1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG

37 427 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 58,99 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG. 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không 1.1.Lịch sử hình thành Công ty Nhựa cao cấp Hàng không là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động sản xuất công nghiệp trực thuộc sự quản lý về mặt Nhà nước của cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Tổ chức tiền thân của Công ty là xí nghiệp hoá Nhựa cao su Hàng không được thành lập theo quyết định số 732/QĐ-TCHK ngày 04/11/1989 của Tổng cục trưởng tổng cục Hàng không dân dụng việt nam. Trụ sở của Công ty được đặt tại sân bay Gia Lâm - Hà Nội. Đến tháng 4 năm 1993, xí nghiệp hoá Nhựa cao su Hàng không được đổi tên thành xí nghiệp Nhựa cao cấp Hàng không theo quyết định số747 QĐ/ TCCB-LĐ ngày 20/4/1993 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và sự phát triển của ngành Hàng không Việt Nam; do yêu cầu về tính độc lập trong hạch toán ngày càng cao và yêu cầu về tính tự chủ, tính tự chịu trách nhiệm về tình hình tài chính cũng như giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, nhằm để phát huy tính tự lực sáng tạo trong kinh doanh, căn cứ theo quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành theo nghị định số 338/ HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng( nay là chính phủ) Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đã ra quyết định số 1125 QĐ/TC-LĐ ngày 21/7/1994 về việc thành lập Công ty Nhựa cao cấp Hàng không trực thuộc cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Đây cũng chính là tên giao dịch chính thức của Công ty cho đến nay. Còn tên giao dịch quốc tế là APLACO ( Aviation high grade Plastic Company) 1 1 Năm 1996, theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của tổng Công ty Hàng không Việt Nam( ban hành kèm theo quyết định số04/CP ngày 27/1/1996), Công ty Nhựa cao cấp Hàng không đã chính thức trở thành đơn vị hạch toán độc lập của tổng Công ty Hàng không Việt Nam tại quyết định số328/QĐ-TCTHK ngày 27/5/1995 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Trên đây là sự khái quát về lịch sử hình thành của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. 1.2. Quá trình phát triển Quá trình phát triển của Công ty có thể chia thành các giai đoạn sau: 1.2.1. Giai đoạn I (1989-1991) Đây là giai đoạn đầu mới thành lập và là giai đoạn khó khăn nhất của Công ty. Với tổng số vố được giao là 500.000.000 (theo thời giá năm 1989), Công ty hoạt động với mục tiêu là cung cấp các sản phẩm Nhựa phục vụ hành khách đi máy bay. Nhưng do điều kiện xuất phát thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, trình độ công nhân còn thấp nên hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty chưa định hình rõ nét, hàng hoá chưa phong phú, do đó kết quả kinh doanh của Công ty hầu như không có lãi. Lực lượng lao động sống chủ yếu bằng lương bao cấp của tổng Công ty. Vì vậy doanh số giảm từ 954.240.000 đồng năm 1990 xuống còn 301.893.000 đồng năm 1991. 1.2.2. Giai đoạn II(1992-1995) Từ năm 1992 do quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng nên ngành Hàng không dân dụng Việt Nam ngày một lớn mạnh và phát triển. Cùng với sự thay đổi đó, Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào máy móc công nghệ để cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để dành ưu thế trong việc cung ứng các sản phẩm Nhựa cao cấp phục vụ cho hành khách đi máy bay. Tính đến quý II năm 1993 máy móc thiết bị của Công ty gồm: 02 máy phun ép Nhựa 2 2 02 máy hút chân không 01 máy cắt liên hoàn túi xốp Hệ thống thiết bị phụ trợ khác Bên cạnh đó, tránh tình trạng phụ thuộc vào một mảng thị trường duy nhất Công ty chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường ngoài ngành bằng các sản phẩm Nhựa gia dụng và các sản phẩm Nhựa phục vụ cho công nghiệp. Với quyết tâm đó, tính đến năm 1994, doanh thu của Công ty tăng 199%, lợi nhuận tăng 300% và thu nhập bình quân đầu người tăng 81%(so với năm 1993) 1.2.3 Giai đoạnIII (từ năm 1996-nay) Có thể khẳng định đây là giai đoạn phát triển so với các giai đoạn trước. Từ năm1996 đến nay sau khi chính thức trở thành một đơn vị hạch toán độc lập của tổng Công ty Hàng không Việt Nam thì quy mô, cơ cấu tổ chức của Công ty tương đối ổn định. Hiện nay, Công ty có diện tích mặt bằng hoạt động là 11000m2, có 08 phòng chức năng, 04 phân xưởng sản xuất chính và 01 phân xưởng sản xuất phụ, 01 chi nhánh ở thành phố HCM. Năm 2001 tổng số công nhân viên của toàn Công ty là 200 người. Công ty đang trong quá trình kiểm tra và đánh giá để nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. 2.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty 2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công ty Nhựa cao cấp Hàng không là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Ra đời năm 1989, Công ty có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: Cung cấp các loại sản phẩm Nhựa cao cấp phục vụ cho các chuyến bay của ngành Hàng không, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm Nhựa 3 3 cao cấp và thông thường đáp ứng nhu cầu của thị trường ngoài ngành. Đây là chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty. Thực hiện liên doanh liên kết trực tiếp với các cơ sở sản xuất kinh doanh các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhằm phát triển sản xuất và mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh. Ngày càng nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ lao động. Mở rộng thị trường ngoài ngành song song với thị trường trong nghành, khẳng định chỗ đứng trên thị trường bằng các sản phẩm có chất lượng cao. 2.1.2 Quyền hạn của Công ty Công ty là một tổ chức kinh doanh, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng. Công ty được quyền liên doanh với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Công ty được quyền nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không dùng hoặc chưa dùng hết công suất. Việc bán tài sản cố định thuộc vốn Nhà nước phải báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp. 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty 2.1.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty 4 4 Giám Đốc Phó giám đốc(Đại diện lãnh đạo về chất lượng Phòng kế toán tài chínhPhòng TCCB – LĐTLPhòng hành chínhPhòng kế hoạchPhòng Marketing – tiêu thụPhòng kỹ thuậtPhòng công nghệ và thiết kếPhòng chất lượngPhân xưởng phun ép nhựaPhân xưởng in màng mỏngPhân xưởng bao bì PVC (hút chân không)Phân xưởng sản xuất màng cứng Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Phân xưởng mộc Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Ghi chú: Quan hệ chức năng Quan hệ trong hệ thống chất lượng 5 5 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ từng phòng ban trong Công ty - Giám đốc (GĐ) Giám đốc là người thực hiện lãnh đạo và điều hành trực tiếp các phòng ban và các phân xưởng đồng thời Giám đốc cũng chính là người chịu trách nhiệm ký xác nhận các loại phiếu thu, phiếu chi, hợp đồng . và các báo cáo tài chính. Giám đốc là người đại diện cho Công ty, có quyền điều hành cao nhất trong Công ty. Giám đốc thay mặt cho Công ty nhận nguồn vốn đất đai, nhà xưởng do Nhà nước cấp và chịu trách nhiệm trước tổng Công ty và Nhà nước về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc đồng thời cũng là người quyết định cuối cùng phê duyệt các chiến lược và kế hoạch về tiêu thụ, phân phối sản phẩm. - Phó giám đốc Phó giám đốc tham mưu giúp việc cho giám đốc về mọi mặt hoạt động của Công ty,thay mặt giám đốc ký các phiếu xuất, nhập . Đồng thời Phó giám đốc còn là người thay mặt Giám đốc đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng phòng ban, từng phân xưởng nắm bắt thông tin về thị trường giá cả và tổng hợp toàn bộ tình hình Công ty báo cho Giám đốc. - Phòng kế toán - tài chính Phòng kế toán - tài chính gồm 6 nhân viên có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác tài chính của Công ty nhằm sử dụng tiền và vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phòng kế toán - tài chính còn tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kế toán – tài chính cho Giám đốc kiểm soát và chịu trách nhiệm về toàn bộ những hoạt động của Công ty có liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. - Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương 6 6 Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương gồm 6 nhân viên có nhiệm vụ là quản lý chung về công tác nhân lực. Tham mưu cho Giám đốc trong công tác tuyển dụng lao động và cho thôi việc phù hợp với quy định pháp luật Nhà nước. Phòng còn kết hợp với phòng Kế toán - tài chính trong việc xác định mức lương phải chi trả cho cán bộ công nhân viên. Phòng còn thực hiện các chế độ chính sách xã hội đối với người lao độngcông tác nội chính, kiểm tra việc chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, của Nhà nước của cán bộ công nhân viên để kịp thời khen thưởng hay kỷ luật. - Phòng hành chính. Phòng hành chính bao gồm 15 nhân viên, phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác hành chính quản trị, xây dựng các dự án đầu tư và quy hoạch phát triển. Phòng phải đảm bảo các điều kiện làm việc cho Công ty như nhà xưởng, điện, nước, văn thư . đồng thời đây cũng hình thành các chứng từ chi mua, chi phục vụ các hoạt động tiếp khách, hội họp . và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động và các chứng từ đó. - Phòng kế hoạch sản xuất. Phòng bao gồm 6 nhân viên, là bộ phận tham mưu của Giám đốc quản lý công tác kế hoạch và xuất nhập khẩu xây dựng các chiến lược dài hạn và ngắn hạn đồng thời chịu trách nhiệm về kế hoạch đầu vào, đầu ra của sản phẩm. Ngoài ra phòng còn đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của Công ty. - Phòng Marketing và tiêu thụ. Phòng bao gồm 6 người và phòng được tách ra từ phòng kế hoạch. Nhiệm vụ của phòng là giới thiệu sản phẩm, triển khai việc tiêu thụ hàng hoá vào thị trường tự do. Phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc tổ chức năng kinh doanh thương mại tại thị trường trong và ngoài nước, đồng thời phòng phải nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo, đàm phán ký hợp 7 7 đồng tiêu thụ khách hàng và đặt hàng sản xuất với phòng kế hoạch. Phòng tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và các hàng hoá khác theo quy định của Công ty tại thị trường trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doang của Công ty để đạt hiệu quả kinh tế cao. - Phòng Kỹ thuật Phòng có 4 nhân viên, phòng chịu trách nhiệm tham mưu và giúp việc cho Giám đốc quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện, công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới. Phòng tham mưu cho Công ty trong việc nghiên cứu, đâu tư mua sắm đổi mới máy móc thiết bị theo yêu cầu công nghệ nhằm đáp ứng sự hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng công nghệ và thiết kế (Mới được thành lập năm 2002) Phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc về toàn bộ nội dung thiết kế các loại khuôn mẫu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào thực tiễn của Công ty. Đồng thời phòng còn có nhiệm vụ lên phương án tổng thể về mảng công nghệ của Công ty đã có và sẽ có để triển khai và kế hoạch đào tạo, học tập nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên vận hành ở các bộ phận. Nắm bắt nhu cầu thị trường để lập kế hoạch thiết kế mẫu sản phẩm phù hợp. Phòng còn hợp tác với phòng Marketing – tiêu thụ, phòng kế hoạch để nắm bắt nhu cầu sản xuất qua đó lập phương án thiết kế khuôn mẫu để đáp ứng nhu cầu trong sản xuất. - Phòng chất lượng Phòng mới được tổ chức từ năm 2000 gồm 2 nhân viên có nhiệm vụ kiểm định và theo dõi chất lượng sản phẩm, đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng kỹ thuật sản xuất. 8 8 Phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho cơ quan tổng Giám đốc trong công tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của Công ty theo tiêu chuẩn ISO 9000, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả. - Các phân xưởng sản xuất chính gồm 4 phân xưởng (Phân xưởng phun ép Nhựa, Phân xưởng in màng mỏng, phân xưởng bao bì hút chân không, phân xưởng màng cứng). Là các đơn vị sản xuất chính của Công ty, tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm Nhựa (Polyme) từ khâu nhận nguyên phụ liệu đến nhập kho thành phẩm theo yêu cầu của lệnh sản xuất. - Có một phân xưởng sản xuất phụ đó là phân xưởng Mộc. Là đơn vị hoạt động theo phương pháp nhận khoán cung cấp cho Công ty các loại bao bì gỗ và đồ dùng nội thất. Phân xưởng còn sản xuất và cung ứng hàng hoá cho thị trường trên cơ sở tự đảm bảo các nguồn lực và chủ động khâu tiêu thụ theo quy định của Nhà nước. - Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Là đơn vị thành viên hạch toán báo sổ, trực thuộc Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. Chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực: Khai thác thị trường phía nam, sản xuất kinh doanh các sản phẩm Nhựa và giới thiệu sản phẩm Công ty. Ngoài ra, Công ty còn có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại phố Phùng Hưng – Hà Nội với chức năng giới thiệu, trưng bày, bán buôn bán lẻ cho khách hàng của thị trường tự do. 3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. 3.1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty. Do chức năng chính của Công ty là cung cấp các sản phẩm Nhựa cho ngành Hàng không. Bên cạnh đó còn cung cấp các sản phẩm Nhựa thông thường cho thị 9 9 trường dân dụng và công nghiệp, nên sản phẩm Nhựa của Công ty rất đa dạng về mẫu mã và phong phú về chủng loại. Hiện nay Công ty phục vụ trong ngành chiếm 50% tổng doanh số bao gồm các loại sản phẩm chủ yếu như cốc, ly, bộ dao thìa dĩa, các koại khay đứng thức ăn chuyên dùng trên máy bay. Còn lại là các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường tự do như ghế Nhựa, mâm Nhựa, các linh kiện cho công nghiệp và xây dựng như thiết bị vệ sinh 706, 707 . 3.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ Do mỗi loại chi tiết sản phảm đều có đặc thù kỹ thuật khác nhau và đều được sản xuất từ một quy trình công nghệ riêng nên những đặc điểm của quy trình sản xuất này sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý Công ty. Nhìn chung các quy trình chế tạo sản phẩm của Công ty đều mang tính chất quy trình công nghệ hiện đại nhưng việc thao tác lại đơn giản, chế biến kiểu liên tục khép kín không phân bước. Sản phẩm hoàn thành nhập kho là kết quả của một quá trình sản xuất liên tục từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi nhận được sản phẩm hoàn thành nhập kho. - Sơ đồ quy trình chế tạo các loại sản phẩm của Công ty. Do đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm sản xuất sản phẩmsản xuất ra nhiều loại sản phẩm riêng biệt, độc lập nhau về mặt công nghệ nên cho phép Công ty sản xuất theo phân xưởng. Mỗi phân xưởng sản xuất của Công ty đảm nhiệm toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm riêng biệt cụ thể: Hiện nay Công ty có 4 phân xưởng sản xuất chính: * Phân xưởng Nhựa: có nhiệm vụ chủ yếu sản xuất các vặt hàng Nhựa cao cấp như: cốc cà phê, cốc ly, xô Nhựa, bàn ghế . Ngoài ra, phân xưởng còn sản xuất các loại hộp Nhựa đựng bánh kẹo . 10 10 [...]... trên, Công ty còn mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay tại Công ty Tại đây, khách hàng luôn được cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm của Công ty nếu có nhu cầu Các hoạt động xúc tiến khuyếch trương ở Công ty Nhựa cao cấp Hàng không đã góp phần không nhỏ vào việc kích thích hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty 5 Hoạt động nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng không 5.1 Hoạt động. .. quy mô hoạt động không lớn như Công ty Nhựa cao cấp Hàng không 31 31 III ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG 1 Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không Công ty Nhựa cao cấp Hàng không đi lên từ một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đến nay đã trở thành một Công ty khá vững mạnh trong ngành Hàng không nói riêng... đã đạt được thì chúng ta không thể phủ nhận được hiệu quả của mạng lưới tiêu thụ sản phẩm hiện nay của Công ty 6 Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không Trong thời gian vừa qua, với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty, Công ty Nhựa cao cấp Hàng không đã từng bước đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo... 2000 cho hệ thống chất lượng của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không Từ đó nâng cao uy tín của Công tysản phẩm của Công ty có chất lượng tốt hơn và đáp 34 34 ứng được người tiêu dùng; do vậy sẽ làm tăng lượng sản phẩm được tiêu thụ của Công ty lên rất nhiều 2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không Bên cạnh những thành tựu... loại khay đựng bánh kẹo, khay đựng thực phẩm …phục vụ đơn đặt hàng của Công ty bánh kẹo và phục vụ cho nhu cầu đựng thực phẩm trên các chuyến bay của Viet Nam Airlines Khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không được biểu hiện qua bảng sau Bảng 1: khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty Đơn vị: tấn Mặt hàng Nhóm sản phẩm PS Nhóm sản phẩm PE Nhóm sản phẩm PVC Tổng cộng Năm 1999 Khối... hoạt động yểm trợ cho tiêu thụ sản phẩm nhưng đặc biệt với quảng cáo do chi phí cao, chi phí cho quảng cáo còn hạn hẹp, nên Công ty dù muốn cũng không thể tham gia quá nhiều Điều này làm hạn chế những hiểu biết của khách hàng về Công tysản phẩm của Công ty Công ty Nhựa cao cấp Hàng không với mong muốn đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm đã bước đầu chào hàng ra thế giới nhưng hiện tại, Công ty mới... chọn một hệ thống chính sách hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phảm nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất Công ty Nhựa cao cấp Hàng không mặc dù không phải là một doanh nghiệp sản xuất lớn nhưng cũng xây dựng cho mình một hệ thống chính sách phục vụ đắc lực cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm 4.1 Chính sách sản phẩm Sản phẩm của Công ty bao gồm: Các sản phẩm từ hạt Nhựa cao cấp: Các loại cốc, ly, khay đựng thức... Hợp đồng này Công ty có được là trên cơ sở sự đặt hàng của họ chứ thực tế không phải do sự xâm nhập của Công ty vào thị trường nước ngoài Vì thế doanh thu tiêu thụ do xuất khẩu của Công ty chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu Mặc dù vẫn còn một số tồn tại trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không , nhưng Công ty đã có những sự nỗ lực hết sức to lớn không thể phủ... hành động, phòng ngừa, khắc phục Xem xét hiệu lực của hành động phòng ngừa 33 33 Kết thúc Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không cũng không ngừng được mở rộng Bên cạnh các khách hàng lớn trong ngành Hàng không như VietNam Airlines và Pacific Airlines, Công ty Nhựa cao cấp Hàng không còn có một đội ngũ bạn hàng truyền thống, thường xuyên đặt hàng với khối lượng lớn như Công ty. .. địa phương như: Nam Định, Nghệ An Công ty Nhựa cao cấp Hàng không rất coi trọng việc tham gia hội chợ triển lãm và coi đây là hoạt động cơ bản hỗ trợ cho tiêu thụ sản phẩm Hội chợ triển lãm là một hình thức để Công ty quảng cáo sản phẩmtiêu thụ sản phẩm Cũng qua hội chợ triển lãm Công ty nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, nhận biết được ưu nhược điểm sản phẩm của mình để từ đó có những biện pháp . THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG. 1. Lịch. của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. 2.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty 2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công ty Nhựa cao cấp Hàng không

Ngày đăng: 30/10/2013, 08:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng giá bán lẻ một số sản phẩm của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không năm 2002 ( đơn vị VND )  - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG
Bảng gi á bán lẻ một số sản phẩm của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không năm 2002 ( đơn vị VND ) (Trang 19)
Bảng 1: khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty Đơn vị: tấn - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG
Bảng 1 khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty Đơn vị: tấn (Trang 25)
Bảng 3: Doanh thu tiêu thụ theo nhóm mặt hàng - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG
Bảng 3 Doanh thu tiêu thụ theo nhóm mặt hàng (Trang 26)
Bảng 5: doanh thu tiêu thụ theo khu vực thị trường - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG
Bảng 5 doanh thu tiêu thụ theo khu vực thị trường (Trang 28)
Bảng 6: So sánh doanh thu tiêu thụ theo khu vực thị trường - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG
Bảng 6 So sánh doanh thu tiêu thụ theo khu vực thị trường (Trang 28)
Hình thức tiêu thụ - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG
Hình th ức tiêu thụ (Trang 30)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w