1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

23 611 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 54,42 KB

Nội dung

Chức năng : Chức năng chính của công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh làchuyên sản xuất các loại mì ăn liền có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu cũng như khảnăng thanh toán củ

Trang 1

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍ

SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH.

Tổng công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh tiền thân là xí nghiệp sảnxuất mì ăn liền trực thuộc công ty TNHH Thiên Minh, thành lập năm 1994 chuyên sảnxuất mì ăn liền các loại với nhãn hiệu MITIMEX, MIHAMEX

Đến ngày 26/12/1998, xác định mì ăn liền là một thị trường lớn đầy tiềm năng, xínghiệp mì ăn liền trực thuộc đã tách khỏi công ty Thiên Minh để trở thành công ty độclập và đổi tên thành công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh Công ty được thànhlập theo quyết định số 3927/GP – UB của UBND thành phố Hà Nội, giấy phép kinhdoanh số 056435/GP – UB của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội Đồng thời, công ty đã dichuyển địa điểm từ Trương Định về khu công nghiệp Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội

Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh là một công ty có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập, có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng TECHCOMBANK, có con dấu riêng mang tên công ty CPCBTP Thái Minh

Địa chỉ giao dịch : Khu công nghiệp Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội

Điện thoại : (04) 38374376 Fax : (04) 37640034

Trang web công ty : www mihamex.com.vn

Tên giao dịch quốc tế : Thai Minh Food Stuff Manufacturing Jiont Stock

Company

Tên viết tắt : Thái Minh Corp

Vốn điều lệ : 8.000.000.000 đồng được sáng lập bởi 4 thành viên

Diện tích mặt bằng : 20.000 m2

Ngày bắt đầu hoạt động : tháng 1 năm 1995

Thời gian hoạt động : 30 năm

Tổng sản phẩm: 12.000 tấn / năm

Tổng số nhân viên: 78 người

Ngành nghề kinh doanh chính là chế biến và bán buôn lương thực, thực phẩm,chuyên sản xuất các loại mì ăn liền nhãn hiệu MIHAMEX, MITIMEX, THAIFOOD,…

và sản xuất cháo ăn liền, phở, bột ngũ cốc,…

Trang 2

Giờ đây, Thái Minh đang từng bước phát triển và khẳng định mình trên thị trườngtrong nước và thế giới Nhãn hiệu mì ăn liền của công ty đã và đang ngày càng trở lên nổitiếng, có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam và một số nước Đông Âu khác Vớitầm nhìn chung rộng lớn, công ty không chỉ nỗ lực hết mình vì lý tưởng nhằm nâng caochất lượng cuộc sống với các sản phẩm phục vụ con người mang tính công nghệ cao màcòn tích cực thực hiện kế hoạch mở rộng, tập trung hoàn thiện công nghệ sạch, giữ gìn vềsinh môi trường tự nhiên.

1.2 CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH.

Chức năng :

Chức năng chính của công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh làchuyên sản xuất các loại mì ăn liền có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu cũng như khảnăng thanh toán của người tiêu dùng Mức sống của người tiêu dùng ngày càng cao, điềunày đòi hỏi sản phẩm sản xuất ra cũng phải có chất lượng tốt hơn, giá cả phải chăng vàđảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Nhiệm vụ :

Kể từ khi thành lập, công ty đã thực hiện được một số nhiệm vụ sau đây:

+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Ngân sách Nhà Nước

+ Tạo công ăn việc làm và ổn định đời sống cho người lao động; đồng thờiđảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động theo quy định của Nhà nước

+ Đảm bảo chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn quy định, tuân thủ các quyđịnh vệ sịnh thực phẩm và vệ sinh môi trường

+ Thực hiện tốt khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm

+ Tiến hành ghi chép sổ sách kế toán và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu sự kiểm tra của cơ quan Tài chính

Tổ chức bộ máy quản lý:

Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh là một đơn vị hạch toán độc lậpđược tổ chức theo hình thức quản lý tập trung Trong thời kỳ đổi mới, Thái Minh đãkhông ngừng đổi mới từng bước cải tiến bộ máy quản lý lẫn tác phong làm việc, nâng caotrình độ của cán bộ công nhân viên, nhờ đó bộ máy quản lý của công ty đã được gọn nhẹ

và họat động có hiệu quả cao Công ty Thái Minh có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ

Trang 3

tuổi, nhiệt tình, năng động và sáng tạo trong công việc, họ cũng đưa ra những ý kiến đónggóp, tinh thần xây dựng đã làm cho công ty ngày càng tiến bộ hơn.

Thái Minh là một công ty có quy mô vừa và nhỏ do đó bộ máy quản lý của công tyđược tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng tức là các phòng ban có quan hệ chặtchẽ với nhau, hỗ trợ giúp đỡ nhau và chịu sự quản lý của Ban giám đốc điều hành

Với cơ cấu tổ chức theo hình thức này, Ban giám đốc của công ty có trách nhiệm điều phối giữa các phòng ban để quá trình sản xuất được tiến hành đều đặn Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận cụ thể như sau:

Giám đốc :

Là người đại diện cho công ty, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với các tổ chứckinh tế khác và đối với Nhà nước Là người giữ vai trò lãnh đạo, quản lý chung toàn bộhoạt động của công ty, chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh Ngoài việc ủyquyền trách nhiệm cho Phó giám đốc, Giám đốc chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ cácphòng ban

Phó giám đốc :

Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách sản xuất kiêmtrưởng phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc về kế hoạch sản xuất,tình hình cung cấp vật tư, công tác tiêu thụ sản phẩm

Các phòng ban chức năng :

Giúp việc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc, nhằm đảm bảo việc lãnhđạo sản xuất kinh doanh được thống nhất Tại các phòng ban đều có các trưởng phòng vàphó phòng phụ trách công tác hoạt động của phòng , ban mình Tại các phân xưởng cóquản đốc và phó quản đốc điều hành quản lý sản xuất

Phòng vật tư :

Có nhiệm vụ lập kế hoạch và giao kế hoạch cho các phân xưởng, theo dõi tìnhhình thực hiện các kế hoạch

Cung cấp vật tư cho phân xưởng sản xuất, bảo quản kho, tàng trữ vật liệu

Lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và dự báo tình hình sản xuất để có kế hoạchthu mua vật tư nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất hoạt động liên tục không bị ngừngtrệ do thiếu nguyên vật liệu hoặc dự trữ quá nhiều trong thời gian lâu sẽ làm hỏng nguyênliệu,…

Trang 4

Văn phòng công ty:

Theo dõi toàn bộ hoạt động của bộ máy quản lý và của toàn bộ công ty, là nơi giảiquyết mọi vấn đề liên quan đến đại diện công ty với bên ngoài

Phòng kinh doanh :

Có nhiệm vụ cung cấp hàng đến cho các đại lý và nhận tiền về nộp cho công ty,theo dõi tình hình tiêu thụ các mặt hàng của công ty trên thị trường, xem xét đánh giá thịhiếu tiêu dùng của khách hàng thông qua hệ thống nhân viên maketing chuyên nghiệp để

có chiến lược sản xuất phù hợp với từng thị trường về mẫu mã bao bì, chủng loại sảnphẩm, trọng lượng đóng gói

Cung cấp thông tin về các mặt hàng, giá cả và chính sách bán hàng của đối thủcạnh tranh Phòng kinh doanh còn có chức năng tham mưu giúp đỡ giám đốc trong côngtác mở rộng tiếp thị tìm kiếm thị trường xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh củacông ty Đồng thời, tham mưu về chính sách bán hàng và giá cả với ban lãnh đạo để đưa

ra chiến lược bán hàng phù hợp với từng thời điểm

Phân xưởng cơ điện :

Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống máy móc, thiết bị của công ty Thiết kế, lắp đặtmới theo yêu cầu của công ty

Tổ xây dựng :

Xây dựng nhà xưởng, đường sá, hệ thống cấp thoát nước theo yêu cầu củacông ty,…

Phân xưởng sản xuất :

Là nơi tiến hành hoạt động sản xuất sản phẩm

SƠ ĐỒ 1-1

Trang 5

Hội đồng quản trị Giám đốc Phó GĐ kinh doanh

Phó GĐ kỹ thuật

Phòng KCS Phân xưởng mì

Phân xưởng cháo

Phân xưởng Nêm

BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY THÁI MINH

1.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH.

1.3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.

Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh là một doanh nghiệp còn non trẻ,

ra đời cách đây chưa lâu nhưng bằng chính nội lực và sự vươn lên trong môi trường đầybiến động, cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường Công ty đã dần khẳng định vị thếcủa mình trên thị trường thực phẩm Việt Nam nói chung và lĩnh vực mì ăn liền nói riêng.Bên cạnh đó, công ty ngày một lớn mạnh không ngừng về cơ sở vật chất, tài sản, nhân sự,quản lý cũng như lĩnh vực sản xuất Sản phẩm của công ty ra đời, đáp ứng được nhu cầucủa người tiêu dùng và đã được thị trường chấp nhận

Trang 6

Hiện nay, sản phẩm của công ty với chủng loại đa dạng, bao gồm 7 nhóm chínhvới các sản phẩm phong phú khác nhau: mì thùng, cháo ăn liền, bột giải khát trái cây, mìcân, phở khô sạch - thùng, phở khô sạch – cân, phở khô xuất khẩu,…được tiêu thụ ở hầuhết các tỉnh phía Bắc, từ Hà Tĩnh trở ra và được chia thành nhiều vùng khác nhau Hà Nội

là thị trường tiêu thụ phần lớn sản phâm của công ty, đây cũng là thị trường tiềm năng cósức mua lớn

Hiện nay, công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh có khoảng 78 cán bộcông nhân viên; có ba phân xưởng sản xuất là phân xưởng sản xuất mì ăn liền, cháo vànêm Nhưng hiện nay, do kế hoạch sản xuất cũng như nhu cầu thị trường, công ty chủyếu tiến hành sản xuất ở phân xưởng sản xuất Mì ăn liền và phân xưởng nêm Còn phânxưởng cháo khi có đơn đặt hàng thì công ty mới tiến hành sản xuất Tại phân xưởng mì,công ty đang sử dụng hai dây chuyền để sản xuất, chế biến sản phẩm với công suất thiết

kế 32 tấn/ngày Hai dây chuyền này được bố trí song song trong một nhà xưởng có chiềudài 75m, chiều rộng 12m Một dây chuyền do Việt Nam sản xuất, công ty mua về năm

2003 và một dây chuyền nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2008 Có 41 công nhân đang làmviệc tại phân xưởng sản xuất mì ăn liền, chia thành 4 tổ phụ trách 4 công đoạn của quátrình sản xuất là: tổ Bột, tổ Chiên, tổ Chén, tổ Đóng gói Phân xưởng có nhiệm vụ sảnxuất các loại mì ăn liền, phở,…

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty theo công nghệ hiện đại,chếbiến liên tục khép kín, sản xuất với khối lượng lớn và công tác sản xuất được tiến hànhtheo hướng cơ giới hóa Trên một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loại sảnphẩm khác nhau, nhưng có sự cách biệt về mặt thời gian Các sản phẩm cũng có quy cáchđóng gói khác nhau, dẫn đến cách xác định đối tượng tính giá thành cho các sản phẩm làkhác nhau, bao gồm 2 loại là tính theo Kg và tính theo Thùng ( Cụ thể về từng loại sảnphẩm sẽ được trình bày ở phần đối tượng tính giá thành sản phẩm)

Nguyên vật liệu được tập hợp đưa xuống phân xưởng Mì theo yêu cầu sản xuất,qua các giai đoạn chế biến để thành sản phẩm, rồi được đóng gói luôn tại phân xưởng.Quy trình như thế nên đã ảnh hưởng đến việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sảnxuất của công ty Cụ thể là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung đểsản xuất Mì được công ty sẽ được tập hợp theo toàn bộ phân xưởng Mì, còn công nhânsản xuất làm việc theo bốn tổ với nhiệm vụ khác nhau nên chi phí nhân công lại được tậphợp theo tổ sản xuất của phân xưởng Mì

Trang 7

Ngoài ra, do chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm sản xuất ra là mì ăn liền nên khi kếtthúc ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành Do đó, đặc điểm sản xuất của công ty làkhông có sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Các sản phẩm của Thái Minh gồm:

- Mì ăn liền : các loại với các khẩu vị và các quy cách đóng gói khác nhau

+ Mì 1 Kg: Mì Mihamex 1 kg,…

+ Mì thùng kg: Mì gà trống thùng, Mì Hamex thùng

+ Mì thùng loại 100 gói: Mì 12 tôm, Mì 6 tôm,…

+ Mì thùng loại 30 gói: Mì Phú Ông, Mì sốt vang, Mì gà quay,…

- Cháo ăn liền

- Phở ăn liền : từ bộ mì và từ gạo

- Bột ngũ cốc uống liền

- Bột giải khát uống liền : nóng và lạnh

Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mì ăn liền của công ty cổphần chế biến thực phẩm Thái Minh như sau:

Trang 8

SƠ ĐỒ 1-2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN

1.3.2 Đặc điểm tổ chức quản lý về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Bột mì Nước (có pha phụ gia)

Trộn đều Cán mỏng Dao chia sóng sợi

Trang 9

Thu mua vật tư.

Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm

Lưu trữ, bảo quản vật tư

Theo dõi, nhập xuất vật tư

và đưa ra quyết định liên quan đến chi phí

Việc tổ chức quản lý về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổphần chế biến thực phẩm Thái Minh được thể hiện qua sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ 1-3

TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

Nhìn trên sơ đồ có thể thấy các bộ phận, phòng ban đều được phân công công việc

cụ thể, rõ ràng, có mối liên quan cũng hỗ trợ nhau thực hiện tốt các nhiệm vụ, đảm bảocho công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành chặc chẽ, hiệu quả

1.4 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH.

1.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí, phân loại chi phí sản xuất và phương pháp kế toán

chi phí sản xuất.

Đối tượng tập hợp chi phí:

Trang 10

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là việc xác định phạm vi giới hạncủa chi phí sản xuất, thực chất đó là kế toán phải xác định được rõ nơi phát sinh chi phí

và nơi xảy ra chi phí nhằm phục vụ cho hoạt động kiểm tra, phân tích chi phí và tính giáthành sản phẩm Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, trước hết phảicăn cứ vào đặc điểm và công dụng của chi phí trong sản xuất

Hiện nay, công ty Thái Minh chủ yếu sản xuất các loại sản phẩm Mì ăn liền, phở,

…Do đó, hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra tại hai phân xưởng sản xuất chính là phânxưởng Mì và phân xưởng nêm Các sản phẩm Mì của công ty rất phong phú và đa dạng,

từ khâu sản xuất đến khi hoàn thành, đóng gói đều được thực hiện trong cùng một phânxưởng duy nhất là phân xưởng Mì Với dây chuyền sản xuất liên tục, ở công ty TháiMinh không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ Vì vậy, đốitượng tập hợp chi phí được xác định là toàn bộ quá trình sản xuất tại phân xưởng Mì đốivới chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung Chi phí nhân công trựctiếp của phân xưởng Mì sẽ được hạch toán theo các tổ sản xuất vì trong phân xưởng côngnhân làm việc theo các tổ riêng biệt tương ứng với các giai đoạn của quá trình sản xuất.Sau đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được phân bổ trực tiếp cho các sản phẩm, chiphí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp cho cả phân xưởng theotháng rồi phân bổ cho các sản phẩm theo các tiêu thức quy định

Đối tượng tập hợp chi phí của công ty được xác định như trên là phù hợp và gắnliền với đặc điểm cụ thể quy trình công nghệ của công ty Bởi vì toàn bộ hoạt động sảnxuất đều được thực hiện khép kín tại phân xưởng Mì, các nguyên vật liệu được đưaxuống phân xưởng, qua dây chuyền sản xuất, thành phẩm hoàn thành sẽ được chuyểnluôn sang khâu đóng gói

Phân loại chi phí sản xuất:

Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từngnhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định Chi phí sản xuất kinh doanh của công

ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh bao gồm rất nhiều loại, với nhiều công dụngkhác nhau Do đó, để thuận tiện cho công tác quản lý cũng như hạch toán, kiểm tra chiphí và ra quyết định kinh doanh, công ty đã phân loại chi phí sản xuất theo hai nhóm tiêuthức, cụ thể như sau:

Theo nội dung, tính chất của chi phí, gồm có:

- Chi phí nguyên vật liệu:

Trang 11

+ Chi phí nguyên vật liệu chính : nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất củacông ty chủ yếu là các loại bột, dầu, phụ gia, là thành phần cơ bản để sản xuất ra mì vànêm Chi phí nguyên vật liệu chính của công ty chính là chi phí mà công ty chi ra để cóđược số nguyên vật liệu này cho hoạt động sản xuất.

+ Chi phí nguyên vật liệu phụ: bao gồm các chi phí bỏ ra về màng nêm,màng dầu, màng sa tế, túi, vỏ thùng để sản xuất và hoàn thiện sản phẩm

- Chi phí nhiên liệu: than, dầu đốt,…

- Chi phí nhân công:

- Chi phí khấu hao tài sản cố định:

- Chi phí dịch vụ mua ngoài:

- Chi phí bằng tiền khác:

Với cách phân loại chi phí này, kế toán có thể nắm bắt được nội dung, kết cấu, tỷtrọng từng loại chi phí trong dây chuyền sản xuất Mì cũng như trong tổng chi phí sảnxuất của công ty Nhờ đó, việc xây dựng các dự toán chi phí sản xuất hay kế hoạch về laođộng, vật tư, tài sản cũng được thực hiện thuận lợi Đồng thời, số liệu còn làm cơ sở lậpthuyết minh báo cáo tài chính – phần chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố

Theo mục đích, công dụng của chi phí, gồm có:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu

chính, phụ, nhiên liệu…tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thựchiện lao vụ, dịch vụ

cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh

sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên vật liêu và chi phí nhân công trực tiếp nói trên,như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ điện thoại, điện tín, văn phòngphẩm,… liên quan trực tiếp đến sản xuất

Cách phân loại chi phí này sẽ làm căn cứ cho việc lập định mức chi phí sản xuất,lập kế hoạch giá thành sản phẩm theo khoản mục và để xác định kết quả kinh doanh

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất:

Để phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí, công ty Cổ phần chế biến thực phẩmThái Minh áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên

Theo phương pháp kê khai thường xuyên, các chi phí sản xuất bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT)

Ngày đăng: 30/10/2013, 17:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Công ty tổ chức công tác kế toán của mình theo hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
ng ty tổ chức công tác kế toán của mình theo hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w