1. Trang chủ
  2. » Hoá học lớp 12

Tải Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1 năm 2020 - 2021 - Nội dung ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

6 192 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 17,65 KB

Nội dung

Kể chuyện tưởng tượng: là kể những câu chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay thực tế nhưng có một ý nghĩa nhất định nào đó.. ( VD truy[r]

Trang 1

Đề cương ơn tập học kì 1 lớp 6 mơn ngữ văn

I PHẦN VĂN:

1 Khái niệm các thể loại thuộc văn học dân gian:

- Truyền thuyết.

- Truyện cổ tích.

- Truyện ngụ ngôn.

- Truyện cười.

2 Ý nghĩa các truyện ngụ ngôn đã học:

- Văn bản: "Thầy bói xem voi".

- Văn bản: "Treo biển".

- Văn bản: "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng".

- Văn bản: " Con hổ cĩ nghĩa ".

* Yêu cầu: (Nắm nội dung, ý nghĩa các truyện ngụ ngôn).

II PHẦN TIẾNG VIỆT:

- Số từ và lượng từ.

- Chỉ từ.

- Động từ ,cụm động từ.

- Danh từ , cụm danh từ.

- Tính từ cụm tính từ.

III TẬP LÀM VĂN:

- Kể chuyện đời thường: Xem các đề: (c, e, g) Sgk/119.

- Kể chuyện tưởng tượng: Xem các đề: (1, 5) Sgk/134.

- Nắm được đặc điểm, yêu cầu và phương pháp làm bài văn tự sự.

- Thực hành lập dàn bài một số đề văn tự sự.

ĐỊNH HƯỚNG ƠN TẬP HỌC KÌ I

MƠN NGỮ VĂN KHỐI 6

1 Đọc – hiểu: 3.0 đ

a Văn bản: 2.0 đ

- Phương thức biểu đạt; Nội dung, ý nghĩa văn bản;

- Ý nghĩa chi tiết trong văn bản; Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại.

b Tiếng Việt: 1.0 đ

- Từ (xét về cấu tạo); Từ (xét về nguồn gốc);

- Nghĩa của từ; Từ loại; Cụm từ.

2 Vận dụng: 2.0 đ

- Giải nghĩa từ; Chữa lỗi dùng từ; Đặt câu.

3 Vận dụng cao: 5.0 đ

- Kể chuyện đời thường; Kể chuyện sáng tạo.

Trang 2

-I PHẦN BÀI TẬP

ĐỀ 1 Câu 1: (2điểm).

a Nêu điểm giống nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích?

b Kể tên một truyện truyền thuyết và một truyện cổ tích mà em đã học trong chương trình Ngữ Văn 6, KHI?

c Bài học rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng?

Câu 2: (2điểm).

Chọn đoạn văn sau:

“Những đôi quang gánh dẻo dai gánh gồng yêu thương, những cây sào cứng cáp lái con thuyền

đến bến ấm no, những sợi lạt mềm dai buột yêu thương nhân nghĩa Tất cà đều nằm trong muôn ngàn khóm tre làng đang nhú vạn mầm măng.”

(Lũy tre làng và những mầm măng - Giáng My)

a Những từ sau từ nào là từ ghép và từ nào là từ láy?

dẻo dai, cứng cáp, yêu thương.

b Những từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc từ loại nào?

c Từ bến trong đoạn văn trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 3: (1điểm) Phát hiện lỗi sai và chữa lỗi dùng từ trong câu sau:

Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn cái tinh tú của văn hóa dân tộc

Câu 4: (5điểm) Em hãy kể một thầy giáo (cô giáo) mà em yêu quý, kính trọng.

ĐỀ 2 Câu 1: (1 điểm)

Các văn bản Thạch sanh, Thánh gióng, Cây bút thần, văn bản nào được xếp vào thể loại

truyền thuyết? Căn cứ vào những điểm nào để em khẳng định đó là truyền thuyết?

Câu 2 (1,5 điểm)

a Theo em, vì sao dân gian không đặt cho “em bé” trong truyện Em bé thông minh một cái tên cụ

thể?

b Nêu ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng?

Câu 3: (1,5 điểm)

Đọc ví dụ sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:

Mặt trời lấp ló đằng chân(1) trời xa

Rộn ràng chân(2) bước hòa theo tiếng ca

(Trích bài: Hành khúc tới trường - Âm nhạc 6)

a Các từ chân (1) chân(2) ở ví dụ trên, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo

nghĩa chuyển?

b Tìm một từ láy, một từ ghép có trong ví dụ trên?

Câu 4: (1 điểm)

Vận dụng kiến thức đã học, em hãy phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong câu sau:

Tiếng việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

Câu 5: (5điểm)

Em đã từng được nghe và đọc nhiều câu chuyện thần tiên Em hãy kể lại một câu chuyện thần tiên mà em thích bằng lời văn của em

Trang 3

ĐỀ 3

Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm, Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hổ Tả Vọng Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo ở bên người tự nhiên động đậy Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua Nó đứng nổi trên mặt nước và nói “Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân” Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh”

(Ngữ văn 6, tập I)

a Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại truyện nào? (0,5 điểm)

b Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? (0,5 điểm)

c Từ “le lói” trong câu “Người ta vẫn còn thấy le lói dưới mặt hồ xanh” là loại từ nào? (0,5 điểm)

d Đoạn trích trên kể về nội dung gì? (1 điểm)

đ Từ “nhanh” trong cụm từ “nhanh như cắt” thuộc từ loại gì? (0,5 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm)

Tìm một cụm danh từ và một cụm tính từ, một cụm động từ trong đoạn trích trên và điền vào mô hình cấu tạo cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ

Câu 4: (5,0 điểm) Hãy kể về người bạn thân của em.

ĐỀ 4

Câu 1: (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi:

“Sơn Tinh không hề nao núng Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh

đã kiệt Thần Nước đành rút quân”

(Sơn Tinh, Thủy Tinh – SGK Ngữ văn 6, tập 1 NXB GD Việt Nam)

a Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ

mấy? (1đ)

b Trong câu: “Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn

chặn dòng nước lũ.” Có những cụm động từ nào? (1đ)

c Nêu nội dung khái quát của đoạn văn trên (1đ)

Câu 2: (2.0 điểm)

Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu suy nghĩ của em về

tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay

Câu 2: (5.0 điểm) Kể về một việc tốt mà em đã làm để giúp đỡ người khác.

ĐỀ 5 Câu 1 (2,0 điểm)

a) Thế nào là cụm động từ? Nêu cấu tạo đầy đủ của cụm động từ?

b) Tìm các cụm động từ có trong câu văn sau:

"Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước."

(SGK Ngữ Văn 6, tập 1, trang 32)

Câu 2 (3,0 điểm) Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi:

Trang 4

"Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu."

(SGK Ngữ Văn 6, tập 1, trang 102)

a) Câu văn trên thuộc văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Hãy nêu khái niệm của thể loại văn bản ấy? Kể tên các văn bản đã học cùng thể loại với văn bản trên?

b) Văn bản trên cho ta bài học gì trong cuộc sống?

Câu 3 (5,0 điểm).

Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một trong các con vật sau (chó, mèo, chuột, chim, ) trong thời hạn ba ngày Trong ba ngày đó em gặp những điều thú vị và rắc rối gì?

Em mong chóng hết hạn để trở lại làm người như thế nào? Hãy kể lại câu chuyện đó

II. HƯỚNG DẪN PHẦN TẬP LÀM VĂN: Kiểu văn bản tự sự

Văn Tự sự ( Kể chuyện đời thường và kể chuyện sáng tạo)

1 Kiến thức cần đạt:

*Nắm vững đặc trưng sự khác nhau giữa các dạng văn tự sự.

a Kể chuyện đời thường: là kể lại những chuyện mình đã gặp hoặc đã từng trải qua để lại

nhiều ấn tượng, cảm xúc nhất định ( VD truyện: Một việc tốt em đã làm; Người thân thiết nhất với em; …)

* Lưu ý: Khi kể một câu chuyện đời thường thì nhân vật, sự việc trong truyện cần chân

thực, không bịa đặt; các sự việc, chi tiết cần tập trung vào chủ đề chính, tránh kể tùy tiện, rời rạc

b Kể chuyện tưởng tượng: là kể những câu chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng

tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay thực tế nhưng có một ý nghĩa nhất định nào đó ( VD truyện: Lục súc tranh công; Giấc mơ gặp Lang Liêu; …)

* Lưu ý: Truyện tưởng tượng vẫn cần bám sát vào những đặc điểm có thật của sự vật,

hiện tượng được kể rồi mới nhân hóa, tưởng tượng thêm lên

*Nắm vững bố cục và phương pháp làm từng dạng bài văn tự sự.

Cách làm bài tự sự

a Tìm hiểu đề: Xác định thể loại; xác định người hoặc việc sẽ kể và phạm vi yêu cầu

của đề.

b Tìm ý : Xác định tính tình, sở thích, tình cảm, … của nhân vật hoặc diễn biến trước

sau của sự việc cần kể

c.Lập dàn ý: Sắp xếp các nội dung vừa tìm được theo bố cục ba phần:

Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

Thân bài: Kể diễn biến của sự việc.

Kết bài: Kể kết thúc của sự việc.

d Viết bài: Dựa vào dàn bài đã có xây dựng thành bài văn hoàn thiện; đọc lại và sửa lỗi.

2 Kĩ năng cần đạt:

- Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn và biết sử dụng ngôi kể, thứ tự kể kết hợp với liên

tưởng, tưởng tượng để bài làm sinh động, hấp dẫn, đồng thời thể hiện sự sáng tạo

3 Một số đề bài HS tham khảo:

Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm

Đề 2: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi

Đề 3: Kể về một người mà em yêu quý ( ông, bà, cha, mẹ thầy cô )

Đề 4: Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này

Đề 5: Kể về buổi tựu trường năm học mới

Đề 6: Kể về buổi lễ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ở trường em

Trang 5

Đề 7: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra

Đề 8: Trong vai người bán hàng, em hãy kể lại câu chuyện Treo biển.

Đề 9: Thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình của Sơn Tinh trong truyện “SơnTinh, Thủy Tinh”

Đề 10: Mượn lời đồ vật (hoặc con vật)mà em gần gũi để giải bài tâm sự hoặc kể chuyện tình cảm

giữa em và đồ vật (hay con vật đó)

MỘT SỐ DÀN Ý THAM KHẢO:

Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.

Gợi ý: a MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm và ấn tượng sâu đậm của em về việc làm tốt

ấy

b TB: Kể chi tiết về các sự việc đã diễn ra theo trình tự hợp lí:

- Việc tốt ấy diễn ra trong khoảng thời gian nào? Ở đâu?

- Hoàn cảnh nào đã tạo cơ hội cho em làm việc tốt?

- Có những ai tham gia cùng em?

- Em đã làm những việc gì?

- Có điều gì bất ngờ xảy ra khi em đang làm việc tốt?

- Em đã ứng xử như thế nào trong tình huống bất ngờ ấy?

- Kết quả cuối cùng của việc tốt em đã làm ra sao?

c KB: Cảm nghĩ của em sau khi làm được một việc có ích.

Đề 2: Kể chuyện lần đầu em đi chơi xa / Kể về một kỉ niệm mà em nhớ nhất.

Gợi ý: a MB: Giới thiệu về chuyến đi chơi xa của em và cảm xúc sâu đậm của em về chuyến đi

ấy

b TB: Kể chi tiết về chuyến đi:

- Lần đầu em đi chơi xa trong trường hợp nào?

- Ai đưa em đi?

- Nơi ấy là đâu? Về quê hay ra thành phố, hoặc đi tham quan nơi nào?

- Hành trình chuyến đi ra sao?

- Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi ấy?

- Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi?

- Em ao ước những chuyến đi như thế nào?

c KB: Cảm nghĩ của em về chuyến đi ấy.

Đề 3: Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này

Gợi ý: a MB: Giới thiệu về người bạn mới quen và tình cảm hiện tại em dành cho bạn ấy

b TB: - Em quen bạn trong tình huống nào? Ở đâu?

- Bạn có điểm đặc biệt nào về hình dáng, tính cách, sở thích?

- Khi mới quen, tình cảm và cách đối xử của bạn dành cho em ra sao ?

- Khi đã thân thiết hơn, bạn thay đổi như thế nào?

- Em thích nhất điều gì ở bạn?

c KB: Cảm xúc của bản thân thi quen được người bạn ấy.

Đề 4: Người để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất.

* Gợi ý: - HS dựa vào dàn ý kể người.

a MB: Giới thiệu người định kể và mối quan hệ giữa em với người đó.

b TB:

Trang 6

- Giới thiệu đôi nét về tên, tuổi tác, ngoại hình, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của người đó.

- Kể về việc làm của người đó đối với mọi người xung quanh để bộc lộ tính cách của người đó

- Kể về tài năng, sở thích của người đó

- Kể một kỉ niệm thể hiện sự gắn bó giữa em và người đó Qua kỉ niệm ấy, tình cảm người đó dành cho em như thế nào?

c KB: Tình cảm của em dành cho người được kể và mong ước của em dành cho người đó

Tham khảo đề thi học kì 1 lớp 6: https://vndoc.com/de-thi-hoc-ki-1-lop6

Ngày đăng: 17/02/2021, 12:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w