Kết quả khảo sát về công tác tạo động lực đối với sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội.. - Phân tích và đánh giá thực trạng cô
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
- -
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP VIỆN
ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu giải pháp tạo động lực cho sinh viên
hệ chính quy trong học tập và nghiên cứu khoa học tại Khoa Kinh tế - Viện đại học Mở Hà Nội
Mã số đề tài:: V2015 - 38 Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Thu Hường
Hµ Néi, n¨m 2015
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN ĐỀ TÀI
Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Thu Hường
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 2
LỜI MỞ ĐẦU 4
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 4
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5
3 Mục tiêu nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Nội dung nghiên cứu của đề tài 7
7 Kết cấu của đề tài 8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO SINH VIÊN TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 9
1.1.Tạo động lực và tạo động lực đối với sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học 9
1.1.1 Tạo động lực 9
1.1.2 Tạo động lực đối với sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học 10
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến động lực của sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học 12
1.2.1 Nhân tố ảnh hưởng đến động lực của sinh viên trong học tập 12
1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến động lực của sinh viên nghiên cứu khoa học 14
1.3.Kinh nghiệm về tạo động lực đối với sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học 16
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Khảo sát tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội) 20
Trang 42.1 Khái quát chung công tác tạo động lực cho học tập và nghiên cứu
khoa học của sinh viên tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội 20
2.1.1 Thực trạng công tác tạo động lực cho sinh viên trong học tập tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội 20
2.1.2 Thực trạng công tác tạo động lực động lực cho sinh viên trong nghiên cứu khoa học tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội 24
2.2 Kết quả khảo sát về công tác tạo động lực đối với sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở
Hà Nội 28
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 28
2.2.2 Kết quả khảo sát về đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực của sinh viên 31
2.2.3 Kết quả khảo sát về thực trạng tạo động lực của sinh viên 35
2.3 Đánh giá chung 45
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY TRONG TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KH 49
3.1 Giải pháp tạo động lực cho sinh viên trong học tập 49
3.1.1 Tạo sự thuận lợi về điều kiện học tập 49
3.1.2 Đội ngũ giáo viên giảng dạy cần cải tiến phương pháp giảng dạy; có sự nhiệt tình và nghiêm túc 49
3.1.3 Công tác quản lý học tập cần linh hoạt, phù hợp với điều kiện hiện tại 52
3.2 Giải pháp tạo động lực cho sinh viên trong nghiên cứu khoa học 53
3.2.1 Xây dựng kế hoạch, quy trình NCKH cụ thể, phổ biến rộng rãi53 3.2.2 Đội ngũ giáo viên hướng dẫn sinh viên NCKH cần có phương pháp phù hợp, có sự nhiệt tình 56
3.2.3 Sự phối hợp của các tổ chức đối với hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên 57
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 64
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Ngành học của sinh viên 21
Bảng 2.2: Năm học của sinh viên 21
Bảng 2.3: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về điều kiện học tập 22
Bảng 2.4: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về giáo viên giảng dạy 22
Bảng 2.5: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về công tác quản lý học tập 23
Bảng 2.6: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về công tác tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học 23
Bảng 2.7: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về đội ngũ giáo viên hướng dẫn hoạt động NCKH sinh viên 35
Bảng 2.8: Đánh giá về điều kiện học tập 35
Bảng 2.9: Đánh giá về sự thuận lợi của địa điểm học tập 36
Bảng 2.10: Đánh giá về môi trường học tập 36
Bảng 2.11: Đánh giá về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho học tập 37
Bảng 2.12: Đánh giá về giáo viên giảng dạy 37
Bảng 2.13: Đánh giá về sự phù hợp của bài kiểm tra, bài thi 38
Bảng 2.14: Đánh giá về sự phù hợp về phương pháp giảng dạy 38
Bảng 2.15: Đánh giá về tinh thần trách nhiệm, sự tận tình của giáo viên
giảng dạy 39
Bảng 2.16: Đánh giá về việc mở rộng kiển thức cho sinh viên của giáo viên giảng dạy 39
Bảng 2.17: Đánh giá về công tác quản lý học tập 39
Bảng 2.18: Đánh giá về cách quản lý việc chuyên cần 40
Bảng 2.19: Đánh giá về công tác coi thi, chấm thi 41
Bảng 2.20: Đánh giá về tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học 41
Trang 7Bảng 2.21: Đánh giá về kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học 42 Bảng 2.22: Đánh giá về quyền lợi của sinh viên tham gia NCKH 42
Bảng 2.23: Đánh giá về kinh phí hỗ trợ, giải thưởng cho sinh viên tham gia NCKH 43Bảng 2.24: Đánh giá về đội ngũ giáo viên hướng dẫn hoạt động NCKH sinh viên 43Bảng 2.25: Đánh giá về sự nhiệt tình, tâm huyết của giáo viên hướng dẫn NCKH 43Bảng 2.26: Đánh giá về phương pháp định hướng của giáo viên hướng dẫn NCKH 44
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Học tập, nghiên cứu khoa học là những hoạt động cơ bản của sinh viên trong thời gian học đại học Những kiến thức học tập chuyên môn là hành trang quan trọng để sinh viên ra trường có sự hiểu biết cần thiết liên quan đến lĩnh vực của mình Ngoài việc học tập, nghiên cứu khoa học sẽ giúp sinh viên có tư duy tốt hơn, năng động hơn và hoàn thiện mình hơn Công tác nghiên cứu khoa học cũng có vai trò hết sức quan trọng, trang bị cho sinh viên phương pháp nghiên cứu và cách thức vận dụng kiến thức lý thuyết vào tình huống thực tế Học tập và NCKH cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau Việc tham gia NCKH có mục tiêu quan trọng là giúp sinh viên hứng thú và hăng say hơn trong học tập, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho
sự tìm tòi tri thức khoa học, giúp sinh viên có thể vững vàng, tự tin hơn khi tiếp cận công việc trong tương lai
Tuy nhiên, một số sinh viên hiện nay học tập rất thụ động, máy móc, thiếu sáng tạo Trên thực tế, sinh viên hiện nay chưa thật sự được quan tâm đúng mức đến hoạt động NCKH; chưa hăng say, nhiệt tình trong phong trào nghiên cứu khoa học; chưa trở thành lĩnh vực chủ đạo của sinh viên (thường quan tâm tới nhiệm vụ học tập nhiều hơn) Chính vì vậy, các trường đại học nói chung, Viện Đại học Mở Hà Nội nói riêng cần có các giải pháp tạo động lực để sinh viên học tập một cách chủ động, sáng tạo (đặc biệt khi chuyển sang chương trình đào tạo tín chỉ) và để sinh viên hăng say nghiên cứu khoa học hơn nữa trong thời gian tới Nghiên cứu các giải pháp tạo động lực cho sinh viên trong các hoạt động nêu trên là đề tài thực
sự cần thiết để giúp sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội có thể hoàn thiện bản thân trong xu thể hội nhập hiện nay Từ những lý do trên, tác giả đã
chọn đề tài nghiên cứu khoa học là “Nghiên cứu giải pháp tạo động lực
Trang 9cho sinh viên hệ chính quy trong học tập và nghiên cứu khoa học tại Khoa
K inh tế - Viện đại học Mở Hà Nội”
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tại diễn đàn giữa Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành với
sinh viên được tổ chức vào tháng 12/2013, khẩu hiệu hành động “Sinh viên
Việt Nam thi đua học tập - sáng tạo - tình nguyện - hội nhập”, đã thể hiện
tâm tư, nguyện vọng của sinh viên đề đạt với Đảng và Nhà nước; qua đó tạo động lực cho sinh viên học tập, cống hiến và trưởng thành; tạo những bước phát triển mới cho tổ chức Hội và phong trào sinh viên cả nước Tài
liệu về “ Phương pháp giảng dạy hiệu quả ở bậc đại học” của TS Shahida
Sajjad, Trường đại học Karachi – Pakistan, cũng đưa ra các giải pháp để
giúp sinh viên học tập hiệu quả Công trình “Giáo dục mục đích, động cơ
học tập cho sinh viên trong đào tạo theo học tín chỉ” của ThS Nguyễn
Thanh Sơn, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, thể hiện được động cơ học tập của sinh viên và đưa ra các giải pháp để sinh viên có động lực trong học
tập Bên cạnh đó, các công trình khác như "Đề án Ngoại ngữ Quốc gia
2020, giai đoạn 2011-2013" của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tài liêu “Tạo động lực học tập cho sinh viên thông qua chính sách tín dụng” của Ngân
hàng Chính sách xã hội…cũng đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm tạo động lực cho sinh viên nói chung Phan Trọng Ngọ (2005) với công trình
“Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường”- Nhà xuất bản Đại
học sư phạm, đã đề cập đến các giải pháp liên quan đến động lực học của sinh viên khi chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về công tác tạo động lực cho sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học một cách đầy đủ và có
hệ thống Do vậy, đây chính là “khoảng trống” và là nội dung quan trọng
để tác giả tập trung nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu khoa học này
Trang 103 Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực và tạo động lực đối với sinh viên
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác tạo động lực cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội (chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của công tác tạo động lực trong học tập và NCKH )
- Đề xuất một số giải pháp tạo động lực cho sinh viên trong học tập và
nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 1 Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn về tạo động lực cho sinh
viên trong học tập và nghiên cứu khoa học
4 2 Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu công tác tạo động lực cho
sinh viên hệ chính quy trong học tập và nghiên cứu khoa học tại Khoa Kinh
tế - Viện Đại học Mở Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
5 1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính để có thông tin cần thiết
Các nguồn dữ liệu thứ cấp: Thu thập các thông tin cần thiết có liên
quan đến công tác tạo động lực cho sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học từ các cơ quan chức năng (Bộ Giáo dục & Đào tạo, Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam ); Thu thập các thông tin cần thiết có liên quan đến công tác tạo động lực cho sinh viên tại các trường đại học hiện nay; các văn bản pháp quy liên quan và các công trình
Trang 11nghiên cứu khác; các báo cáo tổng kết và các số liệu thống kê của Khoa Kinh tế và của Viện Đại học Mở Hà Nội
Các nguồn dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài được
thu thập thông qua cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính (mô
tả chi tiết tại Chương 3) Trong đó:
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: đề tài sử dụng các số liệu thống kê và điều tra liên quan đến công tác tạo động lực cho sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học bằng cách gửi phiếu khảo sát đến các sinh viên đang học tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội
- Phương pháp nghiên cứu định tính: được tiến hành bằng cách thu thập các ý kiến đánh giá khác hoặc phỏng vấn sâu một số sinh viên tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội Phương pháp này sử dụng để tìm hiểu sâu hơn một số vấn đề không thể có trong phân tích định lượng như: khó khăn và thuận lợi của sinh viên hiện nay về việc học tập và nghiên cứu khoa học; kiến nghị những giải pháp để tạo động lực cho sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học trong thời gian tới Đối với các ngành học khác nhau, các năm khác nhau thì khó khăn, thuận lợi và nguyện vọng có thể sẽ khác nhau,do vậy nghiên cứu định tính sẽ thể hiện rõ được nội dung nghiên cứu
5.2 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu
Đề tài đã vận dụng các kỹ thuật thống kê và toán kinh tế, ứng dụng phần mềm SPSS để xử lý các dữ liệu thu thập được
6 Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lý luận về tạo động lực, tạo động lực cho sinh viên
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực của sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học
Trang 12- Một số nội dung tạo động lực cho sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Khảo sát thực tế về công tác tạo động lực cho sinh viên Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở HN trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Đề xuất giải pháp tạo động lực cho sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm các chương sau:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về tạo động lực cho sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học
CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác tạo động lực cho sinh viên hệ chính quy trong học tập và nghiên cứu khoa học trong (khảo sát tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội)
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho hệ chính quy trong học tập và nghiên cứu khoa học
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO SINH VIÊN TRONG
HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1 Tạo động lực và tạo động lực đối với sinh viên trong học tập và
nghiên cứu khoa học
1.1 1 Tạo động lực
Động lực (motivation) là sự sẵn sàng nỗ lực làm việc nhằm đạt được
mục tiêu của tổ chức và thỏa mãn nhu cầu của bản thân người lao động
Động lực là những nhân tố bên trong kích thích con người làm việc trong
điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao Động lực là tất cả những
gì thôi thúc con người, thúc đẩy con người hăng hái làm việc Do đó có thể
hiểu, động lực là sự khao khát và tự nguyện của con người nhằm tăng
cường mọi nỗ lực để đạt được một mục tiêu hoặc kết quả cụ thể nào đó Vì
động lực thúc đẩy con người làm những việc mà họ hy vọng sẽ đáp ứng
được những xu hướng, ước mơ, nhu cầu, nguyện vọng theo một cách thức
mong muốn Nói đến động lực phải nói đến mục tiêu, kết quả cụ thể, nếu
không có mục tiêu, không có kết quả chờ đợi thì không thể có động lực [8,
tr.128] Động lực là vấn đề nguyên nhân bên trong thúc đẩy hoạt động của
con người để đạt được mục tiêu (Paul Eggen & Don Kauchak (1994);
Edmondson(1997))
Tạo động lực là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý
tác động đến con người nhằm làm cho con người có động lực trong các
hoạt động cụ thể
Trang 141.1.2 Tạo động lực đối với sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học
Động lực đối với sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học tại các trường Đại học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cao các kỹ năng của sinh viên
Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ tạo ra sự chủ động cho sinh viên trong việc lựa chọn kiến thức cũng như kế hoạch học tập phù hợp với khả năng của mình Việc xây dựng kế hoạch học tập và NCKH phù hợp, rõ ràng các mục đích sẽ là động lực quan trọng để sinh viên có thể thực hiện hiệu quả
Về học tập, động lực học tập yếu tố thúc đẩy sinh viên học tập, trên cơ
sở nhu cầu hoàn thiện tri thức, mong muốn nắm vững tiến tới làm chủ tri thức mà mình được học tập, làm chủ nghề nghiệp đang theo đuổi Động lực học tập của sinh viên là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình Sinh viên học vì cái gì thì đó chính là động cơ học tập của sinh viên [8, tr.371] “Động lực học tập là sự sẵn sàng đầu tư thời gian, sức lực và các tiềm lực khác của con người trong một khoảng thời gian dài,
để đạt được một mục đích đã đặt ra trước của bản thân" (Edmondson, 1997)
Thuyết về động cơ/động lực học tập của Dõrnyei (2001) [1] thể hiện ở nội dung: (1) Phạm vi người học bao gồm những yếu tố mang tính cá nhân mà người học tự phát triển trong quá trình học tập Hai nhân tố chính góp phần vào thành công của người học đó là mong muốn đạt được thành công và sự tự tin vào chính khả năng của bản thân mình; (2) Về môi trường học tập gồm: Yếu tố khóa học có tác dụng thúc đẩy động cơ học tập như chương trình giảng dạy, tài liệu và PP giảng dạy, nhiệm vụ của người học; Yếu tố đặc trưng của GV đề cập đến tính cách cũng như phong cách giảng dạy và hành vi cư xử của GV trong lớp học; Yếu tố đặc trưng cho nhóm
Trang 15học: thể hiện sự hợp tác trong nhóm và sự hiểu biết thông qua các hoạt động trong giờ học
Thuyết động cơ học tập của Williams và Burden (1997) [12] cho rằng,
mỗi cá nhân có động cơ học tập khác nhau Vì vậy việc đảm bảo cho một
cá nhân có động cơ học và kiên trì để đạt được kết quả trong quá trình học tập ở mỗi cá nhân là hoàn toàn khác nhau Động cơ học tập bao gồm các yếu tố nội vi ở trong mỗi cá nhân (nguyên nhân dẫn đến hành vi học, khả năng kiểm soát sự thay đổi quá trình học và khả năng thực hiện mục đích
đã đề ra) và nhân tố ngoại vi ảnh hưởng đến động cơ học tập (cha mẹ, thầy
cô giáo và bạn bè)
Về nghiên cứu khoa học, NCKH chính là sự khám phá ra cái mới Thực
chất của NCKH chính là khám phá, tìm hướng đi, tìm các giải pháp mới cho một hoạt động cụ thể và những khám phá đó có khả năng đưa đến hiệu quả trước mắt hoặc trong tương lai NCKH trong sinh viên không đặt yêu cầu gì quá to lớn Sản phẩm NCKH trong sinh viên không nhất thiết phải được phản ánh bằng công trình khoa học cụ thể, có khả năng ứng dụng vào thực tế cuộc sống mà có thể chỉ là những đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn, những lý giải hợp lý cho một vấn đề, những ý tưởng sáng tạo NCKH trong sinh viên trước hết là tạo cho họ cách nghĩ, cách tư duy, cách tiếp nhận, cách phản hồi một nội dung khoa học, một nội dung kiến thức trong học tập
Như vây, tạo động lực cho sinh viên trong học tập và NCKH là hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà trường để duy trì sự hứng thú, tạo sự chú
ý liên tục, tạo sự nỗ lực, giúp sinh viên vượt qua mọi khó khăn, đạt được mục đích đã đề ra [8]
Trang 161.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến động lực của sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học
1.2.1 N hân tố ảnh hưởng đến động lực của sinh viên trong học tập
Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực của sinh viên trong học tập sẽ là cơ sở để nhà trường có thể xay dựng các giải pháp phù hợp Các nhân tố ảnh hưởng được đề cập đến như: giảng viên và sự ảnh hưởng của giáo viên, phương pháp giảng dạy; Môi trường giảng dạy, hệ thống cơ sở vật chất; giáo trình, nội dung môn học (Tài liệu giảng dạy và học tập); thực hành, thực tập thực tế; điều kiện học tập, sinh hoạt… Các nhân tố kể trên đều có mối quan hệ thuận chiều với động lực học tập (Phan Hữu Tín, Nguyễn Thúy Quỳnh Lan, 2011) Bên cạnh đó, một số nhân tố khác thuộc về bản thân người học cũng ảnh hưởng đến động lực học tập như: (1) Lý do và mục đích học: mỗi một hành vi của con người đều có lý
do nhất định dẫn đến việc thực hiện hành vi đó Lý do có vai trò quan trọng trong việc điều khiển hành vi của mỗi cá nhân và dựa trên các nhu cầu cơ bản của cá nhân đó Việc học cũng được xác định bởi những lý do như: do nhu cầu của xã hội, do mong muốn của cha mẹ, lý do về mục đích, lý do về mục đích giao tiếp, lý do vì thành tích học tập và lý do về sự tò mò muốn hiểu biết; (2) Quan niệm nhận thức về bản thân: quan niệm nhận thức về bản thân thể hiện sự đánh giá của mỗi cá nhân về bản thân cũng như về khả năng học tập của chính mình, liệu với khả năng đó họ có đạt được mục đích mà mình đã đề ra hay không (Williams và Burden, 1997); (3) Cảm xúc của người học: Cảm xúc và động cơ học tập có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong môi trường học tập, những cảm xúc chủ yếu thường xuất hiện như: vui mừng, hy vọng, tự hào, lo sợ, buồn chán, tức giận v.v Những cảm xúc
đó có tác dụng làm thúc đẩy động cơ học tập và ngược lại
Để tập trung vào nội dung chính của báo cáo, đổng thời dựa trên sự tổng hợp qua các tài liệu tổng quan nghiên cứu, tác giả đi sâu vào việc lựa chọn
Trang 17các nhân tố quan trọng, phù hợp với thực trạng tại Khoa (không kiểm định
nhân tố vì nhiều công trình đã đề cập đến nội dung này) Như vậy, để làm
cơ sở cho việc nghiên cứu và phân tích thực trạng, tác giả đề cập đến một
số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến động lực của sinh viên trong học tập như sau:
- Điều kiện học tập: liên quan đến địa điểm học tập, cở sở vật chất
(phòng học, đèn, bàn ghế, quạt…) và trang thiết bị phục vụ học tập (micro,
máy chiếu…); tài liệu giảng dạy… Nếu lớp học được trang bị các thiết bị
hiện đại như máy vi tính kết nối Internet, Radio… giúp SV hứng thú hơn
với việc học Các tài liệu giảng dạy và học tập có thể khuyến khích và thúc
đẩy lý do học tập và hiểu biết của SV, nếu như chúng được cung cấp đầy
đủ và có đề cập đến những vấn đề vận dụng trong thực tế Tài liệu giảng
dạy cũng có khả năng làm giảm động cơ học tập, nếu như chúng quá khó
hoặc quá dễ đối với trình độ của người học Hiện nay, yêu cầu đặt ra đối
với tài liệu giảng dạy đại học phải đảm bảo tính mới mẻ, cập nhật, thay đổi
đề tài, tính khả thi, tính tổng hợp v.v Hơn nữa, khi chuyển sang đào tạo tín
chỉ (việc tự học của SV đóng vai trò quan trọng) thì biên soạn tài liệu giảng
dạy cần phải đế ý đến nhu cầu và nhũng mong muốn cùng như trình độ của
người học, để tài liệu giảng dạy phát huy được tính giá trị của nó
- Giáo viên giảng dạy: thể hiện phương pháp giảng dạy, trình độ của
giáo viên; sự nghiêm túc và sự nhiệt tình, tâm huyết của giáo viên đối với
sinh viên và môn học Sự hài lòng động của SV cũng được đo lường trực
tiếp về người dạy hoặc hiệu quả của khóa học Sự hài lòng của sinh viên
hiện nay cũng được coi là một tiêu chí quan trọng để đánh giá giảng dạy
hiệu quả Rõ ràng, khi sự hài lòng được thỏa mãn thì SV sẽ thấy hứng thú
hơn, có động lực học tập hơn
- Công tác q uản lý học tập: xây dựng và phổ biến kế hoạch học tập;
thể hiện trong việc quản lý giờ giấc của sinh viên và giáo viên; sự nghiêm
Trang 18túc trong học tập và giảng dạy, sự nghiêm túc trong thi cử; công tác về
khen thưởng, kỷ luật…
Hình 1.1: Nhân tố ảnh hưởng đến động lực của sinh viên trong học tập
1.2.2 N hân tố ảnh hưởng đến động lực của sinh viên nghiên cứu khoa học
NCKH của sinh viên là một hoạt động chính khoá, bao gồm các nội
dung chính sau như: (1) Trao đổi về phương pháp, kinh nghiệm học tập ở
bậc đại học, nghiên cứu trao đổi nội dung các môn học cơ bản thông qua
các hoạt động khoa học như trao đổi kinh nghiệm học tập, viết tiểu luận, đề
án môn học; (2) Nghiên cứu thông qua các buổi sinh hoạt khoa học để trao
đổi về phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học, viết tiểu luận và đề án
môn học tham gia nghiên cứu, phục vụ thực tiễn, viết chuyên đề, luận văn
tốt nghiệp Ngoài các nội dung hoạt động theo từng giai đoạn, sinh viên có
thể tham gia vào các cuộc thi chuyên đề, nghiên cứu các đề tài khoa học
của Trường giao hay các hợp đồng với bên ngoài, dự các buổi sinh hoạt
khoa học ở cấp Khoa/Viện
Điều kiện học tập
Giáo viên
giảng dạy
Công tác
q uản lý học tập
Động lực của sinh viên trong học tập
Trang 19Những công việc chủ yếu của nghiên cứu khoa học gồm: (1) Thu thập
dữ liệu: Sau khi xác định cho mình một đề tài nghiên cứu thì việc trước tiên là phải tìm thấy những sự kiện có liên quan đến đề tài Bằng các phương pháp: điều tra, quan sát, đo đạc, làm thí nghiệm để có những tài liệu, số liệu cần thiết cho công việc phục vụ cho một mục đích nào đó tiếp theo Dữ liệu là sự kiện được thu gọn lại trong các hình ảnh, con số, văn bản vì vậy nếu việc thu thập dữ liệu không chính xác, không đa dạng thì những kết quả của NCKH sẽ không trung thực, sai lệch với thực tiễn; (2) Sắp xếp dữ liệu:
dữ liệu cần được sắp xếp lại theo hệ thống, thứ, loại, hoặc có thể sàng lọc bớt những dữ liệu không cần thiết hoặc quyết định bổ sung thêm dữ liệu mới để công việc cuối cùng được đơn giản hơn; (3) Xử lý dữ liệu: Ðây là công việc quan trọng nhất, giá trị nhất của NCKH Sinh viên phải phân tích các dữ liệu để có thể đoán nhận, khái quát hóa thành kết luận Nếu dữ liệu là những con số, cần xử lý bằng thống kê, rút ra kết quả từ các kết quả tính được (4) Khái quát hóa toàn bộ công trình, rút ra kết luận chung cho đề tài nghiên cứu
Từ việc phân tích nội dung của hoạt động NCKH, tác giả tập trung vào
một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến động lực của sinh viên trong nghiên cứu khoa học, thể hiện ở các nội dung sau:
- Công tác tổ chức hoạt động NCKH: thể hiện rõ mục tiêu, mục địch
của hoạt động NCKH; xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên; quyền lợi của sinh viên trong NCKH; kinh phí cho hoạt động NCKH của sinh viên…
- Giáo viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học: thể hiện trong
việc định hướng cho sinh viên NCKH, phương pháp hướng dẫn sinh viên NCKH, trình độ và sự am hiểu các lĩnh vực liên quan; sự tận tình và tâm huyết của giáo viên…
Trang 20Hình 1 2: Nhân tố ảnh hưởng đến động lực của sinh viên trong nghiên cứu khoa học
1.3 Kinh nghiệm về tạo động lực đối với sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tạo động lực trong học tập được
nhà trường rất chú trọng Ngoài việc tạo cơ sở vật chất, nâng cao đội ngũ giảng viên thì động lực trực tiếp tác động đến SV chính là việc trao học bổng Nhà trường không chỉ dành nguồn kinh phí của mình cho Quỹ học bổng mà còn huy động được rất nhiều nguồn khác từ các tổ chức trong và ngoài nước (rất nhiều các DN, các tổ chức phi Chính phủ tham gia) Đây là bài học mà các trường Đại học nói chung và Viện Đại học Mở nói riêng cần học tập trong thời gian tới
Nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ở trường, thực hiện phương châm “giảng dạy kết hợp với thực nghiệm và NCKH” Hàng năm, ngoài việc phát động phong trào NCKH, ĐHKTQD cũng xây dựng chi tiết kế hoạch NCKH như: Mục đích và yêu cầu của hoạt động NCKH, đối tượng tham gia NCKH,
Công tác tổ chức
hoạt động NCKH
Giáo viên hướng
dẫn sinh viên
NCKH
Động lực của sinh viên
trong nghiên cứu khoa học
Trang 21Xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên, Quyền lợi của sinh viên trong NCKH… Cụ thể như, kế hoạch NCKH năm 2016 của trường đã được phổ biến rộng rãi, thời gian rất sớm (xem thêm Phụ lục 3) Trong đó rất chú trọng đến giải thưởng cho SV và giảng viên tham gia NCKH như:
- Giải cho các công trình nghiên cứu khoa học sinh viên: Giải nhất: Từ 88,00 điểm trở lên (Phần thưởng và giấy khen của Hiệu trưởng); Giải nhì: Từ 85,00 – 87,50 điểm (Phần thưởng và giấy khen của Hiệu trưởng);
Giải ba: Từ 80,50 – 84,50 điểm (Phần thưởng và giấy khen của Hiệu
trưởng); Giải khuyến khích: có tổng điểm đánh giá công trình đạt từ 80,00 điểm (Phần thưởng và giấy khen của Hiệu trưởng)
- Giải cho giảng viên hướng dẫn công trình đạt giải nhất (Phần thưởng và Giấy khen của Hiệu trưởng)
- Giải thưởng cho các đơn vị tổ chức triển khai tốt hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên (Phần thưởng và giấy khen của Hiệu trưởng) Tiêu chí xét khen thưởng các đơn vị : Các Đơn vị có tỷ lệ sinh viên tham gia cuộc thi Sinh viên NCKH cấp Khoa/Viện ≥ 15% trên tổng số sinh viên chính qui của đơn vị và có các công trình dự thi cấp trường đạt giải cao
+ Trường đại học sư phạm Hà Nội đưa ra phương châm và giải pháp
thu hút và thúc đầy sinh viên tích cực học tâp như: (1) Học để biết (learning
to know): Học trước tiên để hiểu biết (learn to know) và là mục tiêu truyền thống của việc học Khi người học khao khát muốn biết thì sẽ say sưa học tập để tìm kiếm kiến thức; (2) Học để làm (learning to do): Khi người học xác định được việc học là để trang bị cho mình năng lực làm việc với một nghề nghiệp đã được định hướng (theo chương trình đào tạo) thì người học
sẽ học nhằm có được những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết Khi xác định được mục tiêu này thì người học sẽ say sưa học tập, học không vì mục đich đối phó thi cử hay bằng cấp mà học vì mục đích làm việc trong cả cuôc đời; (3) Học để chung sống (learning to live together):
Trang 22giúp SV không chỉ học cho riêng mình mà còn học cho cả cộng đồng, học lẫn nhau, để làm việc với nhau và để chung sống với nhau; (4) Học để tồn tại (learning to be): Xã hội luôn luôn biến đổi, kiến thức nhân loại luôn luôn bùng nổ, trong xã hội hiện đại để tự khảng định bản thân, muốn tồn tại được bình đẳng với học tập là yếu tố vô cùng quan trọng
+ Trường Đại học Hải Dương, từ việc xác định ở một trường đại học,
hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất là: đào tạo và NCKH Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau, đồng thời là nhiệm vụ chiến lược của nhà trường Trong đó việc giảng viên, sinh viên tích cực tham gia các hoạt động NCKH là một trong những giải
pháp hàng đầu để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội NCKH tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy trên giảng đường Để nâng cao năng lực NCKH của cán bộ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, trong những năm qua Trường Đại học Hải Dương đã thực hiện tốt các vấn đề sau: (1) Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường: Trường đã xây dựng
lộ trình và biện pháp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán
bộ giảng viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy và NCKH Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường đảm bảo cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng với chuyên môn đa ngành: kinh tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội; (2) Thực hiện chính sách động viên, khuyến khích giảng viên nghiên cứu, thực hiện đề tài NCKH, đặc biệt chú trọng đề tài có tính ứng dụng cao: Nhà trường đã có nhiều chính sách, ưu đãi đối với hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên và các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng Nhiều đề tài đã được công nhận và đang triển khai áp dụng mang lại hiệu quả (năm 2014 có: 03 đề tài cấp tỉnh; có 253 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; 6 sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ giảng viên Nhà trường được xếp loại sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh; nhiều đề cương bài giảng, giáo trình các chuyên đề đã và đang được
Trang 23ứng dụng vào công tác giảng dạy); (3) Tổ chức nhiều hình thức để sinh
viên có cơ hội tham gia NCKH: Để đẩy mạnh hoạt động NCKH của sinh
viên, hàng năm Nhà trường đã tổ chức các hội nghị NCKH của sinh viên
Phong trào NCKH trong SV phát triển sâu rộng và hiệu quả, nhiều SV đã
tích cực tham gia và có những sáng kiến cải tiến như: phong trào “ Sinh
viên Trường Đại học Hải Dương với phong trào đổi mới phương pháp học
tập và rèn luyện”; “Tự học tập, sáng tạo trong học sinh sinh viên”…; thiết
kế các bảng chữ điện tử, chế tạo các mô hình học cụ; chế tạo và tham gia
cuộc thi sáng tạo Robocon…;
+ Đại học Quốc gia Hà Nội, với quan điểm của ông Nguyễn Hữu Đức,
(Phó Giám đốc ĐHQGHN) “ĐHQGHN luôn kiên định với định hướng
phát triển thành đại học nghiên cứu ĐHQGHN xác định NCKH là nền
tảng, là động lực của mọi hoạt động Khi thực hiện tốt NCKH thì đó cũng
là phương thức để nâng cao trình độ và chất lượng các giảng viên, nhà khoa
học; là phương thức để nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời cung cấp
nhiều sản phẩm KH&CN cho cộng đồng và phục vụ xã hội.”
Bên cạnh đó, kinh nghiêm của GS Ngô Bảo Châu cũng là bài học quý
báu đề các trường Đại học cần tham khảo là: “làm khoa học và nghiên cứu
khoa học phải xác định tìm cái gì mới, tìm hướng đi mới, không lặp lại Ở
nhiều lĩnh vực, phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, kết quả
nghiên cứu phải mới Với kết quả nghiên cứu mới sẽ được coi trọng nhất,
thậm chí nếu trong trường hợp kết quả cũ thì cũng phải xem lại có được
phương pháp mới để thuyết phục phương pháp này tới nhiều người khi áp
dụng” hoặc “…để có sự đánh giá chính xác, bài báo không quyết định,
không cần phải chạy theo số lượng Bên cạnh đó, chúng ta cần phải xác
định cho mình những mục tiêu nghiên cứu ngắn hạn bên cạnh mục tiêu dài hạn”
Trang 24CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO SINH VIÊN
HỆ CHÍNH QUY TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(K hảo sát tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội)
2.1 Khái quát chung cô ng tác tạo động lực cho học tập và nghiên cứu
khoa học của sinh viên tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội
2 1.1 Thực trạng công tác tạo động lực cho sinh viên trong học tập tại
Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội
* Khái quát chung
- Năm học 2013 - 2014, tổng số sinh viên hệ chính quy đang đào tạo là
685 sinh viên Năm học 2014 - 2015, tổng số sinh viên hệ chính quy dài
hạn đang đào tạo 938 sinh viên Hiện nay, tổng số sinh viên hệ chính quy
dài hạn đang đào tạo là 951 sinh viên
- Tỉ lệ sinh viên đạt các danh hiệu năm 2014 là: Xuất sắc: 0 , Giỏi : 51
sinh viên (7.44%); Khá: 278 sinh viên (40.5%); TB khá: 334 sinh viên
(48.85%); Yếu: 22 sinh viên (3.21%), Kém: 0
- Số sinh viên được nhận học bổng năm học 2013 – 2014 là 59 sinh viên
với tổng số tiền chi cho học bổng: 90.000.000đ Năm học 2014 - 2015: số
sinh viên được học bổng loại giỏi là 7 em, số tiền học bổng là
6.050.000đ/sinh viên (tổng tiền chi cho học bổng loại giỏi là 42.350.000đ);
Số sinh viên được học bổng loại khá là 9 em, số tiền học bổng là
5.050.000đ/sinh viên
- Số sinh viên là đối tượng hưởng ưu đãi giáo dục được miễn, giảm học
phí năm 2013-2014 là 28 sinh viên; năm 2014-2015 là 27 sinh viên Điều
kiện miễn giảm được Khoa thông báo cụ thể như: (i) Đối tượng được miễn
Trang 25học phí: (1) Học sinh, sinh viên là con liệt sĩ, con thương binh, con của
người hưởng chính sách như thương binh…; con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; con của người hoạt động cách mạng…; (2) Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa; (3) Sinh viên bị tàn tật có khó khăn về kinh tế; (4) Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; (5) Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc
biệt khó khăn; (ii) Đối tượng được giảm 50% học phí: sinh viên là con của
cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên
* Về điều kiện học tập: liên quan đến địa điểm học tập, cở sở vật chất
(phòng học, đèn, bàn ghế, quạt…) và trang thiết bị phục vụ học tập (micro, máy chiếu…)
Năm học 2013 – 2014, cơ sở 2 Khoa Kinh tế đặt tại 267 đường Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội Trong thời gian qua, Khoa Kinh tế đã đầu
tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo để đảm bảo điều kiện học tập cho sinh viên
Hiện nay, địa điểm học tập của Khoa Kinh tế hiện nay là: 193 Phố Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội Môi trường học tập tại đây khang trang, yên tĩnh, an toàn và phù hợp với điều kiện học tập Khoa Kinh tế tiếp tục đầu tư, hoàn thiện các trang thiết bị, bổ sung một số thiết bị văn phòng phục vụ đào tạo, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập Tại
cơ sở mới, các hạn chế như tiếng ồn, nóng bức đã được Khoa khắc phục và đạt hiệu quả tốt
- Cơ sở vật chất : các phòng học được trang bị bàn ghế đầy đủ, đèn chiếu sáng và hệ thống quạt điện đảm bảo yêu cầu cho việc học tập Các
Trang 26phòng học tại Khoa đều có hệ thống loa và micro chất lượng tốt Hệ thống máy chiếu đã được trang bị tại một số phòng học chức năng
* Về giáo viên giảng dạy: Cán bộ giảng dạy đáp ứng yêu cầu theo quy
chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo
- Phương pháp giảng dạy: kết hợp cả phương pháp truyền thống (bảng, phấn) và phương pháp giảng dạy hiện đại (sử dụng máy chiếu) Một số giáo viên đã vận dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến khác như: thảo luận nhóm, bài tập tình huống, sinh viên thuyết trình…
- Trình độ của giáo viên: giảng viên tham gia giảng dạy tại KHoa gồm giảng viên thỉnh giảng và giảng viên cơ hữu Giảng viên thỉnh giảng là những thầy cô giáo đã hợp tác với Khoa trong nhiều năm, có trình độ cao (thường là Tiến sĩ trở lên) tại các trường Đại học có uy tín Đội ngũ giảng viên cơ hữu: có trình độ chuyên sâu liên quan đến các môn học, trình độ từ thạc sĩ trở lên, đã có kinh nghiệm giảng dạy tại Khoa trong nhiều năm
- Về sự nghiêm túc, sự nhiệt tình và tâm huyết của giáo viên: các giáo viên tham gia giảng dạy tại Khoa được lựa chọn từ nhiều trường đại học (đối với giảng viên thỉnh giảng), được đánh giá qua các học kỳ nên đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy là những người có lòng nhiệt tình, có tâm huyết với sinh viên và đặc biệt nghiêm túc trong việc giảng dạy và chấm điểm
* Về quản lý học tập: thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch và chương
trình học tập; việc quản lý sinh viên và giáo viên; sự nghiêm túc trong học tập và giảng dạy, sự nghiêm túc trong thi cử; công tác về khen thưởng, kỷ luật…
- Về chương trình đào tạo: Khoa Kinh tế đã triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong thời gian vừa qua Bản chất học chế tín chỉ là đào tạo theo nhu cầu người học Người học tự xây dựng mục tiêu học tập rồi tự
Trang 27chọn môn học để thực hiện mục tiêu đề ra thông qua kế hoạch học tập tự lập Khi đó, hoạt động đào tạo chuyển từ dạy làm chính sang học làm chính – người học chủ động chiếm lĩnh kiến thức – kỹ năng và phẩm chất cho mình Để thực hiện được điều này đòi hỏi mỗi sinh viên cần phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu cho bản thân Đối với việc học theo tín chỉ, tự học, tự nghiên cứu là một trong những xu thế của thời đại Đây cũng là chủ trương của Đảng, của Bộ Giáo dục & Đào tạo và được cụ thể hóa trong Luật Giáo dục “Cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh…” (NQ TW2 – Luật Giáo dục)
Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chương trình khung và được thiết kế phù hợp với các điều kiện đảm bảo chất lượng, vừa đảm bảo các quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo về khối lượng kiến thức với các cấp độ đào tạo tương ứng, vừa đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế Chương trình đào tạo tại Khoa Kinh tế gồm chuyên ngành Kế toán và chuyên ngành Quản trị kinh doanh Các chương trình này vừa trang bị các kiến thức lý luận về kinh tế, vừa tăng cường khả năng thực hành, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên ra trường có thể bắt nhịp kịp thời với nhu cầu xã hội Chương trình đào tạo tại Khoa giúp sinh viên có phát huy được năng lực tự học, tự nghiên cứu để hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức Chính trong quá trình này, tư duy độc lập, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo được thể hiện và phát triển Từ đó, sinh viên có thể biến những kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của chính mình và đây là cơ sở để người học có thể học suốt đời, nâng cao trình độ trong cuộc sống
- Về công tác quản lý sinh viên và giáo viên: Về đội ngũ cán bộ phục vụ đào tạo: các cán bộ đều giàu kinh nghiệm, nhiệt tình với sinh viên Về lịch học và giáo viên môn học: được thông báo cụ thể, đảm bảo cho việc quản
Trang 28lý giảng dạy của giáo viên Khoa Kinh tế có thông báo cụ thể về thời gian học (bắt đầu và kết thúc các tiết, thời gian nghỉ giải lao) tại từng lớp Việc đánh giá chuyên cần của sinh viên có sự phối hợp của cả giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ quản lý học tập
- Về công tác thi cử: kỳ thi học kỳ tại Khoa Kinh tế được tổ chức công khai, nghiêm túc, công bằng Công tác thi và chấm thi của Khoa Kinh tế tuân thủ nghiêm ngặt quy chế thi và quy trình chấm thi của Viện Đại học
Mở Hà Nội Khoa Kinh tế và Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng phối hợp tốt, cải tiến quy trình nên điểm thi được công bố kịp thời tới sinh viên
- Về khen thưởng, kỷ luật: công tác khen thưởng được công khai, minh bạch và được thông báo rộng rãi tại bảng thông báo của khoa và trang web của khoa (http://kinhte.hou.edu.vn/)
2 1.2 Thực trạng công tác tạo động lực động lực cho sinh viên trong nghiên cứu khoa học tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội
Nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ở trường đại học, qua đó hình thành tư duy và phương pháp NCKH, thực hiện phương châm “giảng dạy kết hợp với thực nghiệm và NCKH”
Phong trào NCKH được phổ biến rộng rãi, được sinh viên hưởng ứng sôi nổi Số lượng đề tài đăng ký và hoàn thiện của sinh viên tăng qua các năm, cụ thể như:
Năm học 2012- 2013: 16 đề tài NCKH sinh viên được báo cáo
Năm học 2013- 2014: 18 đề tài NCKH sinh viên được báo cáo
Năm học 2014- 2015: 18 đề tài NCKH sinh viên đuợc đăng ký
* Về công tác tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học: Khoa Kinh tế
đã tuyên truyền và phổ biến đến các sinh viên trong Khoa các nội dung như:
Trang 29(1) Mục đích của hoạt động NCKH nhằm:
- Thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội" góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện;
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước;
- Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập của sinh viên, hình thành năng lực tự học cho sinh viên;
- Góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã hội
(2) Yêu cầu hoạt động nghiên cứu khoa học là:
- Hoạt động NCKH là nhiệm vụ của mọi sinh viên;
- Mức độ hoạt động NCKH phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của sinh viên từng năm, từng giai đoạn;
- Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của sinh viên
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo
- Phù hợp với định hướng hoạt động khoa học và công nghệ của Nhà trường Kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học, có tính mới và sáng tạo, đáp ứng nhu cầu học tập; hỗ trợ giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương và xã hội
- Không ảnh hưởng đến thời gian học chính khóa của sinh viên
(3) Đối tượng tham gia NCKH: gồm tất cả các sinh viên đang tham gia
học tập tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội: sinh viên thuộc hệ đại học chính quy, hệ đại học VLVH, hệ liên thông lên đại học
(4) Nội dung hoạt động NCKH của sinh viên
- Trao đổi về phương pháp, kinh nghiệm học tập ở bậc đại học, nghiên
Trang 30cứu trao đổi nội dung các môn học cơ bản thông qua các hoạt động khoa
học như trao đổi kinh nghiệm học tập, đề cương, thu thập và xử lý số liệu
- Thực hiện đề tài NCKH có nội dung thuộc lĩnh vực được đào tạo hoặc
các lĩnh vực khác phù hợp với khả năng của sinh viên
- Tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, sinh hoạt học thuật, hội thi
sáng tạo khoa học công nghệ, câu lạc bộ khoa học sinh viên, các giải
thưởng khoa học và công nghệ ở trong nước và các hình thức hoạt động
khoa học và công nghệ khác của sinh viên
- Tham gia triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực
tiễn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng
- Công bố các kết quả NCKH (thông qua Hội nghị sinh viên NCKH
được tổ chức hàng năm tại cấp Khoa và cấp Viện)
(5 ) Xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên
Hàng năm, trên cơ sở định hướng phát triển khoa học và công nghệ,
Khoa xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên Kế hoạch hoạt
động NCKH của sinh viên là một phần của kế hoạch khoa học và công nghệ
của trường đại học, bao gồm các nội dung:
- Xác định danh mục đề tài NCKH của sinh viên và triển khai thực hiện
đề tài theo quy định chung của Bộ GD&ĐT;
- Tổ chức hội nghị NCKH của sinh viên cấp Khoa và cấp Viện; tổ chức
các hình thức hoạt động khoa học và công nghệ khác của sinh viên;
- Tham gia xét Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” của Bộ
GD&ĐT
(6 ) Quyền lợi của sinh viên trong NCKH
- Được chọn báo cáo khoa học ở Khoa/Viện, dự các hội thảo khoa học
Trang 31trong và ngoài Trường
- Những sinh viên có đề tài nghiên cứu được chọn báo cáo sinh hoạt khoa học từ lớp trở lên được ưu tiên khi xét các danh hiệu sinh viên xuất sắc, tiên tiến, xét các loại học bổng về học tập và khuyến khích tài năng
- Sinh viên có đề tài nghiên cứu được giải tại Hội nghị khoa học từ cấp Khoa/Viện trở lên được khen thưởng và có Giấy khen của Viện
- Điểm thưởng được cộng vào điểm trung bình chung học tập của sinh viên đối với sinh viên NCKH cấp Bộ được nhận giải là: Giải Nhất: 0,4 điểm; Giải Nhì: 0,3 điểm; Giải Ba: 0,2 điểm; Giải khuyến khích: 0,1 điểm (quy chế NCKH tại trường Đại học và Cao đẳng ban hành theo quyết định
số 08/2000/QĐ-BGDĐT ngày 30/2/2000)
(7 ) Kinh phí cho hoạt động NCKH của sinh viên
Kinh phí cho hoạt động NCKH của sinh viên được trích từ các nguồn
sau:
- Ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động khoa học và công nghệ của Viện Mức chi theo Qui chế chi tiêu nội bộ của Viện
- Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
- Huy động từ các nguồn hợp pháp khác (nếu có)
* Về đội ngũ giáo viên hướng dẫn hoạt động NCKH sinh viên
Khoa Kinh tế lựa chọn đội ngũ giáo viên hướng dẫn sinh viên NCKH phù hợp với tên đề tài nghiên cứu, có kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học và đặc biệt có tâm huyết, có sự nhiệt tình hướng dẫn sinh viên NCKH
Tóm lại, trong thời gian qua, Khoa Kinh tế đã có nhiều hoạt động tuyên truyền và khuyến khích SV tham gia nghiên cứu khoa học Đây là hoạt động bổ ích, góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn, nâng cao thành tích
Trang 32học tập (cộng điểm tổng kết), tạo mối quan hệ với thầy cô, rèn luyện tư duy và đặc biệt có khả năng vận dụng các kiến thức lý thuyết và thực tế, giải quyết các tình huống thực tế
2.2 Kết quả khảo sát về công tác tạo động lực đối với sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở
Hà Nội
2 2.1 Thiết kế nghiên cứu
Để phân tích được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực của sinh viên trong học tập và NCKH, đồng thời để có cơ sở đánh giá thực trạng công tác tạo động lực đối với sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội, tác giả thực hiện khảo sát có sử dụng mẫu “Phiếu khảo sát” đối với các sinh viên đang theo học tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội
Việc khảo sát được tiến hành đối với các sinh viên tại các năm khác nhau, thuộc ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh Nội dung khảo sát tập trung vào: (1) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực của sinh viên trong học tập và NCKH; (2) Thực trạng việc tạo động lực cho sinh viên trong học tập và NCKH tại Khoa Kinh tế
Số lượng Phiếu khảo sát phát ra là 212 phiếu Số phiếu thu về là 212 phiếu Số phiếu có đầy đủ thông tin và sử dụng được trong nghiên cứu là 212 phiếu (N = 212) Thông tin khái quát về quy trình thu thập Phiếu khảo sát và khái quát mẫu khảo sát được mô tả chi tiết như sau:
* Quy trình xây dựng Phiếu khảo sát và tiến hành khảo sát
Để mẫu Phiếu khảo sát có nội dung phù hợp và thu được thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu, quá trình xây dựng Phiếu khảo sát và thực hiện khảo sát gồm các giai đoạn chính sau:
Trang 33Hình 2.1: Quy trình xây dựng Phiếu khảo sát
- Thiết kế sơ bộ Phiếu khảo sát: dựa trên khung lý thuyết và nội dung thông tin cần thu thập, tác giả thiết kế sơ bộ Phiếu khảo sát
- Phỏng vấn thử: tiến hành phỏng vấn trực tiếp 10 sinh viên
- Chỉnh sửa Phiếu khảo sát lần 1: sau lần phỏng vấn thử lần 1, tác giả bổ sung những nội dung còn thiếu, loại bỏ những câu hỏi không cần thiết cho việc thu thập thông tin, thay đổi một số câu hỏi gây khó hiểu hoặc hiểu lầm
- Phỏng vấn thử và chỉnh sửa lần 2: phỏng vấn thử lần 2 được thực hiện sau khi chỉnh sửa Phiếu khảo sát Lần này với mục đích kiểm tra lại sự phù hợp của Phiếu khảo sát sau lần chỉnh sửa thứ 1, tác giả thực hiện phỏng vấn
10 sinh viên Sau đó, tiếp tục chỉnh sửa một số nội dung cần thiết trước khi hoàn thiện Phiếu khảo sát
6
Hoàn thiện Phiếu khảo sát lần 1
7
Tiến hành khảo sát
8
Chỉnh sửa Phiếu khảo sát lần 3
5 Chỉnh sửa Phiếu khảo sát lần 2
4
Phỏng vấn thử lần 2: 10 sinh viên
3 Chỉnh sửa Phiếu khảo sát lần 1
Trang 34- Hoàn thiện Phiếu khảo sát lần 1 và tiến hành khảo sát: sau 2 lần chỉnh sửa, tác giả hoàn thiện Phiếu khảo sát và tiến hành điều tra với số lượng lớn hơn (20 Phiếu khảo sát được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp)
- Tiếp tục chỉnh sửa Phiếu khảo sát lần 3: chỉnh sửa một số thông tin khi thấy chưa phù hợp, bổ sung thêm một số nội dung cần thu thập
- Hoàn thiện Phiếu khảo sát lần 2 và chính thức thực hiện khảo sát (212 Phiếu khảo sát)
* Thông tin thu thập từ Phiếu khảo sát
- Đối với việc khảo sát về “Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động
lực của sinh viên trong học tập và NCKH”, sinh viên đánh giá theo 5 mức
độ Mức độ đánh giá từ 1 đến 5, trong đó: 1- Ảnh hưởng rất ít (hoặc không ảnh hưởng), 2- Ảnh hưởng ít, 3- Bình thường, 4- Ảnh hưởng nhiều, 5- Ảnh
- Đối với việc khảo sát về “Thực trạng việc tạo động lực cho sinh viên
trong học tập và NCKH tại Khoa Kinh tế”, sinh viên cho điểm các nội dung
dựa trên thang đo Likert 5 mức độ Mức độ đánh giá từ 1 đến 5, trong đó: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Bình thường, 4- Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng ý
* Mô tả mẫu nghiên cứu
- Về ngành học của sinh viên: trong tổng số mẫu quan sát có 122 sinh viên là ngành Kế toán và 90 sinh viên là ngành Quản trị
Bảng 2.1: Ngành học của sinh viên
Trang 35- Về năm học của sinh viên: được lựa chọn chủ yếu từ các khóa SV năm
thứ 2 đến năm thứ 4 (là những SV đã nắm và hiểu được thực trạng học tập
và NCKH tại Khoa, có cơ sở đánh giá chính xác, khách quan)
Bảng 2.2: Năm học của sinh viên
Số lượng (Frequency)
Tỷ lệ (Percent) Phần trăm
(Valid Percent) Valid
Nguồn: [Kết quả khảo sát của tác giả]
2.2.2 Kết quả khảo sát về đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến động lực của sinh viên
2.2.2 1 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực của sinh viên
trong học tập
* Các nhân tố về điều kiện học tập
Bảng 2.3: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về điều kiện học tập
Thống kê (Statistics)
N Nhỏ nhất (Minimum)
Lớn nhất (Maximum)
Điểm trung bình (Mean)
Độ lệch chuẩn (Std Deviation)
2 Moi truong xung
Trang 36Các nhân tố về điều kiện học tập, môi trường xung quanh, cơ sở vật
chất đều có sự ảnh hưởng lớn đến động lực học tập của sinh viên, trong đó
địa điểm học tập có sự ảnh hưởng lớn nhất (4.29 điểm)
* Các nhân tố về giáo viên giảng dạy
Bảng 2.4: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về giáo viên giảng dạy
Thống kê (Statistics)
N Nhỏ nhất (Minimum)
Lớn nhất (Maximum)
Điểm trung bình (Mean)
Độ lệch chuẩn (Std Deviation)
1 Phuong phap giang
day cua giao vien
mon hoc
2 Trinh do giang day
cua giao vien mon
hoc
3 Tinh than trach
nhiem, su tan tinh cua
giao vien mon hoc
4 Nam bat kien thuc
5 Kha nang van dung
kien thuc mon hoc
vao thuc te
8 Diem thi het hoc phan 212 3 5 4.39 654
Valid (Hợp lệ) 212
Nguồn: [Kết quả khảo sát của tác giả]
Trong các nhân tố trên, Phương pháp giảng dạy của giáo viên và khả
năng vận dụng kiến thức môn học vào thực tế có mức độ ảnh hưởng lớn
đến động lực học tập của sinh viên (trên 4,3 điểm) Ngoài ra, điểm thi hết
Trang 37học phần cũng là nhân tố ảnh hưởng quan trọng với mức đánh giá là 4,39 điểm
* Các nhân tố về công tác quản lý học tập
Bảng 2.5: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về công tác quản lý học tập
Thống kê (Statistics)
N Nhỏ nhất (Minimum)
Lớn nhất (Maximum)
Điểm trung bình (Mean)
Độ lệch chuẩn (Std Deviation)
1 Cong tac quan ly
3 Su quan tam cua
giao vien chu
nhiem
4 Su quan tam cua
Ban chu nhiem
khoa
Valid (Hợp lệ) 212
Nguồn: [Kết quả khảo sát của tác giả]
2.2.2.2 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực của sinh viên
trong nghiên cứu khoa học
* Các nhân tố về công tác tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học,
bao gồm: mục đích, yêu cầu hoạt động nghiên cứu khoa học, đối tượng
tham gia NCKH, nội dung và kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên,
quyền lợi của sinh viên trong NCKH, kinh phí cho hoạt động NCKH của
sinh viên
Trang 38Bảng 2.6: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về công tác tổ chức hoạt
động nghiên cứu khoa học
Thống kê (Statistics)
N Nhỏ nhất (Minimum)
Lớn nhất (Maximum)
Điểm trung bình (Mean)
Độ lệch chuẩn (Std Deviation)
1 Su ro rang, pho bien rong
rai cua ke hoach ve noi
dung hoat dong NCKH
2 Tai lieu huong dan lien
quan den hoat dong
NCKH
3 Trach nhiem can bo to
4 Co hoi tham gia hoi thao
khoa hoc trong va ngoai
7 Uu tien khi xet cac danh
hieu sinh vien xuat sac,
tien tien
8 Uu tien khi xet cac loai
hoc bong ve hoc tap va
khuyen khich tai nang
Val id (Hợp lệ) 212
Nguồn: [Kết quả khảo sát của tác giả]
Trong công tác tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, tài liệu hướng
dẫn và việc phổ biến kế hoạch NCKH có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến
động lực NCKH của SV Bên cạnh đó, SV còn cho rằng thời gian là nhân
tố ảnh hưởng lớn đến động lực khi tham gia NCKH (mức độ đánh giá là
4,35 điểm)
Trang 39* Các nhân tố về đội ngũ giáo viên hướng dẫn hoạt động NCKH sinh viên
Bảng 2.7: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về đội ngũ giáo viên
hướng dẫn hoạt động NCKH sinh viên
Thống kê (Statistics)
N Nhỏ nhất (Minimum)
Lớn nhất (Maximum)
Điểm trung bình (Mean)
Độ lệch chuẩn (Std Deviation)
1 Trach nhiem cua giao
2 Kha nang dinh huong,
phuong phap huong dan
sinh viên NCKH cua
giao vien
Nguồn: [Kết quả khảo sát của tác giả]
2.2.3 Kết quả khảo sát về thực trạng công tác tạo động lực cho sinh viên
tại Khoa Kinh tế
2.2.3 1 Kết quả khảo sát về thực trạng tạo động lực động lực cho sinh
Lớn nhất (Maximum)
Điểm trung bình (Mean)
Độ lệch chuẩn (Std Deviation)
1 Dia diem hoc tap thuan
2 Moi truong hoc tap tot 212 3 5 3.78 754
3 Co so vat chat, trang
thiet bi cho hoc tap
Trang 40Môi trường học tập tại Khoa kinh tế được sinh viên đánh giá cao (3.78 điểm) Bên cạnh đó, các trang thiết bị học tập được cung cấp đầy đủ nên
SV nhìn chung hài lòng với điều kiện học tập tại đây (điểm 2,89) Đối với địa điểm học tập, SV đánh giá thấp vì chưa dễ dàng cho việc đi lại, xa trung
tâm; việc sử dụng phương tiện công cộng chưa thuận lợi… và điểm đánh giá rất thấp (chỉ được 1,91 điểm)
Việc đánh giá các nội dung liên quan đến điều kiện học tập được thể hiện chi tiết ở bảng 2.9, bảng 2.10 và bảng 2.11 dưới đây
Bảng 2.9: Đánh giá về sự thuận lợi của địa điểm học tập
Mức độ đánh giá Số lượng
(Frequency)
Tỷ lệ (Percent) Cộng tỷ lệ
(Cumulative Percent) Valid (Hợp lệ) Hoan toan khong
Nguồn: [Kết quả khảo sát của tác giả]
Bảng 2.10: Đánh giá về môi trường học tập
Môi trường học tập tốt
Mức độ đánh giá Số lượng
(Frequency)
Tỷ lệ (Percent) Tỷ lệ hợp lệ
(Valid Percent)
Cộng tỷ lệ (Cumulative Percent) Valid