng đã bán _ Từ đây ta có thể tính được lợi nhuận đơn vị của từng loại hàng hoá đã xuất bán theo công thức: Với việc tổ chức kếtoánchi tiết doanh thu và kếtquảkinhdoanh từng mặt hàng, các nhà quản trị có thể thực hiện việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và kế hoạch lợi nhuận cũng như việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như khối lượng sản phẩm tiêu thụ,kết cấu mặt hàng… đến lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra các quyết định phù hợp với sự thay đổi của thị trường và sự phát triển của Côngty 3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kếtoánTài khoản 511 nên chi tiết cho loại hàng hoá, hoặc nhóm hàng. Vì mục đích mà côngty hướng tới là lợi nhuận, tiêu thụ càng mạnh càng tốt. Chi tiết tài khoản Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kếtoán Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho Số lượng hàng tồn khi tại thời điểm lập báo cáo tài chínhGiá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho = x như vậy sẽ nắm bắt được sức tiêu thụ của từng nhóm hàng, khả năng đem lại doanh thu cho doanh nghiệp của từng nhóm hàng. Hiện nay, côngty đang hạch toánchi phí thu mua vào tài khoản 641 – “Chi phí bán hàng”, tuy xét về tổng lợi nhuận không làm chênh lệch, nhưng về mặt công tác quản trị kế toán, điều đó sẽ gây khó khăn nếu doanh nghiệp muốn kiểm soát các chi phí thu mua, chi phí bán hàng. Kiến nghị chi phí thu mua hàng hoá nên đưa vào tài khoản 156 – “Giá mua hàng hoá”, chi tiết tiểu khoản 1562 để chi phí thu mua được phản ánh đúng bản chất. Chi phí thu mua có thể được phân bổ cho hàng hoá theo nhiều cách, theo giá thực tế xuất, nhập hoặc theo số lượng. Cuối kỳ kết chuyển chi phí thu mua sang GVHB. Nợ TK 1562 – Chi phí thu mua Có TK 632 – GVHB Việc lập dự phòng cho vật tư hàng khuyến mại. Côngty có thể sử dụng tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Mức lập dự phòng và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho có thể được xác định như sau: Vào cuối mỗi niên độ kế toán, căn cứ vào mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã tính như trên, kếtoán định khoản: Nợ TK 632 Có TK 159 Cuối niên độ kếtoán sau, nếu mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cao hơn mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập năm trước, kếtoán tiến hành lập thêm dự phòng đúng bằng số chênh lệch. Ngược lại, nếu mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ sau thấp hơn mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được hoàn nhập dự phòng: Nợ TK 159 Có TK 711 3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ Côngty đang sử dụng chứng từ ban đầu đúng như mẫu biểu do Bộ tài chính quy định như: phiếu thu, hoá đơn GTGT, chứng từ đều được ghi đầy đủ chính xác các nghiệp vụ phát sinh theo đúng thời gian, có chữ ký đầy đủ của các bộ phận có liên quan và đúng với chế độ tài chính kếtoán quy định, điều này rất quan trọng trong việc kiểm tra đối chiếu giữa số liệu thực tế với số liệu trên sổ kế toán. Giữa các phòng ban, các bộ phận có sự kết hợp chặt chẽ trong việc hoàn chỉnh chứng từ, nhờ đó tạo điều kiện cho việc theo dõi bộ phận liên quan được thuận lợi. Bên cạnh việc kiểm tra chứng từ thường xuyên, kếtoán cũng nên chú trọng việc hợp lý hoá các thủ tục xử lý chứng từ như: giảm các thủ tục xét duyệt và chứng từ tới mức tối đa, đồng thời thực hiện chương trình luân chuyển chứng từ theo quy định và phù hợp với yêu cầu của nghiệp vụ kinh doanh. Khi áp dụng luật thuế GTGT, công tác quản lý chứng từ thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào được chia thành hai mảng rõ ràng thuận tiện cho việc kê khai thuế GTGT và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước KẾT LUẬN Hàng hoá là sản phẩm của xã hội, việc tiêu dùng hàng hoá là thiết yếu và thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá là mục tiêu trước mắt của mọi doanh nghiệp mong muốn đạt lợi nhuận cao. Qua một quá trình dài tồn tại và phát triển, công tyTNHHThươngmại Tân ÁChâu đã luôn phấn đấu vì mục đích công ích của Nhà nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu lợi nhuận. Với thị trường tiêu thụ rộng lớn, côngty càng ngày càng phát triển và hoànthiện hơn trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Kếtoándoanhthu,chi phí và xác định kếtquảkinhdoanh luôn giữ một ví trị quan trọng trong hạch toánkếtoántại mọi doanh nghiệp, đặc biệt với những doanh nghiệp thươngmại lớn như Công tyTNHHThươngmại Tân Á Châu. Với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, mọi loại hình tiêu thụ, thanh toán… đều đa dạng hoá đòi hỏi côngty luôn phải tìm tòi để hoànthiệnkếtoán phần hành tiêu thụ. Từ hoànthiện chứng từ, hệ thống tài khoản đến phương pháp hạch toán… tất cả đều hướng tới những thông tin kinh tế xác thực, hữu ích mà kếtoándoanhthu,chi phí và xác định kếtquảkinhdoanh nói riêng, kếtoán nói chung mang lại cho những nhà quản trị. . HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TÂN Á CHÂU 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI. được công tác xử lý và quản lý công nợ. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TÂN Á CHÂU