PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN6 NĂM HỌC 2010-2011 Phần I: Văn bản. 1, Nêu định nghĩa truyện truyền thuyết, truyện cổ tích? 2, Đọc lại và nắm vững nội dung, ý nghĩa, phương thức biểu đạt của các truyện dân gian đã học. Phần II: Tiếng Việt. 3, Từ tiếng Việt được cấu tạo như thế nào? 4, Xác định số từ trong các câu sau: a. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. (Con Rồng cháu Tiên) b. Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. (Bánh chưng, bánh giầy) 5, Nghĩa của từ là gì? 6, Giải thích nghĩa các từ sau: trung gian, trung niên, trung bình, giếng, rung rinh. 7, Đặc điểm của danh từ. 8, Cụm danh từ là gì? Cho ví dụ? Phân tích mô hình cấu tạo cụm danh từ? 9, Động từ, cụm động từ là gì? Cho ví dụ? Phần III, Tập làm văn. 10, Nêu đặc điểm phương thức tự sự? 11, Bố cục bài văn tự sự gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần? 12, Ngôi kể, thứ tự kể trong văn tự sự. 13, Kể một câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học bằng lời văn của em? 14, Kể về một người thân của em. Gợi ý soạn và học: Phần văn bản: 1, Học thuộc hai định nghĩa sgk trang 7 và trang 53. 2, Đọc lại tất cả các văn bản truyện dân gian. Nội dung ý nghĩa phần ghi nhớ sau mỗi văn bản, phương thức biểu đạt chính của truyện dân gian là tự sự. Phần tiếng Việt: 3, Học phần ghi nhớ sgk trang 14. 4, Tìm hiểu phần ví dụ sgk trang 13. 5, Tìm hiểu mục I sgk trang 35. 6, Làm bài tập 3,4 trang 36. 7, Tìm hiểu mục I trang 86. 8, Mục I và II trang 116, 117 9, Mục I trang 145 và phần ví dụ, ghi nhớ mục I trang 147, 148. Phần Tập làm văn: 10, Phần ghi nhớ trang 28. 11, Phần ghi nhớ trang 45. 12, Tìm hiểu ở bài ngôi kể trong văn tự sự trang 87 và bài thứ tự kể trong văn tự sự trang 97. 13-14, Tìm hiểu kỹ yêu cầu của đề, tìm ý và lập dàn ý. Gv ra đề cương: Nguyễn Thị Kim Cúc PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN KỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010-2011 Môn Ngữ văn6 Ma trận: Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số câu Thấp Cao TN TL TN TL TN TL TN TL Văn học Thể loại C5 Nội dung C6 Nghệ thuật Tiếng Việt Cấu tạo từ C1 Nghĩa của từ C7 Từ loại, cụm từ loại C2 C8 Tập làm văn Đặc điểm văn tự sự C3 Ngôi kể, thứ tự kể C4 Viết bài văn tự sự C9 Tổng số câu Tổng số điểm 2 0,5 4 2 1 1 1 0,5 1 6 9 10 Gv ra đề: Nguyễn Thị Kim Cúc PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN ĐỀ KỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010-2011 Môn Ngữ văn6 Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1 (0,25 điểm): Câu văn: “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”. (Con Rồng cháu Tiên) Gồm có bao nhiêu từ: A, 9 từ; B, 10 từ; C, 11 từ D, 12 từ. Câu 2 (0,25 điểm): Từ nào sau đây không phải là danh từ? A, Cái cuốc; B, Con quốc; C, Tổ quốc; D, Cuốc đất. Câu 3 (0,5 điểm): “Phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa” là kiểu văn bản, phương thức biểu đạt nào? A, Miêu tả; B, Tự sự; C, Biểu cảm; D, Nghị luận. Câu 4 (0,5 điểm): Truyện dân gian thường sử dụng ngôi kể nào? A, Ngôi thứ nhất; B, Ngôi thứ hai; C, Ngôi thứ ba; D, Ngôi thứ tư. Câu 5 (0,5 điểm): Từ nào còn thiếu trong định nghĩa sau: …………… : loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. ……………thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. A, Truyền thuyết; B, Truyện cổ tích; C, Truyện ngụ ngôn; D, Truyện cười. Câu 6 (0,5 điểm): “Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng” là nội dung văn bản nào? A, Con Rồng cháu Tiên; B, Thánh Gióng; C, Sơn Tinh, Thủy Tinh; D, Sự tích Hồ Gươm. Câu 7 (0,5 điểm): Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: (trung bình, trung niên, trung gian) a, ………………: ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp. b, ………………: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,… Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu 8 (1 điểm): Thế nào là cụm động từ? Cho ví dụ? Câu 9 (6 điểm): Kể về một người thân của em mà em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ,…) Gv ra đề: Nguyễn Thị Kim Cúc ĐÁP ÁN BÀI KỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010-2011 Môn Ngữ văn6 Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Câu 1: A (0,25 điểm) Câu 2: D (0,25 điểm) Câu 3: B (0,5 điểm) Câu 4:C (0,5 điểm) Câu 5: A (0,5 điểm) Câu 6: C (0,5 điểm) Câu 7: a. trung bình (0,25 điểm) b. trung gian (0,25 điểm) Phần II: Tự luận (7 điểm). Câu 8: Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa. Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ. (0,75 điểm) Ví dụ: đang học bài, đã đi rồi,… (0,25 điểm) Câu 9: (6 điểm) Yêu cầu: - Về nội dung: (5 điểm) + Đề yêu cầu kể người thật việc thật. + Phải nêu được những đặc điểm của người thân như: tuổi tác, hình dáng, sở thích, tình cảm đối với con, cháu, những người xung quanh. + Kể một kỷ niệm đáng nhớ giữa em và người thân. + Tình cảm của em đối với người thân đó…. - Về hình thức: (1 điểm) + Bài viết phải rõ ràng, mạch lạc, bố cục hợp lý đủ ba phần. + Biết cách dùng từ, đặt câu hợp lý, viết đúng chính tả, lời văn có cảm xúc… Gv ra đề: Nguyễn Thị Kim Cúc . Làm bài tập 3,4 trang 36. 7, Tìm hiểu mục I trang 86. 8, Mục I và II trang 1 16, 117 9, Mục I trang 145 và phần ví dụ, ghi nhớ mục I trang 147, 148. Phần. truyện dân gian là tự sự. Phần tiếng Việt: 3, Học phần ghi nhớ sgk trang 14. 4, Tìm hiểu phần ví dụ sgk trang 13. 5, Tìm hiểu mục I sgk trang 35. 6, Làm bài