1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nhận dạng nhu cầu và đề xuất giải pháp hỗ trợ quá trình khởi nghiệp cho sinh viên bậc đại học của trường đại học bách khoa hà nội

127 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 2,88 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --- NGUYỄN THỊ THANH NGHIÊN CỨU NHẬN DẠNG NHU CẦU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC CỦ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-

NGUYỄN THỊ THANH

NGHIÊN CỨU NHẬN DẠNG NHU CẦU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH KHỞI NGHIỆP

CHO SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC CỦA TRƯỜNG

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – Năm 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-

NGUYỄN THỊ THANH

NGHIÊN CỨU NHẬN DẠNG NHU CẦU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH KHỞI NGHIỆP

CHO SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC CỦA TRƯỜNG

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TRẦN VĂN BÌNH

Hà Nội – Năm 2018

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên tác giả luận văn: Nguyễn Thị Thanh

Đề tài luận văn: Nghiên cứu nhận dạng nhu cầu và đề xuất giải pháp hỗ trợ quá

trình khởi nghiệp cho sinh viên bậc Đại học của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số SV: CA160305

Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 30 tháng 10 năm 2018 với các nội dung sau:

- Viết lại mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Bổ sung phần tổng quan nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu: Nêu rõ phương thức thu thập dữ liệu thứ cấp, sơ cấp, rà soát lỗi chính tả, lỗi chế bản

- Sửa lại tên chương 1 và chương 2

- Việt hóa các thuật ngữ trong sơ đồ hình vẽ tại chương 1

- Bổ sung thêm cơ sở lý thuyết về nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên

- Lưu ý trích dẫn nguồn, danh mục tài liệu tham khảo

Ngày tháng năm 2018 Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn

PGS.TS Trần Văn Bình Nguyễn Thị Thanh

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS Lê Hiếu Học

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những ý tưởng, nội dung và đề xuất trong luận văn là kết quả của quá trình học tập, tiếp thu các kiến thức từ Thầy giáo hướng dẫn và các Thầy, Cô giáo trong Viện kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tất cả các thông tin, số liệu được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn chính xác, trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Nếu có bất cứ sai sót và tranh chấp về bản quyền, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, Ngày Tháng Năm 2018

Học Viên

NGUYỄN THỊ THANH

Trang 5

i

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Quản lý trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, được sự chỉ bảo hết sức tận tình, quý báu của Thầy, cô

giáo đã giúp tôi hoàn thành luận văn với đề tài nghiên cứu : “Nghiên cứu nhận dạng

nhu cầu và đề xuất giải pháp hỗ trợ quá trình khởi nghiệp cho sinh viên Đại học –

Đại học Bách Khoa Hà Nội”

Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô trong Viện Kinh tế và Quản lý, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

Đặc biệt, xin gửi tới PGS TS Trần Văn Bình, người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi có thể hoàn thành luận văn này lời cảm ơn sâu sắc nhất

Trong quá trình hoàn thành luận văn của mình, với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của Quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn thạc sỹ để luận văn được hoàn thiện hơn nữa

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã cho phép tôi hoàn thành phần trình bày Luận văn Thạc sĩ của mình

Xin kính chúc sức khỏe tới các vị đại biểu, các Thầy, Cô giáo./

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Trang 6

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 5

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP 5

1.1 Một số khái niệm cơ bản và thuật ngữ về khởi nghiệp 5

1.1.1 Khái niệm khởi nghiệp 5

1.1.2 Quy trình chung về hoạt động khởi nghiệp 6

1.2 Đặc điểm của người khởi nghiệp 8

1.3 Hệ sinh thái khởi nghiệp và các thành phần chủ yếu 9

1.3.1 Khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp 9

1.3.2 Khái niệm Vườn ươm (Incubator) 14

1.3.3 Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor) 15

1.3.4 Nhà cố vấn khởi nghiệp và những hiểu biết cơ bản về mentoring 16

1.3.5 Các cuộc thi khởi nghiệp 17

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên 18

1.4.1 Các nhân tố bên trong 18

1.4.2 Các nhân tố bên ngoài 22

1.5 Vai trò của trường đại học đối với quá trình khởi nghiệp 24

1.6 Kinh nghiệm tổ chức và hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp của sinh viên trong các trường Đại học trong và ngoài nước 26

Trang 7

iii

1.6.1 Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ươm tạo quốc tế 26

1.6.2 Thực trạng về hoạt động ươm tạo sinh viên khởi nghiệp tại Việt Nam 34

1.7 Phương pháp đo lường nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên 39

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 41

CHƯƠNG 2 42

NHẬN DẠNG VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 42

2.1 Khái quát về sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội 42

2.1.1 Khái quát chung 42

2.1.2 Khái quát về sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội được khảo sát 42 2.2 Thực trạng nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội 43

2.2.1 Một số kết quả 43

2.2.2 Phân tích kết quả khảo sát 48

2.3 Đánh giá, nhận xét về nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội 64

2.3.1 Thuận lợi 64

2.3.2 Khó khăn 66

2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiệu quả của hoạt động khởi nghiệp 67

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 72

CHƯƠNG 3 73

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 73

3.1 Chương trình Quốc gia khởi nghiệp và các chính sách hỗ trợ 73

3.1.1 Chương trình Quốc gia về đổi mới sáng tạo khởi nghiệp tại Việt Nam 73

3.1.2 Hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp 75

Trang 8

iv

3.2 Các giải pháp nói chung cần triển khai để hỗ trợ khởi nghiệp tại trường

Đại học Bách Khoa Hà Nội 76

3.2.1.Tăng cường công tác thông tin, truyền thông 76

3.2.2.Phát triển đội ngũ cán bộ thực hiện tổ chức khởi nghiệp tại trường 77 3.2.3 Phát triển hạ tầng cho hoạt động khởi nghiệp tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với sự hỗ trợ của Nhà nước và Doanh nghiệp 77

3.2.4 Phát triển nguồn vốn hỗ trợ khởi nghiệp tại trường 78

3.2.5 Hình thành cơ chế cho hoạt động khởi nghiệp trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu tại trường 79

3.2.6.Áp dụng mô hình cố vấn khởi nghiệp (Mentoring) cho sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội 81

3.2.7 Đề xuất và kiến nghị 105

KẾT LUẬN 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

PHỤ LỤC 111

Trang 9

DNKN Doanh nghiệp khởi nghiệp

NCKH Nghiên cứu khoa học

Trang 10

vi

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Quy trình chung về hoạt động khởi nghiệp 6

Hình 1.2: Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam 2.0 9

Hình 1.3: Hệ sinh thái khởi nghiệp Singapore 12

Hình 1.4: So sánh các chỉ số khởi nghiệp của Việt Nam với khu vực châu Á 13

Hình 1.5: Sơ đồ các bên liên quan trong hệ sinh thái khởi nghiệp 24

Hình 2.1:Nhóm Mubahi nhận giải thưởng Khởi nghiệp cùng Kawai 2017 46

Hình 2.2: Sản phẩm ứng dụng (app) của Nhóm khởi nghiệp Etadi 46

Hình 2.3: Ứng dụng Hachi áp dụng trong nông nghiệp thông minh 47

Hình 2.4: Mức độ quan tâm đến khởi nghiệp của sinh viên ĐH BKHN 48

Hình 2.5: Tỷ lệ sinh viên dự định khởi nghiệp 49

Hình 2.6: Động cơ khởi nghiệp của sinh viên 51

Hình 2.7: Thời gian cho nỗ lực khởi nghiệp 52

Hình 2.8: Sự tự tin về khả năng của bản thân 53

Hình 2.9: Điểm tổng kết trung bình của sinh viên 54

Hình 2.10: Đánh giá kiến thức chuyên môn của sinh viên 55

Hình 2.11: Đánh giá kiến thức về khởi nghiệp của sinh viên 55

Hình 2.12: Thế mạnh quyết định thành công 56

Hình 2.13: Đánh giá kỹ năng của sinh viên 57

Hình 2.14: Kinh nghiệm học hỏi từ thất bại 58

Hình 2.15: Nguồn vốn khởi nghiệp của sinh viên 59

Hình 2.16: Mức độ huy động vốn khởi nghiệp của sinh viên 60

Hình 2.17: Nhu cầu hỗ trợ của sinh viên 63

Hình 2.18: Nhu cầu hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp cần nhất 64

Hình 3.1: Hoạt động ghép cặp mentor – mentee tại BK-Holdings 82

Hình 3.2: Mentor của Steve Jobs 88

Trang 11

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Mô tả đặc trưng mẫu nghiên cứu 43

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát kế hoạch khởi nghiệp của sinh viên 50

Bảng 2.3: Kế hoạch khởi nghiệp của sinh viên 50

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về động cơ khởi nghiệp của sinh viên 51

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát điểm tổng kết trung bình của sinh viên 53

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát kiến thức của sinh viên 54

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về thế mạnh quyết định thành công 55

Bảng 2.8: Kết quả đánh giá kỹ năng mềm của sinh viên 56

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về kinh nghiệm làm thêm 58

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát học hỏi kinh nghiệm của sinh viên 58

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về nguồn vốn khởi nghiệp của sinh viên 59

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về mức độ huy động vốn khởi nghiệp của sinh viên 60

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát đánh giá thì trường 61

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về tiếp cận hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp 62

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát nhu cầu hỗ trợ của sinh viên 62

Bảng 2.16: Kết quả khảo sát hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp cần nhất 63

Bảng 3.1: So sánh thứ hạng các tiểu chỉ số ĐMST của Việt Nam qua các năm 2013, 2014, 2015, 2016 và 2017 73

Bảng 3.2: Những kỹ năng cơ bản cần có 94

Bảng 3.3: Nguyên tắc đối với Mentor và Mentee 95

Bảng 3.4: Chiến lược tuyển dụng 97

Bảng 3.5: Khung thời gian cho các hạng mục công việc 104

Trang 12

bố về tinh thần khởi nghiệp mà điển hình tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Đặc biệt năm 2016 cũng được Chính phủ chọn là năm “ Quốc gia khởi nghiệp”, vấn đề về khởi nghiệp đang là câu chuyện thời sự, kinh tế của đất nước Ở Việt Nam, vai trò đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp ngày càng được Đảng và Nhà nước đề cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bởi vì doanh nghiệp là một trong những thành phần kinh tế chủ lực đóng góp

to lớn vào tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và tạo ra công ăn việc làm Một nền kinh tế phát triển được là nhờ sự phát triển về cả số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp Do đó, Chính phủ các nước phát triển cũng như đang phát triển đều dành nhiều chính sách hỗ trợ và nỗ lực để thúc đẩy khởi nghiệp, đặc biệt trong giới sinh viên khuyến khích họ không đi làm thuê mà thay vào đó tự tạo việc làm, gia tăng số lượng doanh nghiệp cho phát triển kinh tế

Hiện nay, Việt nam là một quốc gia đang trên con đường phát triển, đổi mới

và hội nhập, do đó để duy trì tăng trưởng kinh tế thì việc thiết lập và thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp cho thế hệ tương lai để tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển và đóng góp vào phát triển kinh tế của đất nước, Trên cơ sở đó để hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nền quản trị vững vàng đảm bảo tính bền vững khi hội nhập quốc tế Như vậy, để phát triển kinh tế, các hình thức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho người hoặc nhóm khởi nghiệp, doanh nghiệp và cộng đồng trở nên ngày càng quan trọng và cấp thiết hơn

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” được thủ tướng chính phủ phê duyệt vào tháng 5/2016 được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây, với mục tiêu nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để

Trang 13

2

thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới Một trong những nội dung chính của Đề án này là “phát triển hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực và dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua các cơ sở giáo dục đào tạo, tổ chức cung cấp dịch vụ”

Vì vậy hỗ trợ khởi nghiệp được hiểu là các hoạt động của nhà nước, của nhà trường nhằm hỗ trợ sinh viên tiếp cận với ngành nghề từ khi ở những giai đoạn đầu tiên, trên cơ cở đó, sinh viên sẽ tích lũy các kiến thức, kỹ năng về nghề nghiệp của mình để hình thành các ý tưởng trên nền tảng kiến thức của mình, hoạch định về nghề nghiệp của bản thân trong tương lai

Từ nhận thức trên, tôi lựa chọn đề tài với tên gọi “Nghiên cứu nhận dạng

nhu cầu và đề xuất giải pháp hỗ trợ quá trình khởi nghiệp cho sinh viên Đại học – Đại học Bách Khoa Hà Nội”

2 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trên thế giới đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về khởi nghiệp, trong

đó có không ít đề tài về khởi nghiệp của sinh viên vì đây là lực lượng trẻ có đặc điểm nổi trội về nhiệt huyết và tính sáng tạo nổi bật như các nghiên cứu của Blanch Flower và Oswald (1998), Greene (2005) vv

Tại Việt Nam, đề tài này tuy không mới mẻ nhưng vẫn đang rất được sự quan tâm của đông đảo các cá nhân, tổ chức do tinh thần khởi nghiệp ngày càng lên cao khi QĐ 844 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” được ban hành

Các nghiên cứu về đề tài khởi nghiệp trước đây như: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của phụ nữ ở Việt Nam”, Nguyễn Ngọc Nam (2011), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam” Lê Ngọc Thông (2013), “thực trạng và giải pháp phát triển tinh thần doanh nhân của sinh viên học chương trình tiên tiến chất lượng cao tại Đại học Kinh tế Quốc dân”, Nguyễn Thu Thủy (2014), “Tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên khối kỹ thuật ở Việt Nam”

Như đề tài của Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy, nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề

Trang 14

3

khởi nghiệp của sinh viên dưới nhiều góc nhìn như “Đào tạo đại học với khởi sự doanh nghiệp xã hội” (2012), “Khởi sự kinh doanh, các mô hình lý thuyết và định hướng nghiên cứu tương lai” (2012), “Thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên qua đào tạo ở bậc đại học” (2013), “Các nhân tố tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên địa học” (2014),

Đề tài nghiên cứu khoa học “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khối ngành Quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng ở thành phố Cần Thơ” của tác giả Nguyễn Quốc Nghi*, Lê Thị Diệu Hiền*, Mai Võ Ngọc Thanh*: Nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến

ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ Trong đó, yếu tố thái độ và sự đam mê có tác động mạnh nhất đến ý định KSDN của sinh viên ngành QTKD Trước thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu nhận dạng nhu cầu và đề xuất giải pháp hỗ trợ quá trình khởi nghiệp cho sinh viên bậc đại học của trường đại học Bách Khoa Hà Nội” sẽ tập trung vào việc nghiên cứu xác định nhu cầu hiện nay về

sự hỗ trợ khởi nghiệp trong sinh viên, đặc biệt là sinh viên trường Đại học BKHN

và đồng thời đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp thúc đẩy tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên trường ĐHBK HN

3 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn này có những mục tiêu cơ bản sau đây:

- Nghiên cứu nhận dạng nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên trong trường ĐHBK HN

- Nghiên cứu nguyên nhân thiếu hiệu quả trong khởi nghiệp hiện nay

- Giải pháp hỗ trợ quá trình khởi nghiệp cho sinh viên ĐHBK HN

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn này tập trung nghiên cứu các đối tượng là nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi không gian: nghiên cứu trong phạm vi Đại học Bách Khoa

Trang 15

4

Hà Nội

 Phạm vi thời gian: số liệu khảo sát về nhu cầu khời nghiệp của sinh viên Đại học Bách Khoa hiện nay và số liệu về kết quả khởi nghiệp của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội trong những năm gần đây

- Đối tượng khảo sát: Sinh viên chính quy Đại học Bách Khoa Hà Nội (từ năm thứ 1 đến năm thứ 5)

5 Phương pháp nghiên cứu

- Thông qua các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến vấn đề khởi nghiệp cho sinh viên các trường Đại học trong và ngoài nước

- Thông tin từ các kênh thông tin điện tử, tạp chí có liên quan, khảo sát thực tế của sinh viên trường ĐHBK HN, số liệu khảo sát về nhu cầu khởi

nghiệp ở Việt Nam

6 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực trạng chung về hoạt động khởi nghiệp

Chương 2: Nhận dạng và xác định nhu cầu hỗ trợ quá trình khởi nghiệp của

sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội Chương 3: Đề xuất giải pháp hỗ trợ quá trình khởi nghiệp cho sinh viên Đại

học Bách Khoa Hà Nội

Trang 16

5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG CHUNG VỀ

HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản và thuật ngữ về khởi nghiệp

1.1.1 Khái niệm khởi nghiệp

Hiện nay ở Việt Nam khởi nghiệp được hiểu là các hoạt động nhằm tạo ra giá trị có lợi cho người hoặc nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đông của công ty, cho người lao động, cho cộng đồng nhà nước Người khởi nghiệp dịch chuyển các tài nguyên kinh tế từ nơi có hiệu suất, sản lượng thấp sang nơi có hiệu suất, sản lượng cao, khởi nghiệp là đổi mới có mục đích và có hệ thống Khởi nghiệp có nhiều hình thức như: khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp, khởi nghiệp bằng việc cùng với các công ty, doanh nghiệp cùng nhau phát triển ý tưởng sáng tạo của mình, khởi nghiệp cũng có nghĩa là các cá nhân bắt đầu sự nghiệp của mình để tạo ra các giá trị cho bản thân, doanh nghiệp và cộng đồng Trong đó mọi nỗ lực cải cách trên nhiều phương diện đều hướng tới mục đích chính là tạo thuận lợi tối đa cho môi trường đầu tư kinh doanh

Khởi nghiệp trong nghĩa tiếng Anh hiện nay là Start-up là những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (startup company), nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp Doanh nghiệp được gọi là khởi nghiệp phải dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới

Nhiều Startup bắt đầu từ chính tiền vốn của người sáng lập, hoặc đóng góp từ gia đình bạn bè Một số trường hợp bắt đầu gọi vốn từ cộng đồng (crowdfunding) Tuy nhiên, phần lớn các Startup đều phải gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần (Angel investors) và quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture capital) Hiện nay, công nghệ thường là đặc tính tiêu biểu của sản phẩm từ một startup, startup cần áp dụng công nghệ để đạt được mục tiêu kinh doanh và tham vọng tăng trưởng

Theo dự thảo Luật Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi nghiệp là quá trình thực

Trang 17

6

hiện ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán Đây có thể xem là khởi sự tự doanh, hay nói cách khác là tương tự với khởi sự doanh nghiệp Các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay để phát triển kinh doanh phải dựa trên một hình thức kinh doanh mới, một công nghệ mới, xây dựng phân khúc thị trường mới, hoặc tạo ra sự khác biệt trên các sản phẩm đã có không chỉ trong nước mà tất cả trên thế giới Do

đó, khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

và dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế và xã hội

1.1.2 Quy trình chung về hoạt động khởi nghiệp

Hình dung & hiểu quá trình phát triển dự án khởi nghiệp sẽ diễn ra thế nào là việc làm căn bản người khởi nghiệp/sáng lập viên/startup phải biết trước khi đổ nguồn lực vào bất cứ hoạt động phát triển sản phẩm/dịch vụ nào cho dự án của mình Theo Steve Blank, quy trình chung về hoạt động khởi nghiệp bao gồm có 4 giai đoạn chính từ hình thành ý tưởng, thương mại hóa sản phẩm và tăng trưởng…

sẽ đi qua các bước, công việc cụ thể nào cần phải thực hiện

Hình 1.1: Quy trình chung về hoạt động khởi nghiệp

Nguồn: Startup lifecycle-Customer development process

Quá trình này bao gồm 2 giai đoạn: Tìm kiếm (Search) & Triển khai (Execution) Mỗi giai đoạn bao gồm 2 bước

Trang 18

7

Giai đoạn -Tìm kiếm (Search)

Bước 1: Khám phá khách hàng (Customer discovery)

Mọi thứ bắt đầu từ ý tưởng Các startups chuyển ý tưởng kinh doanh thành giả thuyết (hypothesis/assumption) trong mô hình kinh doanh (business model) của mình Sau đó, họ rời khỏi bàn làm việc, ra khỏi văn phòng (get out of the building)

để đi kiểm chứng các giả định về nhu cầu khách hàng Họ bắt đầu xây dựng phiên bản mẫu tối thiểu cho sản phẩm/dịch vụ của mình (minimum viable product/prototype) để kiểm tra xem giải pháp cho các vấn đề của khách hàng được chấp nhận thế nào

Bước 2: Kiểm chứng khách hàng (Customer validation)

Startup tiếp tục kiểm chứng các giả thuyết khác & cố gắng xác nhận sự quan tâm của khách hàng qua việc dùng thử sản phẩm hoặc những đơn hàng đầu tiên từ những người dùng thích nghi nhanh (early adopter) Nếu không có nhu cầu rõ ràng, startup có thể điều chỉnh (pivot) một hay nhiều giả thuyết Nói cách khác, họ quay lại bước 1 Tính chất đặc thù của bước 1 & 2 là “Tìm kiếm” (Search) Tìm kiếm điều gì? Tìm kiếm mô hình kinh doanh có thể tái lặp & nhân rộng Startup phải điều chỉnh, thay đổi rất nhiều lần trước khi có được sản phẩm phù hợp thị trường (product/market fit) là hết sức bình thường

Giai đoạn -Triển khai (Execution)

Bước 3: Khởi tạo khách hàng (Customer creation)

Sản phẩm/dịch vụ đã được tinh luyện đủ để chính thức bán ra thị trường Sử dụng những giả thuyết đã được chứng minh, startup phát triển nhu cầu thị trường thông qua các hoạt động bán hàng, tiếp thị & mở rộng hoạt động kinh doanh

Bước 4 : Xây dựng doanh nghiệp (company building)

Mô hình kinh doanh chuyển đổi từ dạng startup sang doanh nghiệp đúng nghĩa, với các phòng ban (phát triển kinh doanh, quan hệ khách hàng, tài chính, …)

để thực thi mô hình kinh doanh đã được kiểm chứng

Tính chất đặc thù của bước 3 & 4 là “Triển khai” (Execution) Triển khai điều gì? Một khi đã tìm kiếm được mô hình kinh doanh có thể tái lặp & nhân rộng,

Trang 19

8

startup tập trung phát triển thị phần, xây dựng doanh nghiệp với các chức năng đầy

đủ để phát triển bền vững hoạt động kinh doanh của mình

1.2 Đặc điểm của người khởi nghiệp

Người khởi nghiệp là người đứng ra sáng lập một doanh nghiệp mới để cung ứng một sản phẩm hay dịch vụ cho một thị trường Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng người khởi nghiệp bao hàm những đặc trưng sau đây: sáng tạo, có xu hướng tìm đến sự cải tiến, nhạy bén trong việc nắm bắt những cơ hội kinh doanh và biết chấp nhận rủi ro

Tính đột phá: tạo ra một điều chưa hề có trên thị trường, hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang sẵn có, chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất, nột mô hình kinh doanh hoàn toàn mới, hoặc công nghệ độc đáo, chưa hề thấy trên thị trường

Tăng trưởng: Một công ty khởi nghiệp (Startup) sẽ không đặt ra giới hạn cho

sự tăng trưởng, và họ có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể Họ tạo ra sự ảnh hưởng cực lớn, có thể được xem là người khai phá thị trường (Như điện thoại thông minh Apple là công ty đầu tiên khai phá và luôn dẫn đầu trong mảng này) - Wikipedia

Người khởi nghiệp dịch chuyển các tài nguyên kinh tế từ nơi có hiệu suất, sản lượng thấp sang nơi có hiệu suất, sản lượng cao, khởi nghiệp là đổi mới có mục đích và có hệ thống Các yếu tố cốt lõi của tinh thần người khởi nghiệp là khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh, thái độ chấp nhận rủi ro, có ý tưởng sáng tạo mới Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số đặc trưng của tinh thần khởi nghiệp là: (i) Có hoài bão và khát vọng kinh doanh; (ii) Có khả năng kiến tạo cơ hội kinh doanh; (iii) Độc lập và dám làm, dám chịu trách nhiệm; (iv) Phát triển ý tưởng sáng tạo và đổi mới phương pháp giải quyết vấn đề; (v) Bền bỉ và dám chấp nhận rủi ro, thất bại; và vi)

Có đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội Từ đó, có thể thấy khởi nghiệp gắn liền với mọi hoạt động của con người, phục vụ từ nhu cầu sinh sống cá nhân cho đến những đóng góp và nhu cầu của xã hội

Đặc điểm của các công ty Startup:

Niềm mơ ước và sự quyết tâm tạo ra các sản phẩm thực sự có ý nghĩa (theo

Trang 20

9

cách gọi của Paul Graham là sản phẩm có khả năng make wealth và theo cách gọi của Guy Kawasaki là sản phẩm có khả năng change the world) Điều này giúp người sáng lập không ngừng sáng tạo, đổi mới phát triển và hoàn thiện sản phẩm

Sự đam mê và hết lòng với công việc, tạo ra một môi trường làm việc gần gũi và thân thiện như một gia đình

1.3 Hệ sinh thái khởi nghiệp và các thành phần chủ yếu

1.3.1 Khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp là cách thức một quốc gia hay một thành phố thiết

lập để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại địa phương Trong khi đó, OECD định nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp như là “Tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại), tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng…) và các cơ quan liên quan (trường Đại học, các cơ quan Nhà nước, các quỹ đầu tư công…) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp…) tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp địa phương (wikipedia)

Hình 1.2: Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam 2.0

Trang 21

10

Hệ sinh thái khởi nghiệp (tiếng anh: entrepreneurial ecosystem) là một thuật ngữ chỉ một cộng đồng (community) bao gồm các thực thể cộng sin, chia sẻ và bổ sung cho nhau, tạo nên một môi trường thuận lợi thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và tăng trưởng nhanh

Cấu thành của một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo gồm một số thành phần cơ bản là:

Nhà nước: Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc ban hành cơ chế chính

sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để xây dựng thành công Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Cụ thể, Nhà nước ban hành cơ chế tạo lập và bảo hộ tài sản trí tuệ của mọi tổ chức, cá nhân, quy định phương thức chuyển giao công nghệ, chuyển giao quyền sở hữu tài sản trí tuệ, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, cho phép thành lập và tạo cơ chế vận hành các loại hình Quỹ đầu tư mạo hiểm, kể cả của Nhà nước (giai đoạn đầu) và tư nhân, các loại hình tổ chức dịch vụ trong thị trường công nghệ Các Quỹ đầu tư sẽ là nơi cung cấp các vốn mồi cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo Hiện nay việc thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm chưa khả thi do vướng một số luật như: Bộ luật Hình

sự, Luật Ngân sách nhà nước, bởi nhiều ý kiến cho rằng nếu đầu tư mạo hiểm sử dụng ngân sách nhà nước mà không thành công thì cũng rất gần với tội tham nhũng, lãng phí, gây thất thoát ngân sách của Nhà nước Vì vậy, song hành với việc cho phép thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm, Nhà nước cần đi trước một bước “để làm gương” cho các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước trong lĩnh vực này Nếu Nhà nước

“không dám đầu tư mạo hiểm” thì sẽ tạo ra tâm lý e ngại cho các thành phần kinh tế khác cũng không dám đầu tư Kinh nghiệm của Hoa Kỳ cho thấy, cách đây mấy chục năm, để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo phát triển, Chính phủ liên bang và chính quyền các bang cũng đã sử dụng tiền ngân sách đóng góp vào các quỹ đầu tư mạo hiểm Khi Nhà nước “làm gương” đã thành công thì hoạt động này dần được tư nhân hóa Lúc đó Nhà nước chỉ đóng vai trò dẫn dắt, tạo ra hành lang pháp lý cho Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo phát triển

Các nhóm “startup”: đây chính là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Họ

xây dựng doanh nghiệp từ chính những ý tưởng kinh doanh, ý tưởng sáng tạo của mình Khi được đầu tư, các doanh nghiệp này sẽ có nguồn lực biến những ý tưởng của mình thành hiện thực Tất nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp khởi

Trang 22

11

nghiệp sáng tạo đều thành công, thậm chí tỷ lệ thành công rất thấp, nhưng một khi

đã thành công họ sẽ tạo ra giá trị gia tăng vượt bậc cho nền kinh tế Các công ty thành công ở Thung lũng Silicon như Microsoft, Google, Facebook, Apple… đã chứng minh điều này, và họ là số ít thành công trong số hàng nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp đã thất bại Ở Việt Nam, chúng ta chưa có tư duy chấp nhận thất bại, vì thế nhiều người đòi hỏi 100% các đề tài nghiên cứu hay các dự án khoa học sử dụng ngân sách nhà nước phải thành công, phải được ứng dụng Đó thật sự là duy ý chí

và không thực tế, bởi tỷ lệ này ở các nước phát triển cũng chỉ dao động xung quanh 20% mà thôi Trong thời gian vừa qua, đã có một số doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp thành công từ các viện nghiên cứu, trường đại học, nhưng họ mới chỉ như những đốm lửa nhỏ, chưa thể trở thành một phong trào lan tỏa trong cộng đồng, chưa thể đáp ứng được mục tiêu đến 2020 Việt Nam có 5.000 doanh nghiệp KH&CN như kỳ vọng

Các nhà đầu tư: có hai hình thức đầu tư Một là, các nhà đầu tư thiên thần, là

những nhà đầu tư tự nguyện, họ chấp nhận rủi ro Nếu thành công thì cùng nhau chia sẻ lợi nhuận, còn nếu thất bại thì sẽ chấp nhận cùng chịu rủi ro Hai là, các nhà đầu tư thông qua các quỹ đầu tư hay các tổ chức tài chính Các quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư quản lý nguồn vốn, sử dụng đội ngũ tư vấn pháp lý và tư vấn kinh doanh, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư và cùng chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro

Các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp sáng tạo: đây được hiểu là nơi tạo ra các

dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong quá trình hoạt động Các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp là nơi liên kết các nhà đầu tư với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Họ là một tổ chức trung gian độc lập nhằm tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp về ý tưởng kinh doanh, tìm kiếm các nhà đầu tư, các vấn đề liên quan đến pháp lý, sở hữu trí tuệ…

Trang 23

12

Hình 1.3: Hệ sinh thái khởi nghiệp Singapore

Một hệ sinh thái khởi nghiệp gồm các cấu phần Các startup, các định chế tài chính, quỹ đầu tư, nhà đầu tư… cung cấp vốn cho startup, Nhà nước ban hành cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp các cơ sở cung cấp các dịch vụ hỗ trợ startup (Incubator, Accelarators, Coworking space Các sự kiện truyền thông về startup

Các tổ chức và các hoạt động gắn liền với các hoạt động khởi nghiệp

- Các trường đại học

- Các tổ chức tư vấn & cố vấn

- Vườn ươm khởi nghiệp

- Dự án tăng tốc khởi nghiệp

- Không gian làm việc chung

- Các nhà cung cấp dịch vụ (tư vấn, kế toán, pháp lý, …)

- Những người tổ chức sự kiện

- Những cuộc thi khởi nghiệp

Trang 24

13

- Mạng lưới các nhà đầu tư

- Những công ty đầu tư mạo hiểm

- Các kênh gây quỹ quần chúng

- Các nguồn tài trợ khác (các khoản vay, trợ cấp, …)

- Các blog khởi nghiệp & những phương tiện truyền thông thương mại khác

Trang 25

14

đồng lớn các du học sinh tại quốc gia dẫn đầu về khởi nghiệp Hoa Kỳ (lớn nhất so với các quốc gia ASEAN) Các chuyên gia công nghệ công tác tại Silicon Valley quay lại Việt Nam đầu tư Công đồng nói trên đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và đưa những khái niệm khởi nghiệp mới nhất tới gần nhất với cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam, để từ đó tạo ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt tới người tiêu dùng Đây cũng là lí do mà Việt Nam được đánh giá khá cao ở mảng human capital

và networking (nguồn nhân lực, mạng lưới quan hệ) so với khu vực châu Á Thái Bình Dương, thế giới theo chỉ số khởi nghiệp toàn cầu năm 2016

1.3.2 Khái niệm Vườn ươm (Incubator)

Vườn ươm khởi nghiệp (có nơi gọi là vườn ươm doanh nghiệp) là một tổ chức liên kết giữa các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học, chính quyền và các doanh nghiệp khởi sự (hay các nhóm, cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp) với nhau Cũng có thể coi vườn ươm như là một dịch vụ “kinh doanh ý tưởng” Theo định nghĩa của Hiệp hội Ươm tạo doanh nghiệp quốc gia Hoa Kỳ, “Vườn ươm doanh nghiệp là nơi nuôi dưỡng các doanh nghiệp, giúp chúng sống sót và lớn lên trong giai đoạn khởi sự kinh doanh bằng cách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các nguồn lực cần thiết cho các doanh nghiệp non trẻ này” Còn theo định nghĩa về vườn ươm doanh nghiệp của Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) thì “Vườn ươm doanh nghiệp là một tổ chức thực hiện việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi sự theo một quy trình và có hệ thống thông qua việc cung cấp cho các doanh nghiệp được ươm tạo một mặt bằng không gian và các dịch vụ tổng hợp để hoạt động thành công”

Tác dụng của vườn ươm

- Kiểm tra khả năng thực tế: Không vườn ươm nào muốn nhận những dự án thiếu thực tế Việc được phỏng vấn và nhận các ý kiến đánh giá từ các chuyên gia sẽ cho chúng ta biết tiềm năng thực tế của dự án mà bạn đang theo đuổi

- Tài trợ ban đầu: Nhiều vườn ươm tài trợ cho doanh nghiệp khoản tiền ban đầu để họ có thể hoạt động (seed fund) Seed fund có thể giúp Start-up đi vào hoạt động trong giai đoạn ban đầu hay gặp khó khăn về tài chính

- Tư vấn và hỗ trợ từ chuyên gia: Kinh nghiệm lãnh đạo/quản trị từ các vườn

Trang 26

15

ươm là giá trị và cơ hội lớn cho công ty khởi nghiệp

- Hỗ trợ từ các nhóm, công ty khác: Bên cạnh việc nhận tư vấn từ chuyên gia thì công ty hay nhóm làm việc khác cùng vườn ươm sẽ hỗ trợ bạn Bạn chắc chắn sẽ tìm ra “ai đó” ở một mảng công việc mình đang rất cần

- Không gian làm việc: Một phòng họp rộng lớn, dịch vụ hỗ trợ và các phương tiện kỹ thuật hiện đại

- Học từ thực tế: Nhiều vườn ươm cho phép công ty khởi nghiệp thực hiện ý tưởng đang ấp ủ mà vẫn giữ nguyên nguyên tắc hay cấu trúc nhân sự Điều này giống như một kiểu “thí nghiệm thực tế” khi mọi người hầu hết đều tin rằng hiếm người thầy nào tốt hơn các kinh nghiệm thực tiễn \

- Các khoản đầu tư tiếp theo và các mối quan hệ: Khoảng 80% Start-up của TechStars được đầu tư từ các quỹ hay nhà đầu tư cá nhân Trong khi đó chỉ 1% Start-up có cơ hội này khi đi tìm đầu tư không thông qua hệ thống vườn ươm Điều đó cho thấy sự gắn bó chặc chẽ giữa các Angle Investor với các Incubator

1.3.3 Nhà đầu tƣ thiên thần (Angel Investor)

Nhà đầu tư thiên thần là thuật ngữ dùng để chỉ những cá nhân giàu có, có khả năng cấp vốn cho một Start-up trong khoảng thời gian đầu, và thông thường để đổi lại, họ sẽ có quyền sở hữu một phần công ty

Các nhà đầu tư "angel" đã lấp khoảng trống trên thị trường đầu tư vốn khởi nghiệp, bên cạnh biện pháp gọi vốn từ gia đình, bạn bè hay từ các quỹ đầu tư mạo hiểm Trong khi việc vay mượn từ khoảng 100.000 đến 200.000 USD từ bạn bè hay người thân là rất khó khăn thì phần lớn các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng không hứng thú với các khoản đầu tư dưới 1 đến 2 triệu USD

Vì vậy, sự xuất hiện của các nhà đầu tư angel đã mang lại giải pháp về vốn cho các doanh nghiệp muốn thành lập, mới thành lập và có tốc độ tăng trưởng ban đầu ở mức cao Hoạt động tài trợ vốn của các nhà đầu tư angel có giá trị tương đương với tổng giá trị đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhưng số lượng công ty huy động vốn thông qua nhà đầu tư angel thì nhiều gấp 10 lần so với số công ty được tài trợ vốn bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm

Trang 27

16

Đầu tư của các nhà đầu tư angel có mức độ rủi ro cao vì thế mức lợi suất mà

họ yêu cầu cũng rất lớn Nếu như công ty bị thất bại từ ngay những ngày đầu thành lập thì một phần lớn trong số đầu tư của các angel investor sẽ bị mất đi, vì thế các nhà đầu tư angel chuyên nghiệp thường tìm kiếm các cơ hội đầu tư có khả năng tạo lãi ít nhất là 10 lần so với khoản đầu tư ban đầu của họ trong vòng 5 năm, thông qua các chiến lược như kế hoạc tiến hành IPO hoặc thông qua một vụ sáp nhập

1.3.4 Nhà cố vấn khởi nghiệp và những hiểu biết cơ bản về mentoring

Cố vấn (mentoring) là một thuật ngữ đang được sử dụng phổ biến không chỉ ở

xã hội nói chung mà còn trong cả môi trường làm việc, kinh doanh và đào tạo giảng dạy Cố vấn được định nghĩa là một quan hệ công việc trong đó một người có kinh nghiệm (mentor) hỗ trợ người khác (mentee) phát triển các kỹ năng và kiến thức cụ thể để nâng cao sự phát triển cá nhân và chuyên môn của mentee Cốt lõi của hoạt động là mối quan hệ giữa mentor và mentee, nơi sự tiến bộ và phát triển của mentee

là yếu tố quan trọng nhất cần được chú ý Trọng tâm của mối quan hệ với mentor sẽ được xác định bởi mentee Họ phải là người bắt đầu trong việc xác định các vấn đề,

và nhờ sự hướng dẫn của mentor để giải quyết Mentor sẽ không đưa ra „câu trả lời‟

mà hướng dẫn để mentee tìm ra được „câu trả lời‟ phù hợp với mình Mối quan hệ mentoring có thể là ngắn hoặc dài hạn Nó có thể phát triển để tập trung vào một vấn đề cụ thể hoặc có thể kéo dài trong nhiều năm để giải quyết một loạt các vấn đề Thông thường mentor và mentee gặp nhau tại những thời điểm và địa điểm được chỉ định để thảo luận các vấn đề; lập kế hoạch giải quyết và sau đó xem xét

Định nghĩa người cố vấn (Mentor) và người được cố vấn (Mentee)

- Người cố vấn (Mentor)

Mentor là người có thể giúp người được phát triển kỹ năng đạt thành công và lập kế hoạch dài hạn cho nghề nghiệp Mentor có thể là người biết lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm, sẵn sàng cam kết thời gian và công sức, cung cấp câu trả lời hoặc gợi ý cho các câu hỏi và vấn đề, chỉ ra cả điểm mạnh và

cơ hội để cải thiện, và có mối quan tâm dành cho sự trưởng thành và phát triển của mentee của họ

- Người được cố vấn (Mentee)

Trang 28

17

Mentee là người ít kinh nghiệm hơn, cần sự hướng dẫn và hỗ trợ đặc biệt bởi một người đáng tin cậy với nhiều kinh nghiệm hơn (mentor)

1.3.5 Các cuộc thi khởi nghiệp

Cuộc thi khởi nghiệp

Chương trình Khởi nghiệp do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp thực hiện dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ra đời năm 2003

là ngọn cờ tiên phong cho trào lưu khởi nghiệp tại Việt Nam Sau 15 năm, chương trình Khởi nghiệp đã thu hút được hàng vạn bạn trẻ trên toàn quốc với khoảng 3.800

dự án tham gia Cuộc thi Khởi nghiệp là chặng đường cuối cùng của chương trình trong một năm

Cuộc thi hành trình Khởi nghiệp

Cuộc thi Hành trình Khởi nghiệp – START-UP JOURNEY 2017 – là cuộc thi thường niên hướng đến tầm quốc gia dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp – nhóm khởi nghiệp – thanh niên – sinh viên yêu thích khởi nghiệp được khởi xướng bởi Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp KHCN - Viện Ứng dụng Công nghệ - Bộ KHCN.Cuộc thi được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015 và là một trong

số những cuộc thi đầu tiên dành riêng cho cộng đồng Start-up, thu hút được sự chú

ý của đông đảo giới trẻ, các nhà đầu tư cũng và các cơ quan truyền thông

Mục đích cuộc thi:

- Tạo sân chơi chung, khuyến khích phong trào khởi nghiệp trong thanh

niên, sinh viên Việt Nam

- Tìm kiếm, hỗ trợ và phát triển các ý tưởng khởi nghiệp ở mọi lĩnh vực: công nghệ thông tin– thương mại điện tử, giao thông, nông nghiệp, giáo

Trang 29

18

- Khuyến khích những ý tưởng có sự kết hợp chặt chẽ giữa sự hoàn thiện của

sản phẩm và kế hoạch kinh doanh

Cuộc thi khởi nghiệp kinh doanh

Khởi nghiệp Kinh doanh là cuộc thi dành cho sinh viên đam mê khởi nghiệp, tạo môi trường để những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo đang được ấp ủ phát triển mạnh

mẽ, có tính khả thi cao và áp dụng tốt vào thực tiễn

Năm 2018, Khởi nghiệp Kinh doanh lần VII với nội dung THE INTERNET

OF THINGS và chủ đề BOOMERANG cùng với những đổi mới sáng tạo và hấp dẫn Liệu bạn đã chuẩn bị tinh thần để "bùng cháy" những ý tưởng của mình cùng với Khởi nghiệp Kinh doanh lần 7 – 2018

Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo

Cuộc thi dành cho các cá nhân, doanh nghiệp Nhỏ và Vừa đã và đang có nhu cầu cần hoàn thiện kế hoạch kinh doanh để có thể phát triển sản phẩm/dịch vụ của mình Đây là cuộc thi nằm trong dự án Praxispartnership của Đại học Leipzig, phối hợp với Đại học Việt Đức, Sở khoa học Công Nghệ TP.HCM, SIHUB, VBM, VCCI cùng các đại học, doanh nghiệp đồng hành Đặc biệt có sự tài trợ và quan tâm

từ BMW, DAAD, City of Leipzig, HKTDC và các nhà tài trợ khác

Đối tượng dự thi là các cá nhân hoặc doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Các doanh nghiệp đăng ký tham dự sẽ được tư vấn để xây dựng hoặc hoàn thiện dự án kinh doanh và các công cụ đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Các dự án kinh doanh hoặc ý tưởng mới sáng tạo sẽ được ban cố vấn của cuộc thi khởi nghiệp chấm điểm và chọn ra 5 đội vào chung kết Các

dự án/ ý tưởng này sẽ tiếp tục được theo dõi và hỗ trợ trong suốt quá trình phát triển của dự án

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên

1.4.1 Các nhân tố bên trong

1.4.1.1 Động cơ

Động cơ là cấu trúc đại diện cho nguồn động lực bên trong không dễ nhận ra của con người làm tác động và nảy sinh hành vi phản hồi, định hướng trực tiếp cho

Trang 30

19

sự phản hồi đó Động cơ cũng phản ánh nhu cầu của mỗi cá nhân

Một động cơ không thể nhìn thấy và sự tồn tại của động cơ chỉ có thể được suy luận ra từ hành vi của mỗi cá nhân Động cơ khởi nghiệp là lý do tại sao một cá nhân thực hiện các hành vi khởi nghiệp Khi các động cơ thúc đẩy trở nên mạnh mẽ, chúng vẫn phụ thuộc vào hoàn cảnh

Nhóm yếu tố thuộc về động cơ có khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu khởi nghiệp đó là: nhu cầu thành đạt, nhu cầu tài chính, khát khao độc lập, sự yêu thích kinh doanh …

1.4.1.2 Kiến thức chuyên môn

Muốn làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào bạn cũng cần phải có kiến thức về ngành nghề đó, vì thế nếu muốn khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó bạn cũng nên tìm hiểu kĩ các kiến thức xung quanh lĩnh vực đó

Việc hiểu biết các kiến thức cơ bản, chuyên môn trong lĩnh vực mình hoạt động hay nhiều khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp như sản phẩm, nhân lực, công nghệ, thị trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan là một bước đệm quan trọng giúp bạn tránh khỏi sự thất bại trong việc thiếu chuyên môn và những lí do ngoài ý muốn

Kiến thức về kinh tế và khởi nghiệp cũng là nội dung kiến thức quan trọng mà mỗi cá nhân khởi nghiệp cần phải nắm vững Bản chất khởi nghiệp là làm kinh tế Người khởi nghiệp phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức kinh doanh cơ bản để có thể điều khiển, vận hành thật tốt việc kinh doanh của mình Đối với những ý tưởng khởi nghiệp có mục tiêu lớn như đưa sản phẩm phát triển rộng rãi ra thị trường nội địa thậm chí là quốc tế thì việc trang bị những kiến thức về kinh doanh là điều cần thiết để có thể lên ý tưởng thật chi tiết và hoàn hảo cho từng bước

đi, hạn chế tối đa những thất bại không đáng có không thuộc về lĩnh vực chuyên môn Điều này cũng giúp ích cho những cá nhân hay tổ chức khởi nghiệp có mong muốn được hỗ trợ vốn từ các nhà đầu tư Các nhà đầu tư cần biết lợi nhuận kinh doanh, số liệu thống kê và tất tần tật thông tin về kế hoạch kinh doanh của dự án trước khi họ chấp nhận lời mời đầu tư

Trang 31

20

1.4.1.3 Kỹ năng

Bên cạnh kiến thức thì kỹ năng là một yếu tố quan trọng giúp khởi nghiệp thành công Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15% Kỹ năng có thể phân chia thành rất nhiều dạng, tuy nhiên đối với hoạt động khởi nghiệp, người khởi nghiệp cần chuẩn bị một số kỹ năng cơ bản như:

 Kỹ năng lãnh đạo

Đây là một kỹ năng không thể thiếu Người khởi nghiệp cần phải lãnh đạo giỏi

để quản trị doanh nghiệp, quản lý sự thay đổi sản phẩm, hệ thống và nhân sự một cách linh hoạt, năng động Nhà lãnh đạo giỏi phải biết trao quyền cấp dưới, biết thu hút và giữ chân người tài

Lãnh đạo là một kỹ năng quản lý quan trọng, thể hiện khả năng để thúc đẩy một nhóm người cùng hướng tới một mục tiêu chung Nó cũng thể hiện ở khả năng chịu trách nhiệm, hình thành và thúc đẩy nhóm Chìa khóa ở đây là biết làm thế nào

để tạo được mối quan hệ và ảnh hưởng lâu dài với khách hàng tương lai, khách hàng, nhà cũng cấp, nhân viên và các nhà đầu tư Ngoài ra, việc nắm rõ tính cách, thế mạnh của từng người sẽ giúp phân chia công việc tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn

 Kỹ năng lập kế hoạch

Người khởi nghiệp là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của doanh nghiệp sẽ vận hành theo quyết định đó Nghĩa là quyết định đó ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của dự án khởi nghiệp Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậu quả khó lường Vì vậy, kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho người khởi nghiệp có thể đưa ra những kế hoạch khả thi và hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định

Lên kế hoạch một cách cụ thể, hợp lí là bước khởi đầu tốt đẹp của bất kì việc

gì Biết cách hệ thống và chiến lược hóa trước khi thực hiện sẽ giúp dễ dàng tiến lên tới cái đích thành công

 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trang 32

21

Quá trình giải quyết vấn đề có thể được tiến hành qua các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu Một người khởi nghiệp muốn thành công sẽ phải tiến hành quá trình này một cách khoa học và hiệu quả

 Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một phần quan trọng của cuộc sống và hiện diện trong mọi hoàn cảnh Gần như tất cả những mọi việc đều yêu cầu việc cải thiện giao tiếp Đặc biệt,

để đạt được hiệu quả trong kinh doanh, sinh viên cần phải giao tiếp tốt Chìa khóa là phải biết cách kết nối hiệu quả tầm nhìn với đam mê và niềm tin của bản thân Giao tiếp ở đây cũng bao hàm kỹ năng đàm phán Những cuộc đàm phán chính thức là kỹ năng có thể học hỏi thông qua kinh nghiệm và luyện tập Những người hay tham gia đàm phán có xu hướng khéo léo, sắc sảo hơn những người ít khi đàm phán (cả chính thức và không chính thức) Người có kinh nghiệm biết cần phải nói gì, khi nào nên và không nên nói, hay khi nào nên nhượng bộ hoặc không nhượng bộ Chìa khóa quan trọng ở đây là cần biết làm thế nào để phát triển một cuộc đàm phán win-win cho mọi bên tham gia, nhưng cùng lúc đó vẫn phải xác định bạn cũng muốn đạt được kết quả tốt nhất cho mình

 Kỹ năng truyền cảm hứng

Biết cách truyền cảm hứng cho người khác sẽ nhận được những điều mà bản thân mong đợi Muốn trở thành người khởi nghiệp thành công, sinh viên cần phải hiểu nhân viên, cộng sự của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với mọi người chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý

Đặc biệt trong môi trường khởi nghiệp đầy rẫy khó khăn rất dễ làm nhụt chí những người tham gia, muốn dự án phát triển tốt người khởi nghiệp phải liên tục truyền cảm hứng để thúc đẩy mọi người trong đội nhóm tiến lên phía trước

Ngoài những kỹ năng chính và cần thiết nêu trên, người khởi nghiệp cũng cần rèn luyện những kỹ năng khác như: kỹ năng ủy thác, kỹ năng hoạch định chiến lược, kỹ năng phân tích, kỹ năng bán hàng và marketing, kỹ năng quản lý tài chính,

kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng quản lý cảm xúc…

Trang 33

22

1.4.1.4 Kinh nghiệm

Tích lũy kinh nghiệm có thể đơn giản như tự trải nghiệm và đưa ra phương pháp, tích lũy kinh nghiệm từ việc học bạn bè, học người đi trước và cả thế giới kiến thức khổng lổ từ Internet.Kinh nghiệm có được chính là việc bạn chuẩn bị cho mình những kiến thức, nhìn nhận, tham khảo, khảo sát trong quá trình đi làm, học tập trước khi bắt tay vào khởi nghiệp

Trong hoạt động khởi nghiệp, có kinh nghiệm sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức, đồng thời tránh cho người khởi nghiệp những rủi ro không đáng

1.4.2 Các nhân tố bên ngoài

1.4.2.1 Điều kiện thị trường

Thực tế, đã có nhiều người khởi nghiệp thất bại vì không am hiểu về thị trường, hoặc coi thường việc nghiên cứu thị trường Đây cũng là nhận định của nhiều nhà đầu tư trên thế giới lẫn Việt Nam

Đối với sinh viên khưởi nghiệp, việc điều kiện thị trường có thuận lợi hay không là một yếu tô quan trọng Trước rất nhiều rào cản và khỏ khăn, sinh viên cần lựa chọn những thị trường thuận lợi để giảm bớt rủi ro Nếu lĩnh vực khởi nghiệp

mà sinh viên theo đuổi nhắm tới thị trường có quá nhiều cạnh tranh và khó khăn thì bản thân dự án khởi nghiệp đó của sinh viên đòi hỏi cần có nhiều yếu tố độc đáo mới có thể phát triển

Trang 34

23

1.4.2.2 Hỗ trợ từ nhà trường

Trường đại học là môi trường sinh viên rèn luyện kiến thức và kỹ năng, là nơi trang bị cho sinh viên những hành trang quan trọng trong quá trình khởi nghiệp Đây cũng là nơi mà những ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên hình thành và phát triển Trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở bất cứ nước nào, trường đại học, chính phủ, và giới doanh nghiệp là ba trụ cột tạo ra xã hội tri thức Khi ba thành tố quan trọng này gắn kết tương liên với nhau, nó sẽ tạo điều kiện cho việc tạo ra tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cho xã hội Vì vậy, trường đại học không chỉ vai trò truyền thống là giảng dạy và nghiên cứu, mà ngày nay các trường phải nhận thức

rõ tầm quan trọng của sứ mạng thứ ba, là gắn với các doanh nghiệp và đáp ứng với những nhu cầu của họ nhằm phục vụ cho cộng đồng và đời sống xã hội

Ý tưởng khởi nghiệp cần được gieo trồng, vun đắp trong quá trình đào tạo ở đại học Truyền cảm hứng cho các thế hệ sinh viên và trang bị cho họ những kiến thức kỹ năng cần cho hoạt động khởi nghiệp, chính là nhà trường đang tạo ra những người chủ doanh nghiệp thành công trong tương lai

Hơn thế nữa, trường ĐH còn có thể đóng một vai trò tích cực trong việc tạo ra môi trường khích lệ khởi nghiệp trong xã hội, thông qua kết nối với giới doanh nghiệp và giới làm chính sách và tham gia vào những dự án nhằm cải thiện môi trường khởi nghiệp Đó chính là cách tăng cường sứ mạng thứ ba của nhà trường, gắn kết nhà trường với xã hội nhằm tái định hình trường ĐH và khẳng định tầm quan trọng của nó

1.4.2.3 Hỗ trợ từ xã hội

Những năm qua, xã hội bắt đầu nhận ra tầm quan trọng chiến lược của khởi nghiệp đối với nền kinh tế, từ đó đã lập ra các quỹ hỗ trợ và đầu tư khởi nghiệp của Nhà nước Sự tồn tại của các quỹ này khiến thúc đẩy khởi nghiệp

Thủ tướng chính phủ đã nhiều lần nhấn mạnh trọng tâm của chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế mà Nhà nước đang theo đuổi là hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Ba đột phá chiến lược đã được đề cập ở Đại hội Đảng XI, XII và được nêu trong chiến lược

10 năm từ 2011 - 2020 là: Thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực Nội dung quan trọng nhất hiện nay là là xây dựng, hoàn thiện về thể chế chính sách dành cho khởi nghiệp Cụ thể trước hết cần tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh

Trang 35

24

Chính phủ đã phê duyệt nguồn kinh phí 293 tỷ đồng sẽ được dùng để hỗ trợ các dự án khởi nghiệp của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng đã được Bộ GDĐT phê duyệt và bắt đầu thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020

Bộ GDĐT đặt ra mục tiêu đến năm 2020, 100% các trường ĐH CĐ triển khai công tác hỗ trợ ssinh viên khởi nghiệp, 100 dự án khởi nghiệp đầu tiên của sinh viên

sẽ được duyệt hỗ trợ, còn 30% ý tưởng khởi nghiệp sẽ được kết nối với các doanh nghiệp hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm Ngoài ra, Đề án “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của Bộ GDĐT cũng sẽ yêu cầu các trường ĐH CĐ mỗi trường phải có tối thiểu 1-2 cán bộ tư vấn hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp Khai toán phí cho các hoạt động của đề án là 239,2 tỷ đồng, trong đó nguồn sách nhà nước cấp cho các bộ ngành trung ương là 140 tỷ, ngân sách xã hội hóa nguồn vốn ODA là 99,2 tỷ

Chính những hỗ trợ trên là cơ sở để sinh viên có thêm quyết tâm khởi nghiệp Đây không chỉ là những hỗ trợ thực tế về mặt vật chất mà còn là những hỗ trợ về tinh thần cho sinh viên nói riêng và cộng đồng khởi nghiệp nói chung

1.5 Vai trò của trường đại học đối với quá trình khởi nghiệp

Trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, trường đại học đóng vai trò quan trọng Đây là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực công nghiệp và xã hội, đóng góp vào sự gia tăng tài sản trí tuệ và năng lực trí tuệ cho các doanh nghiệp Lực lượng sinh viên với nhiều ý tưởng sáng tạo và tư duy tươi mới là đầu vào đầy tiềm năng cho các dự án khởi nghiệp

Hình 1.5: Sơ đồ các bên liên quan trong hệ sinh thái khởi nghiệp

Trang 36

25

Trường đại học trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp xuất hiện ở

cả ba giai đoạn chính: Hình thành ý tưởng; phát triển sản phẩm và tăng trưởng Trong giai đoạn đầu tiên, nhà trường mà cụ thể là giảng viên và các đơn vị hỗ trợ đóng vai trò là những người truyền cảm hứng, cung cấp thông tin, giới thiệu những thành công, điển hình, kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển đội nhóm thông qua thúc đẩy hợp tác liên ngành trong sinh viên

Khi doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, nhà trường cần cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết về kinh doanh như luật pháp, thuế, kế toán cho đến những hỗ trợ về nơi làm việc cho các nhà sáng lập doanh nghiệp

Đối với giai đoạn thứ ba khi hệ sinh thái có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển tốt, trường đại học đóng vai trò tiên phong cung cấp những tài năng kinh doanh, nguồn lực chất lượng tốt với tư duy, kỹ năng và trải nghiệm hữu ích để doanh nghiệp tăng trưởng bền vững Như vậy, trường đại học vừa trang bị cho người học những kỹ năng, kiến thức và trải nghiệm để sẵn sàng khởi nghiệp khi có hướng đi đổi mới sáng tạo thực sự vừa thực thi tốt vai trò của mình trong cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội

Như vậy, vai trò của đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp được thể hiện ở các nhiệm vụ chính sau:

- Đào tạo và phát triển nhân tài (talent), bao gồm: (entrepreneurs), các nhà quản lý (managers) và các nhà chuyên môn (experts);

- Cung cấp công nghệ (được bảo hộ và không bảo hộ), nguồn lực quan trọng cho các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh;

- Cung cấp điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho các doanh nghiệp/dự án khởi nghiệp

Trong đó, nhiệm vụ chính của đại học là đào tạo và phát triển nhân tài Đại học có thể có vườn ươm, nhưng mục đích chính của nó là để tạo môi trường trải nghiệm cho sinh viên chứ không phải là phát triển doanh nghiệp (chỉ là sản phẩm phụ)

Để hoạt động đào tạo và phát triển doanh nhân trong sinh viên, đại học cần tạo

Trang 37

1.6 Kinh nghiệm tổ chức và hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp của sinh viên trong các trường Đại học trong và ngoài nước

1.6.1 Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ươm tạo quốc tế

Trên thế giới đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về khởi nghiệp trong

đó không ít đề tài về khởi nghiệp của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng, vì đây là lực lượng trẻ có đặc điểm nổi trội về nhiệt huyết và tính sáng tạo Blanch Flower and Oswald (1998) chỉ ra tròn nghiên cứu của họ về 23 quốc gia OECD vào đầu những năm 1990, những người trẻ tuổi ưa chuộng việc tự kinh doanh (self-employment) hơn việc đi làm thuê Greene (2005) cũng khẳng định phát hiện này: hai phần ba thanh niên Mỹ và hơn một nửa giới trẻ châu Âu ưa thích việc tự kinh doanh Tương tự, Walstad và Kourilsky (1999) đã chứng minh rằng tại Mỹ những người trẻ đang quan tâm tới việc bắt đầu một doanh nghiệp nhiều hơn người già Ở một số quốc gia trên thế giới đã có những mô hình vườn ươm với những thành công nổi bật dưới sự định hướng và ủng hộ từ phía Nhà nước, các trường đại học và từ phía các doanh nghiệp

Tại Mỹ:Các trường Đại học xây dựng lối sống và văn hóa khởi nghiệp ngay

trong trường đại học Tiêu biểu là Babson - trường đại học đứng thứ nhất tại Hoa

Kỳ trong 3 năm liên tục về giảng dạy khởi nghiệp cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, theo xếp hạng uy tín US News & World Report Babson xây dựng văn hóa khởi nghiệp bằng cách khuyến khích sinh viên thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh mới; trao vốn cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất, bổ trợ kiến thức khởi nghiệp cho sinh viên bằng các khóa học chuyên môn như: pháp lý, sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Trang 38

27

Hình 6 Viện Massachusetts Institute of technology Valley

Xây dựng các chương trình gắn kết giữa trường đại học và công nghiệp, hợp tác giữa công nghiệp và đại học thể hiện qua nhiều hình thức Theo NSF (The National Science Foundation), tại Mỹ, có 4 cấu thành liên quan giữa đại học – công nghiệp:

hỗ trợ nghiên cứu, cộng tác nghiên cứu, chuyển giao tri thức và chuyển giao công nghệ

Hỗ trợ nghiên cứu: bao gồm góp cả tài chính và thiết bị cho trường đại học

từ ngành công nghiệp Các đóng góp tạo ra giá trị như: cung cấp các phòng thí nghiệm linh động, hiện đại; các chương trình phát triển trong các khu vực tập trung

Cộng tác nghiên cứu: Các trường đại học phát triển hình thức hợp tác nghiên cứu gắn với sự hỗ trợ từ doanh nghiệp của ngành công nghiệp Tại Mỹ, NSF đã tích cực khuyến khích hình thành các hợp tác nghiên cứu thông qua việc thành lập các trung tâm nghiên cứu như ERC (Engineering Research Center), IUCRC (Industry University Cooperative Research Center) Nó cung cấp các hình thức cơ bản cho việc hợp tác, nhằm tạo thuận lợi cho việc cộng tác giữa trường đại học và các công

ty công nghiệp

Chuyển giao tri thức bao gồm các hoạt động truyền thông (cả chính thức và không chính thức), trao đổi qua lại giữa sinh viên và các khoa Các hoạt động gắn kết của các công ty trong chương trình học của trường đại học là cơ chế chính cho việc chuyển giao tri thức

Trang 39

Tại ISRAEL - Quốc gia Khởi nghiệp:Đây là quốc gia có mật độ các doanh

nghiệp khởi nghiệp lớn nhất trên thế giới – Đất nước chỉ có hơn 8 triệu dân nhưng tập trung môt mạng lưới các công ty khởi nghiệp dày đặc với hơn 5000 startup Hiện nay, Israel đang có thêm nhiều công ty khởi nghiệp về công nghệ cao và có một số lượng lớn nguồn đầu tư mạo hiểm bình quân đầu người – nhiều hơn bất kỳ quốcgiakháctrênthếgiới

Hình 7 Tel Aviv, Thành phố tính ra cứ trên 1km có 84 startup và

cứ 290 người dân lại có 1 startup

Trang 40

29

Để trở thành một quốc gia thành công về Khởi nghiệp như hiện nay là nhờ có những yếu tố:

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

- Sự đầu tư vào Giáo dục và hoạt động Nghiên cứu và Phát triển

- Chính sách của Chính phủ về hoạt động nuôi dưỡng nền văn hóa Khởi nghiệp (quỹ đầu tư mạo hiểm Yozma – một phần là được Chính phủ đứng đằng sau

hỗ trợ đã tổ chức khoảng $3 tỷ vốn and hỗ trợ hàng trăm công ty công nghệ cao ở Israel)

Ở Isreal hầu hết mọi người dân đều gia nhập quân đội trước khi vào đại học Trong quân đội nhiều người có cơ hội học thêm về công nghệ, bởi đây là yếu tố chủ chốt trong việc giao tiếp và các hoạt động khác Môi trường văn hóa trong quân đội rất khuyến khích khởi nghiệp và lãnh đạo, nó được xem là văn hóa hình thành nên tính cách khởi nghiệp Israel có 8 trường ĐH và hơn 70 trường CĐ đều được đào tạo tinh thần khởi nghiệp, kỹ năng chấp nhận với thất bại là yếu tố trên hết, xây dựng văn hóa và kỹ năng khởi nghiệp, đẩy mạnh các chương trình gắn kết tạo điều kiện giữa các trường ĐH các chương trình đều được gắn kết cùng doanh nghiệp, xây dựng chương trình tăng tốc công nghệ

Tại SINGAPORE: Mô hình hỗ trợ khởi nghiệp sinh viên trong trường Đại học Quốc gia Singapore NUS

NUS cung cấp một cách tiếp cận toàn cầu và châu Á về giáo dục, nghiên cứu

và kinh doanh NUS còn đặc biệt nổi tiếng với những nghiên cứu về kỹ thuật, khoa học và công nghệ, khoa học y sinh, khoa học xã hội và nhân văn

Ngày đăng: 22/02/2021, 09:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w