0
Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tình hình áp dụng ISO9000 ở Việt nam.

Một phần của tài liệu SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ÁP DỤNG ISO9000 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 26 -27 )

Kể từ khi biết đến ISO9000 rất nhiều doanh nghiệp quan tâm phấn đấu đạt được tiêu chuẩn này, số lượng doanh nghiệp được nhận chứng chỉ ISO9000 ngày càng tăng với tốc độ nhanh. Cuối năm 1995 có 1 công ty tại Việt nam đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO9000 và cho đến nay có khoảng 900 doanh nghiệp (10/2002) được cấp chứng nhận, đó là con số đáng khích lệ. Trong số các doanh nghiệp chứng nhận thì đa phần là doanh nghiệp liên doanh, chỉ có 1/3 là doanh nghiệp Việt nam. So với các doanh nghiệp Việt nam, những công ty này có nhiều thuận lợi về kinh nghiệm quản lý, chi phí cho việc xây dựng và áp dụng, trong đó chi phí tư vấn nước ngoài. Đặc biệt hầu hết các công ty này đều thừa hưởng văn bản của công ty “mẹ” đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO9000.

Trong quá trình áp dụng ISO9000 tại các công ty của Việt nam đã bộc lộ một số khó khăn sau:

- Nhiều người cho rằng khi áp dụng ISO9000 đòi hỏi phải thay đổi toàn bộ cơ cấu tổ chức của công ty nên sẽ ảnh hưởng đến chỗ đứng hiện tại của họ nên họ rất ngại áp dụng, nhưng trong thực tế việc áp dụng ISO9000 chỉ là sự sắp xếp lại công việc để phân rõ trách nhiệm của từng người để hiệu quả làm việc của từng người tốt hơn mà thôi.

- Để áp dụng ISO9000 thì chi phí cho việc thực hiện ban đầu là rất lớn, chẳng hạn như chi phí thuê tư vấn, chi phí đào tạo... Như vậy các doanh nghiệp rất ngại khi bắt tay vào làm.

- Một số doanh nghiệp lấy tiêu chuẩn ISO9000 như một công cụ để quảng cáo chứ không phải là giúp doanh nghiệp hoạt động một cách hệ thống nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng thực sự.

- Từ trước đến nay hầu hết các doanh nghiệp Việt nam làm việc theo kiểu truyền miệng không quen với cách làm việc mọi thứ đều được văn bản hoá.

- Do việc phát triển ISO9000 còn rất mới mẻ nên nhiều người còn chưa có ý thức đối với các công việc của ISO9000 mà họ thường chú trọng vào các công việc khác vẫn thường làm.

- Có nhiều doanh nghiệp khi đã nhận được chứng chỉ ISO9000 thì họ coi đã đến đích cuối cùng và không quan tâm đến vấn đề ISO như trước nữa. Đây là một nhận thức sai lầm vì theo quan điểm của ISO thì chất lượng còn phải được đảm bảo và thường xuyên cải tiến cho phù hợp với nhu cầu luôn biến đổi với xu hướng ngày càng cao.

Như vậy đối với sự đòi hỏi ngày càng tăng của khách hàng trên toàn thế giới về sản phẩm và dịch vụ với giá cả cạnh tranh thì không có sự lựa chọn khác ngoài việc các doanh nghiệp Việt nam cần phải xây dựng một chiến lược hàng đầu của công ty bằng việc thực hiện ISO9000.

Một phần của tài liệu SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ÁP DỤNG ISO9000 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 26 -27 )

×