1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tập lớn đất đai (9 điểm) Đánh giá việc thực thi pháp luật về bảo vệ quỹ đất nông nghiệp hiện nay

12 232 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 35,55 KB

Nội dung

Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang diễn ra nhanh chóng hiện nay thì tất yếu dẫn đến một diện tích lớn đất nông nghiệp sẽ được Nhà nước quy hoạch chuyển sang mục đích phi nông nghiệp để phục vụ cho các mục đích nêu trên. Tuy nhiên, để diện tích đất nông nghiệp không bị giảm sút nghiêm trọng, đảm bảo tư liệu sản xuất cho người nông dân, tạo nguồn sống, việc làm ở các vùng nông thôn, pháp luật đất đai hiện hành quan tâm, chú trọng tới việc bảo vệ nghiêm ngặt quỹ đất nông nghiệp. Bằng kiến thức đã học, anh (chị) hãy chỉ rõ những quy định của pháp luật hiện hành thể hiện rõ quan điểm nêu trên và đưa ra những nhận định, đánh giá về việc thực thi pháp luật về bảo vệ quỹ đất nông nghiệp trên thực tế thời gian.

Trang 1

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU: 1

II NỘI DUNG: 1

1 Khái niệm đất nông nghiệp: 1

2 Nguyên tắc ưu tiên đặc biệt đối với đất nông nghiệp: 2

3 Quy định của pháp luật hiện nay về việc bảo vệ quỹ đất nông nghiệp: 3

4 Thực trạng việc sử dụng đất nông nghiệp hiện nay: 7

5 Đánh giá việc thực thi pháp luật về bảo vệ quỹ đất nông nghiệp hiện nay: 7

5.1 Những thành tựu đạt được trong bảo vệ quỹ đất nông nghiệp: 7

5.2 Những hạn chế còn sót lại trong việc bảo vệ quỹ đất nông nghiệp 8

III KẾT LUẬN 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 2

Đề bài 11: Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và

đang diễn ra nhanh chóng hiện nay thì tất yếu dẫn đến một diện tích lớn đất nông nghiệp sẽ được Nhà nước quy hoạch chuyển sang mục đích phi nông nghiệp để phục vụ cho các mục đích nêu trên Tuy nhiên, để diện tích đất nông nghiệp không

bị giảm sút nghiêm trọng, đảm bảo tư liệu sản xuất cho người nông dân, tạo nguồn sống, việc làm ở các vùng nông thôn, pháp luật đất đai hiện hành quan tâm, chú trọng tới việc bảo vệ nghiêm ngặt quỹ đất nông nghiệp Bằng kiến thức đã học, anh (chị) hãy chỉ rõ những quy định của pháp luật hiện hành thể hiện rõ quan điểm nêu trên và đưa ra những nhận định, đánh giá về việc thực thi pháp luật về bảo vệ quỹ đất nông nghiệp trên thực tế thời gian

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất, là nơi định

cư đem lại công ăn việc làm, tạo ra thu nhập cho các cá nhân Trong đó, đất nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước Nhưng hiện nay, dưới sức ép của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,tình hình biến đổi khí hậu hay tình trạng gia tăng dân đã làm cho diện tích nông nghiệp bị thu hẹp Vì vậy, để đảm tư liệu sản xuất, việc làm ở các vùng nông thôn, pháp luật hiện hành và nhà nước luôn có những quy định ưu tiên đối với đất nông nghiệp

II NỘI DUNG:

1 Khái niệm đất nông nghiệp:

Theo quan điểm truyền thống của người Việt Nam thì đất nông nghiệp thường được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như: ngô, khoai, sắn và những loại cây được coi như là lương lực Tuy nhiên, trên thực tế, đất nông nghiệp tương đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu mà còn dùng để chăn nuôi gia súc hay là thủy sản

Luật đất đai 2013 quy định:

“Điều 10 Phân loại đất:

1 Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

Trang 3

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; ”

Việt Nam là một nước còn chậm phát triển với hơn 70% dân số còn tập trung ở khu vực nông thôn , đất đai là điều kiện sống còn của một bộ phận lớn dân cư Vì vậy, để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội thì vấn đề bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.1

2 Nguyên tắc ưu tiên đặc biệt đối với đất nông nghiệp:

Từ trước tới nay, các quy định của pháp luật đất đai và các chính sách về nông nghiệp luôn dành sự ưu tiên đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Bảo vệ và mở rộng vốn đất nông nghiệp cần phải xuất phát từ hai phương diện: Thứ nhất, cần coi trọng việc thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên diện tích hiện có Thứ hai là tích cực khai hoang mở rộng ruộng đồng

từ vốn đất chưa sử dụng có khả năng nông nghiệp

Để bảo vệ và phát triển hơn nữa quỹ đất nông nghiệp hiện có, nhà nước đã và đang tạo mọi điều kiện để mỗi người dân có thể khai thác, sử dụng hợp lí, có hiệu quả vốn đất nông nghiệp Nguyên tắc ưu tiên đặc biệt đối với quỹ đất nông nghiệp đang được thực hiện một cách có hiệu quả Thể hiện như sau:

1

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật đất đai, Nxb CAND, Hà Nội, 2018.

Trang 4

-Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối có đất để sản xuất Nhà nước có quy định cụ thể

về đất chuyên trồng lúa nước, điều kiện nhận chuyển nhượng đất trồng lúa nước và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển mục đích từ loại đất này sang sử dụng vào mục đích khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

-Đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp trong hạn mức sử dụng đất thì không phải trả tiền sử dụng đất, nếu sử dụng vào mục đích khác phải xin phép chuyển sử dụng đất và trả tiền sử dụng đất Việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác hoặc từ loại đất không thu tiền sang loại đá có thu tiền phải đúng quy hoạch và kế hoạch được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Luật đất đai năm 2013 quy định tại Điều 57 phân loại thành trường hợp chuyển mục đích phải xin phép và trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép nhằm xác định trách nhiệm của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất Khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác, người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất

-Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân khai hoang, phục hoá lấn biển, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc sử dụng vào mục đích nông nghiệp Nghiêm cấm việc mở rộng một cách tuỳ tiện các khu dân cư từ đất nông nghiệp, hạn chế việc lập vườn từ đất trồng lúa

Với các quy định nêu trên, bên cạnh việc hạn chế tới mức đa mọi hành vi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp mục đích khác thì việc khuyến khích

mở rộng thêm từ vốn đất chưa sử dụng vào mục đích nông nghiệp là rất quan trọng

3 Quy định của pháp luật hiện nay về việc bảo vệ quỹ đất nông nghiệp:

Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trông thủy sản và làm muối có đất để sản xuất Cụ thể, Luật Đất đai năm 2013

quy định hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không quá 3 ha

Trang 5

và quy định trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp không được vượt quá 10 lần hạn mức Việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp có tác động tích cực đến đời sống kinh tế ở nông thôn, bảo đảm cho người nông dân có đất đai để sản xuất Quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo cho người làm nông nghiệp có đất để sản xuất, nhằm khắc phục tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp, sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp

Đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp trong hạn mức sử dụng đất thì không phải trả tiền sử dụng đất (Điều

54 Luật Đất đai 2013), nếu sử dụng vào mục đích khác phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và trả tiền sử dụng đất Đối với đất thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển kinh tế xã hội thì sẽ được bồi thường chi phí (Điều

76, 77 Luật Đất Đai 2013) và chính sách hỗ trợ của nhà nước khi thu hồi đất (Điều 83) Từ đó phần nào tạo tâm lý yên tâm cho người đầu tư mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp, tạo điều kiện cho người sử dụng khai thác đất một cách có hiệu quả nhất

Việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác hoặc từ loại đất không thu tiền sang loại đất thu tiền phải đúng qui hoạch và kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Nội dung này đã được

nhà nước quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013 về chuyển đổi mục đích sử dụng đất bắt buộc phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Ở nước ta, nền nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và tính chất đặc thù của từng loại đất, nước ta đã hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích khác cũng như sử dụng vào mục đích khác thông qua các Điều luật như: Điểm b Khoản

3 Điều 131, Điều 134 Luật Đất Đai 2013 Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, sự phát triển công cuộc CNH- HĐH đất nước đã thúc đẩy người sử dụng đất chuyển từ đất nông nghiệp sang sử dụng mục đích khác và khi chuyển không có kế hoạch cụ thể cùng với sự tự phát nhanh thì dẫn tới hàng loạt các hệ quả tiêu cực Cùng với đó là tình trạng chuyển đổi đất không thu tiền sang loại đất thu phí để kinh doanh với tốc độ nhanh và qui mô lớn thì dẫn đến làm thu hẹp qũy

Trang 6

đất nông nghiệp Ví dụ như đất nông nghiệp ở xã Hoàng Ninh và Hồng Thái, Bắc Giang doanh nghiệp tư nhân dù được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thu hồi đất ruộng của người dân nhưng không có những hoạch định rõ ràng dẫn đến hàng trăm

ha đất bờ ruộng bị xới, hàng nghìn hộ dân mất công việc, khiếu kiện kéo dài Vì vậy để tránh được những hạn chế trên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải kiểm định, xem xét một cách kĩ lưỡng để có quyết định phê duyệt hay không

Nhà nước có quy định về đất chuyên trồng lúa nước, điều kiện nhận chuyển nhựng đất trồng lúa nước và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển mục đích từ loại đất này sang sử dụng vào mục đích khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Khoản 4 Điều 143 Luật Đất đai và NĐ 62/2019 sửa đổi, bổ

sung NĐ 35/2015 đã quy định về quản lí, sử dụng đất trồng lúa Xuất phát từ nguyên nhân do tính chất đặc thù của lúa nước chỉ trồng được trên đất phù sa màu

mỡ, mặc khác đất lúa là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng của ngành nông nghiệp nước ta Vì vậy cơ quan nhà nước đã xiết chặt, hạn chế thấp nhất vì giữ lại diện tích trồng lúa không chỉ bảo đảm an ninh lương thực mà cò để ổn định

xã hội, bảo đảm công ăn việc làm cho người nông dân

Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân khai hoang phục hóa lấn biển, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc sử dụng vào mục đích nông nghiệp Nội dung này

được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai năm 2013: “Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và thành tựu khoa học công nghệ vào các việc sau đây: Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo đúng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất” Quyền lợi người đi khai hoang đã được quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành như theo Điều 97 Nghị Định 181 /2004/

NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 và sau đó khi luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành thì quyền lợi của người đi khai hoang được kế thừa và quy định chặt chẽ hơn tại điều 22 Nghị Định 43/2014/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

2013 Thông qua những quy định này cho thấy nhà nước rất quan tâm, khuyến khích mở rộng diện tích đất nông nghiệp là giải pháp thiết thực, phù hợp tình hình

Trang 7

hiện nay Nước ta có nhiều diện tích đất chưa được sử dụng đúng mục đích hoặc chưa được sử dụng Những phần diên tích này nếu được đưa vào sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch sẽ góp phần phát triển quỹ đất nông nghiệp lên về cả chất

và lượng, mang lại tín hiệu tích cực cho nền nông nghiệp nước ta Những năm gần đây, nhờ các chính sách hỗ trợ của nhà nước, nhận thức của người dân về phát triển kinh tế rừng được nâng lên, bà con luôn tích cực, chủ động trồng rừng, phủ xanh đất trống, khai hoang phục hóa, tạo ruộng bậc thang cho địa phương như Điện Biên, Hà Giang Tại Thái Nguyên, công tác phủ xanh đất trống đồi trọc được thực hiện qua các chương trình do Nhà nước đầu tư: Dự án trồng rừng PAM, dự án trồng rừng 327, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đã thu lại nhiều hiệu quả tích cực

Nghiêm cấm việc mở rộng một cách tùy tiện các khu dân cư từ đất, hạn chế việc lập vườn từ đất trồng lúa (Khoản 4 điều 143 Luật đất đai 2013) Mỗi năm dân

số nước ta tăng trên 1 triệu người, thiên tai thường xảy ra, vấn đề an toàn lương thực chưa thật vững chắc, nhưng lại để giảm đi hàng vạn héc-ta đất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng lúa, đây là việc làm rất nguy hại, phải sớm ngăn chặn, để bảo đảm lương thực và thực phẩm cho toàn dân ta hiện nay cũng như cho các thế hệ tiếp sau Vì vậy, chỗ ở cho người dân nông thôn cần phải tận dụng khu dân cư sẵn

có, hạn chế mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quá trình công nghiệp hoá, phát triển đô thị, xây dựng

cơ sở hạ tầng, bảo đảm diện tích nhà ở cho dân, xây dựng các cơ sở liên doanh, hợp tác đầu tư với nước ngoài v.v khi xây dựng quy hoạch, xem xét, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành có liên quan cần cân nhắc kỹ việc sử dụng đất, nên hướng vào các vùng gò, đồi, vùng đất quá xấu mà việc trồng lúa không có hiệu quả Việc kiến trúc công trình và xây dựng công trình và nhà ở cũng cần được tận dụng tối đa về chiều cao, không gian để hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng đất trồng lúa nước mà vẫn đảm bảo được yêu cầu phát triển công nghiệp, phát triển ngành nghề, tăng cường phúc lợi xã hội cũng như đáp ứng các yêu cầu khác của địa phương

Trang 8

4 Thực trạng việc sử dụng đất nông nghiệp hiện nay:

Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp thu hẹp chủ yếu là do quá trình đô thị hóa, phát triển du lịch, giao thông, dân số tăng nhanh, sạt lở đất do biến đổi khí hậu Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa rất quan trọng, đó là việc phát triển ồ ạt các khu công nghiệp, khu du lịch chiếm diện tích lớn tại các khu đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất Ngoài ra, việc xây dựng thủy điện tràn lan hay đào đãi vàng, khai thác khoáng sản trái phép ở các tỉnh miền núi vốn có ít diện tích canh tác cũng làm cho đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp hơn Ðây cũng là nguyên nhân chính gây mất ổn định, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nguy cơ người dân đối mặt với đói nghèo, tệ nạn xã hội phát triển

Điển hình là một số vụ việc như lấn chiếm đất đai một cách ồ ạt tại khu phố Đa Hội phường Châu Khê2 Hay là vụ việc những dãy ki-ốt, cửa hàng, nhà xưởng dọc trên tuyến đường 2,5 mới mở vào tới đường Trần Điền phường Định Công, quận Hoàng Mai tồn tại trên đất lưu không, đất nông nghiệp lâu nay vẫn chưa bị giải tỏa Không chỉ có những nhà cấp 4, một tầng, xen kẽ ở trên dài đất nông nghiệp là những công trình kiên cố 2 đến 3 tầng.3

5 Đánh giá việc thực thi pháp luật về bảo vệ quỹ đất nông nghiệp hiện nay:

5.1 Những thành tựu đạt được trong bảo vệ quỹ đất nông nghiệp:

Về việc ban hành các văn bản để quản lý nhà nước về đất đai trong nông nghiệp: Nhiều chủ trương chính sách ra đời và liên tục đổi mới, luật pháp ngày càng hoàn thiện làm cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trong nông nghiệp được tăng cường Đặc biệt phải kể đến một số điểm quan trọng liên quan đến quản

lí, sử dụng đất nông nghiệp trong Luật Đất đai năm 2013 Những quy định này là động lực khuyến khích người nông dân yên tâm sản xuất, đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật và hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung trong nông nghiệp Ngoài ra, còn tạo căn cứ pháp lý quan trọng để người nông dân tích tụ

Trang 9

ruộng đất, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, hình thành những vùng chuyên canh lớn

Về công tác quy hoạch sử dụng đất để quản lý và sử dụng đất đai trong nông nghiệp Có thể thấy công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm gần đây đã có những chuyển biến, nhiều địa phương đã quan tâm tới việc triển khai thực hiện công tác đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp, đăng ký quyền sử dụng đất; cơ bản đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân Công tác quy hoạch sử dụng đất có nhiều tiến bộ Căn cứ vào điều kiện tự nhiên như khí hậu, nguồn nước, độ phì nhiêu; đất đai nông nghiệp được quy hoạch thành các vùng chuyên môn hóa như: vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu sản xuất lúa; vùng Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc chủ yếu trồng cây công nghiệp ngắn

Về việc giao, cho thuê và thu hồi đất: Hiện nay cả nước cơ bản đã hoàn thành việc giao đất cho các hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối ở nông thôn theo quy định pháp luật, đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp đã chuyển sang cho thuê theo quy định pháp luật

5.2 Những hạn chế còn sót lại trong việc bảo vệ quỹ đất nông nghiệp

Vấn đề bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong sự nghiệp bảo vệ đất nước Đặc biệt ưu tiên đất nông nghiệp đã trở thành một trong những nguyên tắc được Luật Đất đai ghi nhận Việc thực thi nguyên tắc này trên thực tế đã đạt được những thành tựu nhất định song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập như:

Việc sử dụng đất còn nhiều lãng phí Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn Đất nông nghiệp mới quan tâm về số lượng, chưa chú trọng đúng mức đến việc giữ gìn, nâng cao độ phì nhiêu của đất ; nhiều đất tốt trồng lúa bị chuyển đổi mục đích sử dụng tùy tiện, lãng phí; đặc biệt là các vùng ven đô thị lớn Diện tích mặt nước, nhất là mặt nước biển lớn, nhưng hầu như chưa được đầu tư khai thác

Trang 10

Khi Việt Nam đang chuyển mình trước bối cảnh hội nhập quốc tế, với nền kinh

tế thị trường định hướng XHCN thì đất đai trở thành nguồn lực quan trọng Vấn đề

sử dụng đất nông nghiệp đang đặt ra nhiều thách thức trước bối cảnh đó.Việc sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích tăng khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nghiêm trọng Đất nông nghiệp phải thu hồi để phục vụ các dự án phát triển kinh tế

- xã hội là điều tất yếu trong quá trình CNH-HĐH đất nước Điều đó làm cho diện tích canh tác bị giảm xuống, ảnh hưởng đến anh ninh lương thực quốc gia, ảnh hưởng đến khoảng 70% dân số sinh sống bằng nghề nông nghiệp hiện nay Việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp hiện nay phục vụ các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị gây lãng phí đất đai và ảnh hưởng đến đời sống của nông dân khi thu hồi đất Trong khi đó, những nhà đầu tư lợi dụng lỗ hổng trong luật về chuyển mục đích sử dụng đất để trục lợi, gây mất trật tự ổn định xã hội

Về việc thanh tra chấp hành chế độ, thể lệ về quản lý sử dụng đất nông nghiệp; giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai Nhà nước đã chỉ đạo thanh tra về quản lý và sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong phạm vi

cả nước Kết quả thanh tra cho thấy một số vi phạm về chính sách, quy định của pháp luật, sử dụng đất không đúng mục đích, tùy tiện chuyển mục đích sử dụng đất Tuy nhiên, công tác thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật đất đai còn nhiều thiếu sót, bất cập Công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai nông nghiệp ở các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế,số lượng có xu hướng gia tăng

III KẾT LUẬN

Tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp với quy mô lớn và tốc độ nhanh đã dẫn tới nhiều bất cập và hạn chế, khiến người sử dụng đất gặp khó khăn trong lao động

và sản xuất Muốn hạn chế tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp và xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện địa, đảm bảo vững chắc thì việc ưu tiên đất nông nghiệp được ghi nhận đã hạn chế phần nào những tranh chấp phức tạp diễn ra trên thực tế

Ngày đăng: 17/02/2021, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w