Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
40,42 KB
Nội dung
SỰCẦNTHIẾTCỦAVIỆCÁPDỤNGISO9000TRONGCÁCDOANHNGHIỆP I. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1.Khái niệm về chất lượng sản phẩm Trong những năm gần đây thuật ngữ “Quản lý chất lượng sản phẩm” được nhắc nhiều trong báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên khái niệm “chất lượng là gì?” vẫn còn nhiều điều chưa thống nhất. Nhưng tựu chung lại có những định nghĩa chung nhất như sau: Theo các chuyên gia về chất lượng họ cho rằng: - Chất lượng là sự phù hợp với sử dụng, với công dụng (Juran) - Chất lượng là sự phù hợp với những yêu cầu hay đặc tính nhất định (Crosby) - Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu của người tiêu dùng khi sửdụng sản phẩm (Feigenbaum) - Chất lượng là sự phù hợp với mục đích, ý định. (TCQG Australia) Để khắc phục hạn chế và phát huy mặt tích cực củacác quan niệm trên, tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) đã đưa ra khái niệm - Chất lượng là một tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn. Có thể nói, chất lượng sản phẩm sẽ là nhân tố đắc lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả kinh tế chung của toàn doanhnghiệp . 2. Nguyên lý về chất lượng. Xuất phát từ thực tiễn SXKD, để thành công trong quản lý chất lượng hiện đại, các nhà sản xuất cần có những quan điểm về chất lượng sản phẩm trên cơ sở một số nguyên lý sau: a. Chất lượng là đạo đức, là lòng tự trọng. Thực chất đây là cách suy nghĩ, thái độ của nhà sản xuất đối với sản phẩm dịch vụ của mình ra sao. Việc quyết định đưa ra thị trường một sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng như thế nào về cơ bản phải dựa trên một sự lựa chọn về giá trị , nghĩa là: Nhà sản xuất cần phải cung cấp cho xã hội, cho khách hàng những gì mà họ cần chứ không phải những thứ mà nhà sản xuất có hoặc có thể sản xuất được. Nhà sản xuất cần phải biết và xác định rõ ràng những ảnh hưởng xấu đối với cộng đồng, nếu 1 sản phẩm của mình được sản xuất ra có một chất lượng tồi (lãng phí gây hậu quả nguy hiẻm đến kinh tế xã hội, an ninh .) như thế nào. b. Chất lượng đòi hỏi sự lãnh đạo đúng đắn của lãnh đạo cấp cao nhất. Bất kỳ một hoạt động nào củadoanh nghiệp, tổ chức nào cũng chịu sự định hướng, thẩm định, phê duyệt, điều khiển, kiểm tra . của lãnh đạo cấp cao trong tổ chức đó. Vì vậy, kết quả củacác hoạt động đó sẽ phụ thuộc vào những quyết định của họ (nhận thức, trách nhiêm, khả năng .) Muốn thành công, mỗi tổ chức cần có một ban lãnh đạo cấp cao có trình độ, có trách nhiệm gắn bó chặt chẽ với tổ chức, cam kết thực hiện những chính sách, mục tiêu đã đề ra. c. Chất lượng phải được thể hiện trong quá trình. Hãy chú ý đến quá trình thay cho sự kiểm tra kết quả. Việc đảm bảo chất lượng cần phải được tiến hành từ những bước đầu tiên, từ khâu nghiên cứu thiết kế . để nhằm xây dựng một quy trình công nghệ ổn định, đáp ứng những yêu cầu của sản phẩm một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất. Doanhnghiệpcần phải tạo dựng mối quan hệ hợp tác giữa nội bộ và bên ngoài. Quan hệ nội bộ là quan hệ giữa lãnh đạo và người công nhân . Quan hệ bên ngoài là quan hệ khách hàng và người cung cấp. Từ mối quan hệ này sẽ tạo nên Khách h ng - Ngà ười sản xuất - Người cung cấp QT sau QT trước mạng lưới qúa trình. Mạng lưới này sẽ đảm bảo đầu vào nhập từ người cung cấp bên ngoài và đảm bảo cho đầu ra là khách hàng . d. Chất lượng phải hướng tới khách hàng coi khách hàng và người cung cấp là bộ phận củadoanh nghiệp. Để đảm bảo chất lượng cầnthiết phải nhìn nhận khách hàng và người cung ứng là một trong những bộ phận của quá trình sản xuất. Việc xây dựng mối quan hệ cộng tác lâu dài trên cơ sở hiểu lẫn nhau giữa nhà sản xuất - người cung ứng - khách hàng sẽ giúp cho nhà sản xuất duy trì uy tín của mình. Đối với khách hàng, nhà sản xuất coi chất lượng là mức độ thoả mãn. Đối với người cung ứng cầnthiết phải coi đó là một bộ phận quan trọngcủa yếu tố đầu vào trongdoanh nghiệp. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, doanhnghiệpcầnthiết phải mở rộng hệ thống kiểm soát chất lượng sang cơ sở cung ứng và thầu phụ của mình. g. Chất lượng đòi hỏi khả năng và tinh thần trách nhiệm tự kiểm soát của mỗi thành viên. Cho đến nay hầu hết cácdoanhnghiệp có các chức năng sản xuất, phục vụ và chức năng kiểm tra giám sát chất lượng thường được thực hiện bởi hai bộ phận khác nhau: Người kiểm tra - người bị kiểm tra. Nhưng xoá đi hàng rào ngăn cách thì bản thân mỗi người công nhân cần cảm thấy phải có trách nhiệm hơn đối với công việccủa mình. Hơn thế nữa họ cần phải thay đổi phương pháp làm việccủa mình để làm sao đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Nói tóm lại, mặc dù có nhiều trường phái, nhiều cách tiếp cận khác nhau về nguyên lý chất lượng, nhưng nói chung việc nhìn nhận những nguyên lý trên thực chất sẽ dẫn đến quan điểm đúng đắn, cơ bản để tìm ra những giải pháp cho các chiến lược về chất lượng sản phẩm trongdoanhnghiệp nhằm đối phó cho những khó khăn trongviệc tự khẳng định mình bằng chất lượng sản phẩm trên thị trường. 3. Nhũng chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm Khi nói đến chất lượng phải xem xét thông qua những chỉ tiêu đặc trưng mới khách quan và chính xác được. Mỗi sản phẩm được đặc trưng bởi các tính chất đặc điểm là những đặc tính khách quan của sản phẩm thể hiện trong quá trình hình thành và sửdụng sản phẩm đó. Những đặc tính khách quan này phụ thuộc rất lứon vào trình độ thiết kế quy định cho sản phẩm đó. Mỗi tính chất được biểu thị bởi các chỉ tiêu cơ lý hoá nhất định có thể đo lường đánh giá được. Vì vậy, nói đến chất lượng sản phẩm phải đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn cụ thể. Đặc điểm này khẳng định lại những quan điểm sai lầm cho rằng chất lượng sản phẩm là không thể đo lường, đánh giá được. Hệ thống chỉ tiêu chất lượng đó chính là các thông số kinh tế - kỹ thuật và các đặc tính riêng của sản phẩm phản ánh tính hữu ích của nó. Những đặc tính này gồm có: - Tính năng tác dụngcủa sản phẩm - Các tính chất cơ, lý, hoá, kích thước, kết cấu, thành phần cấu tạo. - Các chỉ tiêu thẩm mĩ của sản phẩm . - Tuổi thọ. - Độ tin cậy. - Độ an toàn của sản phẩm . - Chỉ tiêu về mức độ gây ô nhiễm môi trường. - Tính dễ sửdụng - Tính dễ vận chuyển bảo quản. - Dễ phân phối - Dễ sửa chữa - Tiết kiệm tiêu hao nguyên liệu, năng lượng. - Chi phí giá cả. Các chỉ tiêu này không tồn tại độc lập tách rời mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vai trò ý nghĩa của từng chỉ tiêu rất khác nhau đối với những sản phẩm khác nhau. Mỗi loại sản phẩm cụ thể sẽ có những chỉ tiêu mang tính trội và quan trọng hơn những chỉ tiêu khác. Ngoài ra những chỉ tiêu an toàn đối với người sửdụng và môi trường ngày càng quan trọng và trở thành bắt buộc đối với cácdoanh nghiệp. Nói tới chỉ tiêu chất lượng còn phải xem xét sản phẩm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùngtrong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể về kinh tế kỹ thuật mỗi vùng. 4. Vai trò của chất lượng sản phẩm trongdoanhnghiệp Cơ chế thị trường tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển củacácdoanhnghiệp và nền kinh tế đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với cá doanh nghiệp. Hoạt động củacácdoanhnghiệp chịu sự chi phối của quy luật kinh tế, trong đó quy luật cạnh tranh chi phối nghiệt ngã nhất, đòi hỏi cácdoanhnghiệp phải nắm vững nhu cầu thị trường cả về mặt không gian, thời gian, số lượng và chất lượng. Từ những năm 50 trở về trước cácdoanhnghiệp đã không quan tâm chú ý đến vấn đề chất lượng cho nên hiệu quả sản xuất củadoanhnghiệp không cao. Chủ yếu do các nguyên nhân: - Tỷ lệ phế phẩm và thứ phẩm chiếm phần lớn so với số hàng hoá sản xuất ra, kéo rheo các chi phí do kiểm tra chất lượng là quá lớn. - Thường xuyên vắng mặt công nhân dẫn đến tình trạng sản xuất bị trì trệ. Bên cạnh đó điều kiện làm việc không tốt ảnh hưởng sức khoẻ của công nhân, không có sự khuyến khích khen thưởng cho công nhân có sáng kiến mới . Nhận thức rõ được tầm quan trọngcủa chất lượng cácdoanhnghiệp đã tìm hiểu và ápdụngcác biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm trongdoanhnghiệpcủa mình. Vì thế lợi ích củaviệc tham gia ápdụng hệ thống chất lượng đạt được là: - Về kỹ thuật: Tỷ lệ phế phẩm giảm, ít sai sót sản phẩm làm ra đúng kế hoạch đáp ứng yêu cầu của khách hàng. - Về phía doanh nghiệp: Tạo điều kiện cho doanhnghiệp phát triển và làm chủ mọi hoạt động trên thương trường, luôn có những phản ứng nhanh nhạy kịp thời, nâng cao uy tín củadoanh nghiệp, công nhân yên tâm làm việc . Từ đó doanhnghiệp giảm được khoản chi phí, tăng mức thoả mãn nhu cầu của khách hàng làm tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường. Tăng khả năng cạnh tranh tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra nhanh hơn, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận từ đó doanhnghiệp mở rộng sản xuất, đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm mở rộng quy mô toàn doanh nghiệp. Giá trị của một sản phẩm trên thị trường bị tác động bởi chất lượng thiết kế của sản phẩm đó. Do đó những cải tiến ứng với sự thích nghi của khách hàng sẽ tạo ấn tượng cho sản phẩm củadoanhnghiệp so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh sẽ làm tăng tiếng tăm về chất lượng củadoanhnghiệp và tăng giá trị thực của sản phẩm. Điều này cho phép doanhnghiệp đặt giá cao sao cho đạt được thị phần lớn nhất từ đó dẫn đến việc tăng doanh thu, và như thế nó sẽ bù lại chi phí cho việc cải tiến thiết kế. Sự thích nghi cải tiến trong sản xuất sẽ kéo theo chi phí sản xuất dịch vụ sẽ thấp hơn thông qua việc tiết kiệm trong công việc, sửa lại sai hỏng, phế liệu tác chế và chi phí cho việc bảo đảm. Trong dài hạn lợi thế cạnh tranh được duy trì sẽ đem lại thành công cho doanh nghiệp. Ngày nay khi khoa học phát triển thì doanhnghiệp càng phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Đó chính là công việccủa mọi người. Tất cả các yếu tố trên đều chứng tỏ rằng chất lượng chính là mục tiêu, là cái đích cho cácdoanhnghiệp đi tới. Vì thế không phải ngẫu nhiên một chuyên gia hàng đầu về chất lượng của Mỹ Philip Crossby nói: “Rõ ràng là ngày nay chất lượng không phải là tài sản mà thực chất nó là cái giá bạn phải trả để mà tham gia vào cuộc chơi. Nếu bạn không có chất lượng, bạn sẽ không thể chơi, và nếu bạn không tạo ra chất lượng thì sẽ không một ai quan tâm đến bạn nữa.” II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1. Tiến bộ khoa học công nghệ. Trong thời đại hiện nay không có sự tiến bộ kinh tế xã hội nào không gắn liền với tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới. Bắt đầu từ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất chủng loại chất lượng sản phẩm không ngừng thay đổi với tốc độ rất nhanh, tién bộ khoa học kỹ thuật có tác dụng như lực đẩy tạo khả năng to lớn đưa chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên. Nhờ khả năng vô tận đó tiến bộ khoa học kỹ thuật đã ápdụng sáng chế những sản phẩm mới, tạo ra và đưa vào sản xuất công nghệ mới có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao hơn thay thế nguyên liệu mới tốt rẻ hơn, hình thành phương pháp quản lý tốt hơn góp phần làm giảm chi phí chất lượng sản phẩm. 2. Nhu cầu thị trường Nhu cầu là xuất phát điểm của quá trình quản lý chất lượng tạo lực hút, định hướng cho cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm.Cơ cấu tính chất đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm có thể đánh giá cao ở thị trường này nhưng lại không cao ở thị trường khác. Điều đó đòi hỏi phải tiến hành nghiêm túc, thận trọng công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích môi trường kinh tế xã hội, xác định chính xác nhận thức của khách hàng, thói quen, truyền thống, phong tục, tập quán, văn hoá nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng phân đoạn thị trường. Thông thường khi mức sống xã hội còn thấp, sản phẩm khan hiến thì yêu cầu của người tiêu dùng chưa cao thi người ta chưa quan tâm tới chất lượng sản phẩm cao. Nhưng khi đời sống xã hội tăng lên thì đòi hỏi của khách hàng sẽ tăng lên cả về tính năng sửdụng và giá trị thẩm mỹ . Khách hàng sẵn sàng mua giá cao với điều kiện chất lượng sản phẩm phải thật tốt. Trên cơ sở đó lựa chọn mức chất lượng phải phù hợp sẽ làm tiền đề cho sự phát triển chung của xã hội. 3. Khả năng về công nghệ máy móc, thiết bị củadoanh nghiệp. Đối với mỗi doanhnghiệp công nghệ luôn luôn là một trong những yếu tố cơ bản có tác dụng mạnh mẽ nhất đến chất lượng sản phẩm. Mức độ chất lượng sản phẩm trong mỗi doanhnghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ hiện đại, cơ cấu, tính đồng bộ, tình hình bảo dưỡng duy trì khả năng làm việc theo thời gian của máy móc, thiết bị công nghệ , đặc biệt là những doanhnghiệp có trình độ tự động hoá cao, dây chuyền và tính chất sản xuất hàng loạt. Trình độ công nghệ củacácdoanhnghiệp không thể tách rời trình độ công nghệ trên thế giới. Muốn sản phẩm chất lượng đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế thì mỗi doanhnghiệp có một chính sách công nghệ phù hợp cho phép sửdụng những thành tựu khoa học công nghệ ở thế giới, đồng thời khai thác tối đa nguồn công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao với chi phí hợp lý. 4. Chất lượng nguyên vật liệu Nguyên liệu là một yếu tố tham gia trực tiếp vào cấu thành nên sản phẩm. Những đặc tính của nguyên liệu sẽ được đưa vào sản phẩm. Vì vậy chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Không thể có chất lượng sản phẩm cao từ nguyên liệu có chất lượng không tốt. Chủng loại, cơ cấu, tính đồng bộ và chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm . Ngoài ra chất lượng hoạt động củadoanhnghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việcthiết lập hệ thống cung ứng nguyên liệu thích ứng trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài, hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa người sản xuất và người cung ứng đảm bảo khả năng tổ chức cung ứng đầy đủ kịp thời chính xác đứng nơi cần thiết. 5. Lực lượng lao động trongdoanhnghiệp Nhân tố con người bao giờ cũng giữ vai trò chủ chốt trong mọi hoạt động kinh tế xã hội . Người ta không những chỉ chú ý đến chất lượng của nguyên vật liệu máy móc, thiết bị mà còn phải tập trung nâng cao chất lượng tay nghề của công nhân, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, tinh thần hợp tác phối hợp khả năng thích ứng với sự thay đổi nắm bắt thông tin của mọi thành viên trongdoanhnghiệp tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Quan tâm đầu tư phát triển và không ngừng nâng cao nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọngtrong quản lý chất lượng củacácdoanh nghiệp. Đó cũng là con đường quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng của mỗi quốc gia. 6. Chính sách quản lý của nhà nước Cácdoanhnghiệp không thể tồn tại một cách biệt lập mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình chính trị xã hội và cơ chế chính sách quản lý kinh tế của mỗi nước. Khả năng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanhnghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào cơ chế quản lý của mỗi nước. Cơ chế quản lý vừa là môi trường vừa là điều kiện cầnthiết tác động đến phương hướng tốc độ cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Thông qua cơ chế chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi kích thích: - Tính độc lập, tự chủ, sáng tạo xoá bỏ sức ỳ, tâm lý ỷ lại, không ngừng phát huy sáng kiến cải tiến hoàn thiện chất lượng củadoanh nghiệp. - Hình thành môi trường thuận lợi cho huy động công nghệ mới, tiếp thu ứng dụng những phương pháp quản lý chất lượng hiện đại. - Sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng bảo vệ lợi ích củacácdoanhnghiệp và lợi ích người tiêu dùng cũng như là lợi ích của cộng đồng xã hội. III. ISO9000 - MỐI QUAN HỆ GIỮA ISO9000 VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 1. Khái niệm ISO9000 ISO là chữ viết tắt của từ International Organization for Standardization là một tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá. ISO là một tổ chức phi chính phủ, ra đời và hoạt động từ 23/12/1946 trên nhiều lĩnh vực: Văn hoá, Khoa học, kỹ thuật, kinh tế . Trong đó điều quan trọng chủ yếu của tổ chức này góp phần vào việc thúc đẩy và đảm bảo cho việc trao đổi hàng hoá giữa các nước thành viên thông qua việc thống nhất hoá các tiêu chuẩn, các yêu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ trao đổi trên thị trường quốc tế. Trụ sở chính của ISO đặt tại Geneve - Thuỵ Sĩ. Ngôn ngữ sửdụng chính là tiếng Anh, Pháp, Tây ban Nha. Để duy trì được chất lượng hiệu quả kinh tế cao cácdoanhnghiệpcần triển khai các hệ thống chất lượng và ápdụng có hiệu quả. Các hệ thống này phải giúp cho doanhnghiệp liên tục cải tiến chất lượng và thoả mãn khách hàng. ISO9000 là một sự kế thừa củacác tiêu chuẩn đã tồn tại và được sửdụng rộng rãi trước tiên là lĩnh vực quốc phòng như tiêu chuẩn quốc phòng của Mỹ (MIL-Q- 9058A) của khối NATO (AQAPI). Năm 1979, viện tiêu chuẩn Anh BSI đã ban hành tiêu chuẩn BS5750 về đảm bảo chất lượng, sửdụngtrong dân sự, để phục vụ cho nhu cầu giao lưu thương mại quốc tế, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đã thành lập ban kỹ thuật tiêu chuẩn 176 để soạn thảo bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng. Những tiêu chuẩn đầu tiên của bộ tiêu chuẩn này được ban hành vào năm 1987. ISO9000 đề cập đến những vấn đề chủ yếu trong quản lý chất lượng như: Chính sách chất lượng và chỉ đạo về chất lượng, nghiên cứu thị trường , thiết kế triển khai sản phẩm và quá trình cung ứng, kiểm soát quá trình, bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo . ISO9000 là tập hợp các kinh nghiệm chất lượng tốt nhất đã được thực thi trong nhiều quốc gia và khu vực nó được chấp nhân thành tiêu chuẩn quốc gia của nhiều nước. 2. Kết cấu cấu bộ tiêu chuẩn ISO9000. Kết cấu cấu bộ tiêu chuẩn ISO9000. 1. Các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng. Tiêu chuẩn Tiêu đề Tóm tắt nội dung ISO9001-1994 Hệ thống chất lượng mô hình để đảm bảo chất lượng trongthiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt, - Các yêu cầu của hệ thống chất lượng để sửdụng khi công ty đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu quy định trong quá trình thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ 1. Các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng. Tiêu chuẩn Tiêu đề Tóm tắt nội dung dịch vụ sau khi bán. Tiêu chuẩn giới thiệu một mô hình đảm bảo chất lượng để công ty biểu thị năng lực của mình và là căn cứ cho việc đánh giá của bên ngoài. ISO 9002-1994 Hệ thống chất lượng - mô hình để đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt, dịch vụ - Các yêu cầu của hệ thống chất lượng để sửdụng khi công ty đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu quy định trong quá trình sản xuất, lắp đặt, dịch vụ sau khi bán. Tiêu chuẩn giới thiệu một mô hình đảm bảo chất lượng để công ty biểu thi năng lực của mình và là căn cứ cho việc đánh giá của bên ngoài. ISO 9003-1994 Hệ thống chất lượng - mô hình để đảm bảo chất lượng trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng - Các yêu cầu của hệ thống chất lượng để sửdụng khi công ty muốn biểu thị năng lực của mình trongviệc phát hiện và kiểm soát việc xử lý mọi sự không phù hợp được phát hiện trong quá trình kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng. 2. Các hướng dẫn chung về đảm bảo chất lượng Tiêu chuẩn Tiêu đề Tóm tắt nội dung ISO 9000-1:1994 Quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng Phần 1: Hướng dẫn lựa chọn và sửdụng - Cung cấp các hướng dẫn về lựa chọn và sửdụng bộ tiêu chuẩn ISO9000. Giải thích các khái niệm cơ bản liên quan đến chất lượng, nội dung cơ bản và mối liên quan giữa các tiêu chuẩn để ápdụng có hiệu quả bộ tiêu chuẩn này. Có thể đây là tấm bản đồ về “Thành phố ISO9000” [...]... kinh doanh a Nâng cao uy tín củadoanhnghiệp Một doanhnghiệp muốn tồn tại thì phải nâng cao các hoạt động như: sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực Nhưng trong kinh tế thị trường các chức năng trên chưa đủ để cho doanhnghiệp phát triển Muốn tạo được uy tín trên thị trường bắt buộc cácdoanhnghiệp phải tự trang bị cho mình chìa khoá củasự thành công đó chính là việcápdụngISO9000 vào trong doanh. .. quá trình ápdụngISO9000 tại các công ty của Việt nam đã bộc lộ một số khó khăn sau: - Nhiều người cho rằng khi ápdụngISO9000 đòi hỏi phải thay đổi toàn bộ cơ cấu tổ chức của công ty nên sẽ ảnh hưởng đến chỗ đứng hiện tại của họ nên họ rất ngại áp dụng, nhưng trong thực tế việcápdụngISO9000 chỉ là sự sắp xếp lại công việc để phân rõ trách nhiệm của từng người để hiệu quả làm việccủa từng người... doanhnghiệp chứng nhận thì đa phần là doanhnghiệp liên doanh, chỉ có 1/3 là doanhnghiệp Việt nam So với các doanhnghiệp Việt nam, những công ty này có nhiều thuận lợi về kinh nghiệm quản lý, chi phí cho việc xây dựng và áp dụng, trong đó chi phí tư vấn nước ngoài Đặc biệt hầu hết các công ty này đều thừa hưởng văn bản của công ty “mẹ” đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO9000Trong quá trình áp dụng. .. của doanhnghiệp sẽ tăng lên e Tạo điều kiện cho doanhnghiệp tồn tại và phát triển Sự tồn tại của doanhnghiệp luôn bị đe dọa bởi các đối thủ khác Vì vậy, để tồn tại trên thị trường doanhnghiệp phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng hữu hiệu nhất, từ đó mới tạo ra được lợi thế củadoanhnghiệp đưa doanh nghiệp. .. TIẾN 10 Công bố ápdụng Công ty công bố chỉ thị của công ty về việc thực hiện các yếu tố của hệ thống chất lượng, quyết định ngày tháng ápdụng hệ thống mới và gửi hướng dẫn thực hiện Trongcác công ty lớn, các văn bản có thể được ápdụng ngay sau khi xây dựng Với công ty nhỏ hệ thống chất lượng thường được ápdụng đồng thời trong toàn công ty Trường hợp hệ thống chất lượng được ápdụng dần dần tại... Để ápdụngISO9000 thì chi phí cho việc thực hiện ban đầu là rất lớn, chẳng hạn như chi phí thuê tư vấn, chi phí đào tạo Như vậy các doanhnghiệp rất ngại khi bắt tay vào làm - Một số doanhnghiệp lấy tiêu chuẩn ISO9000 như một công cụ để quảng cáo chứ không phải là giúp doanhnghiệp hoạt động một cách hệ thống nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng thực sự - Từ trước đến nay hầu hết các doanh nghiệp. .. sức cầnthiết với những ai lần đầu làm quen với bộ tiêu chuẩn ISO9000 ISO 9000-3:1994 Quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng Phần 3: Hướng dẫn ápdụng tiêu chuẩn ISO9001 trongviệc phát triển cung cấp và duy trì phần mềm - Cung cấp các hướng dẫn cho các công ty phát triển, cung cấp, bảo trì cho khách hàng trongviệcápdụng tiêu chuẩn ISO9001 cho các đối tượng là sản phẩm mềm hay các. .. tự các bước thực hiện ISO9000Việc xây dựng và ápdụng hệ thống chất lượng theo ISO9000 cũng tương tự như tiến hành một dự án Đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực của toàn thể doanhnghiệp mà trước hết là sự quan tâm cam kết của lãnh đạo Để theo dõi cần phân thành một số giai đoạn sau: GIAI ĐOẠN 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ HOẠCH ĐỊNH 1 Sự cam kết của lãnh đạo Lãnh đạo công ty cần. .. hình ápdụngISO9000 ở Việt nam Kể từ khi biết đến ISO9000 rất nhiều doanhnghiệp quan tâm phấn đấu đạt được tiêu chuẩn này, số lượng doanhnghiệp được nhận chứng chỉ ISO9000 ngày càng tăng với tốc độ nhanh Cuối năm 1995 có 1 công ty tại Việt nam đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO9000 và cho đến nay có khoảng 900 doanhnghiệp (10/2002) được cấp chứng nhận, đó là con số đáng khích lệ Trong số các doanh. ..1 Các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng Tiêu chuẩn Tiêu đề Tóm tắt nội dung ISO 9000-2:1997 Quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng Phần 2: Hướng dẫn chung việcápdụngcác tiêu chuẩn ISO9001, ISO9002, ISO9003 - Cung cấp các hướng dẫn để người sửdụng có thể hiểu chính xác các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO9001, ISO9002, ISO9003 đồng thời lưu ý các vấn đề khi ápdụngcác yêu . SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ÁP DỤNG ISO9000 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP I. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1.Khái niệm về chất lượng sản phẩm Trong. sự phát triển của các doanh nghiệp và nền kinh tế đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với cá doanh nghiệp. Hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự