Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
112,73 KB
Nội dung
LÝLUẬNVỀNHẬPKHẨUVÀHIỆUQUẢKINHDOANHNHẬPKHẨUCỦADOANHNGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀNHẬPKHẨUVÀKINHDOANHNHẬPKHẨU 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò củanhậpkhẩu • Khái niệm: Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ quan biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ. Đối với phần lớn các nước, đây nó có vai trò rất quan trọng và chiếm một tỷ trọng rất lớn trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người nhưng tầm quan trong kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Hoạt động thương mại quốc tế bao gồm xuất khẩuvànhập khẩu. Hai hoạt động này đều có vai trò rất lớn đối với một quốc gia, một hoạt động giúp quốc gia có thể giúp một quốc gia bán được những hàng hóa sản xuất dư thừa và mang lại một khoản lợi nhuận về cho đất nước, một hoạt động giúp quốc gia đó có được những hàng hóa cần thiết đối với nền kinh tế mà trong nước không thể sản xuất được hoặc sản xuất không đủ. Nhập khẩu, trong lýluận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Như vậy, nhậpkhẩu là hoạt động đầu tư tiền của, công sức và nguồn lực của cá nhân hay tổ chức vào việc mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. • Đặc điểm: Nhậpkhẩu là hoạt động kinhdoanh rất phức tạp, nó khác với việc kinhdoanh hàng hóa trong nước. Do đó, ngoài những đặc điểm chung của các hoạt động kinh doanh, hoạt động nhậpkhẩu còn có nhiều đặc điểm khác đặc trưng của hoạt động kinhdoanh quốc tế. Hoạt động kinhdoanh xuất nhậpkhẩu là hoạt động giữa những doanh nhân có trụ sở tại các nước khác nhau do đó họ khác biệt nhau về ngôn ngữ, văn hóa, luật pháp và hai nền kinh tế khác nhau. Hàng hóa được di chuyển qua biên giới các quốc gia và trên quãng đường dài nên thường vận chuyển bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau nhưng chủ yếu là vận tải bằng đường biển. Hoạt động nhậpkhẩu thường phải tiến hành thông qua hợp đồng kinh tế. Trên đó quy định mọi điều khoản về hàng hóa, giá cả, vận chuyển, thanh toán… Bên cạnh đấy, các bên tham gia hợp đùng cũng thường quy định các luật lệ quốc tế điều chỉnh hay các tập quán thương mại để điều chỉnh. Khi tham gia hoạt động nhậpkhẩu thì đồng tiền thanh toán cho đối tác thường là ngoại tệ đối với người nhậpkhẩu hoặc người xuất khẩu hoặc đối với cả hai bên. • Vai trò: Thực tế thì việc nhậpkhẩu ở một số quốc gia diễn ra tràn lan và với khối lượng lớn dẫn đến việc sử dụng không đúng nguồn ngoại tệ và gây ra tâm lý chuộc hàng ngoại và coi thường hàng nội, làm cho việc sản xuất hàng hóa giảm sút. Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò củanhậpkhẩu trong nền kinh tế của một quốc gia. Nó thể hiện sự phụ thuộc gắn bó của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Bởi thế, xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa đang ngày càng mạnh mẽ càng phát huy vai trò qua trọng của hoạt động này. Nhậpkhẩu sẽ mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, cho phép tiêu dùng một lượng hàng hóa lớn hơn khả năng sản xuất trong nước. Hoạt động nhập khẩu, thị trường nội địa có được sự dồi dào và phong phú hơn, các mặt hàng đa dạng về mẫu mã và chất lượng, cho phép thỏa mãn nhu cầu cao và đa dạng của thị trường trong nước. Các sản phẩm nhậpkhẩu với mẫu mã, chất lượng và giá cả cạnh tranh đã tạo ra động lực thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước không ngừng cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm chi phí. Nhậpkhẩu giúp xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ nền kinh tế đóng và chế độ tự cung tự cấp, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước. Nhậpkhẩu có vai trò rất quan trọng với nền sản xuất trong nước, nó là nguồn tạo đầu vào cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tạo những điều kiện thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Bên cạnh đấy, nhậpkhẩu còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Sự thúc đẩy này thể hiện ở việc nhậpkhẩu đã tạo ra đầu vào cho hoạt động xuất khẩu, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, nhậpkhẩu chính là cầu nối giữa các nền kinh tế trong và ngoài nước, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế. Nhậpkhẩu cũng tạo ra sự chuyển giao công nghệ, từ đó quốc gia có được những kinh nghiệm, kĩ thuật và ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến để áp dụng trong sản xuất xã hội. 1.1.2. Các hình thức nhậpkhẩu Trong thương mại quốc tế, các quốc gia thường áp dụng nhiều hình thức nhậpkhẩu khác nhau. Nhưng phổ biến có 5 hình thức đó là: Nhậpkhẩu trực tiếp, nhậpkhẩu ủy thác, nhậpkhẩu liên doanh, nhậpkhẩu tái xuất vànhậpkhẩu đối lưu. • Nhậpkhẩu trực tiếp Thông qua hình thức nhậpkhẩu trực tiếp, các nhà sản xuất trong nước sẽ nhận hành trực tiếp từ người sản xuất ở nước ngoài và phải tự tổ chức các khâucủaquá trình nhậpkhẩu mà không qua trung gian. Hình thức này sử dụng phần lớn trong các hoạt động buôn bán quốc tế lớn. Nhậpkhẩu trực tiếp có ưu điểm cho phép các doanhnghiệp có được mức lợi nhuận cao hơn do giảm được chi phí các khâu trung gian, đồng thời cố được những mối quan hệ bền vững với bạn hàng. Tuy nhiên đòi hỏi doanhnghiệp phải chụi mọi trách nhiệm về hoạt động của mình, tự tìm thị trường, đàm phán hợp đồng, giao nhận và tiêu thụ. Do đó doanhnghiệp cần có sự đầu tư lớn và chấp nhận rủi ro. • Nhậpkhẩu ủy thác Nhậpkhẩu ủy thác là hoạt động được hình thành khi các đơn vị kinhdoanh có nhu cầu nhậpkhẩu hàng hóa nhưng không có quyền nhậpkhẩu trực tiếp (không có giấy phép nhập khẩu, không có quota nhập khẩu…) hoặc không có kinh nghiệm nhậpkhẩu trực tiếp nên đã ủy thác cho một công ty khác có đủ khả năng tiến hành nhậpkhẩu theo yêu cầu của đơn vị. Bên nhận ủy thác tiến hành đàm phán với nước ngoài làm các thủ tục để nhậpkhẩu hàng hóa vềvà nhận một phần thù lao gọi là phí ủy thác. Bên nhận ủy thác có ưu điểm không phải bỏ vốn, xin kim nghạch, thị trường đầu ra. Nhưng phải đại diện bên ủy thác để tìm và giao dịch với đối tác nước ngoài, chịu trách nhiệm với mọi điều khoản đã kí trong hợp đồng nhậpkhẩuvà nhận hàng . Đối với bên ủy thác họ không cần phải tìm nguồn hàng nhập, không phải gặp những rủi ro trong giao dịch vận chuyển hàng hóa. Tuy vậy, họ không kiểm soát được nguồn hàng, mất đi sự liên kết với khách hàng và không thích nghi nhanh với những biến động của thị trường quốc tế. • Nhậpkhẩu liên doanhNhậpkhẩu liên doanh là hoạt động nhậpkhẩu hàng hóa trên cơ sở liên doanh một cách tự nguyện (trong đó có ít nhất một doanhnghiệp xuất nhậpkhẩu trực tiếp) nhằm phối hợp thực hiện hoạt động nhậpkhẩu theo hướng có lợi cho cả hai bên, cùng chịu rủi ro, cùng chia lợi nhuận. Hình thức này sẽ ít chịu rủi ro hơn bởi mỗi bên liên doanhnhậpkhẩu chỉ phải góp một phần vốn do đó rủi ro cũng sẽ được chia sẻ cho cả hai bên. • Nhậpkhẩu tái xuất Hoạt động nhậpkhẩu tái xuất là hoạt động nhậpkhẩu hàng hóa vào trong nước không phải đề tiêu dùng nội địa mà để xuất khẩu sang nước thứ ba nhằm mục đích thu lợi nhuận. Thông qua hình thức này, hàng hóa không được qua chế biến ở nước tái xuất, doanhnghiệp tái xuất phải tính toán đến chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho bảo quản, và hải quan sao cho đảm bảo mức lợi nhuận. Hàng hoá không nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất và có thể chuyển thẳng đến nước thứ ba. Do hoạt động này có nhiều bên tham gia đòi hỏi doanhnghiệp cần nắm bắt, nhạy bén với thông tin và quan hệ rộng rãi để nắm bắt rõ tình hình thị trường và giá cả của từng nước khác nhau, bên cạnh đó cần chặt chẽ trong các hợp đồng với các đối tác. • Nhậpkhẩu đối lưu Nhậpkhẩu đối lưu là hình thức nhậpkhẩu gắn liền với xuất khẩu. Người nhậpkhẩu không dùng tiền để trả cho nhà xuất khẩu mà dùng hàng đổi hàng, đây là phương thức thanh toán trong nhậpkhẩu đối lưu. Trong trường hợp này, người bán đồng thời cũng là người mua và lượng hàng hoá được trao đổi có giá trị tương đương. Hình thức này có ưu điểm là vừa có thể bán được hàng vừa mua được hàng mà không cần nhiều đến chi phí tìm đối tác, đàm phán kí kết hợp đồng. Hình thức này thường áp dụng trong trường hợp hai nước có nhu cầu buôn bán vì nó không chỉ mang lại lợi ích vềkinh tế mà trong trường hợp này nó mang lại cả lợi ích chính trị. 1.1.3. Kinhdoanhnhậpkhẩu 1.1.3.1. Khái niệm củakinhdoanhnhậpkhẩu Khi việc buôn bán hàng hóa trong nội tại nước đó không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường nước đó sẽ ngay lập tức dẫn tới việc giao dịch buôn bán hàng hóa mở rộng ra ngoài phạm vi nước đó và đó được gọi là kinhdoanh xuất nhập khẩu. Kinhdoanh xuất nhậpnhậpkhẩu được hiểu là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước thông qua hành vì mua bán. Do vậy, kinhdoanhnhậpkhẩu là hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ của một nước khác để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tái xuất nhằm mục đích kiếm lời. Công việc kinhdoanhnhậpkhẩu có ý nghĩa sống còn với một quốc gia bởi nó mở rộng khả năng tiêu dùng của nước đó, nó cho phép tiêu dùng một lượng hàng hóa nhiều hơn khả năng sản xuất trong nước. Ngoài ra, kinhdoanhnhậpkhẩu còn dẫn đến sự tăng lên của những loại hàng hóa có thể tiêu dùng được trong nền kinh tế, giúp cho sản xuất trong nước thay đổi và phát triển. 1.1.3.2. Nội dung củakinhdoanhnhậpkhẩuQuá trình kinhdoanhnhậpkhẩu trải qua nhiều công đoạn và phải thực hiện nhiều công việc. Tuy nhiên, các công việc kinhdoanhnhậpkhẩu được thực hiện theo một quy trình bao gồm các công đoạn sau: Lập kế hoạch kinh doanh, giao dịch và kí kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, tiêu thụ hàng hóa và đánh giá kết quảkinh doanh. Hình 1: Quy trình kinhdoanhnhậpkhẩu • Lập kế hoạch kinhdoanh Để đảm bảo cho công việc kinhdoanhnhậpkhẩu có hiệuquả thì cần phải xây dựng một kế hoạch kinhdoanh tốt. Điều này sẽ giúp cho các hoạt động củadoanhnghiệp đạt được mục tiêu trong kinh doanh. Kế hoạch kinhdoanh thường được xây dựng theo các bước sau: - Đặt ra mục tiêu và những thành quả cần đạt được cho hoạt động kinhdoanhnhậpkhẩucủadoanh nghiệp, dự đoán mức doanh thu, chi phí và lợi nhuận có thể đạt được thông qua hoạt động kinhdoanhnhập khẩu. Thực hiện hợp đồng Giao dịch và kí kết hợp đồng Lập kế hoạch kinhdoanh Tiêu thụ hàng hóa Đánh giá kết quảkinh doanh. - Nghiên cứu và phân tích thị trường: Để đảm bảo kinhdoanh thành công cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Trong kinhdoanhnhậpkhẩudoanhnghiệp cần phải tìm hiểuvề hàng hóa, thị trường và bạn hành. Để nhận biết hàng hoá, cần phải tìm hiểu kĩ về thương phẩm, giá trị, công dụng, đặc tính của sản phẩm, thị trường tiêu thụ trong nước của sản phẩm. Tìm hiểu thị trường nước ngoài: cần nắm vững điều kiện kinh tế chính trị, luật pháp, chính sách tiền tệ tín dụng… Ngoài ra cần tìm hiểuvề nguồn hàng có trong nước đó, sự biến động giá. Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn. Tìm hiểu bạn hàng: Không chỉ căn cứ vào các thông tin mà bạn hàng cung cấp, người nhậpkhẩu cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến khả năng tài chính, lĩnh vực kinhdoanhvà uy tín của họ trong kinh doanh. Thông thường sử dụng hai phương pháp nghiên cứu về khách hàng là điều tra qua tài liệu, sách báo và điều tra tại chỗ. - Thông qua các thông tin có được từ nghiên cứu thị trường rút ra những đánh giá, phân tích về thị trường. Phân tích được những cơ hội và nguy cơ mà doanhnghiệp phải đối mặt. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu củadoanh nghiệp, đồng thời tìm kiếm và xác định các nguồn lực có khả năng huy động củadoanhnghiệp cho kế hoạch kinh doanh. Từ đó tìm ra những cơ hội phù hợp với khả năng củadoanh nghiệp. - Lập các kế hoạch Marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính…phục vụ cho hoạt động kinhdoanhnhập khẩu. - Lên kế hoạch thực hiện: Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanhnghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đề ra các biện pháp thực hiện để đạt tới mục tiêu đề ra. Những biện pháp này bao gồm các biện pháp ở nước ngoài( như lựa chọn đối tác, đàm pháp kí kết hợp đồng, vận chuyển…) và các biện pháp trong nước (xúc tiến bán hàng, tìm đại lý trong nước…). - Đánh giá hiệuquảkinh doanh. Doanhnghiệp phải xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, đầy đủ và chặt chẽ. Từ đó, việc đánh giá sẽ giúp phát hiện những điểm yếu khi thực hiện kế hoạch để có thể điều chỉnh cho phù hợp. • Giao dịch và kí kết hợp đồng Sau khi đã lên kế hoạch kinh doanh, doanhnghiệp sẽ đàm phán với bạn hàng, giao dịch và thỏa thuận với họ về các điều khoản sẽ được kí kết trong hợp đồng thông qua các phương thức như thư tín, điện thoại hoặc đàm phán trực tiếp. Trong quá trình đàm phán, những vấn đề được đề cập là hàng hoá, vận chuyển, thanh toán, bảo hiểm, khiếu nại, phạt và bồi thường… Việc thỏa thuận các vấn đề vềkinhdoanh với đối tác sẽ tiến tới ký kết hợp đồng kinh tế nhằm quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên có trong hợp đồng liên quan đến việc mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các bên. • Thực hiện hợp đồng Hiệu lực của hợp đồng bắt đầu khi hai bên đã kí kết hợp đồng, từ đó các bên phải tổ chức thực hiện hợp đồng. Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng cũng như công việc của người nhậpkhẩuvà xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều và các điều khoản đã kí trong hợp đồng và các thông lệ quốc tế mà hợp đồng dẫn chiếu. Thông thường, doanhnghiệp khi tham gia thực hiện hợp đồng nhậpkhẩu cần làm các công việc sau: - Xin giấy phép nhập khẩu: sau khi kí kết hợp đồng nhập khẩu, doanhnghiệp cần khai báo với cơ quan Nhà nước, đây là biện pháp để nhà nước quản lý xuất nhập khẩu. Doanhnghiệp chỉ được phép nhậpkhẩu khi có các giấy phép của cơ quan Nhà nước cho phép và giấy phép này chỉ cấp cho một chủ hàng kinhdoanh một mặt hàng nhất định. - Mở thư tín dụng (nếu có): trong hợp đồng có yêu cầu người nhậpkhẩu phải mở L/C thì doanhnghiệp phải ra ngân hàng được yêu cầu trong hợp đồng và mở đúng hạn để người xuất khẩu có thể chuẩn bị hàng hoá để chuyển hàng. - Thuê tàu lưu cước (nếu có): Tuỳ thuộc vào các điều khoản của hợp đồng, đặc điểm hàng hoá và điều kiện vận tải mà doanhnghiệp tìm kiếm phương tiện vận tải phù hợp để vận chuyển. Để đảm bảo cho việc vận tải và thời hạn giao hàng, doanhnghiệp thường uỷ thác việc thuê tàu cho các công ty hàng hải đảm nhận. - Làm thủ tục hải quan: Khi hàng hoá được vận chuyển qua biên giới hay đến cảng biển đều phải làm các thủ tục hải quan, bao gồm: khai báo hải quan, xuất trình hàng hoá, thực hiện các quyết định của hải quan. - Giao nhận hàng hoá: sau khi hàng hoá về đến cảng, doanhnghiệp phải trực tiếp hoặc uỷ thác cho công ty giao nhận làm các thủ tục nhận hàng, xếp dỡ và nhận hàng về kho bãi của mình. [...]... có hiệuquảkinhdoanh tổng hợp vàhiệuquảkinhdoanh bộ phận + Hiệuquảkinhdoanh tổng hợp là hiệuquảkinhdoanh tính chung cho toàn doanh nghiệp, cho các bộ phận trong doanhnghiệp + Hiệuquảkinhdoanh bộ phận là hiệuquảkinhdoanh tính riêng cho từng bộ phận củadoanhnghiệp hoặc từng yếu tố sản xuất - Căn cứ vài thời gian tính hiệuquả có hiệuquả ngắn hạn vàhiệuquả dài hạn - Căn cứ vào đối... cấp cho doanhnghiệp những thông tin nhằm phát hiện ra những điểm còn tồn tại trong quá trình kinh doanh, những mặt cần khắc phục để có thể nâng cao hiệuquảkinhdoanhnhậpkhẩu của doanhnghiệp 1.2 CƠ SỞ LÝLUẬNVỀHIỆUQUẢKINHDOANHNHẬPKHẨU 1.2.1 Khái quát vềhiệuquảkinhdoanh 1.2.1.1 Một số khái niệm Doanhnghiệp hoạt động kinhdoanh đều muốn đạt được hiệu quảkinhdoanh cao Nhưng tùy vào từng... tượng xem xét hiệuquả có hiệuquả trực tiếp vàhiệuquả gián tiếp - Căn cứ vào khía cạnh khác củahiệuquả thì có hiệuquả tài chính vàhiệuquả chính trị - xã hội 1.2.1.3 Các nhóm giải pháp nâng cao hiệuquảkinhdoanhKinhdoanh trên thị trường ngày nay đòi hỏi mọi doanhnghiệp đều phải cố gắng tìm mọi cách để nâng cao hiệuquảkinhdoanh của từng thương vụ kinhdoanhvàcủa toàn doanhnghiệp Vấn đề... hiệuquảkinhdoanhnhậpkhẩu Trong kinhdoanh xuất nhậpkhẩu thì yếu tố hiệuquả cũng là vấn đền quan trong đối với doanhnghiệpHiệuquảcủakinhdoanh xuất nhậpkhẩucủadoanhnghiệp chỉ có thể đạt được khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra Nó cũng thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các nguồn lực cần thiết phục vụ cho quá trình kinhdoanh xuất nhậpkhẩu Ngoài ra, hiệuquảkinhdoanhnhập khẩu. .. củadoanhnghiệp cũng sẽ mang lại những hiệuquả tốt hơn 1.2.1.2 Phân loại hiệuquảkinhdoanh Phân loại hiệuquảkinhdoanh còn tùy thuộc vào từng doanhnghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác nhau Để thuận tiện cho việc quản lývà nâng cao hiệuquảkinhdoanh người tao thường dựa vào các căn cứ để phân loại hiệuquảkinhdoanh - Căn cứ vào phương pháp tính hiệuquả có hiệuquả tuyệt đối và. .. định tính và định lượng, không gian và thời gian Về định tính, mức độ hiệuquảkinhdoanh là những nỗ lực củadoanhnghiệpvà phản ánh trình độ quản lýcủadoanhnghiệp đồng thời gắn những nỗ lực đó với việc đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu củadoanhnghiệpvàcủa xã hội vềkinh tế, chính trị và xã hội Hiệuquả đạt được không chỉ là lợi ích củadoanhnghiệp mà còn là lợi ích cho toàn xã hội Về mặt định... khẩuvà trình độ tổ chức, quản lýcủadoanhnghiệp để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội ở mức cao nhất với chi phí thấp nhất 1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệuquảkinhdoanhnhậpkhẩu Nhằm mục đích đánh giá hiệuquảkinhdoanhnhậpkhẩucủadoanh nghiệp, và để đảm bảo việc tính toán hiệuquả một cách chính xác thì hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệuquảkinhdoanhnhậpkhẩu cần được xây dựng theo... chỉ tiêu đánh giá hiệuquảkinhdoanhnhậpkhẩu tổng hợp bao gồm chỉ tiêu tuyệt đối và chỉ tiêu tương đối - Chỉ tiêu tuyệt đối: Hiệuquả = Doanh thu nhập khẩu- Chi phí nhậpkhẩu Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hiệuquảkinhdoanhnhậpkhẩu thông qua lợi nhuận là sự chênh lệch giưa doanh thu và chi phí nhậpkhẩucủadoanhnghiệp - Chỉ tiêu tương đối: + Chỉ tiêu đánh giá hiệuquả theo doanh thu: Hnk = Rn... sản xuất củadoanhnghiệp Tóm lại, hiệuquảkinhdoanhcủadoanhnghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lýcủadoanh nghiệ2p để thực hiện ở mức độ cao nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội với chi phí thấp nhất Hiệuquảkinhdoanhcủadoanhnghiệp gắn chặt với hiệuquảkinh tế của toàn xã hội, vì vậy cần phải được xem xét toàn diện về định... điểm của từng người mà vấn đề hiệuquảkinhdoanh được hiểu theo những cách khác nhau Nhưng nhìn chung có bốn quan điểm sau vềhiệuquảkinhdoanh Thứ nhất: Hiệuquảkinhdoanh là kết quả thu được trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá (1) Quan điểm này không đề cập đến chi phí kinh doanh, do đó nếu hoạt động kinhdoanh đều tạo ra cùng một kết quảkinhdoanh thì sẽ có hiệuquả như . LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH NHẬP KHẨU 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và. Căn cứ vào phạm vi tính hiệu quả có hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận. + Hiệu quả kinh doanh tổng hợp là hiệu quả kinh doanh tính