Đề - đáp án văn 10

2 296 0
Đề - đáp án văn 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở GD&ĐT Quảng Trị HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Môn : Ngữ Văn (Năm học 2007-2008) (Biểu điểm điều chỉnh) Câu 1:(1,5 điểm) Học sinh cần nêu và phân tích được hai ý chính sau: a. Ý1 (0,5 điểm) Nguyên lý nhân nghĩa (2 câu đầu)tư tưởng nhân nghĩa cốt lõi của Nguyễn Trãi là: “yên dân, trừ bạo”. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.” - “yên dân” là : làm cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc (0,25 điểm) - “trừ bạo” là : trừ diệt mọi thế lực bạo tàn làm tổn hại đến cuộc sống yên lành, hạnh phúc của nhân dân (giặc Minh xâm lược) (0,25 điểm) Đây chính là nội dung mới, sự phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo. b. Ý2 (1 điểm) Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt (8 câu sau). Học sinh cần nêu được 5 yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt là: - Nền văn hiến lâu đời - Lãnh thổ - Phong tục tập quán - Lịch sử - Chế độ chủ quyền riêng (Mỗi yếu tố đúng, có phân tích cho: 0,2 điểm, giám khảo tuỳ theo bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp). Câu 2: ( 0,5 điểm) - Học sinh làm đủ, đúng từ 4 đến 6 văn bản nhật dụng (theo đáp án) nhưng không sắp xếp theo thứ tự cho: 0,5 điểm. - Học sinh làm đủ, đúng từ 2 đến 3 văn bản nhật dụng (theo đáp án) nhưng không sắp xếp theo thứ tự cho : 0,25 điểm. - Những trường hợp khác không cho điểm. Câu 3: (1,0 điểm) a. Học sinh nêu được hai khái niệm về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý (theo đáp án) mỗi khái niệm đúng cho: 0,25 điểm. b. Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý của câu văn: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được (0,5 điểm). Câu 4: (7,0 điểm) Ngoài những yêu cầu chung của đáp án, bài làm của học sinh cần đảm bảo bố cục 3 phần của một bài văn, với những nội dung cơ bản sau: I. Mở bài: (0,75 điểm) Học sinh cần giới thiệu về tác giả Viễn Phương, bài thơ “Viếng lăng Bác”, hoàn cảnh ra đời. II. Thân bài: (4 điểm) Học sinh lần lượt trình bày những suy nghĩ đánh giá của mình về: nội dung và nghệ thuật của bài thơ qua 4 ý chính sau: a. Ý1(1 điểm) Từ mảnh đất miền Nam mấy chục năm trời chiến đấu gian khổ, trong niềm vui đất nước thống nhất, được ra thăm miền Bắc, tác giả bồi hồi xúc động khi vào lăng viếng Bác Hồ. - Tình cảm thiêng liêng, thành kính nhưng vẫn gợi một không khí ấm áp, gần gũi.(0,5 điểm) - Hình ảnh cây tre: gợi nghĩ tới đất nước, con người Việt Nam, mở ra một loạt những suy tưởng khác, sâu lắng và mênh mông hơn. (0,5 điểm) b. Ý2 (1 đểm) Suy ngẫm về cái bất diệt, cái vô cùng của vũ trụ đến cái bất diệt, cái vô cùng cao cả của một con người. Học sinh chỉ cần phân tích được hình ảnh “Mặt trời” với hai biện pháp nghệ thuật là: nhân hoá và ẩn dụ. Chú ý diễn đạt trôi chảy, lập luận có sức thuyết phục.( Mỗi biện pháp nghệ thuật cho: 0,5 điểm) c. Ý3 (1 điểm) Tác giả bịn rịn nghĩ tới lúc chia tay, phải xa nơi Bác nghỉ. - Dòng cảm xúc được đẩy tới mức cao nhất, tuôn trào mạnh mẽ nhất. (0,25 điểm) - Thay mặt cho đồng bào miền Nam bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. (0,5 điểm) - Sự đồng cảm chung của người đọc. (0,25 điểm) d. Ý4 (1 điểm) Ước nguyện chân thành: - Ước nguyện của nhà thơ cũng chính là ước nguyện chung, không của riêng người nào. (0,5 điểm) - Hình ảnh cây tre lại xuất hiện, không còn là khách thể như ở khổ thơ đầu mà đã tan hòa vào chủ thể: ý nguyện của tác giả, của chung mọi người: muốn được làm cây tre trung hiếu, mãi mãi ở bên Bác. (0,5 điểm) III. Kết bài: ( 0,75 điểm) Nhận xét, nhận định về bài thơ “Viếng lăng Bác”: giàu chất suy tưởng, trữ tình đằm thắm, cách sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ, hình ảnh, âm điệu phong phú . • Lưu ý: -Phần kỹ năng và cảm xúc. Học sinh diễn đạt trôi chảy, văn viết có cảm xúc, trữ tình tha thiết, trình bày mạch lạc, chữ viết rõ ràng cho: 1,5 điểm -Trên đây chỉ là những yêu cầu cơ bản, tuỳ từng bài là cụ thể mà giám khảo vận dụng đánh gía cho phù hợp năng lực của học sinh. . độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt là: - Nền văn hiến lâu đời - Lãnh thổ - Phong tục tập quán - Lịch sử - Chế độ chủ quyền riêng (Mỗi yếu tố đúng,. điểm) - Học sinh làm đủ, đúng từ 4 đến 6 văn bản nhật dụng (theo đáp án) nhưng không sắp xếp theo thứ tự cho: 0,5 điểm. - Học sinh làm đủ, đúng từ 2 đến 3 văn

Ngày đăng: 17/10/2013, 09:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan