1. Trang chủ
  2. » Toán

bài giảng sử 8 tuần 17

11 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939-1945)
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Bài giảng
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 31,82 KB

Nội dung

- HS trình bày được những nguyên nhân chính để dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai, Diễn biến chính của chiến tranh: Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn Thế giới.. - HS hiểu và giải th[r]

Trang 1

Tiết 31 CHỦ ĐỀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

(1939-1945)

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

Nhận thức, đánh giá đúng nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ hai (1939-1945)

- Số tiết: 02

Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học

I Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh Thế giới thứ hai

- Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc

- Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm mâu thuẫn thêm sâu sắc

- Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến tranh vào Liên Xô đã tạo điều kiện để phát xít Đức, Ý, Nhật châm ngòi lửa Chiến tranh

- Ngày 01/9/1939, Đức tấn công Ba Lan, Anh – Pháp tuyên chiến với Đức, Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ

II Những diễn biến chính

1 Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ 1/9/1939 đến đầu năm 1943)

2 Quân đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc(từ đầu 1943 đến 8-1945)

III Kết cục của Chiến tranh Thế giới thứ hai

- Chủ nghĩa phát xít (Đ, I, N) bị sụp đổ hoàn toàn, khối đồng minh (LX, Mĩ, Anh)

đã chiến thắng

- Là cuộc ctr lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người

- Làm biến đổi căn bản tình hình TG

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

1 Kiến thức

- HS trình bày được những nguyên nhân chính để dẫn đến chiến tranh thế giới thứ

hai, Diễn biến chính của chiến tranh: Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn Thế giới

- HS hiểu và giải thích được lí do dẫn tới chiến tranh TG2, giải thích tại sao

Hít-le tấn công châu Âu trước

- HS vận dụng để so sánh nguyên nhân bùng nổ chiến tranh TGI và II Lập được

niên biểu diễn biến cuộc chiến tranh Đánh giá được hậu quả mà chiến tranh TGII gây ra cho nhân loại Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến cuộc chiến tranh TGII

2 Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng tư duy khái quát, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện

- Kỹ năng sử dụng bản đồ Rèn kỹ năng lập bảng biểu, phân tích

số liệu, khai thác kênh hình…

3 Thái độ

Trang 2

- Từ kết cục của cuộc chiến tranh bồi dưỡng nhận thức đúng đắn cho học sinh về hậu quả của cuộc chiến tranh đối với toàn nhân loại, nâng cao ý thức về giá trị của cuộc sống hòa bình, có ý thức chống chiến tranh bảo vệ hoà bình, nâng cao trách nhiệm của bản thân với việc duy trì hòa bình

4 Định hướng năng lực cần hình thành cho học sinh

- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực chuyên biệt: giải quyến vấn đề, tái hiện sự kiện LS, nhận xét đánh giá, xác định mối liên hệ và tác động của các SKLS,

so sánh, phân tích, khái quát hóa, thực hành với đồ dùng trực quan; liên hệ thực tiễn

Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nguyên

nhân

bùng nổ

chiến

tranh

Trình bày được nguyên nhân chiến tranh nổ ra

Giải thích lí

do dẫn tới chiến tranh TG2, giải thích được lí

do Hít-le tấn công châu Âu trước

So sánh nguyên nhân bùng nổ chiến tranh TGI và chiến tranh TGII

Diễn

biến

cuộc

chiến

tranh

Trình bày được diễn biến cuộc chiến tranh

Nhận xét được tính chất của cuộc chiến tranh

Lập niên biểu diễn biến chính Chứng minh được tính chất của cuộc chiến tranh qua từng giai đoạn (tính chất phi nghĩa và tính chất chính nghĩa)

Đánh giá vai trò của Liên

Xô trong việc kết thúc chiến tranh

Kết cục

cuộc

chiến

tranh

TG2

Nêu được kết cục cuộc chiến tranh

Nhận xét được bản chất của chiến tranh

Đánh giá được kết cục cuộc chiến tranh đối với nhân loại Liên hệ về trách nhiệm bản thân trong việc duy trì hòa bình an ninh

Trang 3

Bước 5: Biên soạn câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học

I Chuẩn bị

- Giáo viên: Soạn bài, Các lược đồ: Chiến tranh thế giới thứ II, Phát xít Đức tấn công Châu Âu, Chiến trường Châu Á -Thái Bình Dương

- Học sinh: Đọc kĩ bài, trả lời câu hỏi SGK

II Phương pháp:

- Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, đánh giá SKLS

III Thiết kế tiến trình dạy học và giáo dục

1 Ổn định : (1’)

2 KTBC: (1’): Kiểm tra phần chuẩn bị của HS

3 Bài mới:

A Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập (3 phút)

1.1 Mục tiêu: Tạo tình huống, vấn đề cần nghiên cứu, tạo hứng

thú học tập cho HS

* PP: vấn đáp, thuyết trình KT động não

1.2 Phương thức hoạt động

GV đưa ra một số câu hỏi

? Trong những năm 1929-1939, các nước Mĩ, Nhật và khu vực Tây

Âu như thế nào? Giới cầm quyền đã lựa chọn giải pháp gì?

? mối quan hệ giữa các nước tư bản trong giai đoạn này ra sao?

? Việc nhà nước Xô Viết ra đời cùng sự phát triển của LX có tác động ntn đến tình hình TG?

HS tiếp nhận và hình thành kiến thức cơ bản

1.3 Dự kiến sản phẩm

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 ,các nước tư bản đều bị ảnh hưởng, nền kinh tế suy yếu, một số nước tư bản chọn cách cải cách kinh tế-XH (A,P,Mĩ), một số nước đã phát xít hoá chính quyền (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản).Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước Mối quan hệ giữa các nước đế quốc ngày càng gay gắt, nhất là khi LX ra đời và phát triển vững mạnh, thì mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau, hay với LX ngày càng căng thẳng, đã đặt nhân loại trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới - chiến tranh thế thứ II Vậy cuộc chiến này do đâu, diễn ra ntn và kết cục ra sao?

B Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1 Tìm hiểu nguyên nhân

bùng nổ Chiến tranh Thế giới thứ hai

(15 phút)

a Mục tiêu: H trình bày được nguyên

nhân bùng nổ chiến tranh TG2, giải thích

lí do dẫn tới chiến tranh TG2, giải thích được lí do

Hít-le tấn công châu Âu trước, so sánh nguyên nhân

I Nguyên nhân bùng

nổ Chiến tranh Thế giới thứ hai

Trang 4

bùng nổ chiến tranh TGI và chiến tranh TGII

* PP: vấn đáp, thuyết trình, phân tích,

nhóm KT động não

b Phương thức tiến hành (học cá

nhân và học theo nhóm)

* Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia theo

4 nhóm nhỏ mỗi nhóm sẽ hoàn thành một

nội dung cô giáo giao

* Học sinh tiếp nhận và thực hiện

nhiệm vụ: HS đọc tài liệu SGK, suy nghĩ,

trao đổi theo nhóm

* Báo cáo sản phẩm

* Nhận xét, đánh giá

c Dự kiến sản phẩm

Nhóm 1: Những sự kiện lớn diễn ra trong các nước

tư bản khoảng 20 năm giữa hai cuộc chiến tranh thế

giới ?

+ Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường, thuộc địa giữa

các nước đế quốc

+Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933

Nhóm 2: Những mâu thuẫn đó được phản ảnh như

thế nào trong quan hệ quốc tế trước chiến tranh ?

+ Các nước đế quốc chia làm hai khối đối địch nhau,

mâu thuẫn gay gắt với nhau

+ Cả hai khối đều xem Liên Xô là kẻ thù cần tiêu

diệt

+ Chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp, Mỹ tạo

điều kiện cho Đ, I, N châm ngòi lửa chiến tranh

Nhóm 3: Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh TGI, II

có gì giống và khác nhau?

+ Giống: cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết

mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề phân

chia thị trường, thuộc địa

+ Khác: CTrTGII nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa

các đế quốc với LX, Nhà nước XHCN đầu tiên trên

TG

Nhóm 4: Xem hình 75 hãy giải thích tại sao Hit le lại

tấn công Châu Âu trước ? Vì sao Đức tấn công Ba

Lan ?

- Đây là bức tranh biếm họa của họa sĩ Thụy Sĩ, đăng

trên các tờ báo lớn ở châu Âu năm 1939 Hít le trong

tranh được ví như người khổng lồ, xung quanh là

những người tí hon- là chính khách châu Âu bị Hít le

- Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc

- Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm mâu thuẫn thêm sâu sắc

- Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến tranh vào Liên Xô đã tạo điều kiện để phát xít Đức, Ý, Nhật châm ngòi lửa Chiến tranh

Trang 5

điều khiển Chính thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp của

giới lãnh đạo châu Âu đã tạo điều kiện cho Hít le tự

do hành động, tấn công xâm lược châu Âu trước vì

thấy chưa đủ sức tấn công LX, Đức cần chuẩn bị tích

lũy lực lượng đủ mạnh để tấn công LX

- Ngày 01/9/1939 Đức tấn công Ba Lan Anh, Pháp

tuyên chiến với Đức Chiến tranh thế giới thứ II bùng

nổ

- Ba Lan là đồng minh quan trọng của Anh,Pháp

Đức tấn công Ba Lan nhằm để dò la thái độ của Anh

và Pháp

Hoạt động 2.2 Tìm hiểu diễn biến chính của cuộc

chiến tranh (10’)

a Mục tiêu: Trình bày được diễn biến

cuộc chiến tranh, lập niên biểu diễn biến chính

Chứng minh được tính chất của cuộc chiến tranh qua

từng giai đoạn, đánh giá vai trò của Liên Xô

trong việc kết thúc chiến tranh

* PP: vấn đáp, thuyết trình, phân tích,

nhóm KT động não, trình bày 1 phút,

phản biện

b Phương thức tiến hành (học cá

nhân và học theo nhóm)

* Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia theo

2 nhóm mỗi nhóm sẽ hoàn thành một nội

dung cô giáo giao

Nhóm 1: lập niên biểu và những kiến thức

liên quan đến diễn biến giai đoạn 1

Nhóm 2: lập niên biểu và những kiến thức

liên quan đến diễn biến giai đoạn 1

* Học sinh tiếp nhận và thực hiện

nhiệm vụ:

* Báo cáo sản phẩm

* Nhận xét, đánh giá

c Dự kiến sản phẩm

HS nhóm 1 lên bảng chiếu lược đồ chiến tranh thế

giới thứ II và tường thuật làm rõ:

+Bằng chiến thuật chớp nhoáng, chỉ trong một thời

gian ngắn, Đức chiếm hầu hết châu Âu

+22/6/1941 Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào

lãnh thổ Liên Xô

+ Ngày 7/12/1941 Nhật tấn công Mỹ ở Trân Châu

cảng ,sau đó chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số

đảo ở Thái Bình Dương

- Ngày 01/9/1939, Đức tấn công Ba Lan, Anh – Pháp tuyên chiến với Đức, Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ

II Những diễn biến chính

1 Chiến tranh bùng nổ

và lan rộng toàn thế giới (từ 1/9/1939 đến đầu năm 1943).

Trang 6

+ Tháng 9/1940 I-ta-li-a tấn công Ai Cập

HS Với bản chất hiếu chiến ,tàn bạo chủ nghĩa phát

xít gây ra nhiều tội ác đối với nhân loại

HS nhóm 2 chiếu hình 77,78 SGK và HS nhóm 2

đưa ra một số câu hỏi, nhóm 1 sẽ trình bày

(H):Tính chất của cuộc chiến tranh trong giai đoạn

này? ( 9/1939 - 6/1941)

HS nhóm 1:Mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, phi

nghĩa đối với hai bên tham chiến Đó là cuộc chiến

tranh giữa hai tập đoàn đế quốc nhằm giành thuộc

địa và phạm vi thống trị trên toàn thế giới

Tháng 1/1942 Mặt trận đồng minh chống phát xít

được thành lập Lực lượng đồng minh và nhân loại

tiến bộ tiêu diệt chủ nghĩa phát xít

(H): Nêu tính chất của cuộc chiến tranh?

HS: Là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa Khi Liên

Xô tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, thì

tính chất của cuộc chiến tranh có thay đổi, đó là cuộc

chiến tranh chính nghĩa

G: sau khi nhóm 1 hoàn thành nội dung trình

bày, GV hướng dẫn H lập niên biểu:

22/6/1941 Đức tấn công LX Dần tiến sâu vào lãnh thổ LX 9/1940 Italia tấn công Ai Cập (Bắc

Phi)

Chiến tranh lan rộng tòn TG

7/12/1941 Nhật tấn công Mĩ tại Trân

Châu Cảng (đảo Ha – oai, Thái Bình Dương)

Nhật chiếm toàn bộ vùng Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương

1/1942 Mặt trận đồng minh chống

phát xít thành lập

Tập hợp các ll chống px trên toàn Tg để tiêu diệt CNPX

4 Củng cố - Luyện tập: (5’: vấn đáp, thực hành)

G hướng dẫn H hệ thống kiến thức Làm bài tập trong vở bài tập

5 HDVN: (5’: thuyết trình)

Về nhà học bài và tiếp tục hoàn thành nội dung bài học

Chuẩn bị bài sau: Nhóm còn lại chú ý lập niên biểu diễn biến và kết cục của chiến tranh

E Rút kinh nghiệm:

- Ngày tháng năm 2017

Tổ duyệt

Trang 7

Ngày soạn: 15/12/2017

Ngày giảng: 19/12/2017

Tiết 33 CHỦ ĐỀ: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945)

(tiếp theo)

III Thiết kế tiến trình dạy học và giáo dục

1 Ổn định : (1’)

2 KTBC: (1’): Kiểm tra phần chuẩn bị của HS

3 Bài mới:

? Trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh TGII?

- Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc

- Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm mâu thuẫn thêm sâu sắc

- Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến tranh vào Liên Xô đã tạo điều kiện để phát xít Đức, Ý, Nhật châm ngòi lửa Chiến tranh

- Ngày 01/9/1939, Đức tấn công Ba Lan, Anh – Pháp tuyên chiến với Đức, Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ

3.Bài mới: (1’: thuyết trình)

Như vậy đến đầu năm 1943, chiến tranh đã lan rộng khắp các chiến trường, Mặt trận Đồng minh đã được thành lập tiến hành chống phát xít, CNPX đang trên đà thất thế Để biết chi tiết diễn biến và kết cục cuộc chiến ntn, ta vào bài hôm nay.

Hoạt động 2.3 Tiêp tục tìm hiểu diễn biến gia đoạn 2

(15’)

Học sinh nhóm 2 lên trình bày

HS nhóm 2 đưa câu hỏi Mục đích của việc thành lập

Mặt trận Đồng Minh?

HS các nhóm khác: Nhằm đoàn kết tập hợp lực lượng

trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít

HS nhóm 2 tiếp tục dùng lược đồ chiến tranh thế giới

thứ II để trình bày các cuộc phản công của Hồng quân

2 Quân đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc(từ đầu

1943 đến 8-1945)

Trang 8

Liên Xô và liên quân Mỹ, Anh trên các mặt trận : Xô -

Đức; Bắc Phi; Tây Âu

HS nhóm 2 dùng lược đồ trận công phá Béc lin của

Hồng quân LX và trình bày: Ngày 9/5/1945 Phát xít

Đức đầu hàng ,chiến tranh kết thúc ở Châu Âu với sự

thất bại của Phát xít Đức và I-ta-li-a

HS nhóm 2 dùng lược đồ mặt trận Châu Á -Thái Bình

Dương để giảng về phần Hồng quân Liên Xô cùng nhân

dân các nước Châu Á đánh bại quân Nhật và việc Mỹ

ném hai quả bom Nguyên tử xuống Nhật Bản

15/8/1945 Nhật Bản đầu hàng, chiến tranh kết thúc

HS nhóm 2 dùng kĩ thuật phản biện, HS bên dưới đưa

câu hỏi, HS nhóm 2 trình bày:

? Vì sao Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản? có

thể vì thế mà Nhật Bản đầu hàng ?

HS: Để chứng tỏ sức mạnh quân sự của Mỹ, tranh công

với Liên Xô Đạo quân chủ lực của Nhật đã thua, phe

phát xít đang hấp hối Nhật Bản thua là tất yếu

? Đánh giá vai trò của Liên Xô có vai trò trong việc

đánh thắng chủ nghĩa phát xít?

HS: Liên Xô là lực lượng đi đầu, lực lượng chủ chốt,

góp phần quyết định trong cuộc chiến tranh chống

CNPX

? Nhận xét về t/chất cuộc ctr?

- Là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa Khi Liên Xô

tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, thì tính chất

của cuộc chiến tranh có thay đổi, đó là cuộc chiến tranh

chính nghĩa bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân loại

G hướng dẫn H lập niên biểu

2/2/1943 Liên Xô phản công ở Xta lin grát Tạo bước ngoặt, làm

xoay chuyển tình hình Cuối 1944 Hồng quân phản công trên diện

rộng

LX hoàn toàn gp

5/1943 Liên quân Mĩ Anh tấn công Đức

Italia tại mặt trận Bắc Phi

Đức, Italia phải hạ vũ khí

6/6/1944 Liên quân Mĩ Anh đổ bộ miền bắc

Pháp

mở mặt trận thứ hai

Đêm 8 rạng

9/5/1945

Đức kí văn kiện đầu hàng ko điều kiện

Ctr kết thúc ở châu Âu

6, 9/8/1945 Mĩ ném bom Hi rô si ma và Na ga

sa ki (Nhật)

trên 10 vạn người chết, hàng chục vạn người tàn phế

15/8/1945 Nhật đầu hàng ko điều kiện Ctr TGII kết thúc

Trang 9

Hoạt động 2.4 Tìm hiểu kết cục cuộc

chiến tranh (13’)

* Mục tiêu: H nắm đc kết cục của ctr,

nhg hậu quả của nó, nhận xét được bản

chất của chiến tranh Đánh giá được

kết cục cuộc chiến tranh đối

với nhân loại

Liên hệ về trách nhiệm bản

thân trong việc duy trì hòa bình

an ninh

* PP: vấn đáp, thuyết trình,

phân tích, nhóm KT động não,

trình bày 1 phút

b Phương thức tiến hành

(học cá nhân và học theo

nhóm)

* Chuyển giao nhiệm vụ:

? Kết cục cuộc chiến tranh?

? Em có nhận xét, suy nghĩa gì về hậu

quả chiến tranh?

* Học sinh tiếp nhận và

thực hiện nhiệm vụ:

* Báo cáo sản phẩm

* Nhận xét, đánh giá

c Dự kiến sản phẩm

* Kết cục của Ctr TG II:

GV: Kết cục là chủ nghĩa phát xít thất

bại thảm hại

GV chiếu, HS xem hình 77, 78, 79 và

bảng thống kê thiệt hại về người và của

trong chiến tranh

* Nhận xét, suy nghĩ:

GV(H): HS: Toàn nhân loại phải hứng

chịu hậu quả thảm khốc về người và

của do chiến tranh gây ra Chúng ta

phải ngăn chặn

III- Kết cục của Chiến tranh Thế giới thứ hai.

- Chủ nghĩa phát xít (Đ, I, N) bị sụp đổ hoàn toàn, khối đồng minh (LX, Mĩ, Anh) đã chiến thắng

- Là cuộc ctr lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người

- Làm biến đổi căn bản tình hình TG

Hoạt động 4 Luyện tập (4 phút)

a Mục tiêu: Giúp HS củng cố những kiến thức cơ bản về cuộc

chiến tranh TG2

- PP: vấn đáp, thuyết trình

b Phương thức hoạt động (Tổ chức hoạt động cá nhân)

* Chuyển giao nhiệm vụ: GV ra câu hỏi

? Tại sao nói cuộc chiến tranh TG 2 là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa?

Trang 10

? Tại sao khi khi Liên Xô tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, thì tính chất của cuộc chiến tranh có thay đổi, đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân loại?

* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

* Báo cáo sản phẩm:

* Nhận xét, đánh giá:

c Dự kiến sản phẩm

- Sở dĩ nó là phi nghĩa vì sự bành chướng của phát xít Đức ở Châu

Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự do thiêng liêng của các dân tộc, đẩy hàng trăm triệu người dân vô tội vào chết chóc

- LX đấu tranh là chống lại CN PX, chống lại thế lực tàn bạo để bảo

vệ nhân loại

Hoạt động 5: Vận dụng, mở rộng (6 phút)

a Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại toàn bộ kiến thức thông qua

sưu tầm tranh ảnh liên quan đến tiến trình chiến tranh thế giới 2

- PP: thuyết trình, nhóm KT động não, trình bày 1 phút, phòng tranh

b Phương thức hoạt động (Tổ chức hoạt độngnhóm)

* Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh thảo luận theo 3 nhóm:

Nhóm 1: sưu tầm hình ảnh liên quan đến Hít-le, lien quan đến những nội dung dẫn tới chiến tranh Thê giới 2 (nguyên nhân)

Nhóm 2: sưu tầm hình ảnh lien quan đến những trận đánh lớn trong hai giai đoạn diễn ra chiến sự

Nhóm 3: sưu tầm hình ảnh lien quan đến hậu quả mà chiến tranh gây ra

(Sauk hi các nhóm sưu tầm, sắp xếp theo tiến trình thời gian và thuyết trình về các hình ảnh vừa sưu tầm sao cho hệ thống được kiến thức toàn bài)

* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

* Báo cáo sản phẩm: các nhóm treo hình ảnh đã chuẩn bị trước đó, cử đại

diện thuyết trình

* Nhận xét, đánh giá

c Dự kiến sản phẩm

- Hệ thống toàn bộ kiến thức đã học

5: HDVN : (5’: thuyết trình)

- Về nhà học bài và nắm chắc diễn biến cuộc chiến tranh TG 2, kết cục của nó, liên

hệ đến tình hinh CM VN chống Nhật

- Chuẩn bị bài sau " Sự phát triển khoa học -kĩ thuật và văn hoá thế giới nửa đầu thế kỉ XX": Đọc kĩ bài, trả lời câu hỏi SGK Sưu tầm hình ảnh

E Rút kinh nghiệm:

-

Ngày đăng: 03/02/2021, 03:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w