Chuyên đề chuyên sâu về văn học trung đại Việt Nam. Tổng tập những đề văn hay và khó về văn học trung đại Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia về chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam.
Trang 1CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG QUỐC GIA
CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Trang 2MỤC LỤC
I Bối cảnh lịch sử hình thành nên chủ nghĩa yêu nước trong văn học
trung đại Việt Nam 3
II Biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam 3
1 Lòng tự hào dân tộc 3
2 Căm thù giặc sâu sắc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược 4
3 Ca ngợi anh hùng cứu nước 7
4 Nỗi buồn sâu kín, nỗi đau mất nước 7
5 Khát vọng hòa bình 8
6 Ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước 9
III Nghệ thuật thể hiện chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam 11
IV Đề luyện tập 12
Trang 3I Bối cảnh lịch sử hình thành nên chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam
- Thế kỉ X-XIX là thời kì hình thành, phát triển và suy thoái của triều đìnhphong kiến Việt Nam
- Đây cũng là thời kì nước ta liên tiếp phải gồng mình chiến đấu chống xâmlược ngoại bang, đặc biệt là phong kiến phương Bắc Phương Bắc xem nướcNam bé nhỏ là một miếng mồi ngon, đến mức, các triều đại phong kiếnphương Bắc đều tìm cách thôn tính, nuốt trọn nước ta:
+ Thế kỉ 11, đời Lý, chiến đấu chống giặc Tống.+ Thế kỉ 13, đời Trần, chiến đấu chống giặc Nguyên Mông (3 lần)+ Thế kỉ 15, đời Hậu Lê, chiến đấu chống giặc Minh
+ Thế kỉ 18, triều đại Tây Sơn, chiến đấu chống giặc Thanh Lịch sử trung đại Việt Nam là sự nối tiếp của những cuộc chiến tranh
vệ quốc Bởi vậy, chủ nghĩa yêu nước là một nội dung chủ đạo của vănhọc trung đại Việt Nam
II Biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam 1 Lòng tự hào dân tộc
- Tự hào về chủ quyền dân tộc
Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt dõng dạc vang lên tựa như âm vang từ khíthiêng sông núi dội về: đất nước Việt Nam do vua Nam làm chủ Nước là củavua, vua là tượng trưng cho chủ quyền của nước”
Rành rành định phận ở sách trờiCớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Trang 4Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Đến với Nam quốc sơn hà, người đọc không khỏi ngỡ ngàng Bài thơ
hoàn toàn không có vũ khí binh đao mà kì lạ thay ta vẫn nhận ra tiếng quânreo, ngựa hí…Sự liên tưởng nhiều tầng ấy phải chăng được gợi lên từ tiếngnói tự hào dân tộc của một con người giàu lòng yêu nước và tinh thần tự chủ.Ở đây, ý thức tinh thần độc lập, tự chủ khá rõ nét Bài thơ xứng đáng là mộtbản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta Nếu không có lòng tự hàodân tộc thì khó có thể viết ra được những câu thơ hay như thế
- Tự hào về nền văn hiến lâu đời, lịch sử các triều đại và anh hùng hào kiệt của mỗi thời
“Như nước Đại Việt ta từ trước ……
Song hào kiệt đời nào cũng có”
- Tự hào về mảnh đất địa linh nhân kiệt 2 Căm thù giặc sâu sắc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược.
- Căm thù giặc sâu sắc + Hịch tướng sĩ
Trái tim hừng hực cháy bỏng về lòng căm thù giặc và một ý chí quyết tâm sắtđá đánh đuổi giặc như trong “Hịch tướng sĩ” vang núi sông của Trần quốcTuấn.“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắtđầm đìa, chỉ căm tức một nỗi chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quânthù” Đó là tâm trạng căm phẫn tột cùng và một hào khí “sát thát” Đông Acủa thời Trần Ông căm ghét lũ giặc đi nghênh ngang ngoài đường trên đấtNam, và coi đó như lũ cú diều, lũ hổ đói… và có lẽ bởi thế, bằng các động từ
Trang 5mạnh: xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu… đã lột tả hết được tâm trạng cămphẫn của Trần Quốc Tuấn
+ Bình Ngô đại cáo
Đến với “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, một áng “ thiên cổ hùng văn”như một bản ngôn dân quyền của nước Đại Việt ta Một lời tố cáo tội ác củagiặc như khiến lòng độc giả cũng phải hòa mình vào thời ấy
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế Gây binh kết oán trải hai mươi năm Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”Lũ giặc gây bao tội ác như thế, làm sao ta không căm tức, không muốn giếtgiặc:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”Tất cả vì dân, “ vì nước quên thân, vì dân diệt bạo”
+ Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Lo lắng và đau xót cho ách nước, nạn dân ngày càng trở nên sâu sắchơn Mỗi bữa thấy, mỗi ngày trông kẻ thù trước mắt lấn thêm một bước, Đồ
Chiểu đau đớn như bị cắt đi một phần máu thịt Cảm hứng bao trùm bài Chạy
tây là nỗi bàng hoàng, lo lắng cho vận nước nạn dân:
Tan chợ vừa nghe tiếng súng TâyMột bàn cờ thế phút sa tay…
Trang 6“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
“Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”“Muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ”
- Tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
+ Yêu nước, căm thù giặc tất yếu phải chiến đấu đến cùng cho lí tưởng ấy,sẵn sàng xả thân vì đất nước, không nề hà hi sinh
“Dẫu cho trăm thân này… vui lòng”
+ Khát khao chiến đấu giết giặc lập công, báo ơn vua, đền nợ nướcSự mất còn của non sông đã đặt gánh nặng lên vai con người thời cuộc với
thử thách nặng nề: giết giặc cứu nước Vậy nên trong Thuật hoài Phạm Ngũ
Lão đã xây dựng được hình tượng một con người tràn đầy khí thế, tầm vóc Ởđó có cả sức mạnh của tướng sĩ ba quân trong cuộc kháng chiến chốngNguyên Mông, đồng thời đó cũng là sức mạnh của cả dân tộc Từ suy ngẫmkhái quát về tư thế, tầm vóc và sức mạnh của dân tộc chuyển sang suy ngẫmvề bổn phận và trách nhiệm của cá nhân trước cộng đồng, Phạm Ngũ Lão đãcó cách khơi thật khéo léo: nếu đấng nam nhi còn vương nợ tức là chưa cócông trạng gì với núi sông thì sẽ huống thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu Đúnglà cái thẹn của một của một nhân cách lớn rất đáng trân trọng của Phạm NgũLão
Múa giáo non sông trải mấy thâuBa quân hùm khí nuốt Sao ngưuCông danh nam tử còn vương nợLuống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu
+ Mài sắc ý chí, chờ đợi thời cơ giết giặc
“Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Trang 7Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma”
+ Tự nguyện gia nhập nghĩa quân, dẫu trang bị vũ khí thô sơ vẫn xông pha trận mạc, chiến đấu quên mình
“Ngoài cật có một manh áo vải,….trong tay cầm một ngọn tầm vông”“Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi… Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay”“Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũngnhư không; Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mìnhnhư chẳng có”
“Kẻ đâm ngang……súng nổ”
3 Ca ngợi anh hùng cứu nước
- Bạch Đằng giang phú- Bình Ngô đại cáo.- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
4 Nỗi buồn sâu kín, nỗi đau mất nước
Trong thơ văn trung đại, yêu nước - chúng ta nhận thấy dường như còn cónhững nỗi buồn sâu kín của con người trước sự đổi thay của đất nước, nhữngcảnh trớ trêu trong xã hội, nạn chiến tranh, cát cứ, xâm lựơc Đó là trườnghợp Sông lấp (Tú Xương), Hội Tây (Nguyễn Khuyến)…Nghe tiếng ếch vẳngbên tai mà Tú Xương giật mình Cái giật mình của Tú Xương là cái giật mìnhchứa bao đau xót trước hiện thực phũ phàng Đó là cái giật mình của lòng yêunước của tinh thần dân tộc sâu kín được ấp ủ, nung nấu nhưng không có cáchnào giải tỏa được:
Sông kia rày đã nên đồng Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Trang 8Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Sông lấp)Còn với Nguyễn Khuyến, ông xót xa trước những trò lố lăng, xúc phạm đếndanh dự dân tộc do thực dân Pháp bày ra Bài “Hội Tây” đã thể hiện sâu sắcnỗi đau đó:
Khen ai khéo vẽ trò vui thế Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu
5 Khát vọng hòa bình
“Chương Dương cướp giáo giặc Hàm tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu”
(Phò giá về kinh - Trần Quang Khải)Đó là những chiến công hiển hách oanh liệt để làm nên chiến thắng, cuộcsống thanh bình như ngày hôm nay Khát vọng hòa bình của người dân đượcđẩy thêm một nấc
Một lời tâm sự của Nguyễn Trãi mang bao khát vọng:
“Độc ác thay trúc Lam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch thù”
Khao khát một nền thái bình vững chắc
“Muôn thuở nền thái bình vững chắc Nghìn thu vết nhục nhã sạch làu”
Trang 9Từ đó, thúc đẩy ý chí của mọi người để vươn lên tới hòa bình, hạnh phúc, ấmno.
Cảm xúc trước cuộc sống thanh bình của người dân:
“Giặc tan muôn thủa thanh bình Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”
(Bạch Đằng giang phú) “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
(Cảnh ngày hè)
Vì non sông gấm vóc, nước Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả giành lại đấtnước
6 Ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước
Trong thơ trung đại, thiên nhiên đất nứớc Việt Nam hiện lên thật đẹp đẽ, tránglệ, giàu đường nét, màu sắc Với thơ thời Trần, qua cảnh trí thiên nhiên các thisĩ đã gửi vào đó tình yêu quê hương đất nước của mình
+ Ca ngợi cảnh sông Bạch Đằng
“Biển rung gió bấc khí đằng đằngNhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng”“Bát ngát sóng kình muôn dặmThướt tha đuôi trĩ một màuNước trời một sắc
Phong cảnh ba thu”
+ Ca ngợi cảnh núi Dục Thúy đẹp như mơ
Dục Thuý sơn
Trang 10Hải khẩu hữu tiên san,Niên tiền lũ vãng hoàn.Liên hoa phù thuỷ thượng,Tiên cảnh truỵ nhân gian.Tháp ảnh, trâm thanh ngọc,Ba quang kính thuý hoàn.Hữu hoài Trương Thiếu Bảo,Bi khắc tiển hoa ban.
Dịch nghĩa
Gần cửa biển có núi tiên,Năm xưa thường đi về.Hoa sen nổi trên mặt nước,Ðúng là cảnh tiên nơi cõi trần.Bóng tháp như cài trâm ngọc xanh,Ánh sáng trên sóng soi mái tóc biết,Chạnh nhớ quan Trương Thiếu Bảo,Tấm bia đá nói về ông đã lốm đốm rêu phong
+ Ca ngợi cảnh thiên nhiên dân dã, gần gũi
Cỏ xanh như khói bến xuân tươiLại có mưa xuân nước vỗ trời
(Bến đò xuân đầu trại) “Một mình nhàn nhã khép phòng văn Khách tục không ai bén mảng gần Trong tiếng quốc kêu xuân đã muộn Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan”
Trang 11(Mộ xuân tức sự)
+ Nhớ thiên nhiên làng quê
Nguyễn Trung Ngạn khi đi sứ cũng đã viết nên những vần thơ xúc động vềtình yêu quê hương đất nước với những phong vị riêng của một vùng đồngbằng Bắc Bộ:
Dâu già lá rụng tằm vừa chínLúa sớm bông thơm cua béo ghêNghe nói ở nhà nghèo vẫn tốtDẫu vui đất khách chẳng bằng về.(Quy hứng)
IV Đề luyện tập Đề 1:
Về cảm hứng yêu nước của VHTĐ VN, sách giáo khoa ngữ văn 10 có viết
Trang 12“Điều đáng lưu ý là văn thơ nói đến những nội dung yêu nước đã không chỉ tồn tại ở dạng quan niệm, tư tưởng đơn thuần mà quan trọng hơn là sự tồn tại ở dạng cảm xúc, cảm hứng, tâm huyết với đủ màu vẽ và cung bậc”
Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích một số tác phẩm để làmsáng tỏ
Gợi ý 1.Mở bài
2 Thân bài a Giải thích
- Nội dung yêu nước là một trong 2 sợi chỉ đỏ xuyên suốt văn học Việt Namqua các thời đại (CN yêu nước và CN nhân đạo)
- quan niệm, tư tưởng đơn thuần: lòng yêu nước được biểu hiện dưới trạng
quan niệm, triết lý khô khan
- cảm xúc, cảm hứng, tâm huyết với đủ màu vẽ và cung bậc: Lòng yêu nước
được biểu hiện ở cảm xúc nhiệt thành, nhiều cung bậc=> Thơ văn trung đại Việt Nam thể hiện nội dung yêu nước không dừng lại lànhững lí thuyết, quan điểm khô khan cứng nhắc mà được biểu hiện sinh động,sâu sắc với cảm xúc nhiều cung bậc, thể hiện tấm lòng nhiệt thành yêu nướccủa tác giả
b Bình luận.
- Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống Thời kì trung đại, đất nước ta chìmtrong những cuộc chiến tranh liên miên chống giặc ngoại xâm Mỗi giai đoạn,đều sáng tỏ lòng yêu nước nhiệt thành của nhân dân Tất cả bức tranh hiệnthực đấu tranh và lòng yêu nước của nhân dân đều được thể hiện trong vănhọc
Trang 13- Mỗi tác phẩm nghệ thuật ra đời đều là sự kết tinh của tư tưởng và cảm xúccủa tác giả khi đụng chạm với hiện thực cuộc sống Thơ văn yêu nước trungđại cũng không ngoại lệ, không chỉ được tư tưởng mà còn bằng cảm xúc, kchỉ bằng quan niệm mà còn bằng nhiệt huyết cứu nước Bởi vậy, nội dung yêunước trong thơ văn trung đại vô cùng sâu sắc với nhiều cung bậc khác nhau.- Một nội dung tư tưởng trở thành sâu sắc, thấm thía, có sức lay động, thúcgiục khi chất đầy cảm xúc, cảm hứng, nhiệt huyết, bởi khi đó mới có thểchạm tới trái tim người đọc Nội dung yêu nước trong thơ văn trung đại thểhiện không chỉ biểu hiện ở dạng quan niệm tư tưởng mà còn ở dạng cảm xúc,nhiệt huyết nên tác động mạnh mẽ đến trái tim con người, có sức lay động sâuxa.
- Chủ nghĩa yêu nước trong thơ văn trung đại được thể hiện ở cảm xúc, cảmhứng, nhiệt huyết với đủ màu vẻ và cung bậc
+ Tự hào dân tộc+ Căm thù giặc+ Tinh thần quyết chiến quyết thắng, giết giặc cứu nước+ Ca ngợi anh hùng dân tộc
+ Nỗi buồn sâu kín trước cảnh đất nước đổi thay+ Khát vọng hòa bình
+ Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên đất nước
c Chứng minh Phân tích một số tác phẩm để chứng minh
d Bàn bạc, mở rộng
Trang 14Đề 2:
“Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó ”
(NguyễnKhải)
Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ giá trị tư tưởng yêunước của thơ văn trung đại Việt Nam
a Mở bài:
b Thân bài: * Giải thích
- Giá trị tư tưởng của tác phẩm văn học là nội dung tư tưởng, làthế giới quan, là ước mơ, lí tưởng, tình cảm…của người sáng tác thểhiện trong tác phẩm
* Lí giải vấn đề
- Tác phẩm văn học phản ánh hiện thực khách quan thông qualăng kính chủ quan của người nghệ sĩ Đằng sau bức tranh hiện thựcđược khắc họa trong tác phẩm bao giờ cũng là tư tưởng, tình cảm,thái độ, quan niệm của nhà văn đối cuộc sống Tác phẩm chỉ có thểlay động trái tim độc giả, trường tồn với thời gian khi nó mang chởnhững tư tưởng đúng đắn, tiến bộ, tình cảm nhân ái, chan hòa
-> Tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá giá trị của một tác phẩmnghệ thuật chính là những tư tưởng đúng đắn, tiến bộ, tình cảm caođẹp trong tác phẩm
3đ
* Giá trị tư tưởng yêu nước của thơ văn trung đại
Trang 15- Tư tưởng yêu nước
* Bài học:
- Nhà văn phải quan sát tinh tế để phát hiện ra bản chất củahiện tượng đời sống với tấm lòng tràn đầy tình đời, tình người - Độc giả phải sống sâu với tác phẩm để nhận ra được nhữngthông điệp mà tác giả gửi gắm, cảm nhận được vẻ đẹp tư tưởng, tìnhcảm của nhà văn
“Thơ là để nói chí, nhưng biểu hiện ở nơi tình”
Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên? Qua một vài tác phẩm thơ thời trung đại, hãy làm sáng tỏ.
Trang 16- Biểu hiện ở nơi tình: Đề cao vai trò của tình cảm trong thơ Thơca nói chí, tỏ lòng nhưng không nói một cách khô khan mà thông quacon đường tình cảm, làm lay động cảm xúc, trái tim người đọc
=> Nói chí là mục đích của thơ ca nhưng biểu hiện ở nơi tình làđặc trưng, là cội nguồn, là gốc của thơ
b Bình luận
- Tại sao lại nói: “Thơ là để nói chí, nhưng biểu hiện ở nơi tình”
+ Mục đích của văn nghệ: Quan niệm thời trung đại: thơ nói chí,
tỏ lòng: cốt làm nổi bật cái hùng tâm tráng trí của con người+ Chức năng của văn học: văn học có nhiều chức năng trong đóphải kể đến chức năng giáo dục Gắn với chức năng này, thơ vănsuy cho cùng là phương tiện để nói chí, chở đạo…
+ Đặc trưng thơ: là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt Thơ ca nóichí, chở đạo theo con đường riêng: con đường giàu cảm xúc vớinhưng rung động mãnh liệt (khác văn xuôi, kể, tả s/việc…)
c Chứng minh qua một số bài thơ thời trung đại
- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi):
+ Chí: khát vọng, lí tưởng dùng tài năng đem đến cuộc sống nođủ, hạnh phúc cho muôn dân
+ Tình: Tình yêu TN, cs con người tha thiết, giàu tình cảm, tâmhuyết với cuộc đời, con người
+ Ngôn ngữ, giọng điệu giàu cảm xúc
- Nhàn (NBK):
+ Triết lí sống nhàn, lánh đục về trong nhưng vẫn nặng lòng vớithời cuộc
Trang 17+ Tình: tình yêu, gắn bó tha thiết với thiên nhiên, cuộc sống,phong thái ung dung, tự tại, vượt lên trên mọi cám dỗ, danh lợicủa nhà nho ưu thời mẫn thế…
+ Ngôn ngữ giọng điệu giàu cảm xúc, triết lí
Nhà văn Anh, A.L Huxley cho rằng:
Văn học giống như ánh sáng, nó có thể xuyên thấu mọi thứ.
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên Hãy chỉ ra ánh sángxuyên thấu của thơ văn yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam
Gợi ý
1 Giải thích:
- Ánh sáng: là gợi ra vẻ đẹp lung linh, kì diệu và có khả năng soi rọi,
chiếu tỏ
- Văn học giống như ánh sáng, nó có khả năng xuyên thấu mọi thứ:
“Ánh sáng” của văn học là vẻ đẹp của cảm xúc, tư tưởng, hình thức nghệthuật…mà nhà văn đã chuyển hóa vào trong tác phẩm Ánh sáng ấy có khảnăng kì diệu trong việc soi sáng nhận thức, thắp sáng niềm tin, nâng cao hiểubiết của con người; để lại những ấn tượng sâu sắc và có giá trị lâu dài Luồng