Phân tích môi trường kinh doanh việt nam sử dụng mô hình swot để định hướng chiến lược cho công ty cổ phần sữa việt nam - vinamilk
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VIỆT NAMSỬ DỤNG MÔ HÌNH SWOT ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK
Bộ môn: Marketing căn bản
Giảng đường H303 – Chiều thứ 4 ca 4
Hà Nội, tháng 4/2011
Trang 2PHẦN 1: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VIỆT NAM1.Môi trường vĩ mô
1.1.Nhân khẩu học
Quy mô và tốc độ tăng dân số
- Tổng số dân của nước ta vào 0 giờ ngày 1/4/2009 là 85.789.573 tăng 9,47 triệu ngườiso với năm 1999 (với sai số thuần là 0,3%) Hiện nay dân số Việt Nam vào khoảnghơn 86 triệu người.
- Tốc độ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm
Nước ta là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất khu vực (260 người/km2),sự gia tăng dân số khá nhanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thịtrường và tận dụng nguồn lao động Tuy nhiên tăng dân số cũng tạo sức ép rất lớn đếnnhững vấn đề chung của xã hội như việc làm, nhà ở… ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượngcuộc sống của người dân và vô hình chung ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp.
Cơ cấu dân số:
Theo thống kê năm 2009, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Việt Nam là: 0-14 tuổi: 29,4%
15-64 tuổi: 65% Trên 65 tuổi: 5,6%
Việt Nam đang có “cơ cấu dân số vàng” với lực lượng lao động dồi dào Điều đó giúpcho doanh nghiệp có thể dễ dàng có được nguồn nhân công dồi dào với giá rẻ, góp phầngiảm chi phí sản xuất, hạ giá bán sản phẩm
Tuy nhiên, hiện nay nguồn lao động Việt Nam mới chỉ có trên 25% số lao độngđược đào tạo, thiếu hụt lượng lao động chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của cácdoanh nghiệp Đó cũng là một khó khăn mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nayđang gặp phải
Sự thay đổi quy mô hộ gia đình
Trang 3Xu hướng: các gia đình với quy mô lớn bao gồm nhiều thế hệ trước đây dần dần
được thay bằng các hộ gia đình nhỏ do lớp trẻ ngày nay có xu hướng sống tự lập, ảnhhưởng mạnh đến nhu cầu của nhiều loại hàng hóa, qua đó ảnh hưởng đến quy mô thịtrường của doanh nghiệp.
Phân bố dân cư
- Dân số nước ta phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng Hai vùng đồngbằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có 43% số dân của cả nước sinh sống.Ngược lại, hai vùng trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chỉ chiếm dưới mộtphần năm (gần 19%) số dân của cả nước Mật độ dân số khác biệt rất lớn giữa các vùng,vùng có mật độ đông dân nhất gấp mười lần vùng có mật độ dân số thấp nhất.
- Dân cư có xu hướng chuyển dịch từ nông thôn ra thành phố, tới các khu công nghiệphóa, các khu đô thị mới Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các đôthị ngàycàng mở rộng và đông đúc, hấp dẫn những người từ nông thôn ra thành phố tìm việc làm. Các doanh nghiệp cần có chiến lược tập trung vào những vùng thị trường ở thành phốđồng thời mở rộng chi nhánh ra các vùng trung du, miền núi, vùng sâu vùng xa
Việc dân số tập trung tại các thành phố lớn giúp doanh nghiệp tạo thuận lợi chodoanh nghiệp trong việc nghiên cứu, khảo sát thị trường, giám sát các giao dịch để tránhhiện tượng hàng giả, hàng nhái hay gian lận khi hàng chuyển qua các đại lý trung gian.Tuy nhiên việc tập trung này cũng làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏidoanh nghiệp phải xây dựng được một chiến lược Marketing phù hợp để tồn tại và pháttriển.
Chính sách dân số
- Thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình: mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con Cóhình thức xử lý nghiêm với những cán bộ, đảng viên, công chức sinh con thứ ba trở lên.- Tăng cường đưa những kiến thức về dân số, về công tác kế hoạch hóa đến nhân dân Đây là chính sách phù hợp với hoàn cảnh nước ta, đất nước còn đang trong giai đoạnphát triển, còn nhiều khó khăn, trong khi đó quy mô dân số không ngừng tăng sẽ dẫn đếnkhông đảm bảo được chất lượng cuộc sống và các vấn đề về môi trường, về xã hội Điềunày có thể làm giảm quy mô dân số trong tương lai Do đó doanh nghiệp phải có nhữngchiến lược cụ thể để tránh bị thu hẹp quy mô thị trường.
Trang 41.2.Kinh tế
Bối cảnh thế giới:
Tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, luôn tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng. Bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2010:
- Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2010 đạt 6,78 %
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, đây là tốc độ tăng trưởng đáng tựhào của Việt Nam Nền kinh tế liên tục phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp mở rộng thị trường trong nước và tranh thủ cơ hội vươn ra thị trường thế giới - Tỉ lệ lạm phát: 11,75%
Trong vòng bốn năm từ 2007-2010, có tới ba năm lạm phát ở mức hai con số (năm2007 là 12,63%; năm 2008 là 22,97%), đây là bài toán lớn với kinh tế Việt Nam Tìnhtrạng lạm phát quá nóng, đặc biệt tại các thành phố lớn khiến cho cuộc sống của ngườidân gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, qua đó ảnh hưởngxấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
- Tỉ lệ thất nghiệp: 2,88%
Tuy tỉ lệ thất nghiệp đã giảm so với năm 2009 (4,65%) nhưng vẫn ở mức cao, phảnánh một nghịch lý, doanh nghiệp vẫn rất thiếu nguồn lao động nhưng số người thất nghiệplại không ngừng tăng lên Điều này là do công tác đào tạo lao động chưa tốt, chưa có chấtlượng cao Doanh nghiệp phải có biện pháp nâng cao đội ngũ lao động của mình đồngthời tuyển thêm những nhân viên mới để đáp ứng yêu cầu công việc
- Xu hướng tiêu dùng của dân cư
+ Chuyển sang các hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm+ Chuyển từ hàng ngoại sang hàng nội
Xu hướng tiêu dùng hàng nội của người dân đang là cơ hội vô cùng thuận lợi chodoanh nghiệp mở rộng thị phần và khẳng dịnh thương hiệu.
1.3.Chính trị - Pháp luật
Trang 5Môi trường chính trị – pháp luật ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Môi trường chính trị - pháp luật có thể tác động tới hoạt động kinh doanh theo 2 hướng: khuyến khích hoặc kìm hãm.
Môi trường chính trị pháp luật bao gồm:
Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ
Đây được xem là 1 điểm mạnh của môi trường kinh doanh VN Tình hình an ninh chính trị của Việt Nam tương đối ổn đinh do ở Việt Nam chỉ tồn tại 1 Đảng lãnh đạo, không có tình trạng đa Đảng như các nước khác Các cơ chế điều hành của chính phủ cũng tương đối rõ ràng và ổn đinh.
Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật đặc biệt là các chính sách kinh tế nhằm điều chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ trao đổi thương mại
Trong báo cáo Doing Business 2010 của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thì Việt Nam xếp thứ 93, tụt 2 bậc so với năm trước Nguyên nhân của việc tụt giảm này không thể loại trừ việc thiếu một môi trường pháp lý minh bạch
- Về các thủ tục hành chính ở Việt Nam: còn quá rườm rà, gây nhiều cản trở cho
hoạt động kinh doanh.
Đăng kí doanh nghiệp ở VN: Mặc dù kể từ khi luật doanh nghiệp 2005 chính thức có hiệu lực, số ngày cấp phép đăng kí KD có giảm xuống tuy nhiên thủ tục vẫn còn rườm rà, phức tạp.
Các bước thủ tục, thời gian và chi phí bỏ ra để giải quyết các giấy phép hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng ở Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực Nhà đầu tư mất 14 bước thủ tục, 194 ngày và 373,6% thu nhập bình quân đầu người, trong khi mức bình quân toàn khu vực là 185% mức thu nhập bình quân; thậm chí nước láng giềng Thái Lan chỉ là 10,7%.
- Về việc đóng thuế
Theo báo cáo, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm tiêu tốn nhiều thời gian nhất để đáp ứng các yêu cầu về thuế Nhưng thủ tục thuế nhiêu khê, làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp là vấn đề đáng lưu ý Bình quân doanh nghiệp phải nộp 32 lần và mất 1.050 giờ làm việc trong khi ở Indonesia là 266 giờ làm việc.
- Việt Nam chưa có cơ chế bảo vệ nhà kinh doanh và người tiêu dùng
Trang 6Ví dụ, trong vụ sữa nhiễm melamine, các công ty sữa trong đó có Vinamilk bị oan và đã được Bộ Y tế chính thức giải oan nhưng thiệt hại của họ thì không ai bồi thường, nông dân đổ sữa đi cũng không biết kêu ai Giả sử doanh nghiệp có khởi kiện yêu cầu Bộ Y tế bồi thường thiệt hại và thắng kiện đi chăng nữa thì cũng khó có thể nhận được tiền bồi thường vì Luật bồi thường nhà nước chưa được ban hành.
Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và chống độc quyền đã có nhưng chưa đi vào cuộc sống vì thiếu các quy định cụ thể để thực hiện quyền và bảo vệ quyền của người tiêudùng Đặc biệt là các hình thức độc quyền gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng thực tế đang tồn tại Khi người ta tăng giá xăng, giá cước vận tải thì lấy lý do thị trường thế giới tăng Nhưng khi thị trường thế giới giảm thì người tiêu dùng kêu mãi, người ta mới giảm một cách nhỏ giọt Nguyên nhân là do khi quyết định giá thì các doanh nghiệp ngồi lại vớinhau và đưa ra một mức giá chung, người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác Hành vi móc túi này chưa có cơ chế để xử lý
- Về việc đăng kí tài sản
Doanh nghiệp có dễ dàng bảo đảm quyền sở hữu tài sản hay không? Ở Việt Nam doanh nghiệp cần trải qua 4 bước thủ tục, mất 67 ngày và tốn 1,2% giá trị tài sản để có được sự bảo đảm này Tuy nhiên, so với các nước đứng đầu trong bảng xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam vẫn mất nhiều thời gian đăng ký tài sản
Một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là minh bạch pháp luật về thương mại Muốn minh bạch pháp luật về thương mại thì trước hết cần phải minh bạch về sở hữu, nhất là quyền sở hữu của cá nhân, sở hữu nhà nước và sở hữu đất đai
Các quyền dân sự của công dân, nhất là quyền kinh doanh và quyền sở hữu tài sản là các quyền hiến định Do đó, bảo đảm các quyền này phải là nghĩa vụ của nhà nước Hiện nay, nhà nước đã có các quy định pháp lý về các quyền này nhưng chưa có được sự đảm bảo hoàn chỉnh Cụ thể, để đảm bảo quyền thì phải xây dựng được ba cơ chế bao gồm: cơ chế xác lập quyền, cơ chế thực hiện quyền và cơ chế bảo vệ quyền Hiện nay, ở Việt Nam, về mặt nguyên tắc thì công dân có quyền nhưng chưa có các cơ chế đảm bảo làchưa có hoặc thiếu, nhất là cơ chế bảo vệ quyền Cần phải xây dựng các cơ chế đảm bảo quyền dân sự của người dân trong quá trình lập pháp
Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra phổ biến trên nhiều lĩnh vực, làm cho môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh và rất dễ dẫn đến những vụ kiện về mặt này. Các chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 7Phát triển nền kinh tế thị trường dựa trên định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đảng ta đã và đang không ngừng đưa ra các đường lối chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển.
Lập trường và các chính sách quan hệ khu vực và quốc tế.
- Tham gia các khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN - Trung Quốc và các khu vựcmậu dịch tự do khác (ASEAN - Nhật Bản, ASEAN -Ấn Độ, ASEAN - Hàn Quốc)- Tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
- Tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Á - ÂU (ASEM)- Tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO)
=> Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại 1 số khó khăn:
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam đã cải thiện nhiều, chi phí và thủ tục đã giảm nhưng vẫn còn mất thời gian Để xuất một container hàng, doanh nghiệp phải có sáu loại hồ sơ, mất 24 ngày và tốn 669 USD Trong khi đó, Trung Quốc chi phí thời gian không thấp hơn Việt Nam là 21 ngày nhưng chi phí tiền bạc lại thấp hơn đáng kể, chỉ390 USD
Tương tự để nhập khẩu một container, doanh nghiệp cần có 8 loại hồ sơ, mất 23 ngày và 881 USD Việc phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực đang gây ảnh hưởng không nhỏ cho tính cạnh tranh của Việt Nam.
1.4.Văn hóa – Xã hội
Văn hóa của Việt Nam mang đậm bản sắc văn hóa phương Đông Ví dụ: Người Việt có thói quen thờ cúng tổ tiên và ăn Tết cổ truyền; nói đến truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam phải nói đến tập quán tiêu dùng cơm gạo với những phương tiệnđể ăn như bát đũa còn ở nhiều nước phương Tây thì đó là bánh mì, bơ, sữa, thịt với các phương tiện thìa, dĩa v.v
Sự hiểu biết tường tận về văn hoá Việt là "vũ khí" của doanh nghiệp Việt Namtrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bởi chúng ta không thể dựng hàng rào với tất cảcác doanh nghiệp nước ngoài mà không có hàng rào quanh ta, chúng ta không thể cạnh
Trang 8tranh với người nước ngoài bằng vốn liếng, công nghệ, kinh nghiệm quản lý nhưngchúng ta có thể cạnh tranh bằng Văn hoá Văn hoá là một thứ không dễ học, là rào cản rấtlớn với bất cứ với người nước ngoài, kể cả người nước ngoài sống nhiều năm ở một nước.Tựu chung lại, điều mà các doanh nghiệp Việt Nam nhưng doanh nghiệp nướcngoài không làm được là hãy tìm hiểu kỹ nhu cầu của người Việt Nam, văn hoá ViệtNam, đáp ứng nhu cầu đó, văn hoá đó thì chúng ta sẽ thắng trên sân nhà.
1.5.Khoa học – Công nghệ
Khoa học công nghệ đã tạo ra những điều kì diệu cho cuộc sống của con người.Công cuộc cạnh tranh về công nghệ mới không những đảm bảo cho doanh nghiệp pháttriển trên thị trường mà còn làm thay đổi bản chất của sự cạnh tranh Cả thế giới vẫn đangtrong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và đượctích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ Thế kỉ XXI là thế kỷ của sự phát triển khoa học- côngnghệ với sự bùng nổ công nghệ thông tin Đây là thành tựu lớn nhất của nhân loại, nhờ đóloài người có thể tiếp cận với thông tin trên thế giới mọi lúc mọi nơi.
Nhận thức được vấn đề này, ở Việt Nam, dù ngân sách nhà nước còn hạn hẹp,nhưng với nỗ lực của Nhà nước, từ năm 2000 tỉ lệ chi ngân sách nhà nước cho KH & CNđã đạt 2%, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách đầu tư pháttriển KH&CN của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh đó khi sản phẩm ngày càng phức tạp hơn, công chúng cần được bảo đảman toàn chắc chắn, các cơ quan nhà nước đã tăng cường quyền lực của mình đối với việckiểm tra và nghiêm cấm những sản phẩm có khả năng không an toàn
Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam cơhội để học hỏi, tiếp cận khoa học công nghệ của các nước bạn, nâng cao năng lực sản xuấttrong nước.
1.6.Địa lý
Lãnh thổ VN gồm 2 bộ phận :- Đất liền: 330991 km2, hình chữ S.
- Biển rộng gấp nhiều lần so với đất liền, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển.
Trang 9- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệtđới ẩm gió mùa.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoángThái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vậtnên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tựnhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hảiđảo.
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điềukiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan,Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngànhkinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với cácnước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài Bên cạnh đó còn tạo điều kiệnthuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với cácnước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.► Khó khăn:
- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảyra hằng năm.
- Biên giới dài, vùng biển rộng lớn nên việc bảo vệ chủ quyền là hết sức quan trọng.- Đất nước kéo dài theo hướng Bắc - Nam làm giao thông xuyên Việt tốn kém, khó khăntrong điều hành quản lý kinh tế XH.
- Nằm ở vùng kinh tế năng động phải cạnh tranh tích cực với các nước (đây là điểm khókhăn và cũng là thuận lợi cho Việt Nam).
Vấn đề không mới hiện nay là môi trường tự nhiên ngày cầng xấu đi đã trở thànhmột trong những vấn đề quan trọng đặt ra trước các doanh nghiệp và công chúng Ở nhiềuthành phố trên thế giới tình trạng ô nhiễm không khí và nước đã đạt tới mức độ nguyhiểm Một mối lo rất lớn là các hóa chất công nghiệp đã tạo ra lỗ thủng trên tầng ozonegây nên hiệu ứng nhà kính, tức là làm cho trái đất nóng lên đến mức độ nguy hiểm.
Trang 10Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những mốilo sau:
Thiếu hụt nguyên liệu Chi phí năng lượng tăng
Những công ty khôn ngoan thay vì để bị chậm chân, đã chủ động có những chuyểnbiến theo hướng bảo vệ môi trường để tỏ ra là mình có quan tâm đến tương lai của môitrường thế giới
2.Môi trường vi mô
2.1 Yếu tố khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong môi trường vi mô vì họ là ngườiđề đạt yêu cầu, mong muốn, họ là người lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ củadoanh nghiệp và là người đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.Để phân loại, khách hàng gồm có: người tiêu dùng, người trung gian, ngườisản xuất, các cơ quan Đảng và Chính phủ.
Người tiêu dùng
Thị trường người tiêu dùng gồm các cá nhân, hộ gia đình, các nhóm ngườihiện có và tiềm ẩn mua sắm hàng hoá hoặc dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cánhân Các đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam:
-Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng
Mặc cho tất cả các sự biến động trong nền kinh tế toàn cầu và với ảnh hưởng củalạm phát hay suy thoái kinh tế, hộ gia đình trung lưu Việt Nam đã trở nên giàu có
Trang 11hơn Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách quá lớn giữa những hộ gia đình có thunhập cao và những hộ có thu nhập thấp hơn.
Rõ ràng, các chuyên viên tiếp thị và các nhà sản xuất cần cung cấp cho ngườitiêu dùng nhiều sản phẩm với giá cả đa dạng hơn và để bảo đảm rằng họ có thể thuhút được khoảng cách đang mở rộng trong các tầng lớp tiêu dùng Việt Nam.
-Người tiêu dùng quan tâm hơn tới thương hiệu và hành vi xã hội của cácdoanh nghiệp
Không chỉ là những nhãn hiệu quốc tế đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng,mà có cả những nhãn hiệu Việt Nam, những nhãn hiệu chiếm 4 trong 10 nhãn hiệuphát triển nhanh nhất Việt Nam năm 2008.
=> Như vậy, các chuyên gia marketing và các nhà sản xuất cần hiểu hơnnhững nhu cầu tình cảm của người tiêu dùng và những phân khúc mới đang pháttriển ở Việt Nam để hoàn thành tốt hơn nhu cầu được công nhận xã hội và đa dạngsản phẩm.
- Coi trọng yếu tố tiêu dùng an toàn
Xu hướng lớn nhất trong thị trường hiện nay là phản ứng gay gắt với các sảnphẩm không rõ xuất xứ và nguy cơ liên quan đến sức khỏe.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết các sản phẩm FMCG rẻ ở nông thôn ViệtNam đều xuất xứ từ Trung Quốc, khoảng vài trăm nhãn hiệu và có nhiều thànhphần từ Trung Quốc hơn.
Vì vậy, an toàn thực phẩm, như ngày hết hạn, thành phần, và nguồn gốc cácthành phần và sản phẩm, cũng như tổ chức chứng nhận y tế sẽ trở thành mối quantâm hàng đầu vào năm 2009.
=> Các chuyên gia marketing và các nhà sản xuất cần tập trung hơn vào antoàn thực phẩm, xuất xứ và cơ quan kiểm duyệt để đạt được thị phần khổng lồ ở thịtrường nông thôn vốn bị chiếm lĩnh bởi các mặt hàng rẻ từ Trung Quốc, miễn là giávẫn phải phù hợp với những người tiêu dùng nghèo hơn.
-Thế hệ người tiêu dùng mới tại Việt Nam
Trang 12“Thu nhập tăng - chi tiêu nhiều - am hiểu sản phẩm và luôn nâng cao mứcsống của mình” là ba yếu tố định hình nên một thế hệ người tiêu dùng mới tại ViệtNam.
=> Các doanh nghiệp có thể lợi dụng đặc điểm này để tập trung khai thác thịtrường tiềm năng này.
Người trung gian
Là các tổ chức thương mại, những cá nhân và tổ chức mua hàng để bán haycho thuê nhằm mục đích kiếm lời Cụ thể hơn là những người bán buôn hoặc bán lẻcác loại hàng hoá, dịch vụ.
Hiện nay ở Việt Nam, các trung gian ngày càng nhiều và lớn mạnh, tạo điềukiện thuận lợi cho việc phân phối sản phẩm một cách nhanh chóng và thuận lợi đếntay người tiêu dùng cuối cùng Tuy nhiên đội ngũ phân phối ở Việt Nam hoạt độngchưa thực sự chuyên nghiệp và có hiệu quả Các doanh nghiệp cần thiết phải thiếtlập chiến lược về kênh phân phối chuẩn cho doanh nghiệp mình.
Người sản xuất
Hiện nay, Việt Nam ngày càng đẩy mạnh tự sản xuất để đáp ứng các nhu cầutiêu dùng của người dân Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất ngày càng nhiều và đadạng, đáp ứng phần lớn nhu cầu người tiêu dùng Các DN sản xuất mua nguyên vậtliệu, thành phẩm, bán thành phẩm để sản xuất hay tái sản xuất và bán đi thu lợinhuận.
Cơ quan Đảng, Chính phủ
Thị trường các tổ chức Nhà nước gồm các tổ chức của chính phủ và các cơquan địa phương mua hay thuê những mặt hàng cần thiết để thực hiện những chứcnăng cơ bản theo sự phân công của chính quyền.
2.2 Đối thủ cạnh tranh
Trong thời buổi hội nhập kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp VN không chỉphải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoàikinh doanh tại VN
Trang 13Với những công nghệ cao và nguồn tài chính hùng mạnh,các doanh nghiệpnước ngoài thật sự là một đối thủ đáng gờm của doanh nghiệp VN
=> Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra thị trường rộng lớn để xuất khẩu hàng hóavà dịch vụ; tạo điều kiện cho ta tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệquản lý; các khoản vay ưu đãi từ các nước… Đây là những nguồn lực to lớn gópphần đưa nền kinh tế nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ trong những nămvừa qua Những lợi ích của hội nhập kinh tế đã rõ ràng Tuy nhiên, bên cạnh nhữngmặt thuận lợi ấy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những thách thức tolớn: Cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn Cạnh tranh không chỉ giữa doanh nghiệpnước ta với doanh nghiệp các nước trên thị trường nước ngoài để xuất khẩu hànghóa và dịch vụ mà cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước Điều đó gây sức épkhông nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với sựtrợ giúp của Nhà nước, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và công nghệ yếukém mà tình trạng này lại khá phổ biến ở doanh nghiệp nước ta.
2.3.Các lực lượng bên trong công ty
Khi đánh giá một công ty ta cần dựa vào ba yếu tố sau: Năng lực tài chính
Khái niệm: Năng lực tài chính của 1 DN là nguồn lực tài chính của bản thân DN, làkhả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ởquy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt độngkinh doanh được tiến hành bình thường Hiện nay ở Việt Nam các doanh nghiệp phần lớn
có quy mô vừa và nhỏ với nguồn vốn ít, khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn (vốn tự có,
vốn điều lệ rất ít, huy động bên ngoài hạn chế, tiếp cận thị trường vốn không đủ điều kiện,năng lực tự huy động không có ) Vốn là cái khó khăn nhất và cũng là cái yếu nhất củaDN Có 46% các doanh nghiệp Việt Nam được hỏi cho rằng khó khăn về lãi suất tín dụng.Có đến 41% kêu gọi hỗ trợ từ phía Chính phủ nhằm cắt giảm lãi suất vay vốn, giảm bớtgánh nặng tài chính Quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ, gần 50% số doanhnghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; gần 75% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồngvà 90% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng Chỉ có 32,38% số doanh nghiệp chobiết đã tiếp cận được các nguồn vốn của Nhà nước, chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước và
Trang 14doanh nghiệp cổ phần hoá; 35,24% số doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% số doanhnghiệp không tiếp cận được.
Từ đây chúng ta có thể thấy được rằng đây thực sự là một điều đáng bàn với cáctổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và các nhà làm Marketing cần đánh giá đúng năng lựctài chính của mình để từ đó định ra chiến lược cho công ty mình
Kỹ thuật công nghệ
Hiên nay các doanh nghiệp của Việt nam đang cố gắng ứng dụng các thành tựukhoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất Tiến hành nhập khẩu các trang thiết bị để nângcao năng suất lao động Tuy nhiên thì theo nhận định chung, trình độ khoa học-kỹ thuậtcủa viêt nam vẫn còn thấp.
Theo các quan chức Việt nam nói "công ty Việt Nam đang bỏ lỡ công nghệ mới vàtụt hậu trong thị trường toàn cầu thay đổi nhanh chóng,.” Theo Sở Khoa học và Côngnghệ Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm sản xuất công nghiệp của Việt Nam, một nghiêncứu gần đây của 429 công ty phát hiện ra rằng chỉ có ba trong số họ đã áp dụng công nghệtiên tiến Hơn một nửa đã được tìm thấy đã được sử dụng "công nghệ lỗi thời." công tyViệt Nam đang bỏ lỡ công nghệ mới và tụt hậu trong thị trường toàn cầu thay đổi nhanhchóng, các quan chức nói
Nguồn nhân lực
Trong báo cáo chính thức của mình, Việt Nam luôn khẳng định rằng mình cónguồn tài nguyên phong phú của con người mà có thể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai Tuy nhiên, chất lượng của nguồn nhân lực của Việt Nam hiện naylà một vấn đề hóc búa.
Các quan chức cho biết chỉ 32% của người lao động được đào tạo và 14,4% cóchứng chỉ đào tạo dạy nghề dài hạn Các báo cáo về thị trường lao động của Bộ LĐTBXHcho biết: “Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụcao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng nên nhiều nghề và côngviệc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độchuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng”.
Để có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thi Việt Nam sẽ chi tiêu khoảng 6nghìn tỉ đồng (US $ 375,000,000) về dạy nghề trong những năm tiếp theoTổ chứ Đào tạotrình độ kỹ thuật cho các cán bộ công nhân viên trong các tổ chức doanh nghiệp Chính vìvậy mà chất lượng nguồn nhân lực hiện nay ở các công ty cũng được nâng lên đáng kể