1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TSCĐ

9 108 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TSCĐ: 3.1. Đánh giá thực trạng: 3.1.1. Ưu điểm: Công ty Toyota Việt Nam là một công ty nằm trong hệ thống tập đoàn Toyota Nhật Bản. Vì vậy đặc điểm hoạt động của hệ thống kế toán của công ty là sự tích lũy kinh nghiêm cả một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh lâu đời, với quy mô hoạt động trên toàn thế giới. Do vậy, ở Toyota ngoài việc tuân thủ chặt chẽ những quy định như trong chuẩn mực và chế độ tính và trích khấu hao của Bộ Tài Chính còn có những ưu điểm khác như: Thứ nhất, Công ty Toyota Việt Nam có số lượng TSCĐ rất lớn, đa dạng về chủng loại và thường có giá trị lớn, vậy nên công tác quản lý TSCĐ gặp rất nhiều khó khăn. Không những thế, điều kiện sử dụng của các TSCĐ lại trong môi trường không tốt, bụi bặm, dầu mỡ, hay phải di chuyển nên việc gắn thẻ, duy trì tài sản trong tình trạng tốt thường khó thực hiện. Vì vậy, công ty đã sử dụng một chính sách quản lý TSCĐ rất chặt chẽ, với sự phối hợp quản lý của ba bộ phận khác nhau liên quan trực tiếp đến TSCĐ: nơi sử dụng TSCĐ, bộ phận kỹ thuật, phòng kế toán. Đối với phòng kế toán nói riêng, các TSCĐ được gắn cho một thẻ tài sản và theo dõi tăng giảm theo từng nhóm, bộ phận sử dụng, nguồn vốn hình thành, đối tượng sử dụng, quá trình luân chuyển tài sản qua các thời kỳ. Để thực hiện được công tác đó, luôn có sự trao đổi thông tin giữa các bộ phận trực tiếp liên quan đến việc quản lý tài sản. Điều này giúp cho các thông tin kế toán về TSCĐ tại công ty luôn đảm bảo kịp thời, chính xác, phản ánh đúng nội dung các khoản chi phí khấu hao trích hàng tháng Thứ 2, Hệ thống phần mềm kế toán của công ty tự động tính và hạch toán khấu hao TSCĐ theo nguồn vốn, mục đích sử dụng. Nó cho phép khai báo TSCĐ theo nhiều tiêu thức để quản lý chặt chẽ hơn, giúp điều chỉnh giá trị khấu hao cho phù hợp với yêu cầu quản lý, sản xuất. Chi phí khấu hao tài sản được khai báo để phân bổ cho từng bộ phận văn phòng, phân xưởng, công trình, sản phẩm. Ngoài ra, phần mềm này còn hỗ trợ kiểm kê chi tiết tài sản theo từng nhóm, loại và đối tượng sử dụng. Sự hỗ trợ của phần mềm kế toán đã có tác dụng to lớn giúp công việc của kế toán TSCĐ được giảm bớt đi nhiều, đồng thời tăng tính chính xác của các con số kế toán. 11 Như vậy, với phương pháp hạch toán TSCĐ như tại công ty Toyota, công tác quản lý TSCĐ đã trở nên hiệu quả hơn nhiều. Đặc biệt, việc hệ thống phần mềm kế toán cho phép quản lý theo nhiều chiều thông tin đã giúp cho việc tính phân bổ hàng tháng được chính xác và hiệu quả hơn. 3.1.2: Hạn chế và nguyên nhân: Công ty Toyota Việt Nam có sử dụng nhiều TSCĐ đặc chủng, phục vụ riêng cho các mẫu xe nên công ty thường không có chủ trương bán thanh lý TSCĐ, vì thế khi tính giá trị TSCĐ để tính khấu hao, công ty không tính đến giá trị thanh lý thu hồi. Trên thực tế, công ty vẫn có những trường hợp bán thanh lý hoặc tái sử dụng, đồng thời nếu đem huỷ thì cũng phát sinh chi phí huỷ TSCĐ, vì thế việc tính giá trị ban đầu để khấu hao không hề xét đến các khoản thu và chi đó là không hợp lý. Ngoài ra, đối với việc tính khấu hao TSCĐ vô hình, công ty vẫn sử dụng phương pháp đường thẳng là không hợp lý, vì TSCĐ vô hình thường khấu hao nhanh hơn những loại Tài sản khác. Thực tế công ty vẫn sử dụng phương pháp khấu hao này vì cho đến nay, giá tri TSCĐ vô hình của công ty (như phần mềm máy tính…) vẫn rất còn rất cao, nếu so với những phần mềm khác trên thị trường Việt Nam hiện nay. Về việc quản lý TSCĐ đã khấu hao hết về nguyên giá (sau hơn 10 năm hoạt động), thì trên thực tế hiện nay công ty vẫn còn sử dụng chiếm tới 55 – 60% trong tổng số TSCĐ (tính theo nguyên giá) và xu hướng tỷ trọng đó càng lúc càng lớn. Thực tế này cho thấy phương pháp tính khấu hao được sử dụng và việc tổ chức công tác kế toán để xác định khấu hao là chưa phù hợp. Điều này làm cho mức chi phí về khấu hao hàng năm sẽ giảm dần, điều không hợp lý này dẫn tới cơ cấu chi phí và giá thành sẽ thay đổi gây khó khăn lớn cho việc phân tích hoạt động kinh tế, bởi vì khi tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất có liên quan đến TSCĐ như: số vòng quay của TSCĐ, tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng Tài sản… sẽ không được chính xác, ý nghĩa của các số liệu phân tích được sẽ bị giảm đi phần nào ý nghĩa kinh tế của chúng. Cuối cùng, về việc phân bổ khấu hao TSCĐ, hầu hết các TSCĐ của công ty đều được phân bổ vào chi phí sản xuất và chi phí quản lý, rất ít các TSCĐ được phân bổ vào chi phí bán hàng. Vì công ty coi các hoạt động tại bộ phận Marketing là một bộ phận mang tính chất quản lý, và các TSCĐ phục vụ cho dịch vụ sửa chữa sau bán hàng cũng được phân bổ vào chi phí quản lý – vì dịch vụ sửa chữa của công ty không chỉ là một hoạt động sau bán hàng mà còn là một sản phẩm dịch vụ. Sở dĩ công ty vẫn 22 tiến hành hạch toán như vậy là vì về bản chất cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều là chi phí thời kỳ, nếu không có một sự xác định rõ ràng TSCĐ đó dùng để phục vụ loại hoạt động gì thì hạch toán tất cả chi phí vào một loại để công tác kế toán được đơn giản. Tuy nhiên, việc hạch toán như thế sẽ khiến cho việc phân tích các chỉ số chi phí phát sinh cho từng loại hoạt động không còn chính xác. Vì vậy cần thiết có một sự phân bổ hợp lý hơn về chi phí để những nhà quản lý theo dõi được các khoản chi phí kinh tế phát sinh cho từng hoạt động. 3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán kế toán: Tuy hiện nay việc hạch toán TSCĐ như vậy vẫn chưa gây ảnh hưởng sai lệch gì đến những báo cáo tài chính của công ty, nhưng trong tương lai, với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO công ty cần có những giải pháp để thay đổi, cải tiến phương pháp hạch toáncông tác quản lý TSCĐ đang sử dụng hiện nay để có thể đưa ra những phân tích chi phí hợp lý, phản ánh đúng bản chất của tình hình hoạt động kinh doanh của công ty; từ đó có những nhận định sai lệch về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, và có thể dẫn đến đưa ra những quyết định kinh tế sai lầm. 3.3. Nội dung hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty Toyota Việt Nam: Để hoạt động kế toán TSCĐ hoạt động có hiệu quả hơn, và đưa ra được những thông tin kế toán chính xác, phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; chế độ kế toán của công ty có thể được hoàn thiện theo những hướng như sau: Thứ nhất, khi xác định giá trị TSCĐ để tính khấu hao, cần tính đến các khoản thu thanh lý (nếu có) cũng như chi phí thanh lý, hủy TSCĐ nhằm xác định được một giá trị hợp lý để mức trích khấu hao hàng kỳ một cách chính xác. Thứ hai, khi xác định thời gian sử dụng của TSCĐ, ta cần chú ý điều chỉnh, kéo dài năm sử dụng TSCĐ dựa trên kinh nghiệm sử dụng những TSCĐ trước đó, cũng như dựa trên những thẩm định đáng tin cậy về tuổi thọ tài sản; tránh việc tạo ra những thông tin tài chính kế toán không đáng tin cậy Thứ 3, về TSCĐ vô hình, đây là loại hình TSCĐ đặc biệt, rất khó xác định chính xác thời gian sử dụng và giá trị của các TSCĐ này. Vì vậy kế toán cần dựa trên những cơ sở đáng tin cậy như những phân tích chuyên môn về chất lượng cũng như tuổi thọ tài sản, sự so sánh với các tài sản cố định vô hình tương đương trên thị trường để đưa 33 ra được một tỷ lệ khấu hao hợp lý. Nếu cần thiết công ty nên xin phép Bộ Tài chính sử dụng phương pháp khấu hao nhanh để kịp thời ghi nhận các khoản chi phí khấu hao phát sinh hàng kỳ. Cuối cùng, để thiết lập được một hệ thống thông tin kế toán chính xác, kế toán TSCĐ nên xác định rõ TSCĐ đó sử dụng cho loại hoạt động nào, nếu sử dụng cho hai loại hoạt động đồng thời thì nên phân bổ khoản trích khấu hao đó theo tỷ lệ phần trăm cho mỗi loại hoạt động. 3.4. Giải pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ: Bên cạnh việc hoàn thiện công tác hạch toán kế toán, công ty cũng cần chú ý tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý TSCĐ. TSCĐ có được quản lý chặt chẽ thì việc hạch toán TSCĐ mới có thể chính xác và kịp thời, phản ánh được đúng thực tế sản xuất kinh doanh của công ty. Để nâng cao hiệu quả quản lý, các nhà lãnh đạo cần đưa ra những chính sách quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của các bên có liên quan khi phát sinh các biến động về TSCĐ; đồng thời kèm theo đó là những chế tài cụ thể để các cá nhân có trách nhiệm hơn với công việc của mình. Ngoài ra, việc trong công tác kế toán TSCĐ cũng có thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ bằng cách quản lý các chứng từ liên quan đến TSCĐ một cách khoa học, cũng như việc quy định các thủ tục và quy tắc liên quan đến thẻ TSCĐ một cách rõ ràng, dễ hiểu. 3.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện: Trên thực tế, việc thực hiện được các giải pháp trên gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì số lượng công việc tại công ty Toyota Việt nam là rất nhiều. Mọi người luôn bận rộn nên yêu cầu các cá nhân và nhân viên phải làm nhiều công tác không liên quan đến công việc chính của họ sẽ khiến họ sao lãng công việc chính. Vì vậy, trước khi muốn hoàn thiện chính sách quản lý, công ty phải đảm bảo không khiến các nhân viên ôm đồm quá nhiều các việc không liên quan đến chuyên môn của họ, nếu có thể, công ty nên tuyển thêm nhân sự để chia sẻ bớt công việc. Sự bận rộn quá mức nhiều khi cũng dẫn đến làm việc không hiệu quả. Đồng thời khi đưa ra các chính sách quản lý, các nhà lãnh đạo phải cho nhân viên thấy được tầm quan trọng của việc thực thi những chính sách đó. 44 Đối với công tác kế toán, vì số lượng các TSCĐ là rất lớn nên việc hạch toán có xu hướng đơn giản hoá các bước thực hiện, tiến hành hạch toán như nhau đối với những TSCĐ tương tự nhau. Vì vậy việc yêu cầu hạch toán chi tiết đối với từng TSCĐ là rất khó khăn, gần như là không thể. Chỉ có đối với các TSCĐ mới đầu tư mua về, kế toán chú ý quy định các thông số cho máy tính sao cho hợp lý, phân bổ khấu hao sao cho đúng với bản chất hoạt động của chúng. Ngoài ra cần hạn chế tối đa những điều chỉnh đối với cá biệt từng khoản mục, vì điều đó sẽ tăng khối lượng công việc của kế toán lên rất nhiều. Về việc thực hiện tính khấu hao TSCĐ vô hình theo phương pháp khấu hao nhanh sẽ khó thực hiện vì công thức tính khấu hao đã được thiết lập trong hệ thống đối với mọi TSCĐ, nếu tiến hành thay đổi phương pháp khấu hao thì việc điều chính sẽ khá phức tạp, đồng thờì phải thiết lập lại các thông số, công thức…Ngoài ra vì đây là phần mềm kế toán chuyên dụng, không phải do kế toán tự tạo ra nên nếu có sự thay đổi thì sẽ phải mời chuyên gia đến hỗ trợ, điều này sẽ khiến cho công việc trở nên phức tạp tiêu tốn nhiều chi phí hơn. Tóm lại, tuy rằng việc hoàn thiên công tác hạch toán gặp rất nhiều khó khăn nhưng việc cải tiến là tất yếu sẽ phải thực hiện để công ty có thể vững bước phát triển trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay. KẾT LUẬN 55 TSCĐ là cơ sở vật chất không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với một công ty sản xuất lắp ráp như Toyota, TSCĐ lại càng trở nên quan trọng và là một yếu tố sản xuất kinh doanh không thể thiếu. Sự tăng giảm TSCĐ cũng như việc tính khấu hao có ảnh hưởng rất lớn đến biến động tài chính của công ty. Chính vì vậy, công tác kế toán TSCĐ cũng như công tác quản lý và sử dụng TSCĐ luôn được quan tâm chú trọng. Điều đó có thể thấy rõ thông qua chính sách kiểm kê TSCĐ (luôn giành nhiều thời gian và chi phí hơn cả), thông qua chính sách phê duyệt các biến động liên quan đền TSCĐ, thông qua quy mô, số lượng các phòng ban tham gia quản lý TSCĐ…Nhìn chung, công tác kế toán TSCĐcông ty đã được thực hiện rất nghiêm chỉnh theo chế độ quy định. Tuy có một số hạn chế do đặc trưng thực tế sản xuất kinh doanh chi phối nhưng là những hạn chế không ảnh hưởng lớn đến bản chất của các chi phí phát sinh, và có thể điều chỉnh cho hoàn thiện được. Tóm lại, để quản lý tốt tình hình tài chính của công ty, công ty cần tiến hành quản lý tốt TSCĐ, và một nhân tố không thể thiếu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ chính là công tác hạch toán kế toán TSCĐ. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 66 1. Sách tham khảo: Kỷ niệm 10 năm thành lập Toyota 2. Hệ thống cơ sở dữ liệu chung của công ty : - Bảng giá bán xe ô tô. - Sơ đồ tổ chức của công ty. - Quy định chung về quyền lập, kiểm tra và phê chuẩn trong công ty 3. Chính sách kế toán tại Toyota Việt Nam 4. Các số liệu kế toán về TSCĐ trong Module TSCĐ 5. www.toyotavn.com.vn 77 LỜI MỞ ĐẦU…………………………… .1 PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY TOYOTA VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ 1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty……………2 1.2. Tổ chức kinh doanh………………………………………4 1.2.1. Đặc điểm và phương pháp sản xuất………………………… 4 1 .2.1.1. Đ ặc điểm kinh doanh: …………………………………….4 1 .2.1.2.Phương pháp Sản Xuất : : ………………………………….7 1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất……………………………………8 1.2.4. Đặc điểm công nghệ sản xuất…………………………….… .9 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty…………10 1.3.1. Bộ phận Sản Xuất: ……………………………………… …10 1.3.2. Bô phận Marketing: ………………………………………….12 1.3.3. Bộ phận Hành chính, Tài chính: …………………………… 12 1.3.3.1. Bộ phận Hành Chính: ……………………………………….12 1.3.3.2. Bộ phận tài chính: …………………………………………13 1.3.3.3. Kiểm toán nội bộ: ………………………………………….13 1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toáncông tác kế toán:… 13 1.4.1. Đặc điểm tổ chức Bộ máy kế toán……………………………….13 1.4.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán………………………… …14 1.4.3. Các chính sách kế toán chung tại Toyota Việt Nam…………….…16 1.4.4. Phần mềm kế toán sử dụng: ………………………………….17 1.4.4.1. Thủ tục quản lý, sử dụng phần mềm: ………………………… …17 1.4.4.2. Phương thức hạch toán: ……………………………………….…17 2.2.4.3. Tác dụng của phần mềm kế toán đối với công tác hạch toán và kế toán quản trị: ………………………………………………………………19 1.4.5. Hệ thống sổ sách: ……………………………………………20 1.4.6. Hệ thống Báo cáo Tài Chính: ……………………………… .20 1.5. Đặc điểm chung chi phối công tác kế toán TSCĐ:……….20 1.5.1. Ảnh hưởng của đặc điểm phát triển kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh: ………………………………………………………….20 88 1.5.2. Ảnh hưởng của đặc điểm tổ chức quản lý: ………………………21 1.5.3. Ảnh hưởng của đặc điểm hệ thống Kế toán……………………22 PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM: 2.1. Đặc điểm TSCĐ và chính sách quản lý TSCĐ………………23 2.1.1. Đặc điểm TSCĐ tại công ty Toyota Việt Nam………….………… 23 2.1.2. Phân loại TSCĐ……………………………………… ………25 2.1.3. Chính sách quản lý TSCĐ: ……………………………… .……25 2.2. Thực trạng kế toán Tài sản Cố định tại công ty Toyota Việt Nam: ……………………………………………………………….29 2.2.1. Thực trạng hạch toán biến động TSCĐ………………………… 29 2.2.1.1. Hạch toán tăng TSCĐ………………………………………… 29 2.2.1.2. Hạch toán giảm TSCĐ………………………………………… 36 2.2.2.Thực trạng khấu hao và hạch toán khấu hao TSCĐ…………….…37 2.2.2.1. Chế độ tính khấu hao……………………………………… ….37 2.2.2.2. Kế toán hao mòn và khấu hao: ………………………………… 39 2.3. Thực trạng quản lý TSCĐ tại công ty Toyota Việt Nam…… .…42 PHẦN III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TSCĐ: 3.1. Đánh giá thực trạng: ……………………………………… 44 3.1.1. Ưu điểm: ………………………………………………… .44 3.1.2: Hạn chế và nguyên nhân……………………………………45 3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán kế toán:……46 3.3. Nội dung hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty Toyota Việt Nam: 3.4. Giải pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ: ………………………………………………………………47 3.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện: …………… ……47 KẾT LUẬN………………………………………………… .49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 . nhân……………………………………45 3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán kế toán: ……46 3.3. Nội dung hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty Toyota Việt Nam: 3.4. Giải. phải hoàn thiện công tác hạch toán kế toán: Tuy hiện nay việc hạch toán TSCĐ như vậy vẫn chưa gây ảnh hưởng sai lệch gì đến những báo cáo tài chính của công

Ngày đăng: 31/10/2013, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w