Chuyên đề thực tập tốt nghiệp NHỮNGĐỀXUẤTNHẰMHOÀNTHIỆNCÔNGTÁCHẠCHTOÁNTSCĐTẠICÔNGTYCỔPHẦNVẬNTẢI1TRACO1. Nhận xét và đánh giá thực trạng côngtáchạchtoán kế toánTSCĐtạicôngtyCổphầnvậntải1TRACO Với hơn 40 năm hoạt động, côngtyCổphầnvậntải1TRACO không ngừng lớn mạnh và trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải. Đểcó được những thành công đó phải kể đến sự nỗ lực phấn đấu của cả bộ máy quản lý điều hành và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Sự phát triển của côngty trong thời gian qua cũng đánh dấu những thay đổi trong côngtác kế toán nói chung và côngtác kế toánTSCĐ nói riêng. Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục. Với tầm nhìn của một sinh viên thực tập tạicôngty trong thời gian qua em xin có một số nhận xét về ưu nhược điểm của côngtác kế toán của côngty như sau: 1.1. Ưu điểm. Côngtycó một bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm quy mô, yêu cầu kinh doanh của công ty, công việc được tập trung không qua khâu trung gian, tốn thời gian và không cần thiết. Các cán bộ kế toáncó trình độ chuyên môn cao, không ngừng học hỏi trau dồi kinh nghiệm thực tế cũng như trình độ lý luận trong công việc và được bố trí công việc phù hợp với trình độ. Bên cạnh đó, trong côngty luôn có sự phối hợp hài hoà, đồng bộ giữa các phòng ban chức năng với nhau, giữa phòng kế toán với các phòng khác dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc nên dù khối lượng công việc nhiều nhưngcông việc đều được hoàn thành. Hình thức chứng từ ghi sổ mà côngty áp dụng là phù hợp với đặc điểm kinh doanh. Mẫu chứng từ cũng như trình tự luân chuyển chứng từ luôn theo Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A 11 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đúng chế độ quy định. Sổ kế toán của côngty đầy đủ, được ghi chép, phản ánh theo trình tự thời gian và nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhìn chung việc tổ chức côngtác kế toán TSCĐ đã được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, đảm bảo cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý điều hành của Ban Giám đốc. Thứ nhất: Trong côngtácphân loại TSCĐ Việc phân loại TSCĐ của côngty được tiến hành theo hai cách: Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật và phân loại theo nguồn hình thành. Mỗi cách phân loại đều cónhững ưu nhược điểm riêng, phù hợp với yêu cầu quản lý TSCĐ trong côngty và đáp ứng yêu cầu của kế toán. - Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật giúp côngty biết được kết cấu của TSCĐ trong côngty và đặc trưng kỹ thuật của chúng. Nhờ đó, côngtycó phương hướng đầu tư TSCĐ một cách hợp lý. Mặt khác phân loại theo cách này còn giúp cho công việc quản lý từng loại TSCĐdễ dàng, hiệu quả hơn. Có thể nói phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật là phù hợp với thực trạng của côngty - Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành giúp cho côngtycó biện pháp mở rộng khai thác các nguồn vốn đồng thời có thể kiểm tra theo dõi tình hình thanh toán, chi trả các khoản vay đúng hạn. Trong những năm vừa qua, TSCĐ ở côngty chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn tự có, đây là một sự cố gắng nỗ lực của công ty. Thứ hai: Việc tin học hoá côngtác kế toán Hiện nay côngty đang áp dụng phần mềm kế toán CADs 2005. Việc tin học hoá côngtác kế toán đã giúp cho việc xử lý số liệu kế toán trở nên nhanh gọn hơn, việc quản lý số liệu trở nên dễ dàng, nâng cao tính bảo mật và đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời. Phòng kế toán hiện có 6 nhân viên, mỗi nhân viên đều được trang bị một máy tính riêng. Các máy tính được nối Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A 22 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp mạng nội bộ nhằm thúc đẩy việc truyền đạt thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng và chính xác nhất. Thứ ba: Về hệ thống chứng từ kế toán Khi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ, kế toán tập hợp tương đối đầy đủ các chứng từ cần thiết cho việc hạchtoán cũng như làm căn cứ pháp lý cho nghiệp vụ đó. Việc luân chuyển chứng từ giữa các bộ phậncó liên quan diễn ra nhịp nhàng, đúng thời hạn đảm bảo tính kịp thời trong ghi chép sổ sách kế toán. Bên cạnh hệ thống chứng từ sử dụng theo quy định mới nhất của Bộ Tài chính, côngty còn tự lập ra một số chứng từ cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Thứ tư: Về tài khoản hạchtoán Việc chi tiết các tài khoản 211, 214 của côngty là hợp lý, tiện cho kế toán ghi chép số liệu liên quan đến từng loại TSCĐ riêng biệt. Hệ thống tài khoản được sử dụng là tương đối phù hợp đểhạchtoán các nghiệp vụ tăng giảm tài sản, đảm bảo hiệu quả trong côngtáchạchtoán và quản lý TSCĐ. Thứ năm: Về hệ thống báo cáo Tất cả các báo cáo liên quan đến TSCĐ đều được côngty tiến hành in đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định của nhà nước. Thứ sáu: Về hạchtoán chi tiết TSCĐCôngty sử dụng thẻ và sổ kế toánđể hạhc toán chi tiết TSCĐ như: thẻ TSCĐ, sổ chi tiết TSCĐ, sổ khấu hao TSCĐ . Điều này giúp cho côngtác theo dõi, quản lý TSCĐ của côngty diễn ra dễ dàng và chính xác. Thứ bảy: Về hạchtoán tổng hợp TSCĐ Kế toán tăng giảm TSCĐ ở côngty tuân thủ đúng chế độ quy định. Việc hạchtoán tăng giảm TSCĐ đều có căn cứ là các chứng từ hợp lý, hợp pháp, hợp lệ từ khâu mua sắm, bàn giao đến thanh lý nhượng bán TSCĐ. Điều này làm cơ sở đưa ra được những thông tin xác đáng phục vụ đắc lực cho côngtác quản lý TSCĐ của côngty Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A 33 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được côngty tiến hành hàng tháng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dưới tác động của nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong khi đó khấu hao TSCĐ lại phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người quản lý. Việc xác định khấu hao TSCĐ chính xác, hợp lý sẽ làm cho giá thành dịch vụ phù hợp với các chi phí bỏ ra tạo cơ sở để thu hồi vốn. Chính vì vậy côngty đã tổ chức côngtác khấu hao rất chặt chẽ. 1.2. Những mặt còn hạn chế Thành tích đạt được của côngty trong côngtác kế táon TSCĐ là rất đáng kể song vẫn còn tồn tại không ít hạn chế cần khắc phục kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin kinh tế của kế toán. Thứ nhất: Về côngtác quản lý TSCĐ Việc quản lý TSCĐ của côngty được thực hiện cả về mặt giá trị và hiện vật ở phòng kinh doanh và phòng tài chính kế toán. Tuy nhiên, công việc quản lý TSCĐ mà phòng kế toántài chính đặc biệt là kế toánTSCĐ phải đảm nhiệm là tương đối nhiều. Điều này trước mắt sẽ gây khó khăn cho côngtáchạchtoánTSCĐ ở công ty. Thứ hai: Về côngtácphân loại TSCĐ Mặc dù TSCĐ của côngty được phân loại theo hai cách: theo đặc trưng kỹ thuật và theo nguồn hình thành nhưng việc phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành chỉ mang tính chất phục vụ cho hoạt động quản lý chưa được đưa vào côngtáchạchtoán kế toán. Điều này đôi khi gây khó khăn cho những người cần tìm hiểu thông tin cụ thể về nguồn hình thành của từng đối tượng tài sản. Bên cạnh đó, thông tin quản lý không chỉ gói gọn trong phạm vi hai cách phân loại trên. TSCĐ của côngty cần phải được phân loại theo một số tiêu thức nữa để từ đó đưa ra thông tin đảm bảo phục vụ cho côngtác quản lý chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thứ ba: Về vấnđềTSCĐ vô hình Hiện nay côngty chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc ghi nhận TSCĐ vô hình. Bằng chứng là côngty không sử dụng TK 213 đểhạchtoánTSCĐ vô hình. Trong khi đó quyền sử dụng đất cũng là một TSCĐ vô hình vô cùng quan trọng đã chưa được côngty đưa vào hạch toán, điều này đã dẫn đến sai lệch trong các chỉ tiêu kế toán, báo cáo kế toán và việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ của côngty Thứ tư: Về côngtác kế toán chi tiết TSCĐ Việc đánh số hiệu cho TSCĐcôngty đã sử dụng các ký hiệu để đánh số cho TSCĐ. TSCĐ theo từng nhóm đã được côngty ký hiệu như sau: Nhà cửa, vật kiến trúc : Ký hiệu A Phương tiện vậntải : Ký hiệu B Thiết bị chuyên dùng : Ký hiệu C Thiết bị quản lý : Ký hiệu D Tuy nhiên, TSCĐ chi tiết trong từng nhóm tài sản lại chưa được đánh số một cách có hệ thống. Trong khi đó TSCĐ của côngty lại rất đa dạng, phong phú cả về chủng loại và số lượng. Việc đánh số không hệ thống đã dẫn đến không tiện cho việc quản lý tra cứu. Thứ năm: Về côngtác trích khấu hao TSCĐCôngty tính khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng. Điều này là không hợp lý trong việc trích khấu hao dẫn đến việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ không chính xác. Bên cạnh đó, trong nhóm TSCĐ “ Nhà cửa, vật kiến trúc “ của côngtycó một bộ phận là kho bãi. Một số kho bãi của côngty được dùng để cho thuê nhưng khi hạchtoán kế toán lại phân bổ khấu hao vào TK 642. Điều này là bất hợp lý, có thể ảnh hưởng đến chi phí từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A 55 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2. NhữngđềxuấtnhằmhoànthiệncôngtáchạchtoánTSCĐtạicôngtyCổphầnvậntải1TRACO Trên cơ sở những tồn tại đã nêu ở trên, mặc dù khả năng nhìn nhận còn hạn chế, hiểu biết thực tế chưa nhiều song em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị về côngtáchạchtoánTSCĐtạicôngtyCổphầnvậntải1TRACOĐềxuất 1:Về côngtác quản lý TSCĐ Hiện nay khối lượng công việc của phòng kế toántài chính trong việc quản lý TSCĐ là tương đối nhiều. Chính vì vậy côngty nên thành lập thêm ban vật tư thiết bị. Ban vật tư thiết bị sẽ quản lý về mặt hiện vật còn ban kế toán sẽ quản lý về mặt giá trị của TSCĐ. Ban vật tư thiết bị sẽ trực tiếp lập sổ sách ghi chép, theo dõi về côngtác quản lý và điều phối vật tư, theo dõi về năng lực máy móc, lên kế hoạch mua sắm thiết bị, tìm giải pháp kỹ thuật để sửa chữa nâng cấp TSCĐ. Ban kế toán chỉ lập sổ sách theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, định kỳ tính giá trị hao mòn, trích khấu hao Đềxuất 2: Về côngtácphân loại TSCĐ Là một đơn vị đã được cổphần hoá từ rất sớm nên có rất nhiều đối tượng muốn tìm hiểu những thông tin cụ thể về côngty đặc biệt là về TSCĐ và nguồn hình thành TSCĐ đó. Chính vì vậy, côngty nên cócôngtác tập hợp, thống kê số liệu TSCĐ theo nguồn hình thành để phục vụ cho nhu cầu thông tin của những người quan tâm. Bên cạnh đó đểcó được những thông tin phục vụ cho việc quản lý, đầu tư, côngty cũng nên có thêm tiêu thức phân loại TSCĐ như phân loại theo công dụng kinh tế. Theo tiêu thức này TSCĐ sẽ được chia thành hai loại: TSCĐ dùng trong kinh doanh và TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh. Với cách phân loại này, côngty sẽ biết được tỷ trọng của TSCĐ dùng trong kinh doanh là bao nhiêu, Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A 66 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TSCĐ dùng ngoài kinh doanh là bao nhiêu để từ đó có kế hoạch đầu tư và biện pháp huy động tối đa TSCĐ dùng vào kinh doanh Đềxuất 3: Về vấnđềTSCĐ vô hình Côngty cần nhìn nhận TSCĐ vô hình cũng quan trọng như TSCĐ hữu hình.TSCĐ vô hình là nhữngTSCĐ không có hình thái vật chất nhưng mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Côngty cần phải mở riêng TK 213 để theo dõi TSCĐ vô hình cụ thể là quyền sử dụng đất của côngty Theo đó, nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đểcó được TSCĐ vô hình ( quyền sử dụng đất ) tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính. Việc hạchtoán tăng giảm TSCĐ vô hình tương tự như hạchtoán tăng giảm TSCĐ hữu hình. Về việc trích khấu hao TSCĐ vô hình: Đối với quyền sử dụng đất lâu dài, không có kỳ hạn được ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao, chỉ trích khấu hao cho quyền sử dụng đất có thời hạn, căn cứ vào thời hạn được phép sử dụng đất để trích khấu hao. Đềxuất 4: Về côngtác kế toán chi tiết Tuy ở công ty, TSCĐ được đánh số song việc đánh số lại chưa hiệu quả vì chưa hệ thống. Bởi vậy để nắm bắt một cách tỉ mỉ cụ thể nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý một cách chi tiết TSCĐ, đồng thời để giảm bớt khối lượng ghi chép của kế toán, côngty nên đánh số lại TSCĐ cho có hệ thống hơn. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ đều phải có số hiệu riêng. Côngtycó thể đánh số TSCĐ theo cách sau: STT Tên tài sản Ký hiệu 1 2 TSCĐ thuộc nguồn vốn tự có - Nhà cửa vật kiến trúc - Phương tiện vậntải - Thiết bị chuyên dùng - Thiết bị quản lý TSCĐ thuộc nguồn vốn khác - Nhà cửa vật kiến trúc - Phương tiện vậntải A A1 A2 A3 A4 B B1 B2 Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A 77 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Thiết bị chuyên dùng - Thiết bị quản lý B3 B4 Các TSCĐ chi tiết trong từng nhóm TSCĐ, côngtycó thể sử dụng thêm số tự nhiên ở bên phải ký hiệu của nhóm để đánh số cho từng TSCĐ chi tiết. Kế toán chi tiết ở côngty chỉ được thực hiện ở thẻ TSCĐ và sổ chi tiết TSCĐ. Sổ chi tiết TSCĐ được mở để theo dõi toàn bộ tài sản hiện có của công ty. Côngty nên mở sổ TSCĐ cho từng đối tượng sử dụng TSCĐnhằm theo dõi chặt chẽ và gắn trách nhiệm cho từng đối tượng sử dụng. Đềxuất 5 : Về việc tính khấu hao TSCĐ Việc trích khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng như hiện nay của côngty là không hợp lý. Côngty nên áp dụng việc tính khấu hao theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ phải được thực hiện bắt đầu từ ngày TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia hoạt động kinh doanh theo số ngày trong tháng. Côngty nên có sự điều chỉnh để việc trích khấu hao được chính xác hơn Bên cạnh đó việc trích khấu hao một số kho bãi phục vụ cho việc kinh doanh của côngty vào TK 642 là chưa hợp lý. Côngty nên có sự tách biệt khi trích khấu hao loại tài sản này. Mặc dù kho bãi thuộc nhóm tài sản :” Nhà cửa vật kiến trúc “ nhưng khi trích khấu hao thì nên đưa vào TK 627. Có như vậy côngty mới xác định được chính xác chi phí bỏ ra cũng như lợi nhuận thực mà côngty thu được. Dựa trên những kiến thức em được học tập, nghiên cứu kết hợp với kiến thức thực tế tạicôngtyCổphầnvậntải1TRACO mà em tìm hiểu trong thời gian vừa qua , em đã đưa ra một số đềxuất như trên. Trong nỗ lực chung của toàncôngty thì kế toán nói chung và kế toánTSCĐ nói riêng cần được củng cố và hoànthiện bởi kế toanTSCĐ là công cụ trợ giúp cho lãnh đạo côngty ra quyết định đúng đắn trong việc quản lý sử dụng TSCĐ. Hoànthiện kế toánTSCĐ không chỉ dừng ở việc thực hiện đúng Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A 88 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp quy chế, chế độ kế toán hiện hành mà còn phải áp dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. KẾT LUẬN Bất kể một doanh nghiệp nào muốn hoạt động tốt cũng cần có một bộ máy kế toán tốt, bộ máy kế toán của côngtyCổphầnvậntải1TRACO đã góp phần không nhỏ vào thành công chung của công ty. Bộ máy quản lý mà trực tiếp là Phòng Tài chính kế toán của côngty luôn đi sâu, đi sát, hướng dẫn phổ biến kịp thời các chính sách, chế độ tài chính kế toán, kiểm tra uốn nắn kiến Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A 99 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thức nghiệp vụ, phương pháp hạch toán, giải quyết các nhu cầu về vốn cho côngty đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Hệ thống quản lý tài chính từ côngty đến các xí nghiệp thành viên từng bước được kiện toàn, thực hiện nghiêm túc các chế độ về quản lý tài chính và hạchtoán kế toán nhất là trong các lĩnh vực như: Chế độ hoá đơn chứng từ, chế độ thu nộp ngân sách và chính sách thuế. Côngty đã chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ quy định về tài chính kế toán, chấp hành tốt các chế độ báo cáo tài chính , thực hiện tốt chế độ thu nộp với ngân sách Nhà nước, phâncông việc giữa các thành viên trong Phòng kế toán hợp lý, không có sự chồng chéo, không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực trong côngtác quản lý tài chính và hạchtoán kế toán. CôngtáchạchtoánTSCĐ của côngty đã hoạt động thực sự có hiệu quả tuy cũng còn một số hạn chế nhất định cần được côngty hạn chế kịp thời. Kế toánTSCĐ trong một đơn vị kinh doanh nói chung và kinh doanh vậntải nói riêng cónhững khó khăn của nó nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường như ngày nay. Tuy nhiên côngtyCổphầnvậntải1TRACO cũng đang nỗ lực từng bước hoàn thiệncôngtác kế toán của mình. Cuối cùng em xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc cũng như phòng tài chính kế toán của côngtyCổphầnvậntải1TRACO đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập tạicông ty. Em cũng xin chân thành cám ơn cô Trần Nam Thanh đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Vũ Thị Hải Yến Lớp: Kế toán 46A 1010 . Chuyên đề thực tập tốt nghiệp NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI 1 TRACO 1. Nhận xét và đánh giá thực trạng công. Kế toán 46A 55 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2. Những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ tại công ty Cổ phần vận tải 1 TRACO Trên cơ sở những