1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xây dựng mô hình tích hợp hệ thống quản lý môi trường với các hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp cho các tổ chức đang hoạt động tại việt nam

189 32 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 189
Dung lượng 4,35 MB

Nội dung

Hồ Chí MinhTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA --- TRẦN MỸ HẠNH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍCH HỢP HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VỚI CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN,

Trang 1

Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-

TRẦN MỸ HẠNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍCH HỢP HỆ THỐNG QUẢN

LÝ MÔI TRƯỜNG VỚI CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC TỔ CHỨC ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2008

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ LÊ THỊ HỒNG TRÂN

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC -

Tp HCM, ngày tháng năm 2008

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: TRẦN MỸ HẠNH Phái: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 29/5/1963 Nơi sinh: Sài Gòn

I TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu xây dựng mô hình tích hợp hệ thống quản lý môi trường với các hệ thống

quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp cho các tổ chức

đang hoạt động tại Việt Nam

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

• Nghiên cứu tình hình áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14001, ISO

9001 và OHSAS 18001 trên thế giới và tại Việt Nam

• Phân tích các lợi ích khi áp dụng hệ thống quản lý tích hợp nói chung và các lợi ích thực tế các tổ chức tại Việt Nam đã đạt được khi áp dụng hệ thống quản lý tích hợp (Integrated management system – IMS)

• Phân tích các thuận lợi và khó khăn khi xây dựng IMS đối với các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam

• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng chính trong quá trình xây dựng, áp dụng và duy trì IMS đối với các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam

• Nghiên cứu đề xuất mô hình tích hợp hệ thống quản lý môi trường với các hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam trên cơ sở phân tích các kết quả khảo sát

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Tiến sĩ LÊ THỊ HỒNG TRÂN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

FDEGFD

Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cán bộ hướng dẫn, Tiến sĩ Lê Thị

Hồng Trân, bộ mơn Quản lý Mơi trường, Đại học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh, người

đã luơn khuyến khích, quan tâm giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện

thuận lợi giúp tơi hồn thành luận văn này

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến tập thể thầy cơ phịng đào tạo sau đại

học, Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia Tp HCM đã nhiệt tình chuyển giao

kiến thức và kinh nghiệm cho tơi trong suốt thời gian học tập vừa qua,

Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Huỳnh Sanh ở Trung tâm sức khỏe đại

học McGill, Canada đã tận tình giúp đỡ tơi tìm các tài liệu cần thiết cho việc thực

hiện luận văn thạc sĩ này

Xin trân trọng cám ơn các cơng ty, bệnh viện, văn phịng đại diện đã nhiệt tình cung

cấp các thơng tin, giúp tơi cĩ cơ sở để hồn thành bản luận văn Đặc biệt xin cám ơn

văn phịng đại diện JJ-Degussa và cơng ty sản phẩm máy tính Fujitsu đã cho phép

tơi sử dụng một số các thơng tin, tài liệu của tổ chức vào trong bản luận văn này

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân yêu nhất, đã luơn

yêu thương, khích lệ, tạo điều kiện cho tơi học tập và giúp đỡ tơi trong suốt thời

gian học tập vừa qua

Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các bạn cao học K2006 khoa Quản lý

mơi trường, khoa Cơng nghệ mơi trường – những người bạn đã cùng học tập và chia

sẻ với tơi trong 2 năm qua

Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn tất cả

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2008

Trần Mỹ Hạnh

Trang 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC -

Tp HCM, ngày tháng năm 2008

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: TRẦN MỸ HẠNH Phái: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 29/5/1963 Nơi sinh: Sài Gòn

I TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu xây dựng mô hình tích hợp hệ thống quản lý môi trường với các hệ thống

quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp cho các tổ chức

đang hoạt động tại Việt Nam

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

• Nghiên cứu tình hình áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14001, ISO

9001 và OHSAS 18001 trên thế giới và tại Việt Nam

• Phân tích các lợi ích khi áp dụng hệ thống quản lý tích hợp nói chung và các lợi ích thực tế các tổ chức tại Việt Nam đã đạt được khi áp dụng hệ thống quản lý tích hợp

(Integrated management system – IMS)

• Phân tích các thuận lợi và khó khăn khi xây dựng IMS đối với các tổ chức đang hoạt

động tại Việt Nam

• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng chính trong quá trình xây dựng, áp dụng và duy trì IMS

đối với các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam

• Nghiên cứu đề xuất mô hình tích hợp hệ thống quản lý môi trường với các hệ thống

quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho các tổ

chức đang hoạt động tại Việt Nam trên cơ sở phân tích các kết quả khảo sát

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Tiến sĩ LÊ THỊ HỒNG TRÂN

Trang 6

iv

LỜI CẢM ƠN

FDEGFD

Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cán bộ hướng dẫn, Tiến sĩ Lê Thị

Hồng Trân, bộ mơn Quản lý Mơi trường, Đại học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh, người

đã luơn khuyến khích, quan tâm giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện

thuận lợi giúp tơi hồn thành luận văn này

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến tập thể thầy cơ phịng đào tạo sau đại

học, Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia Tp HCM đã nhiệt tình chuyển giao

kiến thức và kinh nghiệm cho tơi trong suốt thời gian học tập vừa qua,

Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Huỳnh Sanh ở Trung tâm sức khỏe đại

học McGill, Canada đã tận tình giúp đỡ tơi tìm các tài liệu cần thiết cho việc thực

hiện luận văn thạc sĩ này

Xin trân trọng cám ơn các cơng ty, bệnh viện, văn phịng đại diện đã nhiệt tình cung

cấp các thơng tin, giúp tơi cĩ cơ sở để hồn thành bản luận văn Đặc biệt xin cám ơn

văn phịng đại diện JJ-Degussa và cơng ty sản phẩm máy tính Fujitsu đã cho phép

tơi sử dụng một số các thơng tin, tài liệu của tổ chức vào trong bản luận văn này

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân yêu nhất, đã luơn

yêu thương, khích lệ, tạo điều kiện cho tơi học tập và giúp đỡ tơi trong suốt thời

gian học tập vừa qua

Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các bạn cao học K2006 khoa Quản lý

mơi trường, khoa Cơng nghệ mơi trường – những người bạn đã cùng học tập và chia

sẻ với tơi trong 2 năm qua

Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn tất cả

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2008

Trần Mỹ Hạnh

Trang 7

Bên cạnh đó, áp lực từ thị trường đòi hỏi các tổ chức tại Việt Nam phải áp dụng thêm nhiều tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, quản lý về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, quản lý trách nhiệm xã hội và một số hệ thống quản lý khác mang tính đặc thù riêng cho từng lãnh vực

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các tổ chức là làm sao có thể vận hành các hệ thống quản lý khác một cách hiệu quả cùng với hệ thống quản lý môi trường, đề tài được thực hiện nhằm đưa ra một mô hình tích hợp các hệ thống quản lý phù hợp cho các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam

Việc tích hợp các hệ thống quản lý chỉ còn một hệ thống quản lý duy nhất đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức về quản lý, bảo vệ môi trường, về kinh tế và về xã hội Việc xác định mô hình nào phù hợp với các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam dựa trên kết quả khảo sát các tổ chức đã áp dụng từ 2 hệ thống trở lên trong 3 hệ thống: quản lý môi trường, quản lý chất lượng và quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Mô hình tích hợp được đề xuất là ma trận tích hợp Ma trận này dựa trên các mối tương quan giữa các yêu cầu của 3 hệ thống quản lý nói trên

Trang 8

vi

ABSTRACT

Vietnam has entered WTO and been in developing impetus Economic development surely creates a mass of issues relating to environment However, environmental protection and ensuring sustainable development are cared by the world and by our state Thus, the number of organization applying environmental management system increases more and more

Besides, market pressure requires the organizations in Vietnam to apply many international standards about quality management, occupational heath and safety management, social accountability and other management systems which are special for each field

From the actual demand of the organizations how to implement the various management systems effectively together with the environmental management system, this thesis is implemented to propose a suitable model of integrating management systems for the organizations in Vietnam

Integrating many management systems into an unique management system helps the organizations get a lot of benefits in management, environmental protection, economics, and society The determination of a suitable model to an organization in Vietnam is carried out on the base of the survey results of the organizations which have applied at least 2 in 3 management systems of environment, quality, safety and occupational health The proposed model is IMS matrix which bases on the correspondence among ISO 14001, ISO 9001 and OHSAS 18001

Trang 9

vii

MỤC LỤC

E0D

LỜI CẢM ƠN iv

TÓM TẮT LUẬN VĂN v

MỤC LỤC vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH xiii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xv

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 - 6 1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Nội dung nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 3

1.6 Chọn mẫu 4

1.7 Cỡ mẫu 4

1.8 Tính mới của đề tài 4

1.9 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5

1.9.1 Ý nghĩa khoa học 5

1.9.2 Ý nghĩa thực tiễn đối với các tổ chức 5

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG, HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ NÀY TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 7 - 27 2.1 Bộ tiêu chuẩn ISO 1400 - Hệ thống quản lý môi trường 7

2.1.1 Nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn ISO 14001 7

Trang 10

viii

2.1.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường 8

2.1.3 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 8

2.1.4 Tình hình áp dụng 10

2.1.4.1 Trên thế giới 10

2.1.4.2 Tại Việt Nam 11

2.2 Tiêu chuẩn ISO 9000 - Hệ thống quản lý chất lượng 15

2.2.1 Triết Lý của ISO 9000 15

2.2.2 Tám nguyên tắc quản lý chất lượng 15

2.2.3 Mô hình hệ thống quản lý chất lượng dựa trên quá trình 16

2.2.4 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 2000 17

2.2.5 Một số điểm sửa đổi của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 18

2.2.6 Tình hình áp dụng 20

2.2.6.1 Trên thế giới 20

2.2.6.2 Tại Việt Nam 21

2.3 Tiêu chuẩn OHSAS 18000 - Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp 23

2.3.1 Triết lý xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp 23

2.3.2 Mô hình hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp 23

2.3.3 Bộ tiêu chuẩn OHSAS 18000 24

2.3.4 Các điểm thay đổi của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 24

2.3.5 Tình hình áp dụng 25

2.3.5.1 Trên thế giới 25

2.3.5.2 Tại Việt Nam 26

CHƯƠNG III: HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP 28 - 56 3.1 Khái niệm hệ thống quản lý tích hợp 28

3.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 33

3.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 33

3.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 33

3.3 Các khó khăn và các lợi ích khi xây dựng hệ thống quản lý tích hợp 37

Trang 11

ix

3.3.1 Các khó khăn 37

3.3.2 Các lợi ích 37

3.4 Mô hình tích hợp các hệ thống quản lý 38

3.4.1 Mô hình PDCA 39

3.4.1.1 Chu trình PDCA 40

3.4.1.2 Mô hình tích hợp dựa trên PDCA 41

3.4.2 Ma trận tích hợp 44

3.4.3 Mô hình liên kết các tiêu chuẩn thông qua cách tiếp cận hệ thống 50

3.4.4 Quản lý chất lượng toàn diện 53

3.4.5 Cải cách hệ thống quản lý 55

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TÍCH HỢP CHO CÁC TỔ CHỨC TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM 57 - 89 4.1 Đánh giá kết quả khảo sát 57

4.1.1 Các thuận lợi – khó khăn khi xây dựng hệ thống quản lý tích hợp 61

4.1.2 Các lợi ích khi xây dựng hệ thống quản lý tích hợp 64

4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng chính khi xây dựng hệ thống quản lý tích hợp 68

4.2 Đề xuất mô hình thích hợp cho các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam 69

4.2.1 Trường hợp tổ chức có các hệ thống ISO 14001, ISO 9001 và/ hoặc OHSAS 18001 riêng rẽ và muốn tích hợp các hệ thống này lại 74

4.2.2 Trường hợp tổ chức đã sẵn có hệ thống quản lý môi trường và muốn áp dụng thêm hệ thống quản lý khác như hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và/ hoặc hệ thống quản lý chất lượng 76

4.2.3 Trường hợp tích hợp các hệ thống quản lý ngay từ đầu 81

CHƯƠNG V: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH MÔ HÌNH TÍCH HỢP CHO CÔNG TY FUJITSU VÀ JJ-DEGUSSA 90 - 133 5.1 Công ty TNHH Sản phẩm máy tính Fujitsu Việt Nam 90

5.1.1 Hệ thống quản lý môi trường và hệ thống quản lý chất lượng của FCV 91

5.1.1.1 Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường và hệ thống quản lý chất lượng của FCV 91

Trang 12

x

5.1.1.2 Các tài liệu của hệ thống quản lý môi trường và hệ thống quản lý chất

lượng của FCV 92

5.1.2 Tích hợp hệ thống quản lý môi trường và hệ thống quản lý chất lượng 94

5.1.2.1 Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm quyền hạn 94

5.1.2.2 Hệ thống tài liệu 98

5.2 Văn phòng đại diện tập đoàn hóa chất JJ Degussa (JJDV) 108

5.2.1 Lịch sử thành lập 108

5.2.2 Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường và hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của văn phòng đại diện JJ Degussa 108

5.2.3 Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên trong ban EHS 109

5.2.4 Hệ thống tài liệu 114

5.2.4.1 Sổ tay EHS 115

5.2.4.2 Chính sách EHS 117

5.2.4.3 Thủ tục nhận biết các mối nguy hại 119

5.2.4.4 Thủ tục nhận biết các yêu cầu luật định và yêu cầu khác 123

5.2.4.5 Thủ tục kiểm soát tài liệu và dữ liệu 124

5.2.4.6 Thủ tục chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp 126

5.2.4.7 Thủ tục đào tạo, nhận thức và năng lực 128

5.2.4.8 Thủ tục xem xét của lãnh đạo 130

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134-136 a/ Kết luận 134

b/ Kiến nghị 135

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi PL-1 Phụ lục 2: Danh sách các công ty cung cấp thông tin PL-9 Phụ lục 3: Giới thiệu chung về Fujitsu PL-12 Phụ lục 4: Các trách nhiệm và quyền hạn chính trong HTQLMT của FCV PL-15 Phụ lục 5: Các tài liệu trong HTQLMT và HTQLCL của FCV PL-21

Trang 13

xi

DANH SÁCH CÁC BẢNG

1 Bảng 2.1: Số chứng chỉ ISO 14001 trên thế giới 11

2 Bảng 2.2: Số chứng chỉ ISO 14001 tại Viễn Đông và tại Việt Nam 14

3 Bảng 2.3: Số chứng chỉ ISO 9001 trên thế giới 20

4 Bảng 2.4: Số chứng chỉ ISO 9001 tại Viễn Đông và tại Việt Nam 22

5 Bảng 2.5: Số chứng chỉ OHSAS 18001 trên thế giới 26

6 Bảng 2.6: Số chứng chỉ OHSAS 18001 tại Việt Nam 26

7 Bảng 3.1: So sánh hệ thống tích hợp và không tich hợp theo AFAQ

AFNOR

31

8 Bảng 3.2: Mối tương quan giữa các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO

14001: 2004 với ISO 9001: 2000 và OHSAS 18001: 2007

45

9 Bảng 3.3: Bảng so sánh 5 mô hình tích hợp 56

10 Bảng 4.1: Tỷ lệ dịch vụ và sản xuất trong khảo sát 57

11 Bảng 4.2: Tình hình áp dụng ISO 9001, ISO 14001 và OHSAS

18001của các tổ chức trong khảo sát

16 Bảng 4.7: Xu hướng tích hợp phụ thuộc vào đặc điểm của tổ chức 71

17 Bảng 4.8: Các yếu tố được các tổ chức tích hợp 72

18 Bảng 4.9: Danh sách các tài liệu 78

Trang 14

xii

20 Bảng 4.11: Ví dụ về việc ước tính thời gian biên soạn tài liệu 80

26 Bảng 5.4: Xác định mức độ ảnh hưởng, hậu quả E 122

Trang 15

xiii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

1 Hình 2.1: Mô hình hệ thống quản lý môi trường 8

2 Hình 2.2: Các tiêu chuẩn thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 10

3 Hình 2.3: Hai nhóm chính trong bộ tiêu chuẩn ISO14000 9

4 Hình 2.4: Biểu đồ phát triển số chứng chỉ ISO 14001 trên thế giới 11

5 Hình 2.5: Mô hình hệ thống quản lý chất lượng 17

6 Hình 2.6: Mối tương quan giữa ISO 9001, ISO 9000, ISO 9004 và ISO

19011

18

7 Hình 2.7: Biểu đồ phát triển số chứng chỉ ISO 9001 trên thế giới 21

8 Hình 2.8: Mô hình hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp 24

9 Hình 3.1: Các thành phần của hệ thống quản lý tích hợp 29

11 Hình 3.3: Hệ thống quản lý tích hợp theo mô hình PDCA 41

12 Hình 3.4: Minh họa quản lý quá trình dựa trên chu trình Deming 44

13 Hình 3.5: Hệ thống quản lý tích hợp dựa trên các yếu tố chung 49

14 Hình 3.6a: Mô hình IMS theo Karapetrovic và Willborn 51

15 Hình 3.6b: Mô hình IMS theo Karapetrovic và Willborn (đã hiệu

chỉnh)

52

18 Hình 3.9: Tỷ lệ của mỗi yếu tố trong mô hình EFQM 55

19 Hình 3.10: Mô hình cải cách hệ thống quản lý theo Renfrew và Muir

Trang 16

xiv

23 Hình 4.4: Các mô hình tích hợp các hệ thống quản lý đã được áp dụng

ở các tổ chức trong khảo sát

60

24 Hình 4.5: Các sự trợ giúp tổ chức đã sử dụng khi xây dựng IMS 62

28 Hình 4.9: Các yếu tố chính ảnh hưởng quá trình xây dựng IMS 69

29 Hình 4.10: Tỷ lệ tích hợp ngay từ đầu 72

30 Hình 4.11: Tỷ lệ tích hợp toàn phần 72

31 Hình 4.12: Tích hợp các hệ thống quản lý riêng rẽ sẵn có 75

32 Hình 4.13: Tích hợp hệ thống quản lý mới vào hệ thống quản lý sẵn có 77

33 Hình 4.14: Tích hợp các hệ thống quản lý ngay từ đầu 81

34 Hình 5.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý tích hợp của FCV 96

Trang 17

xv

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIL: Alternative Ideas List

Danh sách các ý tưởng thay thế

BS: British Standard

Tiêu chuẩn Anh

CFR: Code of Federal Regulations

Quy định liên bang về luật EFQM: European Foundation for Quality Management

Cơ sở Châu Âu về quản lý chất lượng

EHS: Environment, Health and Safety

Mơi trường, Sức khỏe và an tồn

EIP: Environmental Improvement Program

Chương trình cải tiến môi trường

EMAS: Eco – Management and Audit Scheme

Chương trình đánh giá và quản lý sinh thái

EMC Environmental Management Committee

Ủy ban quản lý môi trường

EMR: Environmental Management Representative

Đại diện lãnh đạo mơi trường

EMS: Environmental Management System

Hệ thống quản lý mơi trường

EPO: Environmental Promotion Office

Văn phòng xúc tiến môi trường

FCV: Fujitsu Computer Products of Vietnam, Inc

Cơng ty TNHH Sản phẩm Máy tính Fujitsu Việt Nam GMP: Good Manufacturing Practice

Thực hành sản xuất tốt

Trang 18

xvi

HACCP: Hazard Analysis and Critical Control Point

Phân tích mối nguy và điểm kiểm sốt tới hạn

HĐKP/PN: Hành Động Khắc Phục/ Phịng Ngừa

HSE: Health, Safety and Environment

Sức khỏe, an tồn và mơi trường

HTQL: Hệ Thống Quản Lý

HTQLCL: Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng

HTQLMT: Hệ Thống Quản Lý Mơi Trường

IEC: International Electrotechnical Commission

Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế

IMS: Integrated Management System

Hệ thống quản lý tích hợp

ISO: International Organization for Standardization

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hĩa

JJDV: Jebsen & Jebsen Degussa Vietnam

LHQ: Liên Hiệp Quốc

MT: Mơi Trường

OEP: Opportunity Exploitation Plan

Kế hoạch khai thác cơ hội

OH&S: Occupational Health and Safety

Sức khỏe nghề nghiệp và an tồn

OHSAS: Occupational Health and Safety Assessment Series

Hệ thống đánh giá an tồn và sức khỏe nghề nghiệp

OHSMS: Occupational Health and Safety Management System

Hệ thống quản lý an tồn và sức khỏe nghề nghiệp

PCBA: Printed Circuit Board Assembly

Lắp ráp bảng mạch in

PDCA: Plan, Do, Check, Act

Trang 19

xvii

Lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động

PIC: Personal In Charge

Người chịu trách nhiệm

PWB: Printed Wire Board

Bảng điện in

QLMT: Quản Lý Mơi Trường

QMS: Quality Management System

Hệ thống quản lý chất lượng

QUENSH: Quality, Environment, Safety & Health

Chất lượng, mơi trường, an tồn và sức khỏe

RMS: Risk Management System

Hệ thống quản lý rủi ro

RTP: Risk Treatment Plan

Kế hoạch xử lý rủi ro

SA: Social Accountability

Trách nhiệm xã hội

SOA: Statement of Applicability

Tuyên bố về việc áp dụng

TQM: Total Quality Management

Quản lý chất lượng tồn diện

WTO: World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

Trang 20

Trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia của Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua, thì đến năm 2010, 50% cơ sở sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001 và đến năm 2020, 80% cơ sở sản xuất và kinh doanh có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO

14001

Bên cạnh đó, Việt Nam vừa gia nhập WTO và đang trên đà phát triển Việc phát triển kinh tế tất yếu sẽ làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề liên quan đến môi trường Các tổ chức tại Việt Nam hiện đang hoạt động trong môi trường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố vĩ mô như kinh tế, xã hội và các yếu tố vi mô như khách hàng, nhà cung ứng, các sản phẩm thay thế Các yếu tố này lại thường xuyên biến động, đặc biệt là các yếu tố vi mô, yếu tố kinh tế Do đó, các tổ chức tuy

có nhiều thời cơ nhưng đồng thời các nguy cơ cũng tăng lên Vậy, các tổ chức phải làm gì để có thể vượt qua được các nguy cơ và tận dụng được những thời cơ nhằm vừa gìn giữ môi trường, vừa phát triển kinh tế, đồng thời cũng đạt được các mục tiêu xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững

Nhằm đạt được các mục đích nêu trên, các tổ chức đã áp dụng các tiêu chuẩn quốc

tế về hệ thống quản lý môi trường, quản lý chất lượng, quản lý về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, quản lý trách nhiệm xã hội và một số mô hình quản lý khác mang tính đặc thù riêng cho từng lãnh vực Hơn nữa, các đối tác, các tổ chức lớn trên trường quốc tế cũng có xu hướng yêu cầu các tổ chức đang kinh doanh, hoạt

Trang 21

- 2-

động sản xuất tại Việt Nam phải có các chứng chỉ về các hệ thống quản lý này ngày càng nhiều Như vậy, việc áp dụng cùng lúc nhiều hệ thống quản lý đang dần trở nên phổ biến đối với các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam

Vấn đề đặt ra là áp dụng các hệ thống quản lý này như thế nào để tiết kiệm nguồn lực mà vẫn mang lại hiệu quả trong giai đoạn cấp thiết hiện nay khi chưa có một tiêu chuẩn chính thức nào về việc xây dựng hệ thống quản lý tích hợp được các tổ chức ở Việt Nam áp dụng

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình tích hợp hệ thống quản lý môi trường với các

hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp cho

các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam” nhằm giải quyết các vần đề nêu trên

1.2 Mục tiêu

Tích hợp hệ thống quản lý môi trường với các hệ thống quản lý khác trong tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, tiết kiệm chi phí và thời gian

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các tổ chức tại Việt Nam đã và đang xây dựng các hệ thống quản lý môi trường, quản lý chất lượng, quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Xây dựng mô hình tích hợp hệ thống quản lý môi trường với các hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp Các nghiên cứu điển hình chỉ đề cập đến cơ cấu trách nhiệm và một số tài liệu cơ bản của hệ thống quản lý tích hợp

1.4 Nội dung nghiên cứu

• Nghiên cứu tình hình áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO

14001, ISO 9001 và OHSAS 18001 trên thế giới và tại Việt Nam

• Phân tích các lợi ích khi áp dụng hệ thống quản lý tích hợp nói chung và các lợi ích thực tế các tổ chức tại Việt Nam đã đạt được khi áp dụng hệ thống quản lý tích hợp (Integrated management system – IMS)

Trang 22

- 3-

• Phân tích các thuận lợi và khó khăn khi xây dựng IMS đối với các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam

• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng chính trong quá trình xây dựng, áp dụng

và duy trì IMS đối với các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam

• Nghiên cứu đề xuất mô hình tích hợp hệ thống quản lý môi trường với các hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam trên cơ sở phân tích các kết quả khảo sát

1.5 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu sau được sử dụng:

• Phương pháp phỏng vấn, điều tra, lập phiếu điều tra

Khảo sát thực tế, thu thập số liệu, tài liệu, quan sát trực tiếp, lập phiếu điều tra thu thập thông tin

Lập bảng câu hỏi để thu thập thông tin về các thuận lợi và khó khăn khi xây dựng IMS của các tổ chức tại Việt Nam đã có 2 trong 3 chứng chỉ ISO 14001, ISO 9001 và OHSAS 18001; các lợi ích khi tích hợp các hệ thống; các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình xây dựng và gửi cho các tổ chức trong danh sách mẫu được chọn

• Phương pháp thu thập, chọn lọc số liệu từ các tài liệu

o Các khảo sát của tổ chức ISO

o Số liệu thu thập được từ một số tổ chức đang hoạt động ở Việt Nam

o Số liệu thu thập được từ các nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước, các trang web có liên quan đến việc tích hợp các hệ thống quản lý

Trang 23

- 4-

Phân tích là phương pháp chia tổng thể hay một vấn đề phức tạp thành những vấn đề đơn giản hơn để nghiên cứu, giải quyết

Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố

đã được phân tích, khái quát hóa vấn đề trong sự nhận thức tổng thể, tạo

cơ sở cho quá trình nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý tích hợp

1.7 Cỡ mẫu

Khảo sát khoảng 10% trên tổng số các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam đã

có áp dụng từ 2 hệ thống quản lý trở lên trong số các hệ thống ISO 14001, ISO 9001 và OHSAS 18001

1.8 Tính mới của đề tài

Lần đầu tiên, trên cơ sở thu thập ý kiến của các tổ chức đã và đang thực hiện IMS, tiến hành thống kê và phân tích, đề tài này:

• Nghiên cứu đề xuất mô hình tích hợp hệ thống quản lý môi trường với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001 và/ hoặc OHSAS 18001) phù hợp với các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam

• Đề xuất cách thức triển khai mô hình và minh họa việc áp dụng cụ thể trong các nghiên cứu điển hình

• Xác định những lợi ích khi xây dựng IMS

• Xác định các thuận lợi và khó khăn đối với các tổ chức đang hoạt động ở Việt Nam khi xây dựng IMS

Trang 24

• Xây dựng mô hình IMS và đề xuất cách thức triển khai áp dụng cho các

tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam

1.9.2 Ý nghĩa thực tiễn đối với các tổ chức

• Về phương diện quản lý:

o Giúp toàn bộ tổ chức hoạt động trong một thể thống nhất, tránh chồng chéo, trùng lặp, cơ cấu tổ chức gọn gàng hơn

o Giúp việc giám sát và quản lý các hệ thống được dễ dàng hơn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của việc quản lý, điều hành

o Hệ thống văn bản nhất quán, dễ tra cứu và dễ áp dụng

o Giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động của tổ chức về môi trường,

Trang 25

- 6-

• Về phương diện kinh tế:

o Giúp tối ưu hoá chi phí, giảm thiểu và đi đến loại bỏ các chi phí ẩn, các lãng phí trong quá trình hoạt động của tổ chức, giảm chi phí xây dựng và duy trì các hệ thống quản lý, giảm chi phí đánh giá của bên thứ ba để cấp chứng chỉ hoặc giám sát hệ thống

o Tạo thuận lợi cho việc hoạch định chất lượng và hoạch định kinh doanh của tổ chức, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh

o Nâng cao khả năng cạnh tranh và xâm nhập thị trường, đặc biệt là các thị trường yêu cầu sản phẩm thân thiện với môi trường

• Về phương diện xã hội:

o Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường

o Tạo được mối quan hệ tốt với các tổ chức bảo vệ môi trường và các

cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, về an toàn vệ sinh lao động,

về sản xuất công nghiệp

o Nâng cao hình ảnh và uy tín của tổ chức đối với khách hàng, bạn hàng

và toàn thể cộng đồng; nâng cao sự thoả mãn của khách hàng và việc đáp ứng các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác

Trang 26

- 7-

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG, HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ

SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG CÁC HỆ THỐNG

QUẢN LÝ NÀY TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

2.1 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 - Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT)

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng nhằm đáp ứng các mục đích cơ bản sau [39]:

• Tiêu chuẩn ISO 14000 giúp cho việc quản lý môi trường tốt hơn

• Tiêu chuẩn ISO 14000 phải được áp dụng ở tất cả các quốc gia

• Tiêu chuẩn ISO 14000 phải thu hút mối quan tâm lớn của công chúng và những người sử dụng tiêu chuẩn

• Tiêu chuẩn ISO 14000 phải có hiệu quả trong vấn đề chi phí, phi mệnh lệnh và linh hoạt, cho phép đáp ứng các nhu cầu khác nhau của tất cả các

tổ chức, thuộc mọi loại hình trên thế giới

• Vì tiêu chuẩn ISO 14000 có tính linh hoạt, chúng phải phù hợp cho cả thẩm tra xác nhận nội bộ và bên ngoài

• Tiêu chuẩn ISO 14000 phải dựa trên cơ sở khoa học

• Và quan trọng hơn cả, tiêu chuẩn ISO 14000 phải có tính thực tế, hữu ích

Trang 27

- 8-

Để thực hiện hiệu quả, tổ chức phải phát triển các khả năng và cơ chế hỗ trợ cần thiết để đạt được chính sách môi trường, các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường

• Nguyên tắc 4: Đo lường và kiểm tra xác nhận

Tổ chức phải đo lường, giám sát và kiểm tra xác nhận các kết quả hoạt động môi trường

2.1.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường [16]

Hệ thống quản lý môi trường cũng được xây dựng trên nền tảng của vòng tròn Deming PDCA tức là lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và hành động để cải tiến (hình 2.1) Cải tiến liên tục là yếu tố không thể thiếu của HTQLMT

Hình 2.1: Mô hình hệ thống quản lý môi trường

2.1.3 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Lập kế hoạch

   

Chính sách môi trường

Cải tiến liên tục

Xem xét của

lãnh đạo

Thực hiện và điều hành

Kiểm tra và hành

động khắc phục

Trang 28

- 9-

Các tiêu chuẩn thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được liệt kê cụ thể trong hình 2.2 [41]

Các tiêu chuẩn này được chia thành 2 nhóm:

• Nhóm 1 là nhóm các tiêu chuẩn đánh giá hệ thống quản lý môi trường của một tổ chức

• Nhóm 2 là nhóm các tiêu chuẩn đánh giá mặt môi trường của sản phẩm

Mỗi nhóm gồm có các tiêu chuẩn cụ thể được thể hiện trong hình 2.3 như sau:

Hình 2.3: Hai nhóm chính trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Trang 29

ISO 14062

ISO 14063 Thông tin môi trường Thiết kế môi trường

Nhóm ISO 14020 Nhãn môi trường

và công bó môi trường

Nhóm ISO 14030 Xem xét đánh giá kết quả hoạt động môi trường

ISO 19011 Đánh giá hệ thống quản lý môi trường

Cải tiến kết quả hoạt động môi trường về sản phẩm

Thông tin về các khía cạnh môi trường của sản phẩm

Trao đổi thông tin

về kết quả hoạt động môi trường

Thông tin về kết quả hoạt động của

hệ thống quản lý môi trường

Mô tả về kết quả hoạt động môi trường của tổ chức

Thông tin về các khía cạnh môi trường trong thiết kế

và phát triển Các khía cạnh

môi trường ưu tiên

Mô tả về kết quả hoạt động môi trường của sản phẩm

Trao đổi thông tin về kết quả hoạt động môi trường

Giám sát kết quả hoạt động môi trường

Giám sát kết quả hoạt động của hệ thống  

Hành động Kiểm tra

Lập kế hoạch

Thực hiện

Trang 30

- 11-

cấp ở 138 quốc gia và ngành kinh tế thì đến cuối năm 2006 đã có ít nhất 129.199 chứng chỉ được cấp ở 140 quốc gia và ngành kinh tế, tăng 18.037 chứng chỉ, nghĩa là tăng khoảng 16% so với năm 2005

Kết quả khảo sát từ năm 2005 đến hết tháng 12 năm 2006 được thể hiện như sau [18]:

Bảng 2.1: Số chứng chỉ ISO 14001 trên thế giới

Hình 2.4: Biểu đồ phát triển số chứng chỉ ISO 14001 trên thế giới

2.1.4.2 Tại Việt Nam

Ý: 9825 Tây Ban Nha:11125

Vương quốc Anh: 6070

Mỹ: 5585 Đức: 5415 Thụy Điển: 4411 Pháp: 3047 Hàn quốc: 5893 Trung quốc: 18842

Nhật: 22593

     

         

Trang 31

- 12-

Ngày 2 tháng 12 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 256/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Theo quyết định này, đến năm 2010, Việt Nam phải đạt được:

• 50% cơ sở sản xuất và kinh doanh có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001

• 40% đô thị và 70% khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

• Xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện

Và đến năm 2020, Việt Nam phải đạt được:

• 80% cơ sở sản xuất và kinh doanh có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001

• 100% đô thị và khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

• 30% chất thải thu gom được tái chế

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua cũng đã khẳng định quan điểm phát triển đất nước là "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường"

Để thực hiện quan điểm này, bên cạnh các văn bản đã ban hành trước đó liên quan đến môi trường, Việt Nam đã xem xét và ban hành thêm nhiều văn bản thể hiện rõ cam kết bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững như:

• Quyết định 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)

• Nghị định 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về

an toàn hoá chất

Trang 32

- 13-

• Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện nghị định thư Kyoto thuộc công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu

• Luật số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc Hội về môi trường

• Quyết định 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010

• Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường

• Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

• Quyết định 184/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy

• Nghị định 04/2007/NĐ-CP ngày 8 tháng 1 năm 2007 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

• Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn

• Luật số 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội về hoá chất

• Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ

về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

• Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng

Trang 33

• Và nhiều văn bản khác

Trên cơ sở thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường của Chính phủ, nhằm đáp ứng các yêu cầu luật định và xuất phát từ nhu cầu của tổ chức, muốn tăng

cường bảo vệ môi trường, giảm thiểu chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm nên số

chứng chỉ ISO 14001 tại Việt Nam đã tăng lên

Theo kết quả khảo sát của tổ chức ISO, tốc độ tăng trưởng chứng chỉ ISO 14001 của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2006

là từ 127 chứng chỉ lên 189 chứng chỉ [18]

Tuy nhiên nếu so với trên thế giới, tỷ lệ giữa số chứng chỉ ISO

14001 và chứng chỉ ISO 9001:2000 là hơn 14% thì tại Việt Nam tỉ lệ chứng chỉ ISO

Tổng cộng

12/

2006 12/ 2005

ISO 14001:2004

Trang 34

- 15-

2.2 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 - Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL)

2.2.1 Triết Lý của ISO 9000

Các tiêu chuẩn của ISO 9000 được xây dựng dựa trên cơ sở những triết lý sau:

• Chất lượng quản trị quyết định chất lượng sản phẩm

• Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiệm nhất

• Quản trị theo quá trình và ra quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu

• Lấy phòng ngừa làm chính

2.2.2 Tám nguyên tắc quản lý chất lượng

Hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng trên cơ sở 8 nguyên tắc quản lý chất lượng Việc nhận biết tám nguyên tắc quản lý chất lượng để lãnh đạo cao nhất của tổ chức có thể sử dụng nhằm dẫn dắt tổ chức đạt được kết quả hoạt động cao hơn [17]

• Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng

Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cố gắng vượt cao hơn sự mong đợi của họ

• Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo

Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và phương hướng của tổ chức Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ để có thể hoàn toàn lôi cuốn mọi người tham gia nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức

• Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người

Mọi người ở tất cả các cấp là yếu tố của một tổ chức và việc huy động họ tham gia đầy đủ sẽ giúp cho việc sử dụng được năng lực của họ vì lợi ích của tổ chức

• Nguyên tắc 4: Cách tiếp cận theo quá trình

Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình

• Nguyên tắc 5: Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý

Trang 35

- 16-

Việc xác định, hiểu và quản lý các quá trình có liên quan lẫn nhau như một hệ thống sẽ đem lại hiệu lực và hiệu quả của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đề ra

• Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục

Cải tiến liên tục các kết quả thực hiện phải là mục tiêu thường trực của tổ chức

• Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện

Mọi quyết định có hiệu lực được dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin

• Nguyên tắc 8: Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng

Tổ chức và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị

Hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập sao cho cải tiến liên tục kết quả thực hiện nhưng vẫn lưu ý đến nhu cầu của các bên hữu quan

2.2.3 Mô hình hệ thống quản lý chất lượng dựa trên quá trình

Để hoạt động có hiệu quả, tổ chức phải xác định và quản lý các quá trình có liên quan và tương tác lẫn nhau Việc xác định một cách hệ thống và quản lý các quá trình được triển khai trong tổ chức và đặc biệt quản lý sự tương tác giữa các quá trình đó được gọi là “cách tiếp cận theo quá trình”

Tổ chức ISO khuyến khích việc áp dụng “cách tiếp cận theo quá trình” để quản

lý một tổ chức

Mô hình hệ thống quản lý chất lượng dựa trên quá trình được thể hiện như sau [15, 17]:

Trang 36

- 17-

Ghi chú: Hoạt động gia tăng giá trị

Dòng thông tin

Hình 2.5: Mô hình hệ thống quản lý chất lượng

2.2.4 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 2000

• Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 2000 bao gồm nhiều tiêu chuẩn liên quan đến các vấn đề khác nhau trong hệ thống quản lý chất lượng Trong

đó 4 tiêu chuẩn được đề cập nhiều nhất là:

o Tiêu chuẩn ISO 9000:2005: Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và

từ vựng, ban hành lần 3 vào tháng 9 năm 2005

o Tiêu chuẩn ISO 9001:2000: Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu, ban hành lần 3 vào tháng 12 năm 2000

o Tiêu chuẩn ISO 9004:2000: Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn thực hiện cải tiến, ban hành lần 2 vào tháng 12 năm 2000

o Tiêu chuẩn ISO 19011:2000: Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/ hoặc hệ thống quản lý môi trường, ban hành lần 1 vào tháng 10 năm 2002

• Mối tương quan giữa 4 tiêu chuẩn trên có thể được thể hiện theo sơ đồ dưới đây [4]:

Trang 37

- 18-

Hình 2.6: Mối tương quan giữa ISO 9001, ISO 9000, ISO 9004 và ISO 19011

2.2.5 Một số điểm sửa đổi của tiêu chuẩn ISO 9001:2008

Hiện nay, tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đang được xem xét và cĩ một số điểm sửa

đổi Cấu trúc của tiêu chuẩn vẫn giữ nguyên, các sửa đổi chỉ nhằm làm rõ hơn

các yêu cầu và tăng sự tương thích với các hệ thống quản lý khác

Theo bản ISO/ DIS 9001:2008, một số điểm thay đổi so với phiên bản 2000 như sau [15, 19]:

• Trong lời giới thiệu 0.1, lần đầu tiên, cụm từ “rủi ro” xuất hiện trong phiên bản ISO 9001 Bên cạnh đĩ, cụm từ “mơi trường kinh doanh” cũng được sử dụng Đồng thời, xác định rõ: “Tiêu chuẩn này cĩ thể được sử dụng cho nội bộ và bên ngồi tổ chức, kể cả các tổ chức chứng nhận, để đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu chế định, pháp luật phù hợp với sản phẩm và yêu cầu riêng của tổ chức.”

• Làm rõ hơn cách tiếp cận quá trình là gì trong phần 0.2

• Trong phần 0.3, nêu rõ hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 9004 cĩ thể sử dụng đồng thời hoặc độc lập đối với nhau Ngồi ra, cũng xác định thêm ngồi việc thỏa mãn yêu cầu khách hàng cịn cĩ thỏa mãn yêu cầu chế định và luật định được áp dụng Theo phiên bản mới, khi nĩi về ISO

9004, cụm từ “quản lý sự thành cơng lâu dài của một tổ chức” được dùng

HTQLCL – Hướng dẫn đánh giá HTQLCL và/ hoặc HTQLMT

ISO 9000 HTQLCL – Cơ sở và từ vựng

HTQLCL – Hướng dẫn cho hoạt động cải tiến ISO 19011

Giải thưởng chất lượng HTQLCL –

Các yêu cầu

Trang 38

• Làm rõ hơn định nghĩa về sản phẩm: không chỉ là sản phẩm cuối cùng mà

có thể là sản phẩm của bất kỳ quá trình nào, đặc biệt là các sản phẩm của

“quá trình hình thành sản phẩm”

• Các thuật ngữ lỗi thời được cắt bỏ

• Trong phần 4.1, từ “nhận biết” đã được thay thế bởi từ “xác định” Trong điều khoản này, ở mục e, cụm từ “khi thích hợp” được thêm vào sau từ

“đo lường” nhằm làm rõ hơn khi nào cần áp dụng việc đo lường

• Trong điều khoản 4.2, các yêu cầu về tài liệu ở mục c và d, “hồ sơ” được nêu rõ nhằm giải thích rõ hơn “hồ sơ là một dạng tài liệu đặc biệt”

• Trong điều khoản 4.2.3, tài liệu bên ngoài được xác định rõ là “các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được xác định bởi tổ chức, cần cho việc lập

kế hoạch và hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng”

• Điều khoản 5.5.2 xác định rõ Đại diện lãnh đạo phải là thành viên trong

“ban lãnh đạo của tổ chức”, nhằm ngăn ngừa việc sử dụng người ở bên ngoài (như tư vấn) làm Đại diện lãnh đạo

• Điều khoản 6.2 yêu cầu phải xác định năng lực cho những người thực hiện các công việc ảnh hưởng đến “sự phù hợp đối với các yêu cầu về sản phẩm” thay vì chỉ cho “chất lượng sản phẩm”, đồng thời làm rõ hơn các yêu cầu của tiêu chuẩn trong điều khoản này

• “Hệ thống thông tin” được thêm vào trong 6.3 để làm rõ hơn khái niệm

về cơ sở hạ tầng

• Trong điều khoản 7.1, hoạch định việc tạo sản phẩm, việc “đo lường” được thêm vào nhằm nhấn mạnh hơn yêu cầu của điều khoản này

Trang 39

- 20-

• Nhấn mạnh việc nhận biết phải xuyên suốt “toàn bộ quá trình hình thành sản phẩm”

• Điều khoản 7.6, từ “phương tiện” được thay bằng từ “thiết bị”

• Một số chú thích được thêm vào nhằm làm rõ hơn yêu cầu tiêu chuẩn Ví dụ:

o Điều khoản 4.1, các chú thích được thêm vào nhằm cung cấp các chỉ dẫn về việc chọn nguồn bên ngoài

o Điều khoản 6.4 chú thích về “môi trường làm việc” được bổ sung

o Chú thích trong điều khoản 8.2.1 làm rõ hơn cách thức đáp ứng yêu cầu này của tiêu chuẩn

2.2.6 Tình hình áp dụng

2.2.6.1 Trên thế giới

Theo khảo sát của tổ chức ISO, đến cuối tháng 12 năm 2006 đã có ít nhất 897.866 chứng chỉ ISO 9001:2000 đã được cấp trong 170 quốc gia và ngành kinh tế

So với năm 2005, khi chỉ có 773.867 chứng chỉ ISO 9001:2000 ở 161 quốc gia và ngành kinh tế, thì năm 2006 đã tăng 123.999 chứng chỉ (tăng 16%)

Sự phát triển của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trên thế giới từ năm 2002 đến năm 2006 như sau [18]:

Bảng 2.3: Số chứng chỉ ISO 9001 trên thế giới

Trang 40

- 21-

Hình 2.7: Biểu đồ phát triển số chứng chỉ ISO 9001 trên thế giới

2.2.6.2 Tại Việt Nam

Số lượng chứng chỉ ISO 9001:2000 được cấp cho các tổ chức, đơn vị cũng tăng lên đáng kể, không chỉ khoanh vùng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh mà cho cả các tổ chức hành chánh và các bệnh viện

Việc tăng số chứng chỉ này không chỉ xuất phát từ yêu cầu của tự thân tổ chức, của khách hàng mà còn do yêu cầu của chính phủ

Ngày 20 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 144/2006/QĐ-TTg về việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

Thực hiện quyết định này, nhiều ủy ban nhân dân các tỉnh đã áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 như Khánh Hoà, Long An, Tiền Giang, Bến Tre v.v Tại thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ủy ban nhân dân tỉnh, môt số quận cũng đã áp dụng HTQLCL như quận 2, quận 3, quận 4 v.v Các Sở Y tế, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường, v.v của nhiều tỉnh, thành phố cũng thi hành triệt để quyết định 144/2006/ Tổng số chứng chỉ ISO

9001:2000 trên thế giới, tính từ

tháng 12/2002 đến 12/2006

Sự tăng trưởng hàng năm số chứng chỉ ISO 9001:2000, tính từ tháng 12/2002 đến 12/2006

10 nước đứng đầu về số chứng chỉ ISO 9001:2000

Ý:105799 Nhật: 80518 Tây Ban Nha: 57552 Đức: 46458

Mỹ: 44883

Ấn Độ: 40967 Vương quốc Anh: 40909 Pháp: 21349

Hà Lan: 18922 Trung Quốc:162259

Ngày đăng: 11/02/2021, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w