1. Trang chủ
  2. » Sinh học

Đánh giá hiệu quả tài chính mô hình dừa và bưởi vùng nhiễm mặn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

15 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 465,09 KB

Nội dung

Kết quả của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các ngành chức năng và chính quyền địa phương lựa chọn lại các mô hình chủ lực sản xuất cây trồng hợp lý, hiệu quả để nâng cao thu nhập [r]

Trang 1

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình ix

Tóm tắt x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 ĐỐITƯỢNG,PHẠM VI VÀ GIỚIHẠN NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 2

1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰCTIỄN 2

1.5 BỐ CỤC LUẬN VĂN 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 ĐIỀUKIỆNTỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘITỈNHBẾN TRE 3

2.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre 3

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre 7

2.1.3 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Giồng Trôm 8

2.2 TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CÂY TRỒNG TỈNHBẾN TRE 9

2.2.1 Nguyên nhân xâm nhập mặn 9

2.2.2 Thực tiễn sản xuất 11

2.2.2.1 Thực trạng phát triển cây ăn trái 11

2.2.2.2 Xâm nhập mặn với cây trồng 16

2.3 CÁC MÔ HÌNH CÂY ĂN TRÁI THÍCH ỨNG VỚI XÂM NHẬP MẶN DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - NƯỚCBIỂN DÂNG 20

Trang 2

iv

2.3.1 Các mô hình sản xuất 20

2.3.2 Các mô hình cây ăn trái thích ứng với xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu - nước biển dâng 21

2.4 SƠ LƯỢC VỀ CÂY DỪA VÀ CÂY BƯỞI 23

2.4.1 Đặc điểm cây Dừa 23

2.4.1.1 Tình hình dừa Bến Tre 23

2.4.1.2 Giống Dừa 23

2.4.2 Đặc điểm cây Bưởi 24

2.4.2.1 Tình hình Bưởi Bến Tre 24

2.4.2.2 Giống Bưởi 25

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 26

3.1.1 Cơ sở lý luận 26

3.1.2 Hiệu quả kinh tế 27

3.2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 27

3.2.1 Thu thập số liệu sơ cấp 27

3.2.2 Thu thập số liệu thứ cấp 28

3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 28

3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả 28

3.3.2 Phương pháp phân tích hiệu quả tài chính 29

3.3.3 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến 30

3.3.4 Phương pháp SWOT 32

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33

4.1 THÔNG TIN CHUNG CỦA NÔNG HỘ 33

4.1.1 Quy mô nhân khẩu 33

4.1.2 Tuổi của chủ hộ 34

4.1.3 Thành viên tham gia lao động trong gia đình 35

4.1.4 Trình độ học vấn của chủ hộ 35

4.1.5 Kinh nghiệm của nông hộ 36

4.1.6 Diện tích đất canh tác 37

4.2 THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 37

4.2.1 Tham gia tổ chức Đoàn, Hội, Hợp tác xã 37

Trang 3

v

4.2.2 Tham gia kỹ thuật tập huấn vào sản xuất 38

4.2.3 Áp dụng khoa học kỹ thuật 39

4.2.4 Nguồn vốn sản xuất 40

4.2.5 Thị trường tiêu thụ 40

4.2.6 Nguồn gốc giống 41

4.2.7 Điều kiện tham gia mô hình 42

4.2.8 Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật tuân thủ nguyên tắc 4 đúng 42

4.2.9 Tham gia sản xuất theo quy trình hữu cơ 43

4.2.10 Tình hình sâu, dịch bệnh 44

4.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH DỪA VÀ BƯỞI 45

4.4 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾUTỐẢNHHƯỞNGĐẾNHIỆUQUẢ HAI MÔ HÌNH 47 4.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình dừa 47

4.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình bưởi 48

4.5 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN,ĐỊNHHƯỚNG VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NÔNG HỘ TRONG VIỆC SẢN XUẤT MÔ HÌNH 49

4.5.1 Thuận lợi 49

4.5.2 Khó khăn 50

4.5.3 Định hướng sản xuất trong thời gian tới 50

4.5.4 Nguyện vọng của nông hộ trong sản xuất mô hình 51

4.6 PHÂN TÍCH SWOT- ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA HAI MÔ HÌNH DỪA VÀ BƯỞI 52

4.6.1 Mô hình Dừa 52

4.6.2 Mô hình bưởi 54

4.7 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT 57

4.7.1 Giải pháp trước mắt 57

4.7.2 Giải pháp lâu dài 58

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

5.1 KẾT LUẬN 59

5.2 KIẾN NGHỊ 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

PHỤ LỤC 1

Trang 4

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CR+ A: Cost and Return Analysis (Phân tích chi phí và lợi nhuận)

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐVT: Đơn vị tính

FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương nông quốc tế)

NN &PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SWOT: Strenghts-Weaknesses-Oportunities-Threats (Điểm mạnh-yếu-cơ hội-

thách thức)

TNMT: Tài nguyên môi trường

UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 5

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bến Tre (ha) 12

Bảng 2.2 Biến động diện tích cây ăn trái theo thời gian (ha) 13

Bảng 2.3 Biến động diện tích dừa theo thời gian (ha) 14

Bảng 2.4 Diễn biến sản lượng dừa theo thời gian (nghìn tấn) 15

Bảng 2.5 Biến động diện tích trồng bưởi theo thời gian (ha) 15

Bảng 2.6 Diễn biến sản lượng bưởi theo thời gian (tấn) 16

Bảng 2.7 Ngưỡng chịu mặn của các nhóm cây trồng 18

Bảng 2.8 Diễn biến năng suất dừa theo thời gian (tấn/ha) 19

Bảng 2.9 Diễn biến năng suất bưởi theo thời gian (tấn/ha) 20

Bảng 4.1 Quy mô phân bố nhân khẩu của hai mô hình Dừa và Bưởi 33

Bảng 4.2 Tuổi của chủ hộ của hai mô hình Dừa và Bưởi 34

Bảng 4.3 Thành viên tham gia lao động trong gia đình của hai mô hình Dừa và Bưởi35 Bảng 4.4 Trình độ học vấn chủ hộ của hai mô hình Dừa và Bưởi 35

Bảng 4.5 Kinh nghiệm nông hộ của hai mô hình Dừa và Bưởi 36

Bảng 4.6 Diện tích đất canh tác nông hộ của hai mô hình Dừa và Bưởi 37

Bảng 4.7 Tham gia tập huấn kỹ thuật 38

Bảng 4.8 Áp dụng khoa học kỹ thuật của hai mô hình Dừa và Bưởi 39

Bảng 4.9 Thị trường tiêu thụ của hai mô hình Dừa và Bưởi 40

Bảng 4.10 Nguồn gốc giống của hai mô hình Dừa và Bưởi 41

Bảng 4.11 Điều kiện tham gia mô hình của hai mô hình Dừa và Bưởi 42

Bảng 4.12 Hiệu quả tài chính của mô hình dừa và bưởi trong giai đoạn kinh doanh (trên năm) 46

Bảng 4.13 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình dừa 47

Bảng 4.14 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình bưởi 48

Bảng 4.15 Thuận lợi sản xuất của mô hình dừa và bưởi 49

Bảng 4.16 Khó khăn sản xuất mô hình của mô hình dừa và bưởi 50

Bảng 4.17 Định hướng sản xuất mô hình của mô hình dừa và bưởi 51

Bảng 4.18 Nguyện vọng nông hộ trong sản xuất mô hình của mô hình dừa và bưởi 51

Trang 6

viii Bảng 4.19 Phân Tích SWOT cây dừa 53 Bảng 4.20 Phân Tích SWOT 56

Trang 7

ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ khu vực tỉnh Bến Tre 4 Hình 2.2 Bản đồ xâm nhập mặn Bến Tre 7 Hình 2.3 Bản đồ phân vùng bố trí các mô hình sản xuất theo hiện trạng mặn năm 2018 tỉnh Bến Tre 21 Hình 2.4 Bản đồ tình hình xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre năm 2016 22 Hình 2.5 Bản đồ bố trí các mô hình trồng cây trái: dừa, bưởi, chôm chôm và nhãn thích ứng với xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu - nước biển dâng 22 Hình 3.1 Bưởi và Dừa tại Bến Tre 28 Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tham gia tổ chức Đoàn, Hội, Hợp tác xã của hai mô hình Dừa và Bưởi 38 Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện các cơ quan tổ chức tập huấn của hai mô hình Dừa và Bưởi39 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện nguồn vốn sản xuất của hai mô hình Dừa và Bưởi 40 Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của hai mô hình Dừa, Bưởi43 Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện sự tham gia sản xuất theo Quy trình hữu cơ của hai mô hình Dừa và Bưởi 43 Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện sâu hại của hai mô hình Dừa và Bưởi 44 Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện dịch bệnh của hai mô hình Dừa và Bưởi 45

Trang 8

x

TÓM TẮT

Đề tài “Đánh giá hiệu quả tài chính mô hình dừa và bưởi vùng nhiễm mặn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre” được thực hiện từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 12

năm 2019 với 4 mục tiêu cụ thể:

Đánh giá thực trạng sản xuất mô hình trồng dừa, bưởi trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

Phân tích hiệu quả tài chính của hai mô hình dừa và mô hình bưởi cần khảo sát

120 hộ trồng dừa và bưởi tại hai xã Bình Hòa và Lương Phú thuộc huyện Giồng Trôm Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu, khảo sát thực tế, điều tra phỏng vấn phân tích và dùng phần mềm Excel, SPSS để xử lý số liệu

Quá trình điều tra, nghiên cứu qua nội dung chủ yếu sau: Đặc điểm nông hộ, tình

hình sản xuất nông hộ, tình hình tiêu thụ, đánh giá chung cho địa bàn huyện, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển và sản xuất, thực trạng phát triển hai mô hình, nêu một số biện pháp và định hướng phát triển hai mô hình Qua đó xác định những yếu tố tác động lên hiệu quả tài chính của mô hình trồng dừa và bưởi

Tìm hiểu, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hai mô hình, đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng mô hình Trong quá trình sản xuất có những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nơi tiêu thụ, chủ vườn được tham gia tập huấn chuyển giao kỹ thuật, bên cạnh đó nông hộ gặp không ít khó khăn về: tình hình xâm nhập mặn, vốn, sâu bệnh, thời tiết, nguồn cung ứng giống cây chất lượng

Trang 9

1

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Phát triển nông nghiệp được coi là vấn đề then chốt, ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam Nhưng sản xuất nông nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường của sự xâm nhập mặn

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), lưu vực hạ lưu của hệ thống sông Mê Kông, nơi chịu ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhiều dưới tác động của biến đổi khí hậu Những năm gần đây, xâm nhập mặn trong khu vực diễn biến phức tạp Thủy triều ở biển Đông, biển Tây và lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông là 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến xâm nhập mặn ở vùng cửa sông ven biển Trong đó, thủy triều là yếu tố động lực, mang nước biển kèm theo độ mặn theo các sông đi sâu vào nội đồng, trong khi lượng nước từ thượng lưu đổ về hạn chế làm cho nước mặn tiến sâu vào các sông

Là vùng đất có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, Bến Tre còn là nơi phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau Vì thế tỉnh Bến Tre đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nhằm phát triển các vùng trồng cây ăn trái đặc biệt là các cây được tỉnh xác định là cây trồng chủ lực như cây dừa, bưởi, chôm chôm và nhãn Nhưng do đặc thù địa hình Bến Tre giáp biển với các cửa sông lớn, mạng lưới sông ngòi chằng chịt nên nước mặn dễ xâm nhập và phát tán

Huyện Giồng Trôm thuộc tỉnh Bến Tre, tiếp giáp với sông Hàm Luông và sông Ba Lai, thiên tai năm 2016 vùng trồng cây ăn quả (cam, chanh, quýt, bưởi) bị thiệt hại nặng

nề với diện tích thiệt hại là 2.128,61 ha Sản xuất nông nghiệp của huyện Giồng Trôm bị

đe doạ Đó là lý do đề tài: “Đánh giá hiệu quả tài chính mô hình dừa và bưởi vùng nhiễm mặn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre” nhằm nâng cao khả năng thích ứng đối

với xâm nhập mặn, lựa chọn mô hình phù hợp trong vùng xâm nhập mặn

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá hiệu quả tài chính của hai mô hình dừa và bưởi vùng nhiễm mặn trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre Tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hai mô hình Ưu khuyết điểm của từng mô hình để đưa ra những giải pháp cải

thiện, mở rộng và phát triển

Trang 10

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Đánh giá thực trạng sản xuất mô hình trồng dừa, bưởi trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

Phân tích hiệu quả tài chính của hai mô hình

Xác định những yếu tố tác động lên hiệu quả tài chính của mô hình trồng Dừa và Bưởi

Tìm hiểu, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hai mô hình, đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng mô hình

1.3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung đánh giá hiệu quả tài chính của hai

mô hình và xác định những yếu tố tác động lên hiệu quả tài chính của mô hình trồng

dừa và bưởi trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

1.3.2 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu về cây dừa và bưởi trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre năm 2017-2018

Tuổi cây được nghiên cứu: dừa là từ 5 năm đến 20 năm, cây bưởi là từ 3 năm đến 10 năm Độ tuổi này là độ tuổi cây bắt đầu cho trái

Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 06/2019 đến tháng 12/2019

1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Đề tài cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho Trường, Khoa, các cơ quan trong ngành và học viên các khóa tiếp theo

Kết quả của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các ngành chức năng và chính quyền địa phương lựa chọn lại các mô hình chủ lực sản xuất cây trồng hợp lý, hiệu quả

để nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân tại huyện Giồng Trôm thuộc tỉnh Bến Tre nói riêng và người dân nông thôn nói chung

1.5 BỐ CỤC LUẬN VĂN

Nội dung chính luận văn gồm 4 phần: Phần mở đầu, Nội dung, Nghiên cứu và Kết luận Bố cục nội dung gồm 4 chương:

- Chương 1 Giới thiệu, mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài

- Chương 2 Tổng Quan: trình bày lý thuyết các kiến thức sử dụng trong luận văn

- Chương 3 Nghiên cứu: trình bày phương pháp nghiên cứu luận văn

- Chương 4 Kết quả và biện luận: số liệu, dẫn chứng và giải thích

Luận văn có sử dụng tài liệu tham khảo và có phụ lục

Trang 11

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE

2.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre

Vị trí địa lý: Bến Tre là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (nằm ở phía

Đông vùng) có diện tích tự nhiên là 2.360,2 km2, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành, hệ thống sông ngòi chằng chịt gồm 4 cửa sông lớn gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên Bến Tre, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía Đông giáp biển Đông Bến Tre có hệ thống sông rạch chằng chịt với trên 6.000 km Có đường bờ biển dài trên 65 km, trải dài từ Ba Tri, Bình Đại đến Thạnh Phú,

ôm lấy 3 dãy cù lao Minh, Bảo và An Hóa, vùng biển đặc quyền 20.000 km2

Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Cần Thơ 120 km Theo phân bố tự nhiên, Bến Tre được chia thành 3 vùng sinh thái: vùng nước ngọt chiếm 37%, vùng nước

lợ chiếm 27% và vùng nước mặn chiếm 36% diện tích

Địa hình: có độ cao trung bình 1-2 m so với mực nước biển, thấp dần từ Tây

Bắc xuống Đông Nam, có độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 m Trong đó, phần cao nhất thuộc khu vực huyện Chợ Lách và một phần huyện Châu Thành, độ cao tuyệt đối có nơi đạt trên 5 m, nhưng đa số từ 3 đến 3,5 m Phần đất thấp độ cao trung bình khoảng 1,5 m, tập trung tại các vùng Phước An, Phước Tú ở huyện Châu Thành hoặc Phong Phú, Phú Hòa ở huyện Giồng Trôm Phần đất trũng, độ cao tối

đa không quá 0,5 m, phân bố ở các huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú Địa hình bờ biển của tỉnh chủ yếu là các bãi bồi rộng với thành phần chủ yếu là bùn hoặc cát Khi triều rút, các bãi bồi nỗi lên và trải rộng ra biển hàng nghìn mét, tạo thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản Tỉnh Bến Tre được hình thành từ nhiều cù lao nên mỗi khu vực là một cù lao riêng lẽ Trên các cù lao thường có dạng địa hình cao ven bờ và trũng dần vào trong lòng cù lao Với đặc thù của vùng cù lao ven biển, nên hàng năm Bến Tre phải đối mặt với tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của người dân Ngoài ra một đặc điểm cần chú ý là quá trình lần biển hiện đại

Ngày đăng: 31/01/2021, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w