Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
76,84 KB
Nội dung
QUỸBHXHVÀ SỰ CẦNTHIẾTCỦA TỔ CHỨCĐẦUTƯTĂNGTRƯỞNGQUỸBHXH 1.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò củaQuỹBHXH 1.1.1. Khái niệm quỹ BHXH. Con người sinh ra, lớn lên, hình thành nhân cách vàtrưởng thành, có sức lao động và được tham gia lao động, tạo thu nhập, là quá trình lao động không ngừng, vừa lao động nuôi sống bản thân vừa góp phần làm giàu cho xã hội. Trong quá trình lao động sinh tồn, phát triển ấy, người lao động luôn phải gánh chịu và đương đầu với vô vàn các rủi ro. Những rủi ro đo có thể làm cho người lao động mất khả năng lao động tạm thời hay vĩnh viễn, mất nguồn sống hoặc thậm chí chết người, con cái mất nơi nương tựa, hoặc lúc về già không còn khả năng lao động để có thu nhập đảm bảo cuộc sống. Do đó để có thu nhập duy trì ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình họ khi gặp rủi ro hay lúc tuổi già tất yếu phải lập quỹ dự trữ bảo hiểm thích hợp và đủ lớn. Mặt khác do quy luật bảo toàn nòi giống, duy trì lực lượng lao động cho tương lai của xã hội, những người lao động nữ còn có nghĩa vụ làm mẹ, sinh con, chăm sóc con khi ốm đau… điều đó còn đòi hỏi phải có dữ trữ bảo hiểm. Như vậy việc tạo lập quỹ dự trữ bảo hiểm cho người lao động những lúc rủi ro, bất ngờ hay lúc tuổi già, về hưu là một tất yếu khách quan. Quỹ bảo hiểm xã hội là tập hợp những đóng góp bằng tiền của những người tham gia bảo hiểm xã hội hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung nhằm chi trả cho những người được bảo hiểm xã hội và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bởi nhiều nguồn khác nhau. Trước hết, đó là phần đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước. Đây là nguồn lớn nhất và cơ bản nhất củaquỹ bảo hiểm xã hội. Thứ hai, là phần tăng thêm do hoạt động bảo toàn vàtăngtrưởngquỹ mang lại. Thứ ba, là phần nộp phạt của những cá nhân vàtổchức kinh tế vi phạm luật lệ vàBHXHvà nguồn vốn khác. QuỹBHXH chủ yếu được sử dụng để chi trả cho các mục đích sau: Trả trợ cấp cho các chế độ BHXH; chi phí cho bộ máy hoạt động BHXH chuyên nghiệp; Chi phí bảo đảm các cơ sở vật chất cầnthiếtvà chi phí quản lý khác. 1.1.2. Đặc trưng cơ bản củaquỹ Bảo hiểm xã hội - Mục đích củaquỹ bảo hiểm xã hội là huy động sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước, tạo lập quỹ tài chính để phân phối sử dụng nó, đảm bảo bù đắp một phần cho người lao động khi có những sự cố bảo hiểm xất hiện như: ốm đau, tai nạn, hưu trí, thất nghiệp… làm giảm hoặc mất hẳn các khoản thu nhập thường xuyên từ lao động, nhằm duy trì và ổn định cuộc sống của họ. Như vậy hoạt động củaquỹ bảo hiểm xã hội không phải vì mục đích lợi nhuận mà vì phúc lợi, quyền lợi của người lao động, của cả cộng đồng. Thông qua đó, xã hội được ổn định hơn, hạn chế được những tiêu cực và tạo điều kiện tốt hơn để xã hội phát triển. Đây chính là mục tiêu xã hội của bất kỳ một hệ thống BHXH nào. Chính mục tiêu này là điều kiện đầu tiên đảm bảo sự phát triển củaquỹ bảo hiểm xã hội nói riêng và hệ thống bảo hiểm xã bội nói chung. Bởi vì, hoạt động BHXH nếu vì mục tiêu kinh tế sẽ dẫn đến tình trạng quyền lợi của người lao động - người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị hạn chế và khi đó người lao động - đối tượng hoạt động của bảo hiểm xã hội sẽ kém tin tưởng vào bảo hiểm xã hội - tổchức được coi là đại diện của Nhà nước. Khi BHXH không còn đối tượng hoạt động, điều dễ hiểu là hệ thống BHXH cũng không còn tồn tại và phát triển. Do đó, trong quá trình phát triển người ta luôn coi mục tiêu xã hội là kim chỉ nam cho hoạt động BHXH. Như vậy, mục tiêu hoạt động củaBHXH là mục tiêu xã hội, còn phương tiện hoạt động củaBHXH là phương tiện kinh tế. Tôn trọng nguyên tắc này sẽ đảm bảo cho hoạt động BHXH tranh được sự xuất hiện hai thái cực hoặc là quỹBHXH trở thành quỹtừ thiện, hoặc là sẽ trở thành phương tiện vật chất kinh doanh thuần tuý. Cả hai thái cực này đều làm cho quỹBHXH nói riêng và hệ thống BHXH nói chung không thực hiện được chức năng xã hội của mình và có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. - Về bản chất, quỹBHXH vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. + Về mặt kinh tế, nhờ sựtổchức phân phối lại thu nhập, đời sống của người lao động và gia đình họ luôn được bảo đảm trước những bất trắc rủi ro xã hội. + Về mặt xã hội, do có sự “san sẻ rủi ro” của BHXH, người lao động chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH, nhưng xã hội sẽ có một lượng vật chất đủ lớn để trang trải những rủi ro xảy ra. Ở đây, BHXH thực hiện nguyên tắc “ lấy của số đông bù trù cho số ít” điều này thể hiện sự tương thân, tương ái lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội. - Quá trình phân phối vàsử dụng được chia làm hai phần: + Phần thực hiện chế độ hưu trí mang tính chất bồi hoàn, mức độ bồi hoàn phụ thuộc vào mức đóng góp vào quỹ BHXH, Vì vậy có thể nói rằng, quỹBHXH là một quỹ “tiết kiệm dài hạn” (bắt buộc hoặc thoả thuận) đòi hỏi người lao động phải đóng góp đều đặn liên tục mới đảm bảo nguồn chi trả. Nó chỉ khác với quỹ tiết kiệm là không được rút tiền ra trước lúc nghỉ hưu. Nhưng nó lại tạo điều kiện cho việc đầutư dài hạn để bảo toàn và phát triển quỹ BHXH. + Phần thực hiện các chế độ còn lại vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn. Nghĩa là khi người lao động đang trong quá trình lao động không bị ốm đau, tai nạn… thì không được bồi hoàn; khi bị ốm đau tai nạn thì được bồi hoàn, mức bồi hoàn phụ thuộc vào mức độ ốm đau, tai nạn… Phần này phản ánh tính chất cộng đồng củaquỹ BHXH. Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình sản xuất phát triển bình thường và góp phần thực hiện an toàn xã hội, đòi hỏi không chỉ người lao động mà còn cả người sử dụng lao động và Nhà nước có trách nhiệm đóng góp vàtổchức quản lý quỹ BHXH. - Sựtổchứcvà phát triển củaquỹBHXH phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của từng quốc gia. BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hoá. Khi trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia đạt đến một mức độ nào đó thì hệ thống BHXH có điều kiện ra đời và phát triển. Vì vậy, các nhà kinh tế cho rằng, sự ra đời và phát triển củaBHXH nói chung vàquỹBHXH nói riêng phản ánh sự phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân thấp kém không thể có một hệ thống BHXH vững mạnh. Ngược lại kinh tế càng phát triển, hệ thống BHXH càng đa dạng, các chế độ BHXH càng mở rộng, các hình thức BHXH ngày càng phong phú. Vì vậy việc vận dụng và thực hiện các chế độ BHXH do Tổchức lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước, để vừa ổn định đời sống của người lao động, vừa ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Tuỳ theo mô hình quản lý BHXHcủa từng nước, quỹBHXH có thể bao gồm nhiều quỹ thành phần như quỹBHXH cho các chế độ BHXH dài hạn, quỹBHXH cho các chế độ BHXH ngắn hạn hoặc có nước chia ra từng loại quỹ như: quỹ bảo hiểm hưu trí, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm ốm đau… Tuy nhiên dù được tổchức như thế nào thì quỹBHXH cũng nhằm mục đích chủ yếu là chi trả trợ cấp các chế độ BHXH cho những trường hợp được bảo hiểm. Ngoài ra quỹBHXH còn phải trang trải cho bộ máy hoạt động BHXH chuyên nghiệp và các chi phí quản lý khác. 1.1.3. Vai trò củaquỹ Bảo hiểm xã hội Trong nền kinh tế thị trường việc tạo lập quỹBHXH có vai trò rất to lớn và thể hiện trên các mặt sau đây: - Về chính trị xã hội, việc hình thành quỹBHXH tạo ra hệ thống an toàn xã hội. Bởi vì, khi người lao động mất việc làm, hoặc không còn khả năng lao động phải nghỉ việc, nếu không còn nguồn tài chính đảm bảo cho họ khi mất thu nhập thì có thể đưa họ tới con đường tệ nạn xã hội… Tệ nạn xã đó là nguyên nhân làm Những người thiếu vốn -Cá nhân-Người SDLĐ-Đối tượng khác Đóng góp QuỹBHXH VỐN Thị trường tàichính VỐN VỐN cho xã hội đó mất ổn định về kinh tế, rối ren về mặt chính trị và làm suy yếu đất nước. Nhưng nếu có BHXH chi trả cho họ khi gặp rủi ro để duy trì cuộc, thì những hiện tượng tiêu cực xã hội sẽ được hạn chế. Trên giác độ đó có thể nói rằng thông qua việc tạo lập, phân phối vàsử dụng quỹBHXH góp phần tạo lập hệ thống an toàn chính trị - xã hội, giữ vững trật tự an ninh xã hội. - Về kinh tế, quỹBHXH là một quỹ tài chính độc lập ngoài ngân sách nhà nước do các bên tham gia bảo hiểm đóng góp nhằm phân phối lại theo luật định cho mọi thành viên khi bị ngừng hay giảm thu nhập gây ra bởi tạm thời hay vĩnh viễn mất khả năng lao động… Thông qua quá trình phân phối lại quỹBHXH góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn xã hội về kinh tế cho người được bảo hiểm trong xã hội trước những trắc trở rủi ro. Mặt khác với chức năng phân phối lại theo nguyên tắc “lấy của số đông bù cho số ít”, BHXH góp phần ổn định và thúc đẩy sản xuất phát triển, khuyến khích động viên người lao động an tâm sản xuất. - Về thị trường tài chính, những khoản đóng góp của các chủ thể tham gia quỹ phần lớn được tích tụ, mà không phải ngay lập tức chi trả trợ cấp do tính chất đặc thù của rủi ro mà người lao động gặp phải là “sự xuất hiện của rủi ro là trong tương lai”. Cùng với nguyên tắc “có rủi ro mới chi trả”, đặc thù này đã làm cho các khoản đóng góp BHXH trở nên nhàn rỗi. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn tài chính nhàn rỗi đó củaBHXH sẽ được chuyển vào thị trường tài chính như một sự vận động tất yếu. Sự vận động củaquỹBHXH vào thị trường tài chính có thể được mô tả qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Sự vận động củaquỹBHXH vào thị trường tài chính: Trên thị trường tài chính, quỹBHXH thực hiện mua bán các công cụ tài chính như các loại trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán tiền tệ… Như vậy, thông qua hoạt động đầutư tài chính của quỹ, các khoản đóng góp BHXH đã được chuyển hoá thành vốn cung cấp cho người thiếu vốn trên thị trường. Với vai trò này, quỹBHXH được xếp vào các tổchức trung gian tài chính phi ngân hàng. Chu trình tài chính củaquỹBHXH là chu trình tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thị trường tài chính. Quá trình tham gia củaquỹBHXH vào thị trường tài chính được thực hiện trên hai thị trường: Sơ cấp và thứ cấp. Trên thị trường tài chính sơ cấp, việc mua bán chứng khoán phát hành lần đầucủaquỹBHXH sẽ làm tăngquy mô vốn đầutư cho thị trường. Còn trên thị trường thứ cấp, hoạt động mua bán các công cụ tài chính nhằm tìm kiếm lợi ích củaquỹ sẽ góp phần tăng tính thanh khoản cho thị trường. Hoạt động tích cực củaquỹBHXH sẽ không chỉ có tác dụng tài trợ vốn cho nền kinh tế, mà còn làm giảm rủi ro thanh khoản và chuyển hóa tốt hơn thời hạn của công cụ tài chính. Như vậy BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia nhằm góp phần làm vững chắc thể chế chính trị, ổn định đời sống kinh tế - xã hội và làm lành mạnh hoá thị trường tài chính. 1.2. Đầutưtăngtrưởng quỹ: tính tất yếu trong hoạt động củaquỹBHXH 1.2.1.Khái niệm củađầutư Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước hoạt động đầutư có một vị trí vô cùng quan trọng. Hoạt động đầutư có đặc điểm là thường sử dụng một khối lượng lớn các nguồn lực và kết quả của nó thường phát huy tác dụng lâu dài, có ảnh hưởng rất đa dạng đối với nền kinh tế. Những sai lầm trong quyết định đầutư có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho từng doanh nghiệp cũng như cho toàn xã hội. Vì vậy trước khi quyết định bỏ vốn đầutư vào một hoạt động nào đó chủ đầutư phải tiến hành công việc chuẩn bị đầutư bao gồm tính toán cân nhắc tất cả các khía cạnh tài chính, kinh tế, xã hội, pháp lý nhằm làm cho hoạt động đầutư mang lại hiệu quả cao nhất. Đây là một công việc khó khăn và phức tạp vì vậy cần được thực hiện theo một phương pháp luận khoa học và bài bản. Vì: Đầutư là quá trình sử dụng các nguồn lực nhằm mục tiêu tài chính và lợi ích kinh tế - xã hội. 1.2.2. Đầutưtăng trưởng: Yêu cầu khách quan để bảo toàn quỹ BHXH. Xuất phát từ nhiều lý do khách nhau, đòi hỏi quỹBHXH phải được đem ra đầutư nhằm mục đích tăngtrưởng quỹ. Đầutưtăngtrưởng là việc dùng nguồn ngân quỹBHXH tạm thời nhàn rỗi để đầutư nhằm mang lại lợi nhuận và làm tăngquy mô của quỹ. Tăngtrưởng ở đây không được hiểu là việc tăng có tính cơ học mức thu của người lao động và người sử dụng lao động, mà nó phải được đặt trong mối quan hệ với lạm phát và kết quả của việc đầutư vốn nhàn rỗi từquỹ BHXH. Những lý do sau đây cho thấy sựcầnthiết phải đầutưtăngtrưởngquỹ BHXH. Thứ nhất: Bên cạnh những nội dung chi cho các chế độ BHXH ngắn hạn (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…), quỹBHXH phần lớn chi cho các chế độ BHXH dài hạn. Nhìn theo khía cạnh cơ học có thể thấy việc thu quỹBHXHtừ các khoản đóng góp vào quỹ là khó có thể đáp ứng được các nhu cầu chi trả cho các chế độ BHXH. Nếu quỹBHXH không được đưa ra đầutư thì theo thời gian nó sẽ bị mất đi phần lớn giá trị do lạm phát. Để quỹBHXH có đủ khả năng chi trả thường xuyên, ngoài các nguồn đóng góp, cầnthiết phải có các khoản thu nhập từ bản thân hoạt động đầutư quỹ. Thứ hai: Trong nền kinh tế thị trường, mọi nguồn lực đều phải không ngừng vận động. Thông thường nguồn đóng góp quỹcủa các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được tập trung vào quỹ BHXH, sau khi nhập quỹ phần lớn sẽ không được mang ra sử dụng ngay vì kỳ thanh toán cho các chế độ hưu trí, mất sức lao động, tử tuất thường kéo dài. Đây là nguồn vốn nhàn rỗi to lớn mà BHXHcần phải cung cấp để tài trợ cho nền kinh tế. Thứ ba: Thực tế cho thấy đến cuối năm 2003 quỹBHXH đã có số dư lên tới 33.698 tỷ đồng, dự kiến đến năm 2010 số dư quỹBHXH sẽ lên tới trên 100.000 tỷ. Tuy nắm giữ trong tay một khoản tiền khổng lồ nhưng quỹBHXH đang gặp một số khó khăn có thể ảnh hưởng đến khả năng an toàn của quỹ. Trong tương lai quỹBHXH càng phải chi nhiều hơn do số người hưởng chế độ ngày càng nhiều. Không những thế các chính sách từ thời điểm ra đời cho tới thời điểm thực thi cũng đã có sự thay đổi bất lợi cho việc chi trả BHXH. Ví dụ, như sự biến đổi theo chiều hướng tăng lên của tiền lương đã gây khó khăn cho quỹBHXH khi phải chi trả cho đối tượng hưởng theo mức lương hiện tại lúc họ nghỉ hưu… Với những lý do và thực tế nêu trên , có thể khẳng định rằng nếu không có các biện pháp đầutưtăngtrưởngquỹBHXH để tiến tới tựcân đối thu chi quỹBHXH thì tới một lúc nào đó, số chi quỹBHXH sẽ vượt quá số thu vàquỹBHXH sẽ rơi vào tình trạng mất cân đối. Vì vậy việc tìm ra các giải pháp đầutưtăngtrưởngquỹBHXH là hết sức cầnthiết trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam hoạt động đầutư vẫn do Ban kế hoạch thuộc BHXH đảm nhiệm. Việc kiêm nghiệm nhiều vai trò như vậy làm cho hiệu quả của công tác đầutư ở mức độ không cao, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi trả trong tương lai. Do vậy đòi hỏi phải có một tổchức chuyên nghiệp thực hiện công tác này với mục đích không những bảo toàn mà còn có khả năng phát triển được đồng vốn bỏ ra. 1.3. Sự cầnthiếtcủa tổ chứcđầutưtăngtrưởngquỹ BHXH. 1.3.1. Xét về lý luận Quy luật cung cầu về vốn trên thị trường. Cũng như các loại hàng hoá thông thường khác, vốn đầutư cũng vận động theo quy luật cung cầu về vốn. Đó là quy luật vận động từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn vàtừsự chênh lệch lãi suất trên thị trường để đảm bảo yêu cầu củaquy luật cung cầu là cân đối vốn. Song sự vận động của vốn trên thị trường cũng có những đặc điểm riêng biệt. + Sự vận động của vốn trên thị trường được thực hiện dưới hình thức mua bán vốn (các chứng chỉ có giá), hoặc dưới hình thức vay và cho vay (tiền tệ), các hình thức vận động này tuy khác nhau nhưng cùng bản chất và chuyển quyền sử dụng vốn, còn quyền sở hữu vốn không thay đổi. Người đầutư thực hiện việc cho vay vốn hoặc đầutư vào thị trường chứng khoán mua các cổ phiếu, trái phiếu và thực hiện việc chuyển quyền sử dụng vốn của mình trong một khoảng thời gian nhất định để được một khoản lãi. Hết thời hạn quy định, kết thúc quá trình mua bán vốn, vốn đó lại trở về người đầutư đúng bằng số lượng vốn ban đầuvà thêm phần lãi. Lãi suất đầutư trên thị trường vốn thường được gọi là giá vốn. Đó là người đi vay vốn phải trả cho người đầutư trong thời gian mượn quyền sử dụng vốn. Tuy nhiên cũng có trường hợp người đầutư bị lỗ vốn. + Yêu cầu củaquy luật cung cầu về vốn là phải bảo đảm cung phải phù hợp với cầu. Từ yêu cầu đó vốn trên thị trường luôn vận động từ nơi thừa đến nơi thiếu để tạo nên sựcân đối cung cầu. Quá trình vận động đó là khách quan, song cung phù hợp với cầu chỉ là tạm thời, ngẫu nhiên, còn cung không phù hợp với cầu, cung cầu mất cân đối mới là những biểu hiện thường xuyên củaquy luật cung cầu. Sự mất cân đối giữa cung và cầu về vốn ở các không gian và thời gian khác nhau là nguyên nhân làm cho cung cầu về vốn luôn vận động. Và đó cũng là nguyên nhân, là cơ sở cho thị trường vốn ra đời và tồn tại. - Quy luật hình thành và vận động của lãi suất trên thị trường Giá vốn hay lãi suất trên thị trường cũng được hình thành theo yêu cầu củaquy luật giá trị. Đó là giá cả (giá vốn) phải phù hợp với giá trị trên thị trường. Nhưng giá vốn - lãi suất thị trường lại được hình thành trên cơ sở khách quan củaquy luật cung cầu vốn. Vốn cung ứng trên thị trường nhiều hơn cầu thì lãi suất giảm, ngược lại vốn cung ứng trên thị trường ít hơn cầu thì lãi suất tăng. Nghĩa là lãi suất hình thành theo thị trườngvà phản ánh đúng giá trị của vốn ở mọi không gian và thời gian. Quy luật giá trị, quy luật cung cầu vàquy luật cạnh tranh trên thị trường vốn tác động khách quan đến quá trình hình thành và vận động của lãi suất trên thị trường làm cho giá vốn - lãi suất tăng lên hay giảm đi phù hợp với giá trị của vốn. Đương nhiên sự hình thành và vận động của lãi suất trên thị trường cũng mang tính không gian và thời gian rõ nét như giá cả các loại hàng hoá thông thường. Vì vậy vận dụng quy luật lãi suất trên thị trường là phải quy định và điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với từng không gian và thời gian. Không thể áp đặt một lãi suất cứng nhắc trên thị trường toàn quốc hoặc ổn định lãi suất trong một thời gian dài không tính đến sự vận động của cung, cầu về vốn giữa các vùng và giữa các thời gian khác nhau. - Nguyên tắc hình thành và vận động của lãi suất đầutưtăngtrưởngquỹ BHXH. Do yêu cầu của hoạt động đầutư trên thị trường là phải bảo toàn được vốn. Hơn thế nữa hoạt động đầutưquỹBHXH còn phải được tăng trưởng. Phần vốn tạm thời nhàn rỗi phải được phát triển ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu chi trả dài hạn. Từ mục đích đó đòi hỏi hoạt động đầutưquỹBHXH phải có lãi, lãi suất đầutư phải lớn hơn tỷ lệ trượt giá trên thị trường, nghĩa là phải có lãi suất thực dương. Nếu gọi P là hiệu suất đầutưquỹ BHXH; G là tỷ lệ trượt giá trên thị trường thì nguyên tắc lãi suất trong đầutưquỹBHXH là: P ≥ G. Cơ chế hình thành lãi suất dương của hoạt động đầutưtăngtrưởngquỹBHXH cũng phù hợp với cơ chế hình thành lãi suất đầutư nói chung trên thị [...]... chế hoạt động củatổchứcđầutưtăngtrưởngquỹBHXH phải tuân theo những quy luật của thị trường đó là quy luật cung cầu về vốn vàquy luật vận động của lãi suất trên thị trường 1.3.2 Xét về thực tiễn * Thực trạng về mô hình tổchức Theo quyết định 606/TTg ngày 26/09/1995 của Thủ tư ng Chính phủ về việc ban hành quy chế tổchứcvà hoạt động củaBHXH Việt Nam thì cơ cấu tổchức bộ máy BHXH Việt Nam... tác đầutưtăngtrưởng có nhiều hạn chế * Những hạn chế của công tác đầutưtăngtrưởngquỹBHXH Việt Nam Thứ nhất: Về công tác tổchức bộ máy Do chưa có đơn vị chuyên trách về công tác đầutưtăngtrưởng nên chưa tham mưu cho Tổng Giám đốc lựa chọn được các dự án đầutư có hiệu quả nhất, từ đó chủ động đề xuất Chính phủ cho phép quỹ được đầutư Điều 21 củaquy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt... Trong điều 2 của Nghị định này có chỉ rõ BHXH Việt Nam xây dựng, trình Thủ tư ng Chính phủ phê duyệt đề án bảo tồn giá trị vàtăngtrưởngquỹBHXH Như vậy theo quyết định 606/TTg và Nghị định 100/2002/NĐ-CP thì BHXH Việt Nam vẫn chưa có tổchức chuyên trách giúp tổng giám đốc về công tác đầutưtăngtrưởngquỹ Hiện nay toàn bộ các hoạt động đầutưtăngtrưởngquỹBHXH đều do Ban kế hoạch tài chính đảm... hội, quỹcủa xã hội, quỹ được hình thành để chi trả cho những người được bảo hiểm Vì vậy yêu cầu của công tác đầutưtăngtrưởngquỹ là phải an toàn, phải có lợi nhuận và có tính lỏng cao Từ yêu cầu này đòi hỏi việc đầutưquỹ phải cân nhắc lựa chọn các đối tư ng đầu tư, nói chung, các đối tư ng đầutưquỹBHXH phải là các đơn vị làm ăn có lãi, trừ các trường hợp có sự chỉ định của chính phủ thì do... có tổchức chuyên trách làm công tác đầutưtăngtrưởng nên nghiệp vụ tìm đối tác đầutư hầu như không thực hiện được Hầu hết các dự án là do Chính phủ chỉ định, BHXH Việt Nam chỉ là cơ quan thừa hành lệnh của Chính phủ Đây là mặt hạn chế trong công tác đầutưtăngtrưởngquỹBHXH ở nước ta, hạn chế đó đã biến BHXHtừ chủ động tìm đối tác thành bị động Kinh nghiệm ở các nước, hoạt động đầutưtăng trưởng. .. chưa có tổchức chuyên trách đầutưtăng trưởng, khối lượng tiền cho vay lại lớn thì việc thu nợ vay đối với các dự án đã hết hạn sẽ gặp nhiều khó khăn, điều này gây ảnh hưởng đến độ an toàn củaquỹvà việc chi trả các chế độ BHXHTừ những nội dung tồn tại trong công tác đầutưtăngtrưởng như trên, luận văn cho rằng cấp thiết phải thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác đầutưtăngtrưởngquỹ BHXH. .. vốn) Sự hình thành lãi suất cho vay tùquỹBHXH phải tuân theo quy luật khách quan đó Tất cả các dự án đầu tưcủa quỹ BHXH dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào cũng phải đảm bảo lợi ích kinh tế của quỹ, nghĩa là đầu tư phải có lãi, đồng thời cũng phải tính đến lợi ích kinh tế của người sử dụng vốn Do tính chất đặc thù củaquỹBHXH là quỹ thuộc sở hữu của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, quỹcủa xã... bản và làm thủ tục cho vay Như vậy, nhiệm vụ của Ban Kế hoạch tài chính về công tác đầu tư tăng trưởngquỹ mới chỉ dừng lại ở các công việc hành chính, thực hiện các công việc mang tính chất pháp lý cho các hoạt động đầu tư, chưa thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ đầutư Do chưa có bộ phận chuyên trách giúp Tổng giám đốc điều hành công tác đầutưtăng trưởng, nên trong thời gian qua, công tác đầu. .. động và chủ sử dụng lao động tích cực tham gia BHXH Đương nhiên để làm được việc đó, cơ quan an sinh xã hội Malaysia có một tổchức chuyên làm công tác đầutưtăngtrưởng Ví dụ Quỹ dự phòng EFP Malaysia có một ban gồm 7 thành viên chuyên trách làm công tác đầutưtăngtrưởng do Phó Tổng Giám đốc trực tiếp làm trưởng ban, cơ quan an sinh xã hội (SOCSO) cũng có một bộ phận chuyên trách làm công tác đầu tư. .. 02/01/2003 của Thủ tư ng Chính phủ có quy định rõ: BHXH Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo toàn giá trị vàtăngtrưởng các quỹ Bảo hiểm Việc dùng tiền nhàn rỗi của các quỹ Bảo hiểm để đầutư phải đảm bảo an toàn, bảo toàn được giá trị và có hiệu quả về kinh tế - xã hội” Các hình thức đầutư như: mua trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, công trái KBNN vàcủa các ngân hàng thương mại; cho NSNN, quỹ . QUỸ BHXH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA TỔ CHỨC ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG QUỸ BHXH 1.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của Quỹ BHXH 1.1.1. Khái niệm quỹ BHXH. Con. sử dụng lao động và Nhà nước có trách nhiệm đóng góp và tổ chức quản lý quỹ BHXH. - Sự tổ chức và phát triển của quỹ BHXH phụ thuộc vào điều kiện phát