giáo dục môi trường cho cộng đồng tại các khu bảo tồn thiên nhiên

140 721 1
giáo dục môi trường cho cộng đồng tại các khu bảo tồn thiên nhiên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

giáo dục môi trường cho cộng đồng tại các khu bảo tồn thiên nhiên

TS Nguyễn Đức Kháng (Chủ biên) TS Nguyễn Bá Thụ, TS Trần Thế Liên Lê Văn Lanh, Bùi Xuân Trường, Sầm Thị Thanh Phương GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN (Tài liệu hướng dẫn cho cán bộ làm công tác giáo dục môi trườngcác Khu bảo tồn thiên nhiên) NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN - 2008 1 LỜI GIỚI THIỆU Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam bắt đầu được hình thành từ khi thành lập Vườn quốc gia Cúc Phương năm 1962. Cho đến nay, được sự quan tâm của Chính phủ và của các cấp, các ngành, hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam không ngừng được mở rộng về diện tích và số lượng. Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục hệ thống rừng đặc dụng sau rà soát, quy hoạch lại đến năm 2020, bao gồm 164 khu với tổng diện tích tự nhiên là 2.265.753,88 ha, trong đó có: 30 Vườn quốc gia với tổng diện tích 1.077.236,13ha; 69 khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích 1.099.736,11ha; 45 khu rừng bảo vệ cảnh quan với tổng diện tích 78.129,39ha và 20 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học với tổng diện tích 10.652,25ha. Các khu bảo tồn này đã thực sự trở thành ‘kho báu’ của quốc gia, phát huy tốt vai trò bảo vệ thiên nhiên, phòng hộ môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Mục tiêu của việc thành lập hệ thống các Khu bảo tồn thiên nhiên là để bảo tồn các giá trò tài nguyên thiên nhiên của đất nước, đặc biệt quan tâm đến bảo tồn đa dạng sinh học trong đó có các loài quý hiếm, các hệ sinh thái đặc thù nhằm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, nghỉ ngơi và phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và muôn đời con cháu mai sau. Việc thiết lập được một hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên là một thành công đáng kể trong hoàn cảnh đất nước đã trải qua chiến tranh và điều kiện kinh tế còn nghèo nàn. Tuy nhiên, việc bảo vệ và phát triển hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Trong đó, trình độ quản lý các khu bảo tồn còn hạn chế là một lý do đáng kể, nhận thức về hoạt động bảo tồn của cộng đồng còn thấp, thêm vào đó nền kinh tế còn nghèo nàn là một cản trở không nhỏ trong việc đầu tư và phát triển hệ thống này. Để khắc phục những tồn tại đang ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý và bảo vệ hệ thống khu bảo tồn, việc đầu tiên phải giải quyết là giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng, trong đó có cả đội ngũ những người đang hoạt động trong lónh vực này. Cho đến nay, mặc dù đã có rất nhiều các tài liệu giáo dục môi trường của các nhóm tác giả và tổ chức liên quan, song vẫn chưa có một tài liệu giáo dục môi trường nào dành cho cộng đồng đòa phương đáp ứng được yêu cầu của những người làm công tác giáo dục môi trường tại các Khu bảo tồn. Vì vậy, sự ra đời của cuốn sách sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực và hữu ích cho những người làm công tác giáo dục môi trường cho cộng đồng đòa phương tại các Khu bảo tồn. 2 Nội dung cuốn sách bao gồm hai phần chính: (1) Tìm hiểu đặc điểm của cộng đồng đòa phương và các phương pháp tiếp cận trong giáo dục môi trường đối với đối tượng này. (2) Các bài giảng áp dụng đối với cộng đồng đòa phương ở các Khu bảo tồn. Vì đây là lần xuất bản đầu tiên, nên cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Để nâng cao chất lượng của cuốn sách và đáp ứng được yêu cầu của thực tế, nhóm tác giả rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ phía bạn đọc. Cuốn sách này được xuất bản là một phần kết quả của dự án “Khóa tập huấn trong nước nâng cao năng lực về bảo tồn thiên nhiên, giáo dục môi trường và du lòch sinh thái cho các Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam”. Dự án do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, Cục Kiểm lâm – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (CARD) và Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) cùng phối hợp thực hiện. Nhân dòp xuất bản cuốn sách, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự tài trợ của chính phủ Nhật Bản cho dự án này. Nhóm tác giả 3 MỤC LỤC Lời giới thiệu . 1 Mục lục . 3 MỤC LỤC HÌNH . 6 MỤC LỤC BẢNG 6 CHƯƠNG I: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CỘNG ĐỒNG . 7 I.1. Khái niệm và đặc điểm cộng đồng đòa phương tại các Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam . 7 a. Khái niệm . 7 b. Một số đặc điểm của cộng đồng đòa phương ở các Vườn quốc gia 7 I.2. Khái niệm giáo dục môi trường 8 1.3. Sự cần thiết phải giáo dục môi trường cho cộng đồng đòa phương các Khu bảo tồn thiên nhiên 9 I.4. Những khó khăn khi tiến hành giáo dục môi trường cho cộng đồng 10 I.5. Các hình thức tiếp cận giáo dục, truyền thông môi trường cho cộng đồng 10 1.6. Cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm. . 11 I.7. Tháp học và một số thủ pháp khi làm việc với người lớn 13 CHƯƠNG II: KỸ NĂNG VÀ CÔNG CỤ LÀM VIỆC NHÓM THƯỜNG SỬ DỤNG KHI LÀM VIỆC VỚI CỘNG ĐỒNG 15 II.1. Kỹ năng thúc đẩy. . 15 1. Kỹ năng thúc đẩy là gì? . 15 2. Vai trò của người thúc đẩy? 15 3. Tại sao kó năng thúc đẩy/ hỗ trợ lại rất quan trọng đối với cán bộ giáo dục môi trường? 15 4. Những phẩm chất cơ bản của một cán bộ thúc đẩy 15 5. Những kó năng thúc đẩy cơ bản: Lắng nghe – Đặt câu hỏi - Thăm dò 17 6. Một số kỹ năng khác . 20 II.2. Một số công cụ làm việc nhóm 20 II.2.1. Lập bản đồ tài nguyên . 20 II.2.2. Sử dụng các tuyến nghiên cứu để xây dựng một trắc đồ thôn bản 22 II.2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT). . 25 II.2. 4. Bản đồ Venn . 27 II.2. 5. Cây vấn đề. . 30 CHƯƠNG III: CÁC BÀI GIẢNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNGCÁC KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG KHI LÀM VIỆC VỚI CỘNG ĐỒNG TRONG CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN . 32 BÀI 1: HỆ THỐNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM . 32 I. Kiến thức . 32 1. Tổng quan về Khu bảo tồn thiên nhiên . 32 2. Những khó khăn và thách thức trong công tác quản lý các Khu bảo tồn thiên nhiên . 37 3. Một số giải pháp chủ yếu để bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn thiên nhiên. . 42 II. Hoạt động: Tham quan Vườn Quốc gia hoặc Khu Bảo tồn thiên nhiên (1 ngày) . 45 4 BÀI 2: VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG 47 I. Kiến thức 47 1. Vai trò của rừng đối với đời sống con người . 47 2. Diễn biến tài nguyên rừng, nguyên nhân và hậu quả của nạn mất rừng 48 3. Vai trò và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác quản lý rừng tại các Khu bảo tồn 50 II. Hoạt động: Hướng dẫn điều tra tài nguyên rừng ở đòa phương (1 ngày) 50 BÀI 3: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ DA DẠNG SINH HỌC . 52 I. Kiến thức . 52 1. Một số vấn đề chung liên quan đến đa dạng sinh học 52 2. Vì sao phải bảo tồn đa dạng sinh học? 53 3. Hiện trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam . 54 4. Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam 56 5. Một số giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học 58 II. Hoạt động: Hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học với sự tham gia của cộng đồng (1 ngày) . 60 BÀI 4: LOÀI, QUẦN THỂ, QUẦN XÃ VÀ HỆ SINH THÁI, CHUỖI THỨC ĂN VÀ CÂN BẰNG SINH THÁI 62 I. Kiến thức . 62 1. Các khái niệm 62 2. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn . 63 3. Các mối quan hệ khác nhau trong tự nhiên 64 4. Cân bằng sinh thái và mất cân bằng sinh thái là gì? 64 II. Hoạt động: trò chơi mạng lưới sự sống (45’) 65 BÀI 5: VĂN HOÁ BẢN ĐỊA VÀ BẢO TỒN VĂN HOÁ BẢN ĐỊA . 67 I. Kiến thức . 67 1. Văn hoá và sự đa dạng văn hoá của các dân tộc Việt Nam . 67 2. Văn hoá bản đòa - tiềm năng phát triển du lòch sinh thái ở các Khu bảo tồn 69 3. Những mối đe doạ với văn hoá bản đòa của cộng đồng đòa phương . 70 4. Bảo vệ và khôi phục đa dạng văn hoá . 71 II. Hoạt động: Thảo luận nhóm (60’) 72 BÀI 6: SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 73 I. Kiến thức . 73 1. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động bảo tồn và phát triển tại các Khu bảo tồn thiên . 73 2. Sử dụng kiến thức bản đòa trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên . 75 II. Hoạt động: Thành lập và tổ chức hoạt động “Câu lạc bộ bảo tồn” ở đòa phương . 80 BÀI 7: HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC VƯỜN QUỐC GIA . 82 I. Kiến thức . 82 1. Khái niệm du lòch sinh thái và yêu cầu phát triển du lòch sinh thái ở các Khu bảo tồn thiên nhiên . 82 2. Du lòch sinh thái là một công cụ bảo tồn . 83 5 3. Các nguyên tắc chỉ đạo phát triển du lòch sinh thái. 85 4. Quản lý du lòch sinh thái 87 II. Hoạt động (120 phút): 94 BÀI 8: THIÊN TAI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG . 96 I. Kiến thức . 96 1. Khái niệm và nguồn gốc của thiên tai 97 2. Nguyên nhân thiên tai xảy ra thường xuyên hơn với mức độ tàn phá lớn hơn 98 3. Hậu quả của thiên tai 99 4. Các biện pháp phòng chống thiên tai 99 II. Hoạt động (120 phút) - The day after tomorrow (Ngày kinh hoàng) hoặc những bộ phim có nội dung tương tự. . 101 BÀI 9: DÂN SỐ, NGHÈO KHỔ VÀ SỰ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG 101 I. Kiến thức . 101 1. Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới và Việt Nam. 104 2. Sự gia tăng dân số ở khu vực miền núi Việt Nam 104 3. Gia tăng dân số và các vấn đề nghèo đói, bệnh tật và môi trường . 105 4. Làm thế nào để xoá đói giảm nghèo và bảo vệ được tài nguyên môi trường . 106 II. Hoạt động: Phân tích thuận lợi và khó khăn (60’) . 110 BÀI 10: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNGCÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC . 112 I. Kiến thức . 112 1. Các khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường 112 2. Ô nhiễm đất: nguyên nhân, tác hại và phương hướng khắc phục . 115 3. Ô nhiễm nước: nguyên nhân, tác hại và phương hướng khắc phục 116 4. Ô nhiễm không khí: nguyên nhân, tác hại và phương hướng khắc phục 117 5. Các vấn đề môi trường toàn cầu . 118 6. Trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường . 119 II. Hoạt động: Khảo sát thực đòa và thảo luận nhóm (90’) . 120 BÀI 11: GIÁO DỤC, TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN . 121 I. Nội dung 121 A. Những nhận thức cơ bản về giáo dục, tuyên truyền pháp luật trong công tác quản lý và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên. 121 1. Mục tiêu của giáo dục và tuyên truyền pháp luật trong công tác quản lý và bảo vệ các Khu bảo tồn 121 2. Nội dung của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. . 122 B. Giới thiệu tóm tắt một số văn bản luật có liên quan trực tiếp đên công tác quản lý và bảo vệ các Khu bảo tồn thiên nhiên 122 1. Nội dung cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng . 122 2. Quy chế quản lý rừng . 125 3. Luật bảo vệ môi trường 127 6 II. Hoạt động: Đóng kòch 130 Tài liệu tham khảo . 135 MỤC LỤC HÌNH Hình 1: Tháp học (Khả năng ghi nhớ của người học) 13 Hình 2: Những phẩm chất của một cán bộ thúc đẩy . 16 Hình 3: Một ví dụ về Ma trận cắt lát (Nguồn WWF) 25 Hình 4: Phương pháp phân tích SWOT 27 Hình 5: Ví dụ về bản đồ Venn . 29 Hình 6: Ví dụ về một chuỗi thức ăn . 63 Hình 7: Ví dụ về một lưới thức ăn 63 Hình 8: Các bước quyết đònh sử dụng kiến thức bản đòa . 77 Hình 9: Diễn biến dân số thế giới qua các giai đoạn lòch sử . 101 Hình 10: Sự gia tăng dân số thế giới theo nhóm nước 102 Hình 11: Biến đổi dân số Việt Nam theo các năm 1961 – 2003. 102 Hình 12: Mật độ dân số và phân bố dân cư Việt Nam (người/ km 2 ) . 103 MỤC LỤC BẢNG Bảng 1: Một số gợi ý và hướng dẫn đặt câu hỏi . 18 Bảng 2: Một số kiểu câu hỏi sử dụng cho các mục đích khác nhau 18 Bảng 3: Cách đặt câu hỏi thăm dò tốt . 20 Bảng 4: Hiện trạng hệ thống các khu bảo tồn của Việt Nam 32 Bảng 5: Biến động diện tích rừng Việt Nam qua các năm . 48 Bảng 6: Số liệu diện tích rừng Việt Nam tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 54 Bảng 7: Thống kê số lượng loài có ở Việt Nam . 55 Bảng 8: Thống kê số lượng các giống vật nuôi ở Việt Nam . 56 Bảng 9: Thống kê sự suy giảm diện tích cây trồng và giống cây bản đòa . 58 Bảng 10: Quy mô dân số thế giới qua các thời kỳ . 101 7 CHƯƠNG I: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CỘNG ĐỒNG I.1. Khái niệm và đặc điểm cộng đồng đòa phương tại các Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam a. Khái niệm Cộng đồng là những nhóm người được tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau như theo lứa tuổi, nghề nghiệp (Hội nghề nghiệp, câu lạc bộ…), huyết thống (Dòng họ), khu vực đòa lý (Thôn, xóm…), tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, phụ lão, thanh niên…) hay theo sở thích (Câu lạc bộ…). Tuy nhiên, trong cuốn sách này, khái niệm cộng đồng được xem xét ở một quy mô hẹp hơn, đó là cộng đồngcác Khu bảo tồn thiên nhiên*. Đây là một đơn vò cấp đòa phương bao gồm các cá nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc khác đóng góp vào cuộc sống hàng ngày của một xã hội ở các Khu bảo tồn thiên nhiên (vùng lõi và vùng đệm). Nói cách khác, cộng đồng tại các Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm các cá nhân, gia đình sinh sống ở khu vực đó cùng với hệ thống tự quản như già làng, trưởng thôn, bản và bao gồm cả Đảng, chính quyền đòa phương, các tổ chức đoàn thể chính trò xã hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên. Các thành phần này có liên hệ mật thiết với nhau để tạo thành một xã hội tương đối ổn đònh. b. Một số đặc điểm của cộng đồng đòa phương ở các Vườn quốc gia Cộng đồng đòa phương ở các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm riêng biệt sau: - Có lòch sử hình thành và phát triển lâu dài tại đòa phương, từ trước khi Khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập. - Điều kiện kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong các Khu bảo tồn thiên nhiên như săn bắt động vật hoang dã, thu lượm các sản phẩm của rừng, đốt nương làm rẫy. Những hoạt động đó là một mối đe doạ trực tiếp đến đa dạng sinh học của các Khu bảo tồn thiên nhiên. - Sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) của người dân đòa phương thường kém hiệu quả do phương thức canh tác lạc hậu (đốt nương làm rẫy) và do chưa được tiếp cận với các kỹ thuật canh tác và chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, cuộc sống của họ còn rất nhiều khó khăn. - Đa số những người dân đòa phương sinh sống tại các Khu bảo tồn thiên nhiên là những dân tộc thiểu số hoặc những cộng đồng có những đặc trưng riêng về văn hóa, xã hội, khá độc lập với môi trường bên ngoài. Do đó, văn hoá truyền thống của họ rất phong phú và đa dạng, cần được gìn giữ, bảo vệ. - Trình độ văn hoá của người dân đòa phương còn rất thấp, nhận thức của họ về bảo tồn thiên nhiênbảo vệ môi trường còn rất hạn chế, do đó khó khăn cho quá trình giáo dục nâng cao nhận thức. - Bộ máy quản lý cũng như đội ngũ cán bộ đòa phương còn có những hạn chế. Trong cộng đồng, hương ước và quy ước có ảnh hưởng rất lớn. Sự ảnh hưởng lẫn nhau và tác động qua lại giữa các thành phần trong cộng đồng rất chặt chẽ nên có thể nói đây là một cộng đồng rất nhạy cảm. * Cộng đồng nhân dân đang sống ở trong và xung quanh khu bảo tồn. 8 I.2. Khái niệm giáo dục môi trường “Giáo dục môi trường là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đối với môi trườngcác vấn đề môi trường, sao cho mỗi người đều có đầy đủ kiến thức, thái độ, ý thức và kỹ năng để có thể hoạt động một cách độc lập, hoặc phối hợp, nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề môi trường của hiện tại và ngăn chặn những vấn đề nảy sinh trong tương lai” (Hội nghò Liên chính phủ lần thứ nhất về giáo dục môi trường tại Tbilisi, Grudia - 1977). Giáo dục môi trường tập trung vào năm mục tiêu sau:  Kiến thức: cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng những kiến thức cũng như sự hiểu biết cơ bản về môi trườngmối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và môi trường.  Nhận thức: thúc đẩy các cá nhân, cộng đồng và xã hội tạo dựng nhận thức và sự nhạy cảm đối với môi trường cũng như các vấn đề môi trường.  Thái độ: khuyến khích các cá nhân, cộng đồng xã hội tôn trọng và quan tâm tới tầm quan trọng của môi trường, thúc giục họ tham gia tích cựcø vào việc cải thiệnbảo vệ môi trường.  Kỹ năng: cung cấp các kỹ năng trong việc xác đònh, dự đoán, ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường.  Sự tham gia: cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng xã hội cơ hội tham gia tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trường cũng như đưa ra các quyết đòng môi trường đúng đắn. Có ba cách tiếp cận giáo dục môi trường phổ biến: ) Giáo dục về môi trường: cung cấp cho người học những hiểu biết về hệ thống tự nhiên và hoạt động của nó; những tác động của con người tới môi trường. ) Giáo dục trong môi trường: sử dụng môi trường như một giáo cụ hay một phòng thí nghiệm tự nhiên nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường. Điều này giúp phát triển các quan điểm về giá trò và hình thành những thái độ tích cực. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG LÀ MỘT QUÁ TRÌNH NHẰM ĐẠT ĐƯC CÁC MỤC ĐÍCH SAU: 9 Tăng cường nhận thức đầy đủ và sự quan tâm đến các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, xã hội, chính trò và sinh thái tại các khu vực thành thò cũng như nông thôn. 9 Cung cấp cho mọi người những kiến thức, quan điểm về giá trò, thái độ, ý thức và các kỹ năng cần thiết nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường. 9 Tạo ra các mô hình về hành vi bảo vệ môi trường cho các cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội. (UNESCO, 1977) . Trường, Sầm Thị Thanh Phương GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN (Tài liệu hướng dẫn cho cán bộ làm công tác giáo dục môi trường. giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng, trong đó có cả đội ngũ những người đang hoạt động trong lónh vực này. Cho đến nay, mặc dù đã có rất nhiều

Ngày đăng: 05/11/2013, 20:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan