Nhìn chung trong quá trình cải cách hệ thống thuế của nước ta nhà nước đã chútrọng xác lập đúng đắn mối quan hệ giữa các loại thuế, xác định hợp lý các đối tượngchịu thuế, thuế suất và c
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT TIÊN PHÁT
VÕ THỊ LẸ
Huế, tháng 4 năm 2018
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT TIÊN PHÁT
Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn
Lớp: K48B Kế Toán Khóa học: 2014 – 2018
Huế, tháng 4 năm 2018
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3Khóa lu ận tốt nghiệp
Lời Cảm Ơn
Để có thể hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp cũng như hoàn thành chương trình
4 năm đại học, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ quý thầy, quý cô củaTrường Đại học Kinh tế Huế nói chung và quý thầy cô của Khoa Kế toán – Kiểm toán
nói riêng
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô
đã tận tâm hướng dẫn tôi qua những lần học tập khi ngồi dưới ghế nhà trường, trao đổi
về lĩnh vực kế toán- kiểm toán, giúp tôi mở mang đầy đủ kiến thức để làm bài chuyên
đề, mở rộng tầm hiểu biết, hiểu sâu hơn về lĩnh vực chuyên môn để hành trang kĩlưỡng cho tôi sau này bước vào đời
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Th.S Tôn Thất Lê Hoàng Thiện đã tận tậm,chu đáo hướng dẫn giúp tôi thực hiện khóa luận một cách hoàn thiện nhất Nếu không
có sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy thì tôi nghĩ khóa luận này khó có thể mà hoàn thiện
được Một lần nữa xin cảm ơn thầy!
Qua đây, tôi cũng cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên
Phát đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại Công ty Cảm ơn các anh, chị làm việctrong phòng Kế toán đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, thu thập số liệu
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện Khóa luận một cách hoàn chỉnh nhất, song
do mới lần đầu thực tập, tìm hiểu thu thập số liệu của Công ty cũng như hạn chế về mặtkiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót nhất định Tôi rất mongnhận được sự đóng góp từ quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hu ế, tháng 4 năm 2018
Sinh viên
Võ Thị LẹTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4Khóa lu ận tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC BIỂU MẪU vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ, KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 4
1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Đặc điểm 5
1.1.3 Vai trò của thuế 5
1.1.4 Phân loại thuế 8
1.2 Thuế giá trị gia tăng 10
1.2.1 Khái niệm 10
1.2.2 Đặc điểm 10
1.2.3 Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT 10
1.2.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế 11
1.2.4.1 Căn cứ tính thuế 11 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5Khóa lu ận tốt nghiệp
1.2.4.2 Phương pháp tính thuế 13
1.2.5 Khấu trừ thuế GTGT 14
1.2.5.1 Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào 14
1.2.5.2 Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào 15
1.2.6 Kê khai, nộp thuế, hoàn thuế GTGT 15
1.2.7 Nội dung kế toán thuế GTGT 17
1.2.7.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào 17
1.2.7.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra 18
1.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp 19
1.3.1 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế GTGT 20
1.3.2 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN 21
1.3.3 Kê khai, quyết toán, nộp thuế TNDN 24
1.3.4 Kế toán thuế TNDN 25
1.4 Tính mới của đề tài và tổng hợp các đề tài có liên quan 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT TIÊN PHÁT 28
2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH trang Trí Nội Thất Tiên Phát 28
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 28
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 29
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 30
2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán 31
2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán 31
2.1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 32
2.1.5 Tình hình nguồn lực tại công ty trong giai đoạn 2015- 2017 35
2.1.5.1 Tình hình lao động của công ty trong 3 năm 2015-2017 35
2.1.5.2 Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty 37
2.1.5.3 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty 40
2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH TTNT Tiên phát 43
2.2.1 Chứng từ sử dụng 43
2.2.2 Tài khoản sử dụng 43 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6Khóa lu ận tốt nghiệp
2.2.3 Sổ kế toán sử dụng 44
2.2.4 Hóa đơn GTGT 45
2.2.5 Hạch toán thuế GTGT 46
2.2.6 Kê khai, khấu trừ, nộp thuế GTGT 62
2.3 Thực trạng kế toán thuế TNDN 67
2.3.1 Chứng từ sử dụng 67
2.3.2 Tài khoản sử dụng 67
2.3.3 Sổ kế toán sử dụng 68
2.3.4 Thuế TNDN tạm tính và thuế TNDN phải nộp 68
2.3.4.1 Thuế TNDN tạm tính 68
2.3.4.2 Thuế TNDN Phải nộp 69
2.3.6 Kê khai và nộp thuế 72
2.4 Quản lý thuế tại doanh nghiệp 76
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT TIÊN PHÁT 83
3.1 Nhận xét và đánh giá công tác kế toán thuế tại công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát 83
3.1.1 Ưu điểm 84
3.1.2 Nhược điểm 84
3.2 Một số phương pháp nhằm hoàn thiện công tác thuế tại Công ty TNHH TTNT Tiên Phát 86
PHẦN III: KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8Khóa lu ận tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình lao đông tại công ty TNHH TTNT Tiên Phát từ năm 2015-2017.35Bảng 2.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty TNHH TTNT Tiên Phát qua 3 năm2015-2017 37Bảng 2.3 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty TNHH TTNT Tiên Phát qua 3 năm2015-2017 41
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm 2015-2017 38Biểu đồ 2.2 Tình hình nguồn vốn của công qua 3 năm 2015-2017 39Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9Khóa lu ận tốt nghiệp
DANH MỤC BIỂU MẪU
Biểu số 2.1: Hóa đơn GTGT số 2389 47
Biểu số 2.2 Hóa đơn GTGT số 895 48
Biểu số 2.3: Hóa đơn GTGT số 6369 50
Biểu số 2.4 Hóa đơn GTGT số 776144 51
Biểu số 2.5 Trích bảng kê HHDV mua vào 52
Biểu số 2.6 Trích sổ chi tiết TK 1331 53
Biểu số 2.7 Trích sổ cái TK 1331 54
Biểu số 2.8 Hóa đơn GTGT đầu ra số 701 56
Biểu số 2.9 Hóa đơn GTGT số 716 57
Biểu số 2.10 Hóa đơn GTGT số 736 58
Biểu 2.11 Trích bảng kê HHDV bán ra 59
Biểu số 2.12 Trích chi tiết TK 33311 60
Biểu số 2.13 Trích sổ cái TK 3331 61
Biểu số 2.14 Tờ khai thuế GTGT Quý 4/2017 63
Biểu số 2.15 Sổ chi tiết TK 8211 71
Biểu số 2.16 Sổ chi tiết TK 3334 72
Biểu số 2.17 Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2017 73
Biểu số 2.18 Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 75
Biểu số 2.19 Tờ khai thuế GTGT chính thức của quý 4 năm 2016 77
Biểu 2.20 Tờ khai thuế bổ sung cho tờ khai quý 4 năm 2016 79
Biểu 2.21 Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh 81 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10Khóa lu ận tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào 18
Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu ra 19
Sơ đồ 1.3: Quy trình hạch toán kế toán thuế TNDN hiện hành 26
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH TTNT Tiên Phát 30
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH TTNT Tiên Phát 31
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ ghi sổ kế toán dạng tổng quát 34
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ ghi sổ kế toán về thuế GTGT 44 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11Kế toán với chức năng giúp chủ doanh nghiệp trong công tác tổ chức kế toán,thống kê nhằm cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của doanhnghiệp một cách đầy đủ kịp thời Kế toán thuế là công cụ quản lý và điều hành nềnkinh tế, nó có vai trò quan trọng đối với Nhà nước nói chung và doanh nghiệp nóiriêng Việc tổ chức hạch toán kế toán của doanh nghiệp có nhiều khâu quan trọng,trong đó công tác tổ chức thuế, kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDN là một phầnhành kế toán quan trọng trong hệ thống kế toán của mỗi doanh nghiệp Thực hiện tốt
kế toán thuế sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định đúng số thuế GTGT và thuế TNDNphải nộp vào ngân sách nhà nước từ đó doanh nghiệp có kế hoạch chủ động nộp thuế,thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, tránh được tình trạng chậm trễ trong công việctính toán thuế dẫn đến tình trạng chậm nộp thuế ảnh hưởng mối quan hệ giữa doanhnghiệp với cơ quan Nhà nước
Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát là một công ty thương mại, hoạtđộng mua bán diễn ra nhiều, trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh củacông ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát luôn đạt hiệu quả cao Đó là nhờ sự nỗlực không ngừng của ban lãnh đạo cùng các nhân viên trong công ty Bên cạnh đó là
do công tác kế toán của công ty đều tuân thủ theo đúng những quy định của Bộ tàichính, đặc biệt là trong kế toán về thuế nói chung và thuế GTGT, thuế TNDN nóiriêng, khi có bất kỳ một sự sửa đổi nào về luật thuế GTGT hay luật thuế TNDN, công
ty đều thực hiện đúng theo các Thông tư hướng dẫn và làm theo những hướng dẫn mớinhất của cơ quan thuế Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác kế toánthuế của công ty vẫn còn một số hạn chế như cách sắp xếp bộ máy kế toán, việc tổTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12Khóa lu ận tốt nghiệp
chức, sử dụng chứng từ, sổ sách và việc quản lý sử dụng chi phí hợp lý, cần phải khắcphục để công tác kế toán của công ty ngày càng hoàn thiện, đồng thời giúp cho việcthực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước của công ty được tốt hơn
Nhận thức được tầm quan trọng đó, sau quá trình thực tập tại công ty TNHH TrangTrí Nội Thất Tiên Phát, được tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán tại công ty, đi sâu nghiêncứu công tác kế toán thuế mà cụ thể là thuế GTGT và thuế TNDN, kết hợp với những
kiến thức đã học tại trường em đã chọn đề tài “Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT
và kế toán thuế TNDN tại Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát” cho khóa
luận tốt nghiệp của mình
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến thuế từ đó khảosát tình hình thực tế áp dụng các chuẩn mực kế toán thuế GTGT và thuế TNDN để đưa
ra phương hướng hoàn thiện công tác thuế tại doanh nghiệp
Mục tiêu cụ thể:
- Tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến thuế, kế toán thuế GTGT và kế toánthuế TNDN
- Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế GTGT, kế toán thuế TNDN tại công
ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát
- Thông qua tìm hiểu về thực trạng để nhận xét, đánh giá và đưa ra một số giảipháp nhằm hoàn thiện công tác thuế tại công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu công tác thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHHTrang Trí Nội Thất Tiên Phát bao gồm các sổ sách kế toán, tài khoản sử dụng vàphương pháp kế toán, các tờ khai thuế được áp dụng
Trang 13Khóa lu ận tốt nghiệp
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Công tác kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDN
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
- Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu: tham khảo tài liệu ở thư việntrường, các tài liệu có liên quan đến đề tài như giáo trình kế toán thuế GTGT và thuếTNDN, các thông tư, thông tin trên internet, tạp chí và các tài liệu kế toán khác…
được thực hiện hệ thống hóa các cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để thu thậpthông tin về tình hình doanh nghiệp, về công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN cũngnhư làm rõ những thắc mắc trong quá trình thu thập thông qua việc trao đổi trực tiếpvới kế toán trưởng và kế toán phần hành khác Phương pháp này được thực hiệnthường xuyên trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị
Phương pháp xử lý số liệu:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp để xử lý và phân tích số liệu: Sosánh, phân tích tình hình lao động, tài sản - nguồn vốn, kết quả kinh doanh Tiến hành
xử lý, tổng hợp số liệu đối chiếu lý thuyết với thực tế để đưa ra nhận xét về công tác
kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại công ty
- Phương pháp kế toán: Thu thập các chứng từ kế toán để chứng minh cho cácnghiệp vụ kinh tế đã xảy ra tại doanh nghiệp; ghi nhận, hạch toán theo các tài khoảnđối ứng vào sổ kế toán có liên quan từ đó đối chiếu khớp đúng giữa sổ kế toán vàchứng từ cũng như phân tích, xử lý số liệu sử dụng trong phần thực trạng kế toán thuếGTGT và thực trạng kế toán thuế TNDN
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Khóa lu ận tốt nghiệp
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ, KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1Những vấn đề cơ bản về thuế 1.1.1 Khái niệm
Thuế ra đời là mang tính tất yếu gắn liền với sự tồn tại của nhà nước Như chúng
ta đã biết, mỗi nhà nước muốn tồn tại thì phải có một nguồn vật chất nhất định để duytrì sự tồn tại và thực hiện chức năng của nhà nước Nguồn vật chất đó hình thành từnhiều hoạt động khác nhau nhưng hoạt động chủ yếu vẫn là hoạt động thu thuế Việcthu thuế tạo ra một nguồn thu tài chính lớn cho nhà nước, qua đó nhà nước có thể tồntại và thực hiện chức năng của mình
Cho đến nay trong các sách báo kinh tế trên thế giới vẫn chưa có thống nhất tuyệtđối về khái niệm thuế Đứng trên các góc độ khác nhau theo các quan điểm của cácnhà kinh tế khác nhau thì có các định nghĩa về thuế khác nhau
Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công” đưa ra một định
nghĩa tương đối cổ điển về thuế: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của nhà nước”
Trên góc độ phân phối thu nhập: “Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại
tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”.
Trên góc độ kinh tế học: “Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó nhà nước sử
dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của nhà nước”.
Vậy từ những quan điểm trên có thể định nghĩa về thuế như sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15Khóa lu ận tốt nghiệp
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đónggóp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện cácchúc năng, nhiệm vụ của nhà nước
1.1.2 Đặc điểm
- Tính pháp lý:
Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao, được quyết định bởi quyền lựcchính trị của nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện thông qua các quy định cần thiết vềphạm vi, hình thức và các thủ tục, các quy trình pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế
- Tính bắt buộc:
Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế, nó phân biệt thuế với cáchình thức huy động tài chính khác của ngân sách nhà nước Đặc điểm này vạch rõ nộidung kinh tế của thuế là những quan hệ tiền tệ được hình thành một cách khách quan
và có ý nghĩa xã hội đặc biệt, việc động viên mang tính chất bắt buộc của Nhà nước
Theo nhà kinh tế học Joseph E Stiglitz: “Thuế khác với đa số những khoản
chuyển giao tiền từ người này sang người kia: Trong khi tất cả những chuyển giao đó
là tự nguyện thì thuế là bắt buộc”
- Tính không hoàn trả trực tiếp:
Khác với khoản vay, phí và lệ phí, thuế không hoàn trả trực tiếp cho người nộpthuế, tuy nhiên, một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông quacác khoản phúc lợi xã hội Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện ở cả trước và saukhi thu thuế
Trước khi thu thuế, Nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào chongười nộp thuế Sau khi thu thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nàocho người nộp thuế bởi vì kết quả của việc sử dụng các thu nhập từ thuế chủ yếu là cácsản phẩm công cộng
1.1.3 Vai trò của thuế
Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước màthuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự công bằng trong phânphối và sự ổn định xã hội Trong phạm vi nghiên cứu sẽ xem xét thuế với các vai trò
cơ bản của nó là: tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, kích thích tăng trưởng kinh tếTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16Khóa lu ận tốt nghiệp
và điều chỉnh thu nhập
Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Là vai trò đầu tiên của thuế Mỗi một loại thuế mà nhà nước ban hành đều nhằm vàomục đích là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước Trong nền kinh tế thị trường vai trònày của thuế càng nổi bậc bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
Vai trò tạo nguồn thu của thuế xuất phát từ yêu cầu và quyền lực của nhà nướcđối với xã hội Nhà nước với quyền lực chính trị có thể ban hành các loại thuế với cácmức thuế suất tuỳ ý Tuy nhiên, khi xét về mục đích lâu dài khi định ra các loại thuế,thuế suất, đối tượng chịu thuế chính phủ không chỉ đơn thuần thỏa mãn nhu cầu tăngthu của ngân sách nhà nước, mà phải thỏa mãn đồng thời yêu cầu tăng trưởng kinh tế
và điều chỉnh thu nhập Việc đáp ứng cả ba yêu cầu đó đòi hỏi chính phủ phải tínhtoán, cân nhắc kỹ lưỡng khi ban hành các loại thuế, bởi vì nguồn thu của thuế bắtnguồn từ thu nhập quốc dân, khả năng động viên của thuế phụ thuộc chủ yếu vào pháttriển của sản xuất, hiệu quả của sản xuất
Như vậy, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước là vai trò cơ bản của thuế Tuynhiên để phát huy tốt vai trò này cần phải đặt thuế trong mối quan hệ với tăng trưởngkinh tế và thực hiện công bằng xã hội, bởi vì chính sự tăng trưởng kinh tế và thực hiệncông bằng xã hội là cơ sở tồn tại và phát triển của thuế
Vai trò kích thích tăng trưởng kinh tế
Là vai trò không kém phần quan trọng bởi vì chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếpđến thu nhập, giá cả, quan hệ cung cầu, cơ cấu đầu tư và đến sự phát triển hoặc suythoái của một nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều tiết sản xuất
và thị trường nhằm xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lý; có những ngành kinh tế tác độngđến sự tăng trưởng kinh tế (kinh tế công cộng) nhưng lại không được các nhà đầu tưthuộc các thành phần kinh tế quan tâm vì lợi nhuận không cao, cần có sự đầu tư của nhànước Điều này đòi hỏi phải huy động thuế một tỷ lệ tương đối cao đối với một số ngành
có điều kiện thuận lợi trong những thời kỳ nhất định và một tỷ lệ thuế tương đối thấp đốiTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17Khóa lu ận tốt nghiệp
với những ngành kém thuận lợi nhằm tạo cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế Đồng thời, việcphân biệt thuế suất đối với từng loại sản phẩm, ngành hàng tự nó đã góp phần điều chỉnhgiá cả, quan hệ cung cầu và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào đầu tư những sảnphẩm, ngành hàng theo đúng định hướng của nhà nước và việc ưu đãi thuế đối với một
số mặt hàng, ngành nghề cũng góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế
Nhìn chung trong quá trình cải cách hệ thống thuế của nước ta nhà nước đã chútrọng xác lập đúng đắn mối quan hệ giữa các loại thuế, xác định hợp lý các đối tượngchịu thuế, thuế suất và chế độ miễn giảm cho nên hệ thống thuế hiện hành đã phát huytác dụng trong việc khuyến khích đầu tư, phát triển những ngành sản xuất kinh doanh
có lợi cho nền kinh tế, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, thực hiện chính sách thu hútvốn đầu tư nước ngoài, bảo vệ và phát triển sản xuất hàng hóa trong nước và tạo điềukiện cho hàng hóa trong nước xâm nhập, cạnh tranh được với thị trường thế giới
Vai trò điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hộiTrong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp của nhà nước, để thịtrường tự điều chỉnh thì sự phân phối của cải và thu nhập sẽ mang tính tập trung rấtcao tạo ra hai cực đối lập nhau: một thiểu số người sẽ giàu có lên nhanh chóng, còncuộc sống của đại bộ phận dân chúng ở mức thu nhập thấp Thực tế, sự phát triển củamột đất nước là kết quả nỗ lực của cả một cộng đồng, sẽ không công bằng nếu khôngchia xẻ thành qủa phát triển kinh tế cho mọi người Bởi vậy cần có sự can thiệp củanhà nước vào qúa trình phân phối thu nhập, sự can thiệp này đặc biệt hiệu qủa bằngcách sử dụng công cụ thuế
Với các sắc thuế như: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thunhập… theo hướng thuế đánh cao vào những hàng hóa dịch vụ cao cấp, người có thunhập cao nhằm điều tiết bớt thu nhập của các doanh nghiệp, cá nhân có thu nhập cao
Đồng thời thuế đánh thấp vào những hàng hóa dịch vụ cần thiết cho đại bộ phận dânchúng (Ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt thuế suất 75% đối với rượu từ 40 độ trở lên, thuếsuất 15% đối với rượu thuốc Bia chai, bia hộp, bia tươi thuế suất 75% trong khi biahơi thuế suất là 30% …) Như vậy, việc quy định về đối tượng chịu thuế, thuế suấttừng ngành hàng như trên bên ngoài như là một sự cưỡng chế nhưng bên trong nhằmđiều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18Khóa lu ận tốt nghiệp
Mặt khác, những nhà doanh nghiệp cũng không thể suốt đời phục vụ cho mụcđích tăng trưởng kinh tế nếu thu nhập của họ bị chia xẻ một cách vô lý Đây là mâuthuẩn cơ bản trong nền kinh tế thị trường mà chính sách thuế của chính phủ phải giảiquyết Thực ra, vẫn có một mối quan hệ phụ thuộc để tồn tại giữa nhà kinh doanh vàngười lao động Tức là, có một giới hạn phân phối lại mà ở đó độ nhạy cảm về tăngtrưởng bị hạn chế, các nhà kinh doanh sẳn sàng đóng góp một phần thu nhập cho xãhội mà không làm suy giảm sự tăng trưởng của họ Chính sách thuế phải xác địnhđược khung giới hạn đó thông qua phản ứng của doanh nghiệp đối với thuế suất từngloại thuế và có sự điều chỉnh cho phù hợp
1.1.4 Phân loại thuế
Phân loại theo phương thức đánh thuếĐây là cách phân loại truyền thống đã hình thành từ rất lâu, các sắc thuế thườngđược chia thành thuế trực thu và thuế gián thu Sự phân loại này phụ thuộc vào đốitượng chịu thuế, mối quan hệ giữa người nộp thuế và Nhà nước
- Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của tổ chức kinh tế hoặc
của cá nhân (đánh trực tiếp vào người nộp thuế) như thuế thu nhập, thuế đánh vào củacải, thuế đánh vào đối tượng thường trú Đối với thuế trực thu thì người nộp thuế cũngchính là người chịu thuế Nhà nước áp dụng loại thuế này nhằm điều tiết, động viêntrực tiếp vào thu nhập của người có thu nhập Tức người thực hiện hành vi nộp thuếphải trích một phần từ chính thu nhập của mình để nộp cho Nhà nước mà không thểchuyển nghĩa vụ sang cho người khác
- Thuế gián thu là loại thuế đánh vào việc tiêu thụ các hàng hóa, dịch vụ và được
xác định là một khoản cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ Qua đó, mối quan hệgiữa người chịu thuế và Nhà nước được thể hiện một cách gián tiếp Trong mối quan
hệ này, khoản thuế gián thu sẽ được chuyển cho người tiêu dùng gánh chịu và khoảnthuế gián thu này được doanh nghiệp thu hộ cho Nhà nước, người nộp thuế và ngườichịu thuế khác nhau, hay nói cách khác doanh nghiệp nộp thuế hộ, người tiêu dùng làngười chịu thuế, các loại thuế gián thu hiện hành như: thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêuthụ đặc biệt, thuế Xuất nhập khẩu…
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19Khóa lu ận tốt nghiệp
Với cách phân loại này, hệ thống thuế được chia thành 3 loại: thuế đánh vào hànghóa, dịch vụ (thuế tiêu dùng); thuế đánh vào thu nhập và thuế đánh vào tài sản
- Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ: là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là các
loại hàng hóa, dịch vụ Các loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ được tính vào giá bánnên về thực chất là loại thuế do người tiêu dùng gánh chịu, loại thuế này cho phép mọingười tự do lựa chọn hàng hóa, quyết định tiêu dùng để chịu thuế cao hay thấp tùy ýthích và túi tiền của mình Các loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ được thể hiệndưới các sắc thuế như: thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt…
- Thuế đánh vào thu nhập: là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là phần thu nhập
kiếm được Thu nhập được hình thành từ nhiều nguồn như: tiền lương, tiền công, hoạtđộng sản xuất kinh doanh… do thu nhập được thể hiện ở nhiều dạng nên thuế thu nhậpcũng có nhiều loại: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế đánh vào tài sản: là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản của
người chịu thuế như: nhà cửa, đất đai, chứng khoán
Ý nghĩa của việc phân loại thuế
Trong hoạt động lập pháp
- Phân loại thành thuế trực thu và thuế gián thu sẽ giúp các nhà lập pháp tìm ranhững phương thức điều tiết riêng, xây dựng được các sắc thuế phù hợp với mục đíchđiều tiết, phản ánh được phạm vi tác động của sắc thuế đó
- Để đảm bảo tính công bằng điều tiết thu nhập thì cần gia tăng các loại thuế trựcthu nhưng đề đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước thì lại cần gia tăngcác loại thuế gián thu Vấn đề là phải làm sao để cân bằng được lợi ích của nhà nước
và người nộp thuế
Trong công tác tổ chức hành thuViệc phân loại thuế có ý nghĩa trong việc tổ chức thu thuế Với mỗi loại thuế sẽ xácđịnh được phạm vi người nộp thuế, nguyên tắc đánh thuế, đối tượng tính thuế, căn cứ tínhthuế, cách thức tính thuế, từ đó có biện pháp thu thuế phù hợp Qua đó phân định thẩmquyền của các cơ quan ban hành thu thuế từ đó có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả
Trong nhận thức của đối tượng nộp thuế và người chịu thuế, trốn thuếTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20Khóa lu ận tốt nghiệp
Đối với loại thuế trực thu sẽ dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ratình trạng trốn, lậu thuế, còn đối với loại thuế gián thu thì người nộp thuế không có gánhnặng về thuế việc nộp thuế sẽ như một phần tất yếu khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ
1.2 Thuế giá trị gia tăng 1.2.1 Khái niệm
Theo quy định tại Điều 2, Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 của Quốc hội banhành ngày 03/06/2008:
“Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh
trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng”
Như vậy, ta có thể hiểu: thuế GTGT là thuế tính trên phần giá trị mới được tạo ra(giá trị tăng thêm) trong quá trình SXKD Nếu trong quá trình SXKD không tạo ra giátrị tăng thêm cho sản phẩm thì tổ chức, DN không phải nộp thuế GTGT
Thuế GTGT được đánh giá là một sắc thuế tiên tiến của Nhà nước ta, đã khắcphục được hiện tượng thuế chồng lên thuế của thuế doanh thu
- Thuế gián thu: Đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân SXKD và người chịuthuế là người tiêu dùng
- Lũy thoái so với thu nhập: Dù người có thu nhập cao hay thấp đều chỉ chịu mộtmức thuế giống nhau nếu mua cùng một loại HHDV
1.2.3 Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT
Đối tượng chịu thuếHàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam làđối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng không chịu thuế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21Khóa lu ận tốt nghiệp
Đối tượng không chịu thuếĐối tượng không chịu thuế được bổ sung và nêu rõ tại Điều 4, Thông tư219/2013/TT-BTC Các đối tượng không chịu thuế GTGT gồm 26 nhóm đối tượng vàđược tóm tắt thành 8 nhóm như sau:
1)Sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm và dịch vụ phục vụ nông nghiệp2)HHDV mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống cộng đồng, khôngmang tính chất kinh doanh
3)HHDV của một số ngành cần khuyến khích phát triển
4)Các dịch vụ tài chính ngân hàng, kinh doanh chứng khoán5)Hàng hóa mang tính chất phục vụ nhu cầu đặc biệt của nhà nước hoặc cầnđược bảo mật
6)HHDV thuộc các hoạt động ưu đãi vì mục tiêu xã hội nhân đạo7)Hàng hóa nhập khẩu nhưng thực chất không phục vụ cho sản xuất kinh doanh
và tiêu dùng ở Việt Nam như hàng chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất…
8)Hàng hóa dịch vụ thuộc diện không chịu thuế
Đối tượng nộp thuếNgười nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinhdoanh (sau đây gọi là doanh nghiệp) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, muadịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT
Thông tư 219/2013/TT-BTC bổ sung thêm một đối tượng chịu thuế GTGT so với
Thông tư 06/2012/TT-BTC: “Cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực
hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mãi, quảng cáo thì phải kê khai nộp thuế theo quy định”.
1.2.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế 1.2.4.1 Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất
Thuế GTGT = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất
Trong đó:
+ Giá tính thuế GTGT được xác định tùy theo từng loại HHDV, cụ thể một sốTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22- Đối với các HHDV có hóa đơn đặc thù như vé xe, vé tàu, tem bưu chính, vé xổ
số kiến thiết…: giá tính thuế là giá đã có thuế chia cho (1+ thuế suất)
- Đối với hàng hóa nhập khẩu: giá tính thuế giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) vớithuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) Giá nhập tại cửakhẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu
- Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho,trả thay lương cho người lao động: giá tính thuế là giá tính thuế GTGT của hàng hoá,dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm: giá tính thuế là giátính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồmkhoản lãi trả góp, trả chậm
- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ, ủy thác xuấtnhập khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng: giá tính thuế là tiền công, tiền hoahồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT
+ Thuế suất: Thuế suất thuế GTGT gồm 3 mức thuế 0%, 5%, 10% được quy định
cụ thể các trường hợp áp dụng các mức thuế suất tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, chương
II, Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế GTGT
Thời điểm xác định thuế GTGT Theo Điều 8, Chương II, Thông tư BTC như sau:
219/2013/TT-Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23- Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Và một số trường hợp khác Theo Điều 8, Chương II, Thông tư 219/2013/TT-BTC
1.2.4.2 Phương pháp tính thuế
Phương pháp tính thuế GTGT gồm phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phươngpháp tính trực tiếp trên thuế GTGT
- Phương pháp khấu trừ thuế GTGT được quy định như sau:
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế GTGT đầu
ra trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ; số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuếGTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT; số thuế GTGT đầu vàođược khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch
vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu
Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy
đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn,chứng từ và đăng kí nộp thuế theo khấu trừ thuế được quy định theo khoản 1, Điều 12,Thông tư 219/2013 TT-BTC hướng dẫn Luật thuế GTGT quy định
Xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp
Trang 24Khóa lu ận tốt nghiệp
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra bằng (=) Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ nhân (x) Thuế
suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó
Thuế GTGT đầu vào bằng (=) Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT
mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuếGTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng
từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo quy định của Bộ tài chính
- Phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau:
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGTcủa hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân (x) thuế suất thuế GTGT;
Xác định thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa dịch vụ chịu thuế x Thuế suất
Trong đó: GTGT của hàng hóa dịch vụ chịu thuế được xác định bằng giá thanhtoán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vàotương ứng
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thườngtrú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế
độ kế toán, hóa đơn, chứng từ; hoạt động kinh doanh mua bán vàng bạc đá quý, thuếGTGT của hàng hóa, dịch vụ đó
1.2.5 Khấu trừ thuế GTGT 1.2.5.1 Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào
- Thuế GTGT đầu vào của HHDV dùng cho sản xuất, kinh doanh HHDV chịuthuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thườngcủa hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất (như: thiên tai, hỏa hoạn, các trường hợp tổn
thất không được bảo hiểm bồi thường…)
- Thuế GTGT đầu vào của HHDV ( kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời choSXKD HHDV chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuếGTGT đầu vào của HHDV dùng cho SXKD HHDV chịu thuế GTGT
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25Khóa lu ận tốt nghiệp
- Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGTđầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầuvào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong cáctrường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố địnhhoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các vănbản hướng dẫn thi hành định quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 219/2013
- Khấu trừ thuế GTGT trong một số trường hợp cụ thể được quy định tại khoản 5đến khoản 12 Điều 14 Thông tư 219/2013
1.2.5.2 Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Theo Điều 15 Thông tư 219/201/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định điều kiệnkhấu trừ thuế GTGT đầu vào cụ thể như sau:
- Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của HHDV mua vào hoặc chứng từ nộpthuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nướcngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
- Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (séc, ủy nhiệm chi, hoặc lệnh chi,
ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ tín dụng…) đối với HHDV mua vào (bao gồm cả hàng hóanhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị HHDV mua vàotừng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT
- Trường hợp mua HHDV của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồngnhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thìchỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng Nhà cungcấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT
Và một số trường hợp khác quy định tại Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTCcủa Bộ Tài Chính
1.2.6 Kê khai, nộp thuế, hoàn thuế GTGT
Kê khai thuế
Các CSKD HHDV chịu thuế GTGT phải có trách nhiệm lập và gửi cho cơquan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê HHDV mua vào,Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26Người nhập khẩu thì nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu theo từng lần nhậpkhẩu, thời hạn nộp theo thời hạn nộp thuế nhập khẩu.
Quyết toán thuế
Các CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ lập và gửi tờ khai điều chỉnhthuế GTGT năm cho cơ quan thuế, chậm nhất không quá 90 ngày kể từ ngày 31/12 củanăm điều chỉnh Số liệu trên tờ khai điều chỉnh được sử dụng để điều chỉnh thuếGTGT của tháng 3 năm sau
Năm quyết toán được tính theo năm dương lịch
Hoàn thuế
- Điều kiện hoàn thuế GTGT:
Là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
Đã được cấp giấy phép đăng kí DN hoặc giấy phép đầu tư hoặc quyết địnhthành lập của cơ quan có thẩm quyền
Có con dấu theo quy định của pháp luật
Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán
Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh
Chú ý: Theo Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính: “Các
trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì
không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế khấu trừ của
tháng tiếp theo”.
Các trường hợp được hoàn thuế GTGT: được quy định cụ thể tại Điều 18 ThôngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27 Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào (Mẫu số 01-2/GTGT)
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (séc, ủy nhiệm chi…)
1 Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ;
2 Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;
3 Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại;
4 Số thuế GTGT hàng mua nhưng đã trả lại, được giảm giá
Số dư: Số thuế GTGT
còn được khấu trừ,hoàn lại cuối kỳ
Tài khoản 133: Có 2 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh
thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vàosản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theophương pháp khấu trừ thuế
- Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế
GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phươngpháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư
Trang 28Khóa lu ận tốt nghiệp
Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầuvào không được khấu trừ Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGTđầu vào được hạch toán vào tài khoản 133 Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGTđược khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT
Phương pháp hạch toán
TK 133
Thuế GTGT của hàng Khấu trừ thuế GTGT
N nhập khẩu được khấu trừ
TK 111,112
Thuế GTGT đầu vào
TK 152, 153, 156, 211, 621,
Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào
1.2.7.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra
Chứng từ sử dụng
Hóa đơn GTGT đầu ra (Mẫu số 01/GTKT/002)
Bảng kê hàng hóa, dịch vụ bán ra (Mẫu số 01-1/GTGT)
Tờ khai thuế GTGT
Sổ theo dõi thuế GTGT
Phiếu xuất kho
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 33311 – Thuế GTGT đầu ra
2 Số thuế đầu vào đã được khấu trừ
3 Số thuế GTGT được giảm trừ vào
8 Số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu
Số dư: Số thuế GTGT đã nộp thừa Số dư: Số thuế GTGT còn phải nộp vào NSNN
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29TK 111,112
Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu ra
1.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008; Thông tư số78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 và Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướngdẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định vàhướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày22/12/2014 của Bộ Tài chính
Khái niệmTheo giáo trình Thuế của PGS.TS Phan Thị Cúc, NXB Thống Kê năm 2008,
trang 341: “Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập chịu thuế sau
khi trừ đi các chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất, kinh doanh HHDV”.
Đặc điểmThuế TNDN là một loại thuế trực thu Tính chất trực thu của loại thuế này đượcTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30Khóa lu ận tốt nghiệp
biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế
Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bởi vậy mức độngviên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh tế của DN
Vai trò
Thứ nhất, thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN.
Thuế TNDN là một trong những loại thuế trực thu, chiếm một tỷ trọng lớn trong
cơ cấu thu NSNN Điều này thể hiện ở phạm vi áp dụng thuế TNDN rất rộng rãi, baogồm mọi cơ sở kinh doanh có thu nhập
Thứ hai, thuế TNDN là công cụ quan trọng trong nền kinh tế, là công cụ để nhà
nước quản lý nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế và đảm bảocông bằng xã hội
1.3.1 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế GTGT
Đối tượng nộp thuế
Về nguyên lý chung thì tất cả các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóadịch vụ có thu nhập chịu thuế thì đều thuộc đối tượng nộp thuế TNDN
Tuy nhiên, để thu thuế thu nhâp doanh nghiệp, các nước chú trọng đến việcphân loại công ty hoạt động dưới hình thức nào Các nước do các hệ thống phápluật hoàn chỉnh nên đã quy định cụ thể một họat động kinh doanh trước khi tiến hànhphải thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo luật kinh doanh tương ứng Trên cơ sởquy định về pháp lý, tên gọi, chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu, các sáng lập viên màđịnh ra các hình thức thu thuế thu nhập thích hợp
Đối tượng chịu thuế
Là thu nhập chịu thuế của các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ Bao gồm
cả thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thunhập chịu thuế khác Cơ sở kinh doanh có thu nhập chịu thuế cũng chính là đối tượngchịu thuế
Đối tượng không chịu thuế
- Các tổ chức sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm nông nghiệp, từ việcthực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31- Các tổ chức dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội
1.3.2 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN
Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế bao gồm thu nhập tính thuế và thuế suất
Phương pháp tính thuế
Nguyên tắc chung
Kỳ tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính
Trường hợp DN áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xácđịnh theo năm tài chính áp dụng
Kỳ tính thuế đầu tiên (DN mới thành lập) và kỳ tính thuế năm cuối cùng (DNchuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giảithể, phá sản) có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo(đối với DN mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (DN chuyển đổi loại hình DN,chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản)
Năm tính thuế đầu tiên ( DN mới thành lập) hoặc cuối cùng ( DN sáp nhập,giải thê, thanh lý, ) không dài quá 15 tháng
DN thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN (gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế
từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế TNDN của nămchuyển đổi không vượt quá 12 tháng
Tạm nộp thuế theo quý, một năm 4 lần và một lần quyết toán cho cả năm
Phương pháp tính thuế : có 2 phương pháp
Phương pháp tính thuế trực tiếp
Áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệpthành lập theo pháp luật Việt Nam, DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cóTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32Khóa lu ận tốt nghiệp
hoạt động kinh doanh HHDV có thu nhập chịu thuế TNDN mà các đơn vị này xác địnhđược doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh:
Thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính thuế x Tỷ lệ thuế TNDN
Trong đó tỷ lệ thuế TNDN như sau:
Riêng giáo dục, y tế và biểu diễn nghệ thuật 2%
Phương pháp tính thuế khấu trừ
Áp dụng đối với tổ chức thành lập theo pháp luật Việt Nam, như: Doanh nghiệp
tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh,
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất
Trong đó: thuế suất thuế TNDN
Từ ngày 1/1/2017:
- Thuế suất 20% áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp (Trừ 1 số loại hình doanhnghiệp quy định tại điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTCcủa Bộ Tài Chính)
- Thuế suất 32%-50% sẽ áp dụng cho những doanh nghiệp có hoạt động tìmkiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam
- Thuế suất 50% áp dụng với các mỏ tài nguên bạch kim, vàng, bạc, thiếc,wonfarm, antimoan, đá quý đất hiếm
Trường hợp có trích quỹ phát triển khoa họ và công nghệ thì thuế TNDN phảinộp được tính như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Quỹ KHCN) x Thuế suất
Thu nh ập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập miễn thuế + Chuyển lỗ) Thu nh ập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Thu nhập khác
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Khóa lu ận tốt nghiệp
trừ; có cả thuế GTGT nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế theo Phương pháp trực tiếp) saukhi đã trừ đi các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, trị giá hàng bán trả lại, tiền lãitrả chậm, nhưng bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanhđược hưởng Doanh thu tính thuế còn bao gồm trị giá của hàng hóa, dịch vụ dùng traođổi, biếu tặng và sản phẩm tự dùng (Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thuđược tiền)
Thời điểm để xác định doanh thu tính thuế:
- Đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hànghóa cho người mua
- Đối với dịch vụ là thời điểm dịch vụ hoàn thành hoặc đã xuất hóa đơn
Chi phí hợp lý ( chi phí được trừ)
Chi phí kinh doanh hợp lý là những khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra đểtiến hành sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế có liên quan đến việc tạo ra doanh thu
và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà theo quy định của luật thuế được phép trừkhỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
96/2015/TT-1 Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
2 Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
3 Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệuđồng trở lên ( giá đã bao gồm thuế GTGT ) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toánkhông dùng tiền mặt
Các khoản thu nhập chịu thuế khác
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật thuế số 14/2008, ngoài các thu nhập từhoạt động sản xuất kinh doanh nói trên, luật thuế TNDN hiện hành còn quy định cáckhoản thu nhập khác của doanh nghiệp phải tính vào thu nhập tính thuế, bao gồm: Thunhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn, chuyển nhượng bất độngsản, thu nhập từ kinh doanh chứng khoán; thu nhập từ hoạt động liên quan đến quyền
sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, thu nhập từ chuyển nhượng tái sản, thanh lý tài sản, thuTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34151/2014/TT- Quyết toán thuế
Hồ sơ gồm tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN (Thông tư151/2014/TT-BTC) và các phụ lục khác như phụ lục báo cáo kết quả SXKD năm 2016theo mẫu số 03-1A/TNDN Thời gian nộp tờ khai quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90của năm tài chính tiếp theo
Nộp thuế
- Địa điểm: DN nộp thuế tại nơi có trụ sở chính Trường hợp DN có cơ sở sản
xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngkhác với địa bàn nơi DN có trụ sở chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi phígiữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính
Trang 35- Số thuế TNDN phải nộp
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp của cácnăm trước phải nộp bổ sung do phát hiệnsai sót không trọng yếu của các năm trướcđược ghi tăng chi phí thuế TNDN hiệnhành trong năm hiện tại
Số dư:
-Số thuế TNDN nộp thừa-Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối vớithuế TNDN hiện hành của các năm trướcđược giảm trừ vào số thuế TNDN phảinộp năm nay
Số dư:
-Số thuế TNDN còn phải nộp
- Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối vớithuế TNDN hiện hành của các năm trướcphải nộp bổ sung
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36bổ sung do phát hiện sai sót không trọngyếu của các năm trước được ghi tăng chiphí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại.
-Số thuế TNDN thực tế phải nộp trongnăm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộpđược ghi giảm chi phí thuế TNDN hiệnhành trong năm
-Số thuế TNDN phải nộp được ghigiảm do phát hiện sai sót không trọngyếu của các năm trước được ghi giảmchi phí thuế TNDN hiện hành của nămhiện tại
Sơ đồ 1.3: Quy trình hạch toán kế toán thuế TNDN hiện hành
1.4 Tính mới của đề tài và tổng hợp các đề tài có liên quan
Tính mới của đề tài
Đã có nhiều khoá luận tốt nghiệp và các nghiên cứu khoa học về đề tài kế toánthuế GTGT và thuế TNDN, tuy nhiên điểm mới của đề tài đó là lần đầu tiên đề tài kếtoán này được thực hiện tại công ty TNHH Trang Trí nội Thất Tiên Phát Bên cạnh đó,
do chính sách thuế mới có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến thuế GTGT và thuế TNDN vìvậy em muốn tìm hiểu thực trạng áp dụng và đề xuất một số giải pháp để làm công tácTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37Khóa lu ận tốt nghiệp
thuế tại công ty có thể cập nhật được những thay đổi đó, góp phần vào sự phát triểncủa công ty
Các đề tài có liên quan
Ở thư viện của trường Đại Học Kinh Tế Huế đã có rất nhiều khóa luận tìm hiểu
về đề tài thuế GTGT và thuế TNDN Em đã nghiên cứu 3 đề tài cùng lĩnh vực như:
Đề tài 1: “Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công tyTNHH Ngọc Anh” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Đề tài 2: “Thực trạng công tác thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHHThiên Phú Kỳ Anh” của tác giả Trần Thị Kim Loan
Đề tài 3: “Thực trạng công tác kế toán thuế tại công ty TNHH Hitec” của tác giảHoàng Thị Kim Chi
Em có nhận xét về một số ưu điểm, nhược điểm của các đề tài như sau:
Ưu điểm:
Bố cục nội dung hợp lý, logic
Nội dụng trình bày đầy đủ các phần, các thông tin, nội dung cần thiết của một
đề tài nghiên cứu
Mỗi quy trình luân chuyển chứng từ được vẽ ra cụ thể, làm cho người đọc dễhiểu được quá trình lưu chuyển chứng từ cũng như công việc của một người kế toán
Nhược điểm
Các đề tài đó đề cập đến các vấn đề thực tế dưạ trên các lý thuyết đã được họcnhưng chưa đi sâu vào phản ánh đầy đủ và bao quát về công tác kế toán thuế tại công ty
Chưa nêu được tính mới trong đề tài nghiên cứu của mình
Do là đề tài của năm trước nên các thông tư quyết định mới chưa được cập nhật
Tóm tắt: trong chương 1 đã trình bày được các vấn đề lý luận liên quan đến thuế
như: nguồn gốc ra đời, khái niệm, đặc điểm, vai trò của hệ thống thuế, cũng như kháiniệm, đặc điểm, vai trò, đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, kê khai thuế và nộpthuế đối với thuế GTGT và thuế TNDN, đồng thời giới thiệu về kế toán thuế GTGT và
kế toán thuế TNDN Trình bày được các phương pháp hạch toán và các tài khoản sửdụng trong kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDN, các phương pháp tính thuế, căn
cứ tính thuế và nộp thuế GTGT và thuế TNDN
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38Tên công ty: Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên PhátĐịa chỉ trụ sở: 222-224 Phan Đăng Lưu – P Phú Hòa – Thành Phố Huế
Mã số thuế: 3300542552
Số điện thoại giao dịch: (054).3502125Email: Tienphat_hue@yahoo.comTổng số vốn kinh doanh ban đầu: 1.000.000.000 đồngTài khoản ngân hàng: 55110000108380 Tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển T.T Huế
Công ty TNHH TTNT Tiên Phát Nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, có điều kiệntốt để giao lưu hàng hóa, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong cả nước đặc biệt
là Thành phố Huế
Ngày 01 tháng 07 năm 2007 công ty đã chính thức ra đời Cũng như các công
ty mới thành lập khác, khi bước vào hoạt động kinh doanh thì trong những năm đầumới thành lập Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát gặp phải không ít khókhăn Đầu tiên là về cơ sở vật chất, công tác tổ chức, vốn, thị trường cũng như kinhnghiệm quản lý, khách hàng chưa nhiều, chưa khẳng định được uy tín của công tytrên thị trường Bên cạnh đó nguồn vốn nhỏ, nguồn nhân công trình độ kỹ thuật cònyếu kém chưa có kinh nghiệm, phương hướng kinh doanh chưa được mở rộng cònTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Khóa lu ận tốt nghiệp
Nhưng trong suốt những năm hoạt động công ty đã nổ lực phấn đấu không ngừngthay đổi chiến lược, chế độ quản lý nâng cao tay nghề bồi dưỡng kỹ năng chuyên mônnghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên Thường xuyên thay đổi phương thức kinh doanhmới để phù hợp với sự đi lên của nền kinh tế Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm củacông ty ngày càng tốt và được nhiều khách hàng quan tâm Hàng hóa tại công tyTNHH Tiên Phát được hầu hết khách hàng trong và ngoài tỉnh ưu chuộng
Công ty phát triển với tốc độ nhanh chóng và trở thành công ty khá mạnh, có
uy tín về lĩnh vực Nội Thất, có quan hệ rộng rãi với các công ty nội thất lớn khác Vàcông ty đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và ngày càng khẳng định vị trí của mìnhtrong lĩnh vực kinh doanh trang trí nội thất
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Hiện nay, công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng đồ gỗ, đồ gia dụng và tiêuthụ sản phẩm thông qua hệ thống bán hàng của công ty với nhiều hình thức: Ký hợpđồng, nhận vận chuyển và cung cấp sản phẩm đến tận tay khách hàng
Nhiệm vụ
- Xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quảSXKD, mở rộng phạm vi hoạt động đến nhiều quốc gia trên thế giới và giải quyết việclàm cho người lao động
- Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết với kháchhàng, đồng thời chú trọng đến chất lượng sản phẩm nhằm tạo uy tín cho công ty trênthị trường trong và ngoài tỉnh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Khóa lu ận tốt nghiệp
- Quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộngkinh doanh thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chế độ bảo hiểm, an toàn lao động Giữ gìn
vệ sinh môi trường và các chủ trương về nghiệp vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước
- Tuân thủ các chính sách quản lý của Nhà nước
- Tổ chức mạng lưới bán buôn, bán lẻ hàng hóa cho các cơ sở sản xuất kinhdoanh, các đơn vị khác và các cá nhân trong nước
- Tổ chức tốt công tác bảo quản hàng hóa, đảm bảo lưu thông hàng hóa thườngxuyên, liên tục và ổn định trên thị trường
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ bộ máy quản lý
Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH TTNT Tiên Phát
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty TNHH TTNT Tiên Phát)
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc: Có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của công ty, có
quyền phân công công việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đặt ra các quyđịnh, thủ tục kiểm tra nội bộ và chịu mọi trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P KINHDOANH
Trường Đại học Kinh tế Huế