1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

23 637 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 232,08 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 2.1.Vài nét về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM. Các hoạt động chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (“Ngân hàng”) là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, đầu tư chứng khoán; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng khác. Sacombank có trụ sở chính đặt tại số 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau gần 17 năm hoạt động, đến nay Sacombank đã trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với 5.116 tỷ đồng vốn điều lệ, 6.927 tỷ đồng vốn tự có, gần 250 chi nhánh và phòng giao dịch tại 44/63 tỉnh thành trong cả nước, một văn phòng đại diện tại Trung Quốc và một Chi nhánh tại Lào. Sacombank hiện có 9.700 đại lý thuộc 250 ngân hàng tại 91 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sacombank cũng đang có 03 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần, đó là tập đoàn Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001, International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, góp vốn năm 2002 và tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005. Tháng 5 năm 2008, Sacombank với vai trò chủ đạo đã cùng năm công ty thành viên trực thuộc và năm công ty hợp tác chiến lược tuyên bố hình thành Tập đoàn tài chính tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu một bước trưởng thành của Sacombank trong việc nâng cao khả năng sẵn sàng cung ứng các giải pháp tài chính chất lượng và trọn gói đến cộng đồng doanh nghiệp và cá nhân, bao gồm: dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chứng khoán, cho thuê tài chính, kiều hối, kinh doanh bất động sản, kinh doanh vàng bạc, đầu tư tài chính, quản lý quỹ đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, . Sau 17 năm phát triển, Sacombank đã trở thành thương hiệu uy tín trên thị trường tài chính Việt Nam và được các tổ chức quốc tế như Euromoney bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2007” và FinanceAsia, Global Finance bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” trong các lĩnh vực: khả năng tăng trưởng bền vững và ổn định, giá trị thương hiệu, tầm nhìn chiến lược, năng lực quản lý rủi ro, tiềm năng phát triển trong tương lai, khả năng quản lý rủi ro và chính sách đầu tư vào nguồn nhân lực .Sacombank cũng được Cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất trong cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ” trong nhiều năm liền và được Thủ tướng Chính phủ xét tặng “Cờ thi đua khen thưởng năm 2007”. Sacombank đã tăng cường quan hệ hợp tác với các thành phần kinh tế khác để tăng khả năng bán chéo sản phẩm cũng như liên tục triển khai các dòng sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa tiện ích và phù hợp với từng phân khúc khách hàng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Đây cũng là nền tảng để Sacombank từng bước tăng thu mảng dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập. Sacombank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Hiện tại Sacom bank có 6000 nhân viên trẻ năng động sáng tạo và 60000 cổ đông đại chúng. Cũng giống như những ngân hàng TMCP khác, đơn vị cao nhất của Sacombank là Đại hội đồng cổ đông, tiếp sau đó là Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Sacombank hiện có 26 phòng ban được chia thành 8 khối nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức được thể hiện trên sơ đồ sau: 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2008 Đến cuối năm 2008, tổng tài sản đạt 68.439 tỷ đồng, tăng 6%, trong đó nguồn vốn huy động đạt 59.343 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm và quản lý thanh khoản luôn nằm trong tầm kiểm soát chặt chẽ. Đồng thời, Ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 5.116 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 7.759 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu trả cổ tức. Ngoài ra, Ngân hàng thực hiện mua cổ phiếu quỹ để hỗ trợ thị trường theo chủ trương của Chính phủ, đến cuối năm đạt 352 tỷ đồng. Trong năm, NHNN có tám lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, mức cao nhất lên đến 14%/năm và giảm dần còn 8,5% cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ, rút bớt tiền trong lưu thông bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc và hoàn trả tiền gửi Kho bạc Nhà nước đã đẩy một số NHTM cổ phần quy mô nhỏ thiếu hụt thanh khoản, dẫn đến cạnh tranh lãi suất và đầu cơ lãi suất huy động trên thị trường. Trong bối cảnh đó, Sacombank thực hiện chủ trương tăng tổng tài sản, thông qua tăng trưởng nguồn vốn huy động ở mức hợp lý và không chạy đua lãi suất nhằm góp phần cùng Chính phủ ổn định thị trường; đồng thời, thực hiện huy động thoả thuận, huy động kỳ hạn ngắn và tận dụng nguồn vốn ủy thác nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản và giảm chi phí giá vốn. Tháng 12/2008, Sacombank được NHNN trao tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội là một minh chứng về trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội. Tổng dư nợ cho vay đạt 35.009 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm bởi nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan, do tình hình kinh tế khủng hoảng, doanh nghiệp gặp khó khăn trong SXKD và lãi suất cho vay thị trường khá cao đã làm giảm đáng kể nhu cầu tín dụng. Về chủ quan, nhằm nâng cao khả năng thanh khoản cho Ngân hàng trong bối cảnh huy động với lãi suất khá cao, Sacombank chọn lựa giải pháp chủ động kéo giảm dư nợ với việc điều hành linh hoạt và cân nhắc trên nhiều khía cạnh, vừa giải quyết bài toán hiệu quả, vừa giữ vững hệ khách hàng truyền thống và giảm quy mô về tín dụng nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng trong bối cảnh hoạt động SXKD đình trệ, thu nhập của người lao động giảm sút và tình trạng thất nghiệp đang tăng cao. Ngay từ đầu năm, Sacombank đã xây dựng kế hoạch tái cơ cấu danh mục cho vay và đang từng bước triển khai thực hiện. Xếp hạng tín dụng nội bộ và phân loại nợ định tính được xây dựng và áp dụng thí điểm từ lâu, đã mang lại lợi ích thiết thực trong thẩm định cấp phát tín dụng nhưng chưa phát huy hiệu quả bởi quy định trần lãi suất cho vay theo lãi suất cơ bản của NHNN. Trong điều kiện kinh tế khủng hoảng, doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng Ngân hàng vẫn kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn và nợ xấu. Tỷ lệ nợ quá hạn duy trì 0,996%/tổng dư nợ là một nỗ lực rất lớn trong việc quản lý tín dụng, sáng suốt thành lập các Ban và Phân ban ngăn chặn và xử lý nợ ngay từ đầu năm nhằm phát huy tối đa kinh nghiệm xử lý nợ, thấu cảm và chia sẻ khó khăn với khách hàng vay vốn trong quá trình xử lý nợ, triển khai thực hiện tái thẩm định tài sản đảm bảo, đánh giá các khoản vay và cam kết ngoại bảng để tăng cường biện pháp quản lý. Bằng văn bản, Đại hội cổ đông cho phép điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận giảm còn 1.500 tỷ đồng nhằm ưu tiên thực hiện mục tiêu đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng, tập trung đối phó với diễn biến bất ổn của thị trường và tăng cường củng cố nội lực để chuẩn bị tiền đề kinh doanh cho các năm kế tiếp. Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính nổi bật THỜI ĐIỂM CUỐI NĂM 2008 2007 2006 2005 Tổng tài sản (tỷ đồng) 67.469 63.364 24.764 14.456 Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 7.638 7.181 2.804 1.882 Trong đó vốn điều lệ (tỷ đồng) 5.116 4.449 2.089 1.250 Tổng nguồn vốn huy động (tỷ đồng) (*) 58.635 54.791 21.514 12.272 Dự nợ cho vay (tỷ đồng) 33.708 34.317 14.539 8.425 Tổng doanh thu 8.377 4.537 1.996 1.209 Tổng chi phí 7.286 3.085 1.452 903 Lợi nhuận trước thuế 1.091 1.452,1 543,3 306,1 Lợi nhuận sau thuế 973,3 1.280,2 407,9 234,4 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu ( e PS) (**) (đồng/ cổ phiếu) 1.869 2.732 2.226 2.425 (Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng năm 2008) 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2.2.1. Tình hình cho vay Song song với việc tạo ra một chính sách huy động vốn hiệu quả, khả năng hoạt động tín dụng và thu hồi vốn cũng luôn là mối quan tâm của một ngân hàng. Khác với hoạt động tín dụng của NHNN Việt nam, hoạt động tín dụng của Sacombank nói riêng cũng như của các ngân hàng thương mại nói chung là nhằm mục tiêu lợi nhuận dựa trên nguyên tắc “an toàn và hiệu quả’’. Do đó chất lượng tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu. Trong quá trình cho vay tại ngân hàng, các món vay đều được áp dụng các quy trình nghiệp vụ của ngành một cách đúng đắn, đảm bảo hiệu quả và chất lượng tín dụng. Hiện nay, Sacombank đang tiến hành những hoạt động tín dụng sau: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê trong đó hoạt động cho vay đóng vay trò chính yếu. Những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ cho vay của ngân hàng được cụ thể hoá trong Quyết định số 5166/2008/QĐ-CS ngày 24/12/2008 về việc ban hành Quy trình phán quyết cấp tín dụng thay thế cho Quyết định 4639/2007/QĐ-CS. 2.2.1.1. Doanh số, dư nợ cho vay Năm 2007 dư nợ đạt 34.317 tỷ, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2006. Tuy nhiên do bối cảnh kinh tế chung gặp nhiều khó khăn trong năm 2008, nên dư nợ năm này chỉ đạt 33.708 tỷ, giảm 2% so với năm 2007. Về lãi suất tín dụng, Sacombank đã có những điều chỉnh lãi suất theo mức lãi suất cơ bản của NHNN và đến thời điểm cuối năm 2008 đang ở mức 8,5%. Cũng trong năm 2008, Sacombank đã có những biện pháp tích cực thu hồi nợ quá hạn cũng như trích rủi ro và xử lý được nợ tồn đọng lớn nhất từ trước tới nay khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức 0,996%. Năm 2008 cũng là năm Sacombank tiếp tục mở rộng việc tài trợ dự án mở rộng đối với nhiều thành phần kinh tế. Việc đầu tư tín dụng năm 2008 được tập trung cho các dự án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế đã góp phần tích cực cho các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Nợ trung, dài hạn của ngân hàng chiếm 42,8% tổng dư nợ. Bên cạnh tổ chức cho vay các dự án lớn tập trung, Sacombank còn mở rộng cho vay tiêu dùng cá nhân với các dịch vụ đa dạng phong phú như dịch vụ chuyển tiền nhanh tận nhà, dịch vụ giữ hộ, thu chi hộ, hay dịch vụ thanh toán hóa đơn và hỗ trợ du học đối với công chức, viên chức trong các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện tạo điều kiện nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay, doanh số cho vay, thu nợ theo thời hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Dư nợ Ngắn hạn Trung dài hạn 2. Doanh số cho vay Ngắn hạn Trung dài hạn 3. Doanh số thu nợ Ngắn hạn Trung dài hạn 35.008.871 19.777.308 15.231.563 22.178795 13.59346 35.772.250 17.889.702 17.882.551 57,2% 42,8% 62% 38% 50,01 % 49,99 % 35.378.147 21.731,963 13.646.184 19.155022 13.87088 33.025.912 16.536.068 16.489.832 61,3% 38,7% 58% 42% 50,07 % 49,93 % 14.539.472 9.345.662 5.193.810 7.72730155 6.327448 14.054.751 8.056.182 5.998.567 64.1% 35,9% 54,98 % 45,02 % 57,32 % 42,68 % (Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng năm 2008) Nhìn vào bảng ta thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng trong các năm vừa qua có sự gia tăng nhanh về lượng . Đặc biệt là từ năm 2006 sang năm 2007, như năm 2006 dư nợ tín là 14.539.472 triệu đồng, đến năm 2007 dư nợ tín dụng của Ngân hàng là 35.378.14, tăng 2,4 lần. Tuy nhiên trong năm 2008, dưới tác động của suy thoái kinh tế nói chung, dư nợ có giảm so với năm 2007,đạt 35.008.871 triệu đồng. Dư nợ tín dụng mặc dù có giảm nhưng vẫn ở một mức cao, phản ánh chất lượng tín dụng ổn đinh của ngân hàng. Đây được coi là một nỗ lực rất đáng tự hào của Sacombank trước những biến động phức tạp của thị trường tài chính nói riêng cũng như của nền kinh tế nói chung. Tương tự như vậy, doanh số cho vay và doanh số thu nợ cũng tăng mạnh mẽ qua các năm. Năm 2006, doanh số thu nợ là 14.054.751 triệu đồngđến năm 2007 doanh số thu nợ đạt 33.025.912 triệu đồng, năm 2008 doanhsố cho vay tại Ngân hàng là 35.772.250 triệu đồng. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín Bảng 2.3. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Loại hình Năm 2008 Năm 2007 Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Thương mại 8.285.625 23.66% 11.170.849 31.57% Nông lâm nghiệp 2.623.460 7.49% 1.695.544 4.79% Sản xuất và gia công chế biến 8.700.709 24.85% 10.081.980 28.49% Xây dựng 2.056.442 5.87% 2.304.339 6.51% Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 5.768.865 16.47% 2.892.887 8.17% Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc 742.489 2.12% 714.632 2.01% Giáo dục và đào tạo 1.279.052 3.6% 1.108.328 3.13% Tư vấn, kinh doanh bất động sản 2.949.151 8.42% 2.171.155 6.13% Nhà hàng và khách sạn 787.038 2.24% 472.583 1.33% Các ngành nghề khác 1.816.040 5.18% 2.765.850 7.81% Tổng 35.008.871 35.378.147 (Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng năm 2008) [...]... phát cũng gây khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng, khiến chất lượng các khoản tín dụng giảm sút đáng kể Sau khi phân tích và đưa ra các đánh giá về thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại, phần tiếp theo của bài viết xin đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín ... vay theo quy định của NHNN cũng như các quy định do ngân hàng đề ra đã làm cho chất lượng các khoản tín dụng trong thời gian gần đây được nâng cao rõ rệt • Ngân hàng đã từng bước đơn giản hoá thủ tục cho vay, giảm thời gian cho khách hàng trong quá trình đến vay vốn tại ngân hàng • Chính sách tín dụng trung dài hạn của ngân hàng đề ra phù hợp với thực tế phát triển của nước ta và đường lối phát triển... nhanh Bảng 2.6 Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu Doanh số thu nợ Đ/v tính Tỷ đồng Dư nợ bình quân Tỷ đồng Năm 2008 Năm 2007 35.772 33.026 35.008 35.378 Năm 2006 14.054 14.539 Vòng quay vốn tín Vòng 1.02 0.93 0.966 dụng (Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín năm 2007, 2008) Mặc dù dư nợ của năm 2008 nhỏ hơn năm 2007 nhưng chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng lại cho thấy tỷ lệ giữa... lượng tín dụng 2.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng: • Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Kỳ luân chuyển vốn tín dụng nhanh nhiều thể hiện chất lượng tín dụng tốt, tổng số dư nợ trong thời kỳ lớn Ngược lại thể hiện chất lượng tín dụng không tốt, thu nợ trong kỳ kém, vốn tín dụng bị đóng băng Theo công thức, kỳ luân chuyển vốn tín dụng phụ thuộc vào 2 chỉ tiêu: doanh số thu nợ trong kỳ càng cao kỳ luân chuyển... dư nợ tín dụng vẫn tăng trưởng với tốc độ khá, đặc biệt là giai đoạn năm 2006 sang năm 2007 Ngân hàng đã thực hiện tốt việc cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế vừa đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng của các doanh nghiệp vừa tạo đội ngũ khách hàng truyền thống là các đối tác lớn và có uy tínNgân hàng đã tăng cường khâu giám sát khách hàng trước, trong và sau khi cho vay, cùng với việc thực hiện... Để chất lượng tín dụng trong tương lai đạt hiệu quả và an toàn thì cơ cấu dư nợ phải phong phú đa dạng hơn Để cơ cấu dư nợ đa dạng hơn, trong thời gian tới Ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa tới việc tìm kiếm các khách hàng mới thuộc các lĩnh vực có tiềm năng, đồng thời phải luôn giữ mối quan hệ tốt với các khách hàng quen thuộc có chất lượng tốt Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp tại Ngân hàng. .. những NHTMCP tham gia tích cực tham gia vào chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đối với các doanh nghiệp đầu năm 2009 - Với mạng lưới chi nhánh và văn phòng đại diện rộng khắp, Sacombank hiện đã và đang có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trên đất nước và cả nước ngoài, sẵn sàng khai thác tiềm năng trên mỗi địa bàn họat động 2.3 Đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2.3.1... khách hàng tiềm năng Các thông tin về thị trường và khách hàng còn thiếu và chưa thường xuyên Ngân hàng chưa có các biện pháp tích cực để lôi kéo khách hàng, đôi khi còn quá tin tưởng vào các khách hàng quen mà quên rằng nếu họ luôn được các Ngân hàng khác chào mời thì Ngân hàng có thể mất khách Ngân hàng còn thiếu những chính sách khuyến khích khách hàng thường xuyên Nguyên nhân khách quan Trước hết hãy... nước, với chính sách tín dụng này, hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế • Mặc dù dư nợ tín dụng vẫn tăng trưởng qua các năm, nhưng tỷ trọng của nó so với tài sản hay tổng vốn huy động thông thường ngày một giảm, như vậy hoạt động tín dụng vẫn còn chưa tương... hàng vay vốn bằng ngoại tệ Nếu trong thời gian tới, khi nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh thì khả năng cho vay bằng ngoại tệ để nhập khẩu thiết bị có thể sẽ tăng Ngân hàng cần dự báo và xác định xu hướng để có chiến lược kinh doanh hiệu quả 2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng 2.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng: • Chỉ tiêu vòng quay vốn tín . THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 2.1.Vài nét về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2.1.1. Lịch sử. (Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng năm 2008) 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2.2.1. Tình hình cho vay Song

Ngày đăng: 30/10/2013, 04:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính nổi bật - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính nổi bật (Trang 7)
Bảng 2.3. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Bảng 2.3. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh (Trang 10)
Bảng 2.4. Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Bảng 2.4. Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp (Trang 13)
Bảng 2.5. Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Bảng 2.5. Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ (Trang 14)
Bảng 2.6. Vòng quay vốn tín dụng - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Bảng 2.6. Vòng quay vốn tín dụng (Trang 16)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w