MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ CHO NGÀNH Y TẾ

17 713 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ CHO NGÀNH Y TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU CHO NGÀNH Y TẾ Nhìn lại thực trạng đầu trong ngành y tế 10 năm qua, chúng ta có thể nhận thấy được những thành tựu đáng ghi nhận. Đó là việc xây dựng một mạng lưới y tế rộng khắp, về cơ bản đã xoá được xã trắng về y tế. Các cơ sở y tế trên toàn quốc đang dần được đổi mới theo hướng hiện đại hoá, đặc biệt là hai trung tâm y tế chuyên sâu là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong 10 năm qua đã được đầu khoảng 400 tỷ đồng nhằm cải thiện trang thiết bị cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn. Vốn đầu cho ngành y tế đã được cải thiện cả về quy mô lẫn nguồn vốn. Bên cạnh vốn đầu ngân sách vẫn được duy trì ổn định, việc huy động và sử dụng nguồn viện phí và viện trợ và đặc biệt là bảo hiểm y tế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành y tế và giảm bớt gánh nặng về phía nhà nước. Nguồn nhân lực y tế đã và đang từng bước được cải thiện. Số cán bộ y tế các năm đều tăng lên. Hiện nay cả nước có 10 trường đại học y dược, 3 trường trung học y tế quốc gia và 50 trường trung học y tế của tỉnh hàng năm cho ra đời khoảng 4000-5000 cán bộ y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Ngoài ra Việt Nam còn là một trong những nước làm tốt các chương trình y tế quốc gia. Trong những năm gần đây, số các vụ dịch và số người mắc, chết do các bệnh lây truyền giảm đáng kể. Nhờ vậy mà Việt Nam có các chỉ số sức khoẻ như tuổi thọ, tỷ lệ chết bà mẹ, trẻ em . được đánh gía cao trong khu vực và trên thế giới. Y tế nhân trong những năm trở lại đây cũng có sự phát triển vượt bậc. Số các cơ sở y tế nhân tăng nhanh, số người dân sử dụng các dịch vụ y tế nhân cũng tăng. Các cơ sở y tế nhân ngày càng được nâng cao về chất lượng phục vụ. Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, ngành y tế Việt nam vẫn bộc lộ một số hạn chế. Trình độ y tế nói chung còn thấp với các nước trong khu vực, nhiều cơ sở y tế còn đang ở trong tình trạng lạc hậu chưa tiếp cần được với kỹ thuật hiện đại. Cơ cấu cán bộ còn nhiều bất cập.Việc huy động và sử dụng vốn đầu chưa thật hiệu quả. I> MỘT SỐ THÁCH THỨC LỚN ĐỐI VỚI NỀN Y TẾ VIỆT NAM +Về vấn đề cung cấp tài chính cho y tế Chi phí cho y tế cao, đặc biệt là các dịch vụ nội trú đối với người nghèo. Mặc dù giá thuốc thực tế có giảm trong những năm gần đây, chi phí khám chữa bệnh, đặc biệt ở các bệnh viện công có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người nghèo. Ví dụ, một lần đến bệnh viện công chiếm mất 22% chi phí ăn uống trong một năm của một người thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất. Như vậy, chỉ cần một lần ốm nặng phải nằm viện dài ngày có thể ngốn hết số tiền giành dụm trong nhiều năm của một người nghèo. Điều này có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của họ đối với những khoản chi phí không lường trước được trong tương lai. Phần lớn ngân sách Nhà nước chi cho y tế dùng để chi tiêu cho bệnh viện, đặc biệt ở tuyến tỉnh. Trong khi bệnh viện ngốn một phần lớn ngân sách của nhà nước bao cấp cho y tế ở các nước đang phát triển, số liệu về chi tiêu công cộng ở Việt Nam cho thấy phân bổ cho bệnh viện công chiếm một phần khá lớn trong tổng ngân sách y tế hiện nay (khoảng 80%). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chính quyền địa phương (cấp tỉnh) phải chi tiêu nhiều cho bệnh viện công. Độ bao phủ của báo hiểm y tế vẫn còn hạn chế. Tuy chương trình bảo hiểm y tế ở Việt Nam phát triển nhanh chóng trong 5 năm đầu, bắt đầu từ con số không, độ bao phủ của bảo hiểm y tế đã chững lại trong hai năm vừa rồi, ở mức 13% tổng dân số. Hơn nữa, độ bao phủ lại lớn hơn đối với nhóm người khá giả, bởi vì nó được thực hiện bắt buộc đối với công chức Nhà nước và nhân viên ở khu vực có tổ chức, mà hầu hết những người nay thuộc nhóm có thu nhập cao hơn. Điều này có nghĩa là ở Việt Nam những người thuộc tầng lớp khá giả tham gia bảo hiểm nhiều hơn. Chi tiêu y tế công cộng không đồng đều giữa các tỉnh. Chi tiêu y tế công cộng cho y tế được phân bố không đồng đều giữa các tỉnh. Các tỉnh giàu có có mức chi tiêu y tế công cộng / đầu người cao hơn nhiều so với các tỉnh nghèo. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này là chi tiêu cho y tế ở tuyến tỉnh do chính quyền tỉnh cấp từ nguồn thu riêng của họ, các nguồn thu này có quan hệ chặt chẽ với thu nhập của tỉnh. Hơn nữa, phần ngân sách quốc gia do tỉnh quản lý được trung ương phân bổ theo tiêu chuẩn và theo dân số của tỉnh, cách phân chia này không giúp được mấy để giảm bớt sự bất bình đẳng về vốn chi tiêu y tế trên đâù người giữa các tỉnh. Lương của nhân viên y tế thấp. Nhân viên y tếmột trong những đầu vào quan trọng nhất của hệ thống y tế. Vì thế, chất lượng dịch vụ y tế thường đồng nghĩa với vấn đề đạo đức và động cơ của nhân viên y tế. Ở Việt Nam, mức lương tháng trung bình của nhân viên y tế không mấy thay đổi (theo giá trị thực tế) từ năm 1994. Năm 1998, mức lương tháng trung bình của nhân viên y tế Nhà nước chỉ bằng 29 USD. Vì thế, các nhân viên y tế nhà nước đôi khi phải tìm kiếm các nguồn thu nhập thêm. Điều này làm giảm bớt thời gian, sự chú ý và sự tận tâm của họ đối với công việc. +Về vấn đề năng lực y tế. Số lượng bệnh viện lớn. Như đã trình bày ở trên, Việt Nam có số giường bệnh so với dân số cao hơn nhiều nước khác, kể cả những nước có thu nhập / đầu người cao hơn rất nhiều. Các bệnh viện huyện phụ thuộc rất nhiều vào quy mô kinh tế của đại phương, nghĩa là có quá nhiều bệnh viện trong cả nước và một số thì quá nhỏ để cung cấp dịch vụ một cách có hiệu quả. Trong tình hình này có thể sát nhập và củng cố các bệnh viện huyện cỡ nhỏ để mang lại hiệu quả cao hơn, đặc biệt là khi sát nhập không làm giảm khả năng tiếp cận về mặt địa lý tới cơ sở đó. Cơ cấu y tế hỗn hợp. Trong 20 năm qua, số lượng bác sĩ tăng nhanh hơn so với y sĩ và dược sĩ, trong khi đó số lượng y tá và nữ hộ sinh / đầu dân lại có xu hướng giảm. Điều này là cho Việt Nam có tỷ lệ bác sĩ / y tá rất cao. Vì đào tạo bác sĩ tốn kém hơn rất nhiều so với y tá, cho nên cần phải xem xét lại cơ cấu nhân viên y tế hỗn hợp có cân nhắc tới vấn đề chi phí so với hiệu quả. Một điều quan trọng hơn là cơ cấu nhân viên y tế hỗn hợp có thể làm giảm khả năng tiếp cận của người nghèo tới các dịch vụ y tế, vì nhiều bác sĩ được đào tạo chính quy không muốn chuyển về nông thôn làm việc. Điều này có nghĩa là các xã nghèo nhất trong cả nước không chỉ không có bác sĩ mà còn cả y tá, nữ hộ sinh và dược sĩ- những người có thể đã được đào tạo bằng những nguồn lực hạn hẹp hiện nay phân bổ cho công tác đaò tạo nhân viên y tế. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế về mặt địa lý thấp ở các vùng xa xôi hẻo lánh. Trong khi khả năng tiếp cận (về mặt địa lý) tới các dịch vụ y tế của người dân Việt Nam nói chung là tốt thì việc tiếp cận về mặt địa lý ở một số vùng vẫn còn bị hạn chế. Những vùng này chủ yếu thuộc Tây Nguyên và miền núi phía Bắc nơi có 55 dân tộc thiểu số đang sinh sống. Trên những vùng này, mật độ dân số thấp và địa hình khó khăn cho nên thời gian để đi đến mộtsở y tế địa phương thường rất dài. Hơn nữa vì nghèo cho nên các vùng này khó có thể thu hút được y tế nhân, và vì thế khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế là rất thấp. Đào tạo nhân viên y tế. Mặc dù Việt Nam đã cung cấp số nhân viên y tế so với dân số khá cao nhưng vẫn cần phải cải thiện nhiều cho công tác đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trong cả nước. Các chương trình đào tạo ban đầu trong lĩnh vực y tế đôi khi chỉ hoàn toàn mang tính lý thuyết, có rất ít tác động qua lại và kích thích sinh viên tìm cách ứng dụng các kiến thức được học. Phương tiện và giáo viên thực hành còn rất hạn chế, không có một viện trường chính thức nào, hầu hết những người tốt nghiệp bắt đầu ra làm có quá ít kinh nghiệm thực hành. Ngoài ra các nguồn lực phân bổ cho đào tạo lại quá ít cho nên cơ hội cho các nhân viên y tế được cập nhật với sự phát triển mới trong lĩnh vực của mình là rất hạn chế. Quy chế đối với những người cung cấp dịch vụ. Tuy đã có nhiều nghị định và quy chế quy định các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu và các quy trình kỹ thuật đối với các nhà cung cấp dịch vụ, việc thực hiện các luật lệ này thông qua công tác thanh tra thường xuyên đối với các cơ sở y tế vẫn chưa đạt yêu cầu. Một phần là do sự tăng nhanh số lượng các cơ sở y tế, nhất là các nhà cung ứng và quầy thuốc nhân, trong mấy năm gần đây. Sở Y tế, người có trách nhiệm tiến hành thanh tra thường xuyên đối với tất cả các cơ sở y tế nhân, lại không có đủ nhân lực cũng như ngân sách để tiến hành các hoạt động này. Điều phối các nhà quản lý viện trợ. Viện trợ nước ngoài cho ngành y tế Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng (theo giá trị tuyệt đối) từ rất thấp. Đến cuối năm 1998 có 179 dự án ODA đang được thực hiện trong lĩnh vực y tế. Quy mô viện trợ lớn đã làm tăng lên gánh nặng quản lý đối với Bộ Y tế. II> MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TRONG NGÀNH Y TẾ Để cải thiện tình hình trên, Nhà nước cần có một số biện pháp tích cực, hiệu quả theo các nhóm giải pháp sau: 1. Nhóm các giải pháp về đầu phát triển nhân lực y tế. 2. Nhóm các giải pháp về kinh tế y tế. 3. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật y tế. 4. Nhóm giải pháp đầu nghiên cứu, xây dựng và ban hành các cơ chế quản lý và chính sách y tế. 1. Nhóm các giải pháp đầu phát triển nguồn nhân lực y tế Trong mọi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là trong ngành y tế, nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của ngành. Xây dựng một đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tiếp cận với kỹ thuật y tế hiện đại là một trong những mục tiêu phát triển của ngành y tế hiện nay. Ngoài ra cán bộ quản lý trong ngành y tế cũng cần được đào tạo lại để nâng cao trình độ quản lý trong thời kỳ mới. Như đã đề cập ở phần trên, hàng năm ngân sách nhà nước đầu gần một trăm tỷ đồng cho sự nghiệp đào tạo cán bộ y tế. Con số này tuy chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành song đã là sự cố gắng lớn của nhà nước. Trong thời gian tới, một mặt chúng ta phải tận dụng kinh phí và các nguồn khác, đặc biệt là nguồn viện trợ cho công tác đào tạo. Chỉ có như vậy, chúng ta mới nâng cao được chất lượng trình độ của cán bộ y tế. Mặc dù số bác sĩ trung bình trên 100000 dân của nước ta ở vị trí khá cao trong khu vực song hiện nay chỉ có 30% số xã trong cả nước có bác sĩ thấp hơn mục tiêu đề ra cho năm 2000 là 40%. Sở dĩ mục tiêu trên không đạt được là có 2 lý do. Thứ nhất, đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu.Thứ hai là sự mất cân đối trong phân phối các cán bộ y tế khi ra trường.Vì vậy trong thời gian tới các trường đại học và trung học y dược cần tiếp tục tuyển sinh nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với các cán bộ y tế làm việc tại các vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Để khắc phục sự mất cân đối trong tỷ lệ giữa bác sĩ và y tá, trong những năm tiếp theo các trường đại học và trung học cần khuyến khích tuyển sinh y tá không chỉ ở trình độ trung cấp mà còn ở cả trình độ đại học. cán bộ y tá khi ra trường được khuyến khích làm việc tại các vùng khó khăn bằng chế độ lương thưởng phụ cấp thoả đáng. Ngay cả tại các thành phố lớn, các cán bộ y tá cũng phải được đãi ngộ hợp lý, tránh có sự chênh lệch quá lớn trong thu nhập giữa bác sĩ và y tá. Riêng đối với công tác đào tạo cán bộ y tế có trình độ đại học và sau đại học cần làm tốt một số nhiệm vụ sau: - Sắp xếp mạng lưới các trường khoa: xây dựng trường cấp 3 tại trường Đại học y Hà Nội, trường Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học y Huế, xúc tiến nhanh việc thành lập trường Đại học y học cổ truyền và Đại học răng hàm mặt; đổi tên trường Quản lý y tế thành trường y tế công cộng, xác định quy mô đào tạo, phân vùng đào tạo của các trường đại học y tế. - Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy: ban giám hiệu các trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy. Bộ y tế có kế hoạch sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ này, đặc biệt đầu bồi dưỡng đội ngũ cán bộ bằng nguồn kinh phí trong nước. - Có những quy định phù hợp để tổ chức thực hiện sự ưu tiên đầu đại học và sau đại học cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. - Phát huy hệ thống bệnh viện sẵn có, tăng cường đầu và chuẩn hoá đội ngũ các bệnh viện được chọn là bệnh viện thực hành của các trường đại học, tạo điều kiện tốt nhất cho thầy và trò giảng dạy, học tập. - Đầu điều chỉnh lại chương trình giảng dạy cho phù hợp. Đảm bảo cân đối mục tiêu đào tạo về khoa học cơ bản, y học cơ sở, y học lâm sàng và các môn học khác. Quan tâm đầu các phương tiện dạy và học như các labo, thư viện, đặc biệt chú ý đến các phương tiện lâm sàng của sinh viên y. - Đầu kinh phí tăng cường công tác nghiên cứu khoa học: các trường đại học y, dược kết hợp với các viện nghiên cứu để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. - Mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực giảng dạy và học tập, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Các trường đại học y dược là một trong những đầu mối quan trọng trong chuyển giao khoa học công nghệ của ngành, thiết thực góp phần hiện đại hoá ngành y. - Chăm lo đời sống thầy và trò về điều kiện vật chất, tinh thần để thầy trò yên tâm tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học. 2. Nhóm giải pháp về kinh tế y tế Nếu như trong thời kỳ trước đây, mọi hoạt động y tế đều được bao cấp bởi ngân sách Nhà nước thì hiện nay, trong thời kỳ đổi mới, nguồn lực tài chính cho y tế bao gồm: ngân sách Nhà nước, bảo hiểm y tế, viện phí và viện trợ. Trong đó nguồn vốn từ ngân sách vẫn giữ vai trò chủ đạo. Đây là nguồn lực mang tính ổn định nhất để thực hiện định hướng công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ. Trong điều kiện nước ta còn nghèo, kinh tế có phát triển nhưng còn chậm, cần phải biết tận dụng các nguồn vốn và sử chúng có hiệu quả. Có như vậy chúng ta mới đảm bảo phát triển bền vững theo xu hướng hiện đại hoá của ngành y tế. Như đã nói ở trên, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chiếm trên 50% tổng kinh phí đầu cho ngành y tế. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải tiếp tục duy trì đầu từ ngân sách Nhà nước vào sự nghiệp y tế nhằm đảm bảo định hướng công bằng, hiệu quả và nhân đạo trong công tác y tế. Nguồn thu viện phí cũng là một nguồn thu khá quan trọng, đặc biệt là với hoạt động của các cơ sở y tế. Tuy nhiên, nếu chúng ta đặt mục tiêu tăng thu từ nguồn này thì đây sẽ là gánh nặng cho người bệnh, đặc biệt là đối với người nghèo. Hiện tại, trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, chúng ta phải duy trì nguồn thu này, song phải giảm bớt gánh nặng cho người nghèo và các đối tượng xã hội khác. Trong thực tế hiện nay có một tình trạng là phần lớn người được miễn giảm viện phí trong bệnh việc lại thuộc tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội do vị trí xã hội của họ hoặc do các mối quan hệ họ hàng, quen biết. Trong khi đó thì viện phí lại trở thành gánh nặng của người dân, làm cho họ ngại hoặc sợ phải đến bệnh viện. Vì vậy cần phải cân đối, thu đúng, thu đủ nguồn viện phí đảm bảo tính nhân đạo và công bằng. Trong các bệnh viện có thể mở thêm phòng khám nhân hoặc bán công với chất lượng phục vụ tốt hơn giành cho người có thu nhập cao, nhằm sử dụng nguồn thu này bao cấp chéo cho người nghèo. Khi thực hiện phương thức này cần phải thận trọng tránh sử dụng mọi nguồn lực, phương tiện tốt nhất cho khu vực nhân, làm giảm tính công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế. Bảo hiểm y tế là nguồn thu được đánh giá là quan trọng và có triển vọng. Hiện nay, mặc dù độ phủ của bảo hiểm (tức là số người tham gia bảo hiểm trên số đối tượng bảo hiểm) còn rất nhỏ song nguồn thu này chiếm khoảng 16% tổng kinh phí cho ngành y tế. Đây là nguồn thu khá ổn định, có ý nghĩa cơ bản và lâu dài. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác thu bảo hiểm ở cả phương thức bắt buộc và tự nguyện. Đối với phương thức bắt buộc, cần duy trì chế độ mua bảo hiểm của công nhân viên chức và người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. Quản lý, giám sát và kiên quyết buộc các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài mua bảo hiểm cho người lao động. Đối với phương thức tự nguyện, cần khuyến khích mọi đối tượng trong xã hội, từ nông thôn đến thành thị, tham gia bảo hiểm y tế. Điều quan trọng là phải làm cho họ hiểu được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế từ đó khuyến khích họ tham gia. Ở đây có thể sử dụng các phương tiện phát thanh truyền hình hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác để tuyên truyền.Việc làm này không những làm tăng nguồn thu cho ngân sách y tế mà còn là giảm gánh nặng cho người dân khi họ sử dụng các dịch vụ y tế. Riêng đối với người thực sự lâm vào hoàn cảnh khó khăn hoặc với những đối tượng chính sách, Nhà nước nên có những chính sách thích hợp như cấp sổ khám, chữa bệnh hoặc mua bảo hiểm y tế cho họ. Đối với nguồn viện trợ ODA, một mặt cần duy trì các đối tác cũ, tìm kiếm những đối tác mới nhằm tận dụng nguồn vốn ODA. Mặt khác, cần nâng cao trình độ của cán bộ quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA không những có tác dụng thúc đẩy phát triển nền y tế nước nhà phát triển mà còn tạo niềm tin đối với các đối tác nước ngoài để huy động ngày càng nhiều vốn đầu từ nguồn vốn này.Viện trợ là nguồn vốn không ổn định nhưng khá quan trọng, giúp nền y tế Việt nam tiếp cận với kỹ thuật và phương thức quản lý hiện đại của các nước trên thế giới. Vì vậy cần tận dụng nguồn vốn này, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nhằm rút ngắn khoảng cách giữa y tế Việt nam và thế giới. Bên cạnh việc huy động các nguồn lực cho sự nghiệp y tế, cần quan tâm đến việc sử dụng hợp lý các nguồn lực đó. Phương hướng lâu dài phải nghĩ đến việc hạch toán trong ngành y tế. Nhưng trong những năm trước mắt chưa thể tiến hành ngay được, một mặt vì điều kiện kinh tế xã hội cũng như cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta chưa cho phép, mặt khác trình độ quản lý kinh tế trong y tế chưa cao. Nhân lực y tế hiện nay vừa thừa lại vừa thiếu, thừa về số lượng một số cán bộ nhưng lại thiếu cán bộ giỏi chuyên môn, nhất là cán bộ giỏi về quản lý kinh tế trong y tế nhiều cán bộ lãnh đạo các cơ quan y tế vẫn còn tưởng trông chờ, lại vào ngân sách Nhà nước. Để xây dựng một nền kinh tế y tế phát triển và bền vững cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, trên cơ sở các chính sách xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, Nhà nước cần khuyến khích việc xã hội hoá và đa dạng hoá các loại hình khám chữa bệnh cũng như đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong y tế như cổ phần hoá, liên doanh, bán công, 100% vốn nước ngoài, bệnh viện tư, thuê mua tài chính . để thu hút các nguồn vốn cho sự phát triển y tế. Thứ hai là tìm cách phân bổ nguồn lực tài chính sao cho đảm bảo được tính công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ. Chẳng hạn, có nên duy trì việc phân bổ ngân sách Nhà nước cho các tỉnh một cách đồng đều dựa trên việc tính theo đầu người (mặc dù đã có hệ số điều chỉnh cho các tỉnh miền núi) hay là cần tính ra tổng chi tiêu y tế của từng tỉnh dựa trên cơ sở nhu cầu, rồi từ đó ưu tiên cho các tỉnh nghèo và tỉnh miền núi bằng cách cung cấp một phần lớn tổng chi tiêu y tế (70-80%) từ nguồn ngân sách Nhà nước. Trái lại, với những tỉnh không nghèo (có một lượng tài chính khá lớn từ bảo hiểm y tế và viện phí) Nhà nước chỉ nên cung cấp khoảng 40-50% tổng chi tiêu y tế. Ngoài ra, Nhà nước phải tăng cường công tác quản lý và điều phối nguồn viện trợ không hoàn lại và vốn vay, dùng nguồn này để cung cấp cho các tỉnh nghèo với một tỷ lệ cao hơn trong tổng chi tiêu y tế so với các tỉnh khác. Thứ ba là phải quy hoạch lại mạng lưới khám chữa bệnh, đưa dịch vụ y tế về gần dân nghèo hơn để đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các cơ sở y tế. Có chính sách khuyến khích thoả đáng để cán bộ y tế có điều kiện về phục vụ nhân dân ở xa các đô thị lớn. Thứ là phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, tận dụng tối đa các trang thiết bị, tăng cường tiết kiệm, tránh lạm dụng kỹ thuật cao, lạm dụng thuốc trong khá chữa bệnh. Cùng với việc thực hiện bốn điều trên, đồng thời phải tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế và đào tạo cán bộ quản lý kinh tế y tế từ cấp bộ đến cấp cơ sở. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo cho công tác kinh tế y tế được tiến hành trong khuôn khổ pháp lý. Với tinh thần dù còn nghèo nhưng một đồng tiền dù là nguồn ngân sách Nhà nước hoặc từ nguồn viện trợ hay vốn vay đều phải được sử dụng với hiệu quả cao nhất trong phòng và chữa bệnh mà không được lãng phí hoặc rơi vào túi bọn tham nhũng. Có như vậy mới đảm bảo kinh tế y tế vừa là động lực thúc đẩy ngành y tế đi lên, vừa tạo điều kiện để thực hiện tính nhân văn của nền y tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Nhóm giải pháp về kỹ thuật y tế Khoa học công nghệ và kỹ thuật là một yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành y tế của các nước nói chung, ngành y tế Việt Nam nói riêng. Khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước tiến mới trong việc chẩn đoán và điều trị. Ở Việt Nam, khoa học kỹ thuật đã góp phần tích cực để khống chế, đẩy lùi và từng bước [...]... KẾT LUẬN Đầu cho y tếđầu cho con người, vì v y cần phải tăng cường đầu cho y tế và nâng cao hiệu quả đầu cho y tế nhằm thúc đ y yếu tố con người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Hiện nay, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định song y tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều tồn tại vần khắc phục Đối mặt với những thách thức, khó khăn, y u kém trong lĩnh vực y tế hiện nay, một trong... 3 .Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới, Bộ Y tế, nhà xuất bản Y học, 1999 4 Đánh giá mục tiêu ưu tiên và xu hướng chi tiêu công cộng cho ngành y tế thời kỳ 1991-2000, Nguyễn Trung Dũng và các cộng sự, 1999 5 Đánh giá thực trạng tác động của một số chương trình quốc gia 19912000, Bộ Y tế 6 Tổng quan y tế Việt Nam, 1999 7 Niên giám thống kê y tế 1997, 1998, 1999, Bộ Y tế 8 Tóm tắt số liệu thống kê y tế. .. quy hoạch mạng lưới của ngành (quy hoạch bệnh viện, quy hoạch ngành dược ); hoạch định các chính sách (cả chính sách xã hội, cả chính sách kinh tế) trong lĩnh vực phát triển y tế; các quy định quả lý về chuyên môn kỹ thuật; đảm bảo cung cấp một số các dịch vụ y tế dự phòng và một số dịch vụ mang tính kỹ thuật cao và tính xã hội cao mà không một thành phần kinh tế nào có khả năng bảo đảm tốt hơn là y. .. tác quốc tế trên cơ sở trao đổi và hợp tác nhằm tiếp thu và cập nhật được trình độ khoa học công nghệ thế giới về y tếy học, chủ động đầu gửi cán bộ đi học nước ngoài theo hướng phát triển khoa học công nghệ *) Chăm lo tốt đời sống cán bộ khoa học 4 Nhóm giải pháp đầu nghiên cứu, x y dựng, ban hành cơ chế quản lý và các chính sách y tế Cơ chế quản lý cũng như các chính sách y tếmột điều... đ y ngành y tế phát triển Cải tiến chính sách y tế, thay đổi cơ chế quản lý nhằm phát huy cao độ trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi cộng đồng, mỗi cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ của nhân dân Phải gắn thu nhập của nhân viên y tế với thành quả lao động của chính họ Đ y là động lực quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất để ngành y tế vươn lên đáp ứng nhu cầu về. .. trang thiết bị y tế một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả để phát huy được mọi tiềm năng sẵn có về sức người, sức của trong phát triển khoa học kỹ thuật y tế *) Tăng cường đầu trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch phát triển khoa học công nghệ và đảm bảo nguyên tắc hiện đại hoá trên cơ sở chuẩn hoá thường quy và đồng bộ, lựa chọn ưu tiên phù hợp Đầu trang thiết bị song song với đầu sở hạ tầng... liệu, số liệu mâu thuẫn, không kịp thời, không phản ánh được thực trạng bệnh tật và sức khoẻ nhân dân, không có số liệu y tế nhân Đó là chưa kể các biểu mẫu, các chỉ tiêu cần phải có tính Quốc gia và Quốc tế để “hoà nhập” với các tổ chức ngành dọc và khu vực, quốc tế Tổ chức lại hệ thống thông tin y tế cấp quốc gia là y u cầu phải được quan tâm giải quyết sớm nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động y tế. .. tốt hơn là y tế công Huy động các thành phần kinh tế cũng như các tổ chức kinh tế xã hội và cả cộng đồng tham gia vào công cuộc chăm sóc sức khoẻ cho mọi người TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Kinh tế đầu tư, trường Đại học Kinh tế quốc dân, PGS.PTS Nguyễn Ngọc Mai, nhà xuất bản giáo dục, 1998 2 Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư, trường Đại học Kinh tế quốc dân, TS Nguyễn Bạch Nguyệt, nhà xuất... các trang thiết bị n y phải được tính toán phù hợp, không để mua phải những thiết bị cũ kỹ, lạc hậu cũng không mua thiết bị quá hiện đại, công suất quá lớn hoặc quá đắt tiền vừa g y lãng phí về vốn đầu vừa không có ngay cán bộ có thể sử dụng thiết bị g y lãng phí về nguồn lực Mục tiêu cụ thể do Bộ Y tế đề ra cho những năm tới là: - Đầu nghiêm cứu, khống chế và thanh toán một số bệnh dịch, bệnh... Hiện nay, hàng năm Chính phủ chỉ có thể giành một khoảng ngân sách có hạn (khoảng 5% tổng ngân sách chi của Nhà nước) cho ngành y tế Ngành y tế sử dụng sao cho có hiệu quả nhất? Chi bao nhiêu cho phòng bệnh? cho chữa bệnh? Làm sao có thể bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khoẻ? Tất cả tình trạng nói trên đang đòi hỏi chúng ta phải cải tiến chính sách, hoàn thiện cơ chế quản lý mới hy vọng thay đổi . MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ CHO NGÀNH Y TẾ Nhìn lại thực trạng đầu tư trong ngành y tế 10 năm qua, chúng ta có thể nhận th y được những thành. mới hy vọng thay đổi được tình hình. KẾT LUẬN Đầu tư cho y tế là đầu tư cho con người, vì v y cần phải tăng cường đầu tư cho y tế và nâng cao hiệu quả đầu

Ngày đăng: 05/11/2013, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan