MỘTSỐÝKIẾNĐÓNGGÓPNHẰM CẢI THIỆNTÌNHHÌNHTÀICHÍNH CÔNG TYCỔPHẦNTẬPĐOÀNCÔNGNGHỆCMC 3.1. Đánh giá tổng quát về tìnhhìnhtàichính năm 2008 của CôngtyCổphầnTậpđoàncôngnghệCMC Mặc dù tìnhhình kinh tế năm 2008 gặp nhiều khó khăn như: lạm phát tăng cao, chi tiêu công bị cắt giảm, chính sách tiền tệ bị thắt chặt, lãi suất tăng cao, tỷ giá và ngoại hối biến động khó lường…nhưng với sự chỉ đạo kịp thời và đúng hướng của Hội đồng quản trị, sự điều hành linh hoạt, quyết liệt của Ban điều hành cũng như nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể cán bộ nhân viên, TậpđoànCôngnghệCMC đã vượt qua năm 2008 với những kết quả hết sức khả quan. Tất cả các côngty thành viên đều có sự tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận sovới năm 2007 và hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra từ đầu năm với tỷ lệ rất đáng khích lệ. Về kết quả kinh doanh: Tổng doanh thu toàn Tậpđoàn (bao gồm doanh thu nội bộ) đạt 2.353 tỷ đồng, hoàn thành 103% kế hoạch năm 2008, tăng trưởng hơn 53% so với năm 2007. Đi đôi với tăng trưởng về doanh thu, năm 2008 lợi nhuận trước thuế CMC đạt 111,24 tỷđồng (2007: 90,02 tỷ đồng), tăng trưởng 24% so với cùng kỳ năm 2007. Tìnhhìnhtàichính năm 2008 của TậpđoànCMC nhìn chung rất khả quan. Về cấu trúc tài chính, quy mô vốn và tài sản của côngty đều tăng thể hiện sự mở rộng về thị phần cũng như quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn Tài sản ngắn hạn tăng là một minh chứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng, doanh thu tăng trưởng trong năm. Vì thế tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác đều tăng, riêng có các khoản đầu tư tàichính ngắn hạn giảm nhưng đây lại là chiến lược kinh doanh đúng đắn của công ty. Năm 2008 chứng kiến nhiều côngty trong đó có cả những côngty niêm yết trên sàn chứng khoán thua lỗ nặng do hoạt động đầu tư tàichính mà chủ yếu là đầu tư chứng khoán. Với CMC, có thể thấy hoạt động luôn bám sát các lĩnh vực thuộc thế mạnh và truyền thống của mình mà không đầu tư dàn trải ra nhiều ngành nghề lĩnh vực khác, điều này càng chứng minh chiến lược đúng đắn mà côngty đã đề ra là: Phát triển mạnh mẽ 3 trụ cột chiến lược gồm Côngnghệ thông tin, viễn thông và Thương mại điện tử bằng phương thức không ngừng sáng tạo, đổi mới trong nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp côngnghệ cao. Song các khoản phải thu và hàng tồn kho còn chiếm tỷ trọng lớn trong Tài sản ngắn hạn, gây ứ đọng vốn, giảm hiệu quả quay vòng của vốn, là nhược điểm côngty phải khắc phục. Tài sản dài hạn tăng chứng tỏ Tậpđoàn đã có sự phát triển ổn định và chắc chắn, vì thế ngày càng chú trọng hơn đến đầu tư vào cơsở hạ tầng, không chỉ gópphần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn tạo ra đòn bẩy kinh tế cao, tạo động lực phát triển sản xuất kinh doanh cho công ty. Tài sản dài hạn tăng mạnh ( tăng 866,91% ) giúp chuyển dịch cơ cấu tài sản theo chiều hướng tốt, phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty. Bên cạnh sự tăng trưởng của Tài sản cố định thì các khoản đầu tư tàichính dài hạn cũng tăng rất cao, năm 2008 chính sách đầu tư tàichính của côngty đã có nhiều thay đổi, biểu hiện, côngty đã chú trọng đến đầu tư liên doanh- liên kết, điều này không chỉ giúp mở rộng hoạt động kinh doanh mà còn tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, kiến thức quản lý kinh tế giữa các côngty với nhau, hoạt động đầu tư liên doanh liên kết cũng là xu hướng chung trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay. Tài sản cố định tăng là một điều đáng khích lệ khi mà tỷ trọng của khoản mục này trong tổng tài sản còn quá nhỏ. Nhưng qua phân tích cơ cấu tài sản nhận thấy, côngtycó quá nhiều tài sản đang trong giai đoạn đầu tư và xây dựng cơ bản dở dang dẫn đến chi phí của Côngty tăng cao trong khi chưa thu được lợi nhuận, vì thế làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến tìnhhìnhtàichính của công ty. Tóm lại, với đặc điểm sản xuất kinh doanh đặc thù của Tậpđoàn thì cơ cấu Tài sản của côngty là khá hợp lý. Về cơ cấu Nguồn Vốn: Song song với sự chuyển dịch của tỷ trọng TSDH/TSNH thì cơ cấu Nợ vốn của Côngty cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng Nợ trên Tổng Nguồn Vốn. Điều này phù hợp với sự tăng trưởng của vốn lưu động trong năm, gópphần nâng cao hiệu quả tàichính cho Tập đoàn, đồng thời thực hiện được mục tiêu chiến lược tàichính là tăng trưởng vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu sử dụng tài trợ cho các tài sản dài hạn và mộtphần vốn lưu động ở mức tối thiểu. Nhưng qua phân tích cho thấy việc phân bổ nguồn vốn là chưa hợp lý, tỷ trọng nợ phải trả quá cao, việc tăng nhanh của nợ phải trả khiến cho tỷ trọng của khoản mục này tăng lên và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn giảm. Nếu cứ duy trì tình trạng này sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, tính tự chủ về tàichính của doanh nghiệp giảm, đồng thời mức độ phụ thuộc về tàichính với chủ nợ tăng lên. Về tìnhhìnhCông nợ: Một ưu điểm có thể nhận thấy đó là doanh nghiệp từ chỗ bị chiếm dụng vốn (năm 2007) chuyển sang đi chiếm dụng vốn, đây là xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện nay, trong sản xuất kinh doanh càng chiếm dụng được nhiều vốn càng tốt, nhưng cũng phản ánh việc trả nợ của doanh nghiệp kém đi, có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Tiến hành phân tích cụ thể tìnhhình thanh toán với khách hàng lại cho thấy doanh nghiệp đang bị khách hàng chiếm dụng vốn, công tác quản lý và thu hồi nợ của Côngty chưa thực sự hiệu quả dẫn đến vốn bị ứ đọng và làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng giảm nhưng không đáng kể, xét trong điều kiện kinh tế hiện nay thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, so sánh thời gian một vòng quay nợ phải thu khách hàng lại lớn hơn rất nhiều so với thời gian một vòng quay nợ phải trả người bán, càng khẳng định việc thu hồi nợ khách hàng của Côngty kém. Như vậy, việc côngty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn bị chiếm dụng là do côngty vay nợ nhiều, nếu không có sự cân đối trong quá trình chiếm dụng vốn của các đối tượng khác nhau côngty sẽ dễ rơi vào tình trạng tàichính không lành mạnh và dẫn đến những rủi ro khác. Về khả năng thanh toán: Nhìn chung khả năng thanh toán năm 2008 của côngty giảm. Cụ thể, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn của côngty cuối năm đều giảm so với đầu năm, đó là do có sự biến động của tài sản ngắn hạn trong năm, song khả năng thanh toán nhanh vẫn được đảm bảo. Khả năng thanh toán ngắn hạn còn ở mức thấp nhưng so sánh với doanh nghiệp cùng lĩnh vực ( FPT ) thì đây là tình trạng chung của ngành. Bên cạnh đó, độ dài chu kỳ kinh doanh tăng, là một trong những nguyên nhân làm cho khả năng thanh toán giảm đồng thời phản ánh hiệu quả kinh doanh của côngty giảm, vì vậy các nhà quản trị cần phải lưu ý trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh để tăng khả năng thanh toán cho côngty . Khả năng thanh toán dài hạn của côngty cũng có xu hướng giảm nhưng vẫn đảm bảo, đặc biệt mặc dù vay nợ nhiều nhưng côngty vẫn thừa khả năng chi trả các khoản lãi vay, hiệu quả kinh tế của côngty tốt. Tóm lại, năm 2008 khả năng thanh toán giảm song Tậpđoàn vẫn thực hiện tốt việc kiểm soát luồng tiền luôn đáp ứng nhu cầu thanh toán với các tổ chức tín dung và duy trì thanh khoản ở trang thái tốt. Về hiệu quả kinh doanh: Trước tìnhhình biến động kinh tế đầy khó khăn và phức tạp của năm 2008, hiệu quả kinh doanh của côngty giảm là điều không thể tránh khỏi. Tài sản của doanh nghiệp được quay vòng nhiều hơn nhưng khả năng sinh lời giảm do chi phí tăng mạnh, điều đó cho thấy hiệu quả của công tác tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh giảm. Vì vậy, khả năng sinh lời của doanh thu cũng giảm. Suất sinh lời của tài sản giảm là nguyên nhân chính khiến cho khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm. Tuy nhiên các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của côngty vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh của côngty đạt kết quả khả quan. Năm qua, tiến độ thi công các công trình, dự án của côngty còn chậm, cụ thể Toà nhà văn phòng, các dự án xây dựng hạ tầng kĩ thuật và côngnghệ cao tại khu công nghiệp Sài Đồng của côngty đều dự kiến đưa vào sử dụng trong quý I năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, tăng nhiều chi phí cho côngty trong khi chưa thu được đồng lợi nhuận nào. Vì thế khiến cho hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn giảm. Bên cạnh đó hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cũng không mấy khả quan, nguyên nhân chính là do hàng tồn kho của côngty quay vòng chậm, hàng hoá bị ứ đọng nhiều, công tác tiêu thụ hàng của côngty chưa tốt. Vì thế làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Đánh giá thực trạng tàichính của CôngtyCổphầnTậpđoànCôngnghệCMC qua phân tích hệ thống Báo cáo tàichính hợp nhất cho thấy thực trạng kinh doanh cũng như năng lực tàichính đều giảm sút, song kết quả kinh doanh vẫn hiệu quả, hoàn thành kế hoạch đặt ra. Mặc dù vậy các nhà quản trị cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến hiệu quả kinh doanh giảm để có các biện pháp cải thiệntìnhhìnhtàichính doanh nghiệp tốt hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cả Tập đoàn, tiến tới là mộtTậpđoàn hàng đầu trong lĩnh vực côngnghệ thông tin, viễn thông và thương mại điện tử. 3.2. Mộtsốýkiếnđónggópnhằm cải thiệntìnhhìnhtàichính của CôngtyCổphầnTậpđoàncôngnghệCMC Năm 2009 là một năm đầy thách thức đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và thị trường CNTT nói riêng. Suy thoái toàn cầu và khủng hoảng tàichính sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường CNTT Việt Nam vẫn là thị trường mới nổi, nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân vẫn còn rất lớn. Vì vậy TậpđoànCMC cần có những biện pháp và chiến lược cụ thể hơn nữa để phát triển sản xuất kinh doanh cũng như cải thiệntìnhhìnhtàichính của công ty, bao gồm tìnhhìnhcông nợ, khả năng thanh toán cũng như hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có: Thứ nhất, côngty cần có biện pháp tăng tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho. Mở rộng bán hàng, chấp nhận thời gian thanh toán dài hơn đối với các đội thủ cạnh tranh để mở rộng thị trường. Đồng thời có thể bán chịu dài thời gian cho khách hàng hơn để giữ khách hàng nếu như khách hàng là những doanh nghiệp lớn có nhu cầu cung cấp đều đặn hoặc những doanh nghiệp đưa ra những đảm bảo an toàn cho giao dịch mua bán. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét thời gian bán chịu để khong ảnh hưởng đến tìnhhình thu hồi nợ khách hàng. Điều quan trọng hơn đó là doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra, đồng thời có chiến lược mở rộng thị trường kinh doanh gópphần tiêu thụ hàng hóa tốt hơn, cụ thể: -Tăng cường đầu tư về nhân lực, phát triển sản phẩm và dịch vụ, tăng cường quan hệ đối tác trong mảng dịch vụ tích hợp hạ tầng và ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thuế, hải quan, viễn thông, giáo dục. Bên cạnh đó cần phát triển mạnh dịch vụ phần mềm cho doanh nghiệp quy mô vừa và lớn, tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất, phân phối. -Nâng cao năng lực phát triển phần mềm theo yêu cầu, thông qua việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng và đào tạo nội bộ nhân viên. -Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm máy tính CMS, mở rộng kênh phân phối hướng tới đối tượng doanh nghiệp và hộ gia đình. -Tăng thị phần của các sản phẩm hiện có, mở rộng các sản phẩm phân phối trong lĩnh vực côngnghệ thông tin, viễn thông. Thứ hai đó là, Doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình dự án để đưa vào hoạt động, mang lại lợi nhuận cho côngtynhằm tăng hiệu quả sử dụng cũng như khả năng sinh lời của tài sản dài hạn. Thứ ba, Côngty cần phải có các biện pháp quản lý cũng như thu hồi nợ tốt hơn. Đối với khách hàng lớn cần tìm hiểu và đánh giá trước khi bán hàng và chấp nhận cho nợ; kích thích khách hàng thanh toán bằng cách tăng chiết khấu thanh toán cho họ, song vẫn phải đảm bảo ở mức hợp lý. Chủ độngdòng tiền thu vào đảm bảo tự chủ tàichính cũng như sử dụng tốt hơn các nguồn lực tàichính của mình trên phạm vi cả Tậpđoàn cũng như ở từng đơn vị thành viên. Thứ tư, kiểm soát chi phí Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, côngty cần rà soát và kiểm soát chặt chẽ các chi phí không có hiệu quả cao để gia tăng lợi nhuận và tránh rủi ro. Hạn chế đầu tư các dự án, lĩnh vực có độ mạo hiểm lớn, không có mô hình doanh thu rõ ràng và không mang lại hiệu quả cao. Thứ năm, về việc nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu là một trong những yêu cầu bức thiết đối với người quản lý. Ta cócông thức biểu hiện mối quan hệ giữa suất sinh lời của vốn chủ sở hữu với suất sinh lời của tài sản và hệ số nợ như sau: ROE Theo công thức trên ta thấy, ROE tỷ lệ thuận với ROA và Hệ số nợ (đòn bẩy tài chính), vì vậy trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì khi hệ số nợ tăng, ROA tăng = ROA x 1 1 – Hệ số nợ thì ROE sẽ tăng. Do đó có 2 biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, một là tăng hiệu quả sử dụng tài sản (tăng hiệu suất sinh lời của tài sản), hai là tăng nợ phải trả tức tăng hệ số nợ. Để tăng ROA thì biện pháp quan trọng nhất là tăng lợi nhuận thuần, đây là biện pháp chính yếu nhất, bên cạnh đó khi mà hoạt động kinh doanh của côngty đang tốt, tìnhhình thanh toán tốt, tìnhhìnhtàichính lành mạnh thì việc tăng hệ số nợ cũng chính là một biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. TạiCMC Corp. tỷ trọng Nợ phải trả người bán là khá thấp (gần 12% trong tổng nguồn vốn), vì vậy để tăng hệ số nợ côngty nên cóchính sách mua hàng với các nhà cung cấp một cách hợp lý, chẳng hạn, ký kết các hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp để có thể chiếm dụng vốn lâu hơn. Đây vừa là biện pháp tạo mối làm ăn lâu dài lại tăng được hệ số nợ, từ đó có đòn bẩy tàichính cho công ty. ROA = ROS x Số vòng quay của tài sản Để tăng ROA thì cần phải tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời phải đẩy nhanh số vòng quay của tài sản. Thông thường để tăng số vòng quay của tài sản côngty phải tăng doanh thu và do vậy phải buộc giảm giá bán dẫn đến lợi nhuận giảm. Vì thế để tăng ROA mà vẫn tăng được số vòng quay tài sản và khả năng sinh lời của doanh thu đòi hỏi nhà quản lý phải có các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, sao cho lượng hàng hóa bán ra vẫn tăng dẫn đến doanh thu tăng mà không phải giảm giá bán. Bên cạnh đó phải tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất. Để thực hiện tốt các biện pháp trên thì trong công tác điều hành, các hoạt động quản trị cần thực hiện tốt hơn, đó là: Xây dựng và triển khai các kế hoạch đầu tư, không ngừng tìm kiếm và phát triển các cơ hội kinh doanh, sản phẩm/ dịch vụ mới tạicôngtyTậpđoàn Suất sinh lời của tài sản = Lợi nhuận sau thuế Tài sản bình quân = LNST Doanh thu thuần x Doanh thu thuần Tài sản bình quân và các đơn vị thành viên để ngày càng có nhiều sản phẩm/dịch vụ mới ra đời như các dịch vụ viễn thông, các sản phẩm phần mềm và phần cứng, các giải pháp về côngnghệ mới. Xây dựng và triển khai các chỉ tiêu phát triển năng lực nhằm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh dài hạn cho các đơn vị thành viên và Tập đoàn. Xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro, đây là mục tiêu mà Tậpđoàn cần hướng tới đặc biệt trước một năm kinh doanh có nhiều biến động khó lường như năm vừa qua. Đó là cơsở để tiến tới hình thành một hệ thống cảnh báo và phòng ngừa rủi ro có hiệu quả, gắn liền với hoạt động của các ban chuyên môn và hệ thống kiểm soát của nội bộ của Tập đoàn. Xây dựng và hoàn thiện quy chế Tậpđoàn để tạo động lực phát triển kinh doanh và kiểm soát tốt rủi ro, xây dựng năng lực quản trị cho các cán bộ quản lý, nâng cao năng lực dự báo, tận dụng tốt các cơ hội của thị trường Bổ sung và hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị thông suốt, chính xác và kịp thời, phục vụ tốt cho công tác quản lý và ra quyết định của các cấp lãnh đạo. Tăng cường giám sát, hỗ trợ và chỉ đạo điều hành của Tậpđoàn tới các đơn vị thành viên hướng tới thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh mà côngty đã đề ra. Về công tác phát triển nhân sự: Cần chú trọng đào tạo và nâng cao năng lực hơn nữa cho đội ngũ kỹ sư và cán bộ công nhân viên để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Về quan hệ đối tác, phải không ngừng tăng cường và mở rộng quan hệ với các đối tác côngnghệ hàng đầu giúp CMC luôn mang đến những sản phẩm, dịch vụ côngnghệ chất lượng cao, nhiều tiện ích và tiên tiến nhất đến với khách hàng. KẾT LUẬN Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể đứng vững trên thương trường. Cùng với đó là xu hướng hợp tác liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi trình độ quản trị kinh tế, tàichính của các chủ doanh nghiệp phải được nâng lên một bước. Việc nắm rõ tìnhhìnhtài chính, khả năng hoạt động của doanh nghiệp mình như thế nào đóng vài trò cực kỳ quan trọng. Các nhà quản lý có thể nắm được những thông tin hữu ích này thông qua thông qua việc đọc và phân tích các Báo cáo tài chính. Không những thế, thông tin trên các báo cáo tàichính còn là cơsở cho các nhà đầu tư, các tổ chức tàichính – tín dụng cócơsở để hợp tác làm ăn với doanh nghiệp. Thông tin từ việc phân tích báo cáo tàichính hợp nhất sẽ gópphần kiểm tra hoạt độngtàichính của các doanh nghiệp nhằm củng cốtìnhhình sử dụng tàichính để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng thời hoàn thiệncơ chế tàichính giúp cho các doanh nghiệp phát triển ổn định. Trên cơsở thu thập và tìm hiểu qua quá trình thực tập, chuyên đề này của em có nêu lên những thành tựu và hạn chế trong vấn đề tàichính của công ty, từ đó có nêu lên mộtsốkiến nghị đối với côngtygópphần cải thiệntìnhhìnhtàichính công ty. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thị Thủy, anh kế toán trưởng và các anh chị phòng kế toán CôngtyCổphầnTậpđoànCôngnghệCMC đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này! . MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC 3.1. Đánh giá tổng quát về tình hình tài chính năm. vực công nghệ thông tin, viễn thông và thương mại điện tử. 3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn công