1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp tạo động lực cho người lao động tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện bạch mai

110 50 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Trang 1

w NVON WIM TELL WAI ON w HNVOGd HNIM RL NVAO £I0£ VỌHX

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGHIEM THI KIM NGAN

MOT SO GIAI PHAP

TAO DONG LUC CHO NGUOI LAO DONG TAI KHOA CHAN DOAN HINH ANH -

BENH VIEN BACH MAI

LUAN VAN THAC Si QUAN TRI KINH DOANH

Hà Nội — Năm 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn "Một số giải pháp tạo động lực cho người lao động tại khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Bạch Mai" là do tự bản thân tôi

nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và xây dựng Mọi tài liệu sử dụng dựa trên cơ sở tham

khảo để tìm hiểu thêm vấn đẻ Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trích dân nguôn cung cập

Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực cũng như

sự hợp pháp của vân đê nghiên cứu

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nghiêm Thị Kim Ngân

Trang 3

MỤC LỤC LOL CAM ĐOAN 2 122 1 1 11 1215111111111 011111111111 1111 1101111111111 1c iv 8019 00 2 V DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTT ¿2 + 2 S<£E+EEEEEEEESEEEEEEE1E1 722111 2 cxe, viii DANH MỤC CÁC BẢNG + - 2421 1 E1 1211151111 1111 1111111111111 11111111 ix DANH MUC CAC HINH VE, DO THI ou ccccceccesscsccceeeesesesesscesetsesesseasetseseeseseeneee x 098927112 1 CHUONG I: CO SO LY LUAN CHUNG VE CONG TAC TẠO ĐỘNG LỰC I.19)0901059:00 9 4 1.1 Khái niệm về động lực lao động trong tÔ CHỨC -.- cac St S E323 EE5E5E11 5E EEEe 4 1.2 Tạo động lực trong lao động . + 11113111 9 1 111111 111g 11 1 ng kg 5

1.2.1 Khai nigm tao dng LUC a 5

1.2.2 Cac hoc thuyét tao dong luc trong lao dONG ee cecsssseeceeeessssteeeeeeeeessnneees 6 1.2.3 Lợi ích của việc tạo động lực lao động - S11 3S re 12 1.3 Các công cụ tạo động lực cho người lao động - s ccccSSssssseseses 13

1.3.1 Các công cụ tài chínhh - c1 1111119911 11100 10111 ng và 13 1.3.2 COng cu phi tat CHINN 20.0 ccc ccceeeeeessseseesneneeeeeeeeeceeeeeeeeessnneeeeeeeeeeeeeeees 18

1.4 Cac yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động 25 1.4.1 Đặc điểm về cá nhân người lao đỘng - - - - 1332 ** xsrre 25

1.4.2 Đặc điểm của tô chức, môi trường làm viỆc ¿- - + 2 s+s+x+EsEeEsrereced 27 1.4.3 Đặc điểm về xã hội, môi trường bên ngoài ¿- - + s+s+x+x+EsEsrererered 32

Trang 4

CHUONG II: PHAN TICH THUC TRANG CONG TAC TAO DONG LUC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI KHOA CHAN DOAN HINH ANH - BENH VIEN

BẠCH MAI - - - - Q1 Họ 40

2.1 Giới thiệu chung về bệnh viện Bạch Mai + S222 3+2 E2E+ESEE2E2EZEEzEzerszd 40

QD D CHU 00 40

"0Š ¡h0 4I

2.1.3 Co cau tổ chức của bệnh viện Bạch Mai 5-55 cccccxsrrrrrrrrrrrrrred 43 2.1.4 Kết quả hoạt động của bệnh viện Bạch Mai 2013 - 2014 -‹- 45

2.2 Khái quát về khoa Chấn đoán hình ảnh .- ¿2-5 + 2 *+k+E+E£EE£zEerEzEeesreei 45

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triỂn - ¿2 + 2 +*+k+k+E#E+E£EEEE+EEESEeEErkrkrrereee 45

2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của khoa Chân đoán hình ảnh - 5-5-5 2 se 47

2.2.3 Một số kết quả hoạt động của khoa trong thời gian qua - - 2s 48

2.2.4 Trang thiết bị -¿- - + Sex 1911111111115 31111111513 1111111511 1111115111111 1 49

2.2.5 Mô hình tổ chức và thực trạng nhân sự của khoa CĐHA - 50 2.3 Đánh giá chung về công tác tạo động lực của khoa Chan đoán hình ảnh - Bệnh viện Bạch Ma1 - - 5< ES 2110011 ng ng KH ng re 57

2.3.1 Phương pháp đánh g1á - - - - - - c 001111300111311111118893331 1111111 ng ng 57

2.3.2 Kết quả đạt được trong công tác tạo động lực của khoa CĐHA 58 2.4 Phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại khoa CĐHA - Bệnh viện Bạch MaI - - - Q22 n SH HH HH nh 65

2.4.1 Thực trạng công tác phân công lao động . - 5c S2 vsssseeses 65

2.4.2 Thực trạng tô chức nơi làm việc cho người lao động . - 67

2.4.3 Thực trạng xây dựng tiêu chuẩn và tô chức đánh giá kết quả công việc 68

Trang 5

2.4.4 Thực trạng sử dụng các công cụ tạo động lực cho người lao động 70

2.5 Đánh giá chung về các chính sách nâng cao động lực đối với người lao động tại

khoa Chấn đoán hình ảnh -. - ¿-©5+55+22+t2Et2EEtE t2 tEEtrrttrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrre 77

2.5.1 Những kết quả đạt được trong công tác tạo động lực lao động 77 2.5.2 Nhimg han ché va nguyén nhan trong céng tac tao déng luc lao dong 78

CHUONG III: MOT SO GIAI PHAP DE HOAN THIEN CONG TAC TAO DONG

LUC TAI KHOA CHAN DOAN HINH ANH - BENH VIEN BACH MAl 82

3.1 Định hướng phát triển của bệnh viện - +: +e te S3 ESE SE E3 SE E.EEESEEEeErErersres 82

3.1.1 Muc tidu phat tri6n occ ccc cscsesscscsseescscsesscststsesssscsvetstsesssstetsessseaveneen 82 3.1.2 Định hướng phát triển nhân lực .-. + 2 2+2 *+k+k+E+E£EE£E+EeEeEeEErkrkrrereee 83

3.2 Định hướng phát triển của khoa Chân đoán hình ảnh - Bệnh viện Bạch Mai .84

3.2.1 Mục tiêu phát triỂn - + << k SE SE SE SEEE51112111111311111111511 111121 0 84 3.2.2 Phương hướng phát triỂn ¿- - + + s+E+k+E+E#EEEE+E£E#EEEEEEEEEEEEESEEEErkrkrrerere 84

3.3 Giải pháp hồn thiện cơng tác tạo động lực cho người lao động tại khoa Chân

đoán hình ảnh - Bệnh viện Bạch MaI - - 5< SE SH cv re ree 85

3.3.1 Hồn thiện cơng tác đánh giá kết quả công viỆc - + + +s+s+xsesreei 85

3.3.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách khuyến khích về vật chất .-. - 87

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Báo cáo về một số hoạt động tại bệnh viện - ¿2-5 +s+cs£ezxzxzs2 45

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động khoa CĐHA giai đoạn 2011 - Tháng 5/2015 48 Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo tuổi . ¿-¿- + + St k EE2EEEE1E111111 111111 ck 54 Bang 2.4 Cơ cấu lao động theo giới tính và vai trò công tác -s-s+cs se 535 Bảng 2.5 Ý kiến của người lao động mô tả công việc . - + 2 s+s+x+sszze 58 Bảng 2.6 Ý kiến của người lao động về sự hài lòng đối với công việc được giao 59 Bảng 2.7 Ý kiến người lao động về sự quan tâm của lãnh đạo với nhân viên 60 Bảng 2.8 Y kiến của người lao động vẻ động viên khuyến khích người lao động 6 Í Bảng 2.9 Ý kiến của người lao động vẻ công tác đánh giá - s5 sec cse 62 Bảng 2.10 Ý kiến của người lao động vẻ trả công lao động -. - - s55: 63 Bảng 2.11 Ý kiến của người lao động vẻ công tác huấn luyện, đào tạo 64 Bảng 2.12 Hệ số năng lực chuyên môn 2-2-2 + E+E+E+E£ESE+EeEEErErkerererered 72

Bảng 2.13 Hệ số trách nhiệm 2: + 2E E SE EEESE+E#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrrrrerkrkd 72

Trang 8

DANH MUC CAC HINH VE, DO THI

Hinh 1.1 Thap nhu cau ctia Maslow wuc.c.ccscecscscsssesscsssesscsessssesssscscsesesscsesssscssssesessenees 7 Hinh 1.2 Hai nhom yéu t6 trong hoc thuyét cla F Herzberg - - 2s 10 Hình 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của người lao động - 34

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cầu tổ chức của bệnh viện Bạch Mai - 5-5 255555: 44

Hình 2.2 Tổng số bệnh nhân và doanh thu - 25-52 25S£+£2£E+£+£££Ez£z£z£zzsez 49

Hình 2.3 Sơ đồ cơ cầu tổ chức của khoa Chân đoán hình ảnh - 50

Hình 2.4 Biêu đồ cơ cấu lao động theo độ tui ¿-¿- - - s+s+E+EsEsEeErkrerereeeei 54 Hình 2.5 Biểu đồ cơ cấu lao động theo giới tính . + 2 s+s+x+s+Esrerezkresreee 56

Hình 2.6 Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn eee 56

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong công tác quản lý Vẫn đẻ tạo động lực cho người lao động đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các tô chức hiện nay Người lao động làm việc và công hiến vì mục đích chung, làm cho tổ chức ngày càng phát triển và có vị thế Ngược lại, người lao động sẽ nhận được những phần thưởng cả về vật chất lẫn tinh than từ tổ chức mang lại

Ở các doanh nghiệp thị trường thông thường, doanh thu, vốn và lợi nhuận luôn là một vẫn đề quan trọng Không chỉ sản xuất ra những sản phẩm tốt, mà làm thế nào để những sản phẩm tốt đó có thể đến được tay người tiêu dùng, những sản phẩm tốt đó trở thành doanh thu cho công ty là một điều đáng quan tâm Một tô chức, doanh nghiệp muốn thành công phải có được sự kết hợp tốt giữa người lao

động và cơ sở vật chất kỹ thuật Một nguồn nhân lực có chất lượng cao kèm theo đó

là một đội ngũ quản lý mạnh, có trình độ để điều phối và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đem lại thành công hết sức to lớn cho doanh

nghiệp đó Để đạt được hiệu suất cao nhất trong việc sử dụng nguồn lực lao động,

nhà quản lý không thể không chú ý đến vẫn đề tạo động lực cho người lao động

trong doanh nghiệp mình Khi người lao động có động lực làm việc thì họ rất hăng

say, nhiệt tình, ham mê với công việc, điều đó tạo ra năng suất lao động cao góp

phần vào việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp hướng đến Điều quan trọng là làm cách nào đề duy trì, khuyến khích và động viên người lao động làm việc hết

mình và hứng thú nhất

Đối với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hết sức đặc biệt như các cơ sở

y tế thì tuy doanh thu và lợi nhuận không phải vấn đề ưu tiên đặt lên hàng đầu bởi

sản phẩm dịch vụ của họ là sức khỏe cộng đồng và mạng sống cua con người

Nhưng việc đòi hỏi xây dựng một nguồn nhân lực chất lượng cao, một đội ngũ cán

bộ y, bác sỹ không chỉ có tài năng về y thuật mà còn có tâm huyết với nghề và đạo

đức với người bệnh lại càng quan trọng và hết sức cần thiết Hiệu quả và chất lượng

dịch vụ y tế phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, tay nghé, chuyên môn cũng như sự

Trang 10

ay, người lãnh đạo phải có cách thức quản trị nhân lực thực sự hiệu quả Như vậy,

công tác quản trị nhân lực nói chung, tạo động lực lao động nói riêng có vai trò rất quan trọng Qua thời gian tiếp xúc thực tế, tìm hiểu về hoạt động cũng như chính

sách của bệnh viện Bạch Mai nói chung và khoa Chan đoán hình ảnh nói riêng, em nhận thay hién tai don vi dang rất chú trọng đến công tác tạo động lực lao động và

sự hài lòng của nhân viên Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp tạo động lực cho người lao động tại khoa Chẵn đoán hình ánh - Bệnh viện Bạch Mai”

với mong muốn đóng góp một phần kinh nghiệm và ý kiến của bản thân em vào

việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản trị nhân sự của don vi

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận vê các yêu tô ảnh hưởng đền động lực của người lao động

đê tài được nghiên cứu với hai mục đích sau:

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại khoa Chân đoán hình ảnh - bệnh viện Bạch Mai

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại khoa Chan đoán hình ảnh nói riêng và bệnh viện Bạch Mai nói chung

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vỉ nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu của để tài: Công tác tạo động lực cho người lao

động tại khoa Chân đoán hình ảnh - Bệnh viện Bạch Mai

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các chính sách nhằm tạo động lực cho các

cán bộ y tế đã và đang được thực hiện tại khoa Chân đoán hình ảnh trong giai đoạn

2011 - 2015

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Tổng hợp cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực cho người lao động,

đưa ra mô hình nghiên cứu thích hợp theo đề tài đã lựa chọn

- Tiến hành điều tra, thu thập số liệu thực tế về sự hài lòng của cán bộ công

Trang 11

- Ứng dụng cơ sở lý luận tổng hợp được để tiễn hành phân tích thực trạng

công tác tạo động lực của nhân viên khoa Chân đoán hình ảnh - Bệnh viện Bạch

Mai

- Đề xuất các giải pháp để tạo động lực cho nhân viên khoa Chân đoán hình ảnh - Bệnh viện Bạch Mai

5 Kêt cầu của luận văn

Nội dung của luận văn được chia làm 3 chương như sau:

- CHUONG I: CO SO LY LUAN CHUNG VE CONG TAC TAO DONG LUC

TRONG TO CHUC

- CHUONG II: PHAN TICH THUC TRANG CONG TAC TAO DONG LUC CHO NGUOI LAO DONG TAI KHOA CHAN DOAN HINH ANH - BỆNH VIỆN

BACH MAI

Trang 12

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

VE CONG TAC TAO DONG LUC TRONG TO CHUC

1.1 Khái niệm về động lực lao động trong tổ chức

Động lực lao động là tất cả những gì nhăm thôi thúc, khuyến khích động viên

con người thực hiện những hành vi theo mục tiêu, là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả

Cao

Theo giáo trình Quản trị nhân lực của PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân và

ThS.Nguyén Van Diém thi động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của

người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ

chức Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nham dat duoc

mục tiêu của tô chức cũng như bản thân người lao động

Động lực lao động được thể hiện thông qua những công việc cụ thể mà mỗi người lao động đang đảm nhiệm và trong thái độ của họ đối với tô chức Mỗi người lao động đảm nhiệm những công việc khác nhau có thể có những động lực khác

nhau dé làm việc tích cực hơn Động lực lao động được gan liền với một công việc, một tô chức và một môi trường làm việc cụ thê

Động lực lao động khơng hồn tồn phụ thuộc vào những đặc điểm tính cách

cá nhân nó có thể thay đôi thường xuyên phụ thuộc vào các yếu tố khách quan trong

công việc Tại thời điểm này một lao động có thể có động lực làm việc rất cao nhưng vào một thời điểm khác động lực lao động chưa chac da còn trong ho

Động lực lao động mang tính tự nguyện phụ thuộc chính vào bản thân người

lao động, người lao động thường chủ động làm việc hăng say khi họ không cảm thấy có một sức ép hay áp lực nào trong công việc Khi được làm việc một cách chủ

động tự nguyện thì họ có thể đạt được năng suất lao động tốt nhất Ngược lại nếu bị

ép buộc hoặc làm việc một cách bị động chắc chắn kết quả công việc sẽ kém và chất

Trang 13

Động lực lao động đóng vai trò quan trọng trong sự tăng năng suất lao động

khi các điều kiện đầu vào khác không đôi Động lực lao động như một sức mạnh vô

hình từ bên trong con người thúc đây họ lao động hăng say hơn Tuy nhiên động lực lao động chỉ là nguồn gốc để tăng năng suất lao dộng chứ không phải là điều kiện để tăng năng suất lao động bởi vì điều này còn phụ thuộc vảo trình độ, kỹ năng của người lao động, vào trình độ khoa học công nghệ của dây chuyển sản xuất

Người không có động lực vẫn có thể hoàn thành công việc nhưng sự gắn bó,

nhiệt huyết của họ với tổ chức là không nhiều Họ không thể là những nhân viên

trung thành, tài nguyên quý giá của tô chức 1.2 Tạo động lực trong lao động

1.2.1 Khai niém tao dong luc

Tạo động lực là những kích thích nhằm thôi thúc, khuyến khích, động viên

con người thực hiện những hành vi theo mục tiêu

Tạo động lực lao động là quá trình đưa ra và áp dụng các giải pháp thích

hợp.tạo ra các điều kiện cần thiết, thuận lợi nhằm kích thích người lao động tự phát

huy sở trường, năng lực,dần lôi cuốn vào công việc để hoàn thành nhiệm vụ Thúc

day ho hài lòng với công việc, tiến tới sự thỏa mãn trong lao động và mong muốn

đóng góp cho tô chức Khi tạo được động lực cho người lao động, họ sẽ làm việc

hăng say hơn, tập trung hơn và vượt qua nhiều khó khăn trong công việc Khi sự căng thăng mệt mỏi được giảm bớt có thể giúp kích thích tính sáng tạo của người lao động gia tăng những cải tiến, sáng kiến trong công việc và vì thế kết quả lao động sẽ được nâng cao

Một trong những bí quyết thành công, những tài sản lớn của các tô chức, doanh nghiệp là có được một đội ngũ lao động giỏi, trung thành, nhiệt huyết, thu

hút được các lao động giỏi về làm việc cho mình, tăng chất xám cho doanh nghiệp,

Trang 14

khen ngợi lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng, cơ quan câp trên và chính những người lao động làm việc của họ

Quá trình tạo động lực cần luôn diễn ra liên tục, khá tốn kém, đòi hỏi sự

nghiên cứu tỉ mỉ, luôn cần có sự điều chỉnh và không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng ngay (nghĩa là tạo cho người lao động có động lực trong công việc) Động lực

lao động có thé coi la đầu ra của quá trình tạo động lực Việc lựa chọn các yếu tố đầu vào như tiền lương, phúc lợi, môi trường làm việc để tham gia vào quá trình tạo động lực hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà quản trị, lãnh đạo Sự lựa chọn này

giữa các tổ chức, công ty là không giống nhau giữa cách thức và thời điểm tạo động lực Đây là một thách thức, chìa khóa thành công của các nhà quản trị trong việc quản lý tài sản con người của mình

1.2.2 Các học thuyết tạo động lực trong lao động

Có rất nhiều học thuyết về động lực lao động đã ra đời và tồn tại cho đến nay Mỗi học thuyết đều có một gia tri nhat dinh va tinh dung dan tuong đối Qua

đó sẽ cho chúng ta một cách nhìn tông quát hơn về động lực lao động và quá trình tạo ra nó vì thông qua đây chúng ta có thể thấy được quan điểm của các nhà quản trị ở nhiêu thê hệ và các quôc gia khác nhau trên thê giới về vân đê này

eThuyét nhu cau cau cua Maslow

Theo A Maslow, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu câu của họ Nhu

cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau theo một thứ

tự ưu tiên từ thấp tới cao về tầm quan trọng, phản ánh mức độ “cơ bản” của nó đối

với sự tôn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp

Trang 15

Hình 1.1 Tháp nhu câu của Maslow

Thuyết câp bậc nhu câu của A Maslow được đánh giá rât cao vì nó có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý ở chỗ muốn động viên nhân viên thì cần phải biết người lao động đang ở cấp độ nhu cầu nào, để từ đó có các giải pháp cho

việc thỏa mãn nhu cầu người lao động Đồng thời, bảo đảm đạt đến các mục tiêu

của tổ chức

- Bậc 1 Nhu cầu về sinh học: Là những nhu cầu cần thiết và tối thiểu nhất

đảm bảo cho con người tồn tại Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của co thé

hoặc nhu câu sinh lý, bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như: ăn, uống, ngủ, nơi ở và các nhu câu cơ thể khác Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người

- Bậc 2 Nhu cầu về an ninh và an toàn: Khi con người đã được đáp ứng các nhu câu cơ bản, họ sẽ có nhu cầu cao hơn Đó là những nhu cầu về an tồn, khơng

bị đe dọa về tài sản, công việc, sức khỏe, tính mạng và gia đình Nhu cầu an toàn

và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống của mình khỏi các nguy hiểm

- Bậc 3 Những nhu cầu về xã hội: là những nhu cầu về tình yêu, được chấp nhận, mong muốn được tham gia vào một tô chức hay một đoàn thể nào đó Do con

Trang 16

người luôn có nhu câu yêu thương găn bó Câp độ nhu câu này cho thây con người có nhu câu giao tiêp đê phát triên

- Bậc 4 Những nhu cầu được đánh giá và tôn trọng: Đây là mong muốn của con người khi nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống

phân công lao động xã hội Việc họ được tôn trọng cho thay bản thân từng cá nhân

đều mong muốn trở thành người hữu dụng Vì thế, con người thường có mong

muôn có địa vị cao đê được nhiều người tôn trọng và kính nê

- Bác 5 Những nhu cáu vê sự hoàn thiện: Là những nhu cầu về trưởng thành và phát triên, hướng đền tính chân, thiện, mỹ; mang sự tự chủ, sáng tạo, mong mn phát triền tồn diện cả về thê lực và trí tuệ

Con người tự nhận thay bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thay hai long Nhu vay,

theo lý thuyết này, trước tiên các nhà lãnh đạo phải quan tâm đến các nhu cau vat chất, trên cơ sở đó nâng dẫn lên các nhu cầu bậc cao

e Học thuyết tăng cường tích cực của B.F.Skinner

Học thuyết này cho rằng hành vi thúc đây của một người là một hành vi hiểu biết và chịu ảnh hưởng bởi phần thưởng hay hình phạt mà người đó nhận được trong một tình huống tương tự đã trải qua trước đây

Có ba loại hành vi tăng cường mà nhà quản trỊ có thể thực hiện:

- Bằng sự khen thưởng một nhân viên (tăng cường dương tính hay tăng cường tích cực), nhà quản trị khuyến khích người nhân viên đó lặp lại những gì anh ta đã làm trước đây Phần thưởng có thể được dùng băng tiền, quyết định đề bạt hay những lời khen ngợi

Trang 17

- Sự lựa chọn thứ ba mà nhà quản trị có thể thực hiện là làm lơ, coi như không biết việc làm sai của nhân viên Sự lựa chọn này chỉ có thể thích hợp khi nhà

quản trị nghĩ răng hành vi sai lầm đó chỉ là tạm thời hay nó không nghiêm trọng đến mức phải áp dụng hình phạt

F Skinner khuyến cáo răng, trong một tổ chức, người lãnh đạo, quản lý không nên quá tập trung vào những thiếu sót, khuyết điểm của nhân viên, thay vào đó cần sử dụng các biện pháp khen thưởng, giúp đỡ họ cải thiện và nâng cao hiệu quả công việc Người lãnh đạo, quản lý cần sử dụng nhiều phương thức để công khai khen ngợi nhân viên Phê bình phải mang tính xây dựng, phê bình việc chứ

không phê bình người Phê bình cần đi đôi với tán dương, hạn chế tối đa phê bình nhân viên một cách trực diện trước tập thé

eHọc thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Thuyết kỳ vọng của V Vroom được xây dựng theo công thức: Hắp lực x Mong đợi x Công cụ = Sự động viên

Trong đó, hâp lực là sự hâp dân cho một mục tiêu nào đó; mong đợi là niêm tin của môi cá nhân răng nêu họ nỗ lực làm việc thì nhiệm vụ sẽ được hồn thành; cơng cụ là niềm tin của môi cá nhân răng nêu họ làm việc đạt kêt quả tôt họ sẽ nhận

duoc phan thưởng xứng đáng Kết quả của ba yếu tố này là sự động viên

Thuyết kỳ vọng này cho răng một cá nhân sẽ hành động theo một cách nhất định dựa trên những mong đợi về một kết quả nào đó hay sự hấp dẫn của kết quả đó với cá nhân, tức là những kỳ vọng trong tương lai Như vậy, để nhận được phan thưởng như sự kỳ vọng thì buộc người lao động phải có những cỗ gắng, những nỗ

lực nhất định và những cố găng, nỗ lực ay phai duge thé hién bang thanh tich cu thé theo quy dinh cua tô chức Mặt khác, nhà quản lý cần tạo nên sự hấp dan cua các

kết quả, các phần thưởng đó thông qua mối quan hệ: nỗ lực cá nhân - thành tích - kết quả/phần thưởng Sự kỳ vọng kết hợp với sự đam mê trong mỗi bản thân người

lao động sẽ tạo ra động lực giúp họ vượt qua tất cả đề đạt được một thành tích mà

họ mong muôn

Trang 18

Đây là học thuyết tạo động lực dựa trên cơ sở các yếu tô tạo nên sự thỏa mãn

và không thỏa mãn của con người trong công việc Bản thân mỗi yếu tố đều bao

gồm cả hai mặt trên tùy thuộc vào việc nó được thực thi như thế nào, được đáp ứng

như thế nào để thấy rõ bản chất của các yếu tô Học thuyết này được phân ra làm

hai yếu tô có tác dụng tạo động lực là:

Nhóm yếu tô thúc đây Nhóm yếu tố duy trì Hình 1.2 Hai nhóm yếu tô trong học thuyết của F Herzberg

e Nhóm 1 (nhóm yếu tô thúc đầy): bao gồm các yêu tô then chốt để tạo động lực và sự thỏa mãn trong công việc Các yếu tô này thuộc bên trong công việc, tạo

nên sự thỏa mãn, sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, bản thân công việc của người lao động trách nhiệm và chức năng lao động, sự thăng tiễn Đây chính là

5 nhu cầu cơ bản của người lao động khi tham gia làm việc Đặc điểm của nhóm

nảy là nếu không được thỏa mãn thì dẫn đến bất mãn, nếu được thỏa mãn thì sẽ có tác dụng tạo động lực

e Nhóm 2 (nhóm yếu tô duy trì: bao gồm các yếu tỗ thuộc về môi trường làm việc của NLĐ nếu các yếu tố này được tổ chức tốt, mang tính tích cực sẽ có tác dụng ngăn ngừa sự không thỏa mãn trong công việc của người lao động Tuy nhiên

nếu chỉ riêng sự hiện diện của chúng thì không đủ để tạo ra động lực và sự thỏa mãn

Trang 19

Nếu muốn tạo động lực cho người lao động cần phải nhân mạnh đến thành tích, sự công nhận, bản thân công việc

e Học thuyết về sự công bằng của J.Stacy Adams

Học thuyết công bằng phát biểu rằng người lao động so sánh những gì họ bỏ vào một công việc (đầu vào) với những gì họ nhận được từ công việc đó (đầu ra) và sau đó đối chiếu tỷ suất đầu vào - đầu ra của họ với tý suất đầu vào - đầu ra của những người khác Nếu tỷ suất của họ là ngang bằng với tỷ suất của những người khác, thì người ta cho rằng đang tổn tại một tình trạng công băng Nếu như tỷ suất này là không ngang bằng, thì họ cho rằng đang tôn tại một tình trạng bất công Khi

mọi người nhận thức là có sự chênh lệch trong tỷ suất đầu vào - đầu ra của họ so với

những người khác, nhất định sẽ có sự căng thăng Sự căng thắng này tạo cơ sở cho động lực, khi mà mọi người phẫn đấu để giành được cái mà họ coi là công bang va thỏa đáng Kết quả có thể là năng suất cao hơn hoặc thấp hơn, chất lượng tốt hơn hay giảm đi Do đó, để tạo động lực, người quản lý cần tạo ra và duy trì sự cân bằng giữa sự đóng góp của cá nhân và các quyên lợi mà cá nhân đó được hưởng

e Học thuyết đặt mục tiêu của Edwin Locke

Đây là tư tưởng quản lý tiến bộ nhất hiện nay Học thuyết này chỉ ra răng:

Các mục tiêu cụ thể và nhiều thách thức sẽ dẫn đến sự thực hiện công việc tốt hơn Ý đồ làm việc hướng tới mục tiêu là nguồn sốc chủ của động lực lao động Do đó, để tạo động lực lao động, cần phải có mục tiêu cụ thể mang tính thách thức cũng như cần phải thu hút người lao động vào việc đặt mục tiêu Các mục tiêu này cần

phải có sự tham gia xây dựng của cả hai bên: Nhà quản lý và người lao động sao

cho mục tiêu:

- Phức tạp nhưng có thé dat duoc - Co thoi han xac dinh

- Có thể đo lường được

Trang 20

1.2.3 Lợi ích của việc tạo động lực lao động e Đối với người lao động

- Làm tăng năng suất lao động cá nhân: Khi có động lực lao động thì người

lao động sẽ thấy yêu thích công việc và làm việc hăng say, kết quả là năng suất lao động cá nhân được nâng cao rõ rệt Năng suất tăng lên dẫn tới tiền lương cũng được nâng cao hơn trước và nâng cao thu nhập cho người lao động

- Phát huy được tính sáng tạo: Tính sáng tạo thường được phát huy khi con

người cảm thây thoải mái, tự nguyện khi thực hiện một công việc nào đó

- Păng sự găn bó với công việc và công ty hiên tại: khi đã cảm thây yêu thích

và cảm nhận được sự thú vị trong công việc thì sẽ hình thành bên trong họ sự găn bó với tô chức hiện tại của mình

- Thêm một lợi ích nữa đôi với người lao động đó là khi công việc được tiền hành thuận lợi thì họ sẽ thây được công sức mình bỏ ra là có ích và đạt được hiệu

quả cao Điêu đó tạo cho họ cảm thây có ý nghĩa trong công việc, cảm thây mình quan trọng và có ích và từ đó khơng ngừng hồn thiện bản thân mình hơn nữa

® Đôi với Tô chức

- Nguồn nhân lực trong tô chức sẽ được sử dụng hiệu quả nhât và có thê khai

thác tôi ưu các khả năng của người lao động và nâng cao hiệu quả công việc

- Hình thành nên tài sản quý giá của tô chức đó là đội ngũ lao động giỏi, có tâm huyết, găn bó với tô chức đông thời thu hút được nhiêu người tài về làm việc cho tô chức

- Pạo ra bầu không khí làm việc hăng say, thoải mái, góp phân xây dựng văn hoá doanh nghiệp, nâng cao uy tín, hình ảnh của tơ chức

© Doi voi xa hoi

- Động lực lao động giúp các cá nhân có thê thực hiện được mục tiêu, mục

Trang 21

- Các thành viên của xã hội được phát triên toàn diện và có cuộc sông hạnh phúc hơn khi các nhu câu của họ được thoả mãn

- Động lực lao động gián tiếp xây dựng xã hội ngày càng phôn vinh hơn dựa trên sự phát triển của các doanh nghiệp

1.3 Các công cụ tạo động lực cho người lao động

Trong mỗi bản thân con người đều tồn tại hai mặt sinh học và xã hội, sự phát

triển của con người gắn liền với sự phát triển của hai mặt này Vì thế muốn thúc đây

sự phát triển của con người thì cần phải có sự kích thích về cả hai mặt nay dé tao ra duoc mot sức mạnh tong hop, cu thé: Kich thich vat chat nham tac dong vao

mặt sinh học, kích thích tỉnh thần nhằm tác động vào mặt xã hội Nhu cau của

con người là vô hạn, tô chức không thể đáp ứng tất cả những nhu cầu của họ song khả năng của con người cũng là vô hạn Do đó các nhà quản lý phải có những chính sách cụ thể tạo động lực cho người lao động để họ có thể cống hiến hết khả năng của bản thân

Muốn quản lý con người có hiệu quả trong lao động, cần phải nghiên cứu và

đáp ứng nhu câu thích đáng của họ Khuyến khích lợi ích vật chất và động viên tinh

thân sẽ góp phân tạo ra động lực mạnh mẽ trong quá trình xây dựng, phát triển nền

kinh tế

1.3.1 Các công cụ tài chính

e Tạo động lực lao động thông qua tiên lương

Đối với người lao động tiền lương là một trong những yếu tô quyết định họ có nên làm trong tổ chức đó hay không

Tiền lương là một trong những động lực quan trọng kích thích tinh than lam

việc của nhân viên Tiền lương được hiểu là giá trị của sức lao động biếu hiện dưới

hình thức tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn

thành với khối lượng công việc nhất định

Trang 22

là lao động và vôn Vôn thuộc quyên sở hữu của một bộ phận dân cư trong xã hội,

còn một bộ phận dân cư khác do không có vôn chỉ có sức lao động, phải làm thuê cho những người có vôn và đôi lại họ nhận được một khoản tiên gọi là tiên lương

Tiên lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi

họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật qui định hoặc hai

bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động Đây là quan hệ kinh tế của tiền lương

Mặt khác, nó còn thể hiện mỗi quan hệ xã hội Tiền lương luôn là một vấn đề nhạy

cảm, có thể nó quyết định mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra như thế nào? ở đâu ? Tiền lương càng quán triệt được tính công băng và đảm bảo cuộc sống cho người lao động thì các quan hệ xã hội càng được củng cô Do vậy tiền lương không những thê

hiện ở quan hệ kinh tế mà nó còn thể hiện ở quan hệ xã hội

Tiền lương là một trong những bộ phận quan trọng để tạo động lực cho

người lao động, nó đóng vai trò kích thích người lao động hồn thành cơng việc có

hiệu quả cao Đối với người lao động, mức lương nhận được càng cao thì sự hài

lòng về công việc càng được tăng cường, giảm lãng phí giờ công, ngày công Họ sẽ ngày càng gẵn bó với tổ chức, tăng năng suất lao động cá nhân, chất lượng, hiệu quả

hoạt động sản xuất kinh doanh của tô chức

Tiên lương cơ bản là tiền lương được chính thức ghi trong các hợp đồng lao động, các quyết định về lương hay qua các thỏa thuận chính thức Tiền lương cơ bản phản ánh giá trị của sức lao động và tầm quan trọng của công việc mà người lao động đảm nhận

Chế độ tiền lương trong các cơ quan hành chính sự nghiệp được xác định

như sau:

Tiền lương cơ bản = tiền lương tối thiểu x hệ số lương

Tiên lương tối thiểu là một định chế quan trọng của pháp luật nhằm bảo vệ quyên và lợi ích của người lao động, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay và trong điều kiện cung lao động lớn hơn cầu lao động Tiên lương tối thiểu có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Trang 23

- Tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất trong điều kiện lao động bình thường

- Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu cần thiết

- Tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình Tiên lương tôi thiêu là cơ sở, là nên tảng đê xác định mức lương trả cho các loại lao động khác Nó còn là công cụ đê nhà nước quản lý và kiêm tra việc trao đôi mua bán sức lao động Tiên lương tôi thiêu còn nhăm điêu tiệt thu nhập giữa các

thành phân kinh tế

Tiền lương tối thiểu ở Việt Nam bắt đầu được áp dụng để tính các mức lương

theo hệ số khi thực hiện cải cách tiền lương năm 1993 Đầu tiên mức lương tối thiểu

được áp dụng là 110.000 đồng, và lần lượt được điều chỉnh tăng theo mức phù hợp

nhất trong khả năng chỉ trả của ngân sách có hạn của nhà nước Lần điều chỉnh gần

đây nhất từ giữa năm 2013, mức lương mức lương tối thiểu hiện tại là 1.150.000đ

Bên cạnh đó, tiền công là một biểu hiện, một tên gọi khác của tiền lương

Tiền công gan truc tiép hơn với các quan hệ thỏa thuận mua bán sức lao động và

thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các hợp đồng

dân sự thuê mướn lao động có thời hạn Khái niệm tiên công được sử dụng phố biến

trong những thỏa thuận thuê nhân công trên thị trường tự do và có thể gọi là giá công lao động

Có hai hình thức trả lương: theo thời gian và theo sản phẩm

- Trả lương theo thời gian: Đây là hình thức tổ chức căn cứ vào thời gian có mặt của người lao động tại nơi làm việc mà trả lương cho họ VỀ nguyên tắc khi trả

lương thời gian phải xác định được năng suất lao động, ngoại lệ khi trả lương cho

trường hợp sản xuất tự động cao với nhịp độ không đối và không phụ thuộc vào bản

Trang 24

- Trả lương theo sản phẩm: Đây là hình thức tính toán và trả lương căn cứ vào kết quả lao động đã hoàn thành Hình thức này có đặc điểm cơ bản là: Chi phí

kinh doanh trả lương trên một đơn vị sản phẩm là không đổi, chi phí kinh doanh trả

lương trên một đơn vị thời gian tỷ lệ thuận với năng suất lao động

Tiên lương là đòn bây kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động làm

cho họ vì lợi ích vật chất của bản thân và gia đình mình mà lao động một cách tích

cực với chất lượng kết quả ngày càng cao Để sử dụng đòn bây tiền lương đối với người lao động đòi hỏi công tác tiền lương trong tổ chức phải đặc biệt coi trọng

Đề trở thành đòn bẩy kinh tế, việc trả lương phải gắn liền với kết quả lao

động, tô chức tiền lương phải nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động Tiền lương phải phản ánh đúng sự khác biệt trong tiền lương giữa loại lao động có trình độ thấp và cao nhất được hình thành trong quá trình lao động

Các tổ chức thường hướng tới các mục tiêu cơ bản là: thu hút nhân viên, duy trì những nhân viên giỏi, kích thích, động viên nhân viên và đáp ứng yêu cầu của

pháp luật Đặc biệt với công tác tạo động lực cho người lao động, tô chức cần xây

dựng hệ thống tiền lương cho phù hợp để đảm bảo tính công băng trong trả lương

được thê hiện không chỉ là sự công bằng giữa các nhân viên cùng thực hiện một

công việc, có kết quả tương đương, không phân biệt giới tính, giữa những nhân viên làm việc trong những bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp

Công tác nâng lương cũng có vai trò nhất định với việc tạo động lực cho người lao động Nếu được nâng lương trước hạn thì người lao động sẽ cô găng làm việc họ kỳ vọng vào hệ số lương cảng cao và thu nhập ngày càng đảm bảo dé chi tra cho cuộc sống hàng ngày, điều này sẽ kích thích người lao động làm việc để có cơ hội thăng tiến

Trong tổ chức, tiền lương không chỉ đảm bảo đời sống của người lao động, tái sản xuất sức lao động mà còn là công cụ để quản lý tổ chức, là đòn bẩy kinh tế hiệu lực Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng chế độ tiền lương, đảm bảo nguyên tắc của

Trang 25

Với một mức lương hấp dẫn, tô chức có thể thu hút và giữ chân được những nhân viên có đây đủ phẩm chat, năng lực, kinh nghiệm phù hợp Do đó chính sách

tiên lương trong tô chức cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút, tuyến chọn và duy trì nhân viên Đây là một trong những động lực được quan tâm và sử

dụng nhiều nhất mang lại hiệu quả nhanh chóng và tốt nhất e Tạo động lực lao động thông qua tiên thưởng

Tiên thưởng thực chất là khoản tiền bố sung theo tiền lương, tiền thưởng góp phần làm thỏa mãn nhu cầu vật chất của người lao động và trong chừng mực nhất định được người sử dụng lao động sử dụng như một biện pháp khuyến khích vật

chất và có hiệu quả đối với người lao động, nhằm tác động đến động cơ thái độ,

năng suât và hiệu quả làm việc của người lao động

Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc, có tác dụng rất tích cực đối với người lao

động trong việc phan dau thuc hiéc công việc tốt hơn, tiền thưởng thường được trả vào cuối tháng, cuối năm, cũng có thé được chi trả đột xuất để chi nhận những

thành tích xuất sắc như hoàn thành xuất sắc công việc, có sáng kiến cải tiến có giá

trỊ

Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với

người lao động trong việc thực hiện công việc tốt hơn, góp phần thúc đây người lao

động thực hiện tôt các mục tiêu tô chức đề ra

Khen thưởng cũng là biện pháp tạo động lực cho người lao động, thỏa mãn một phần nào đó nhu cầu vật chất của người lao động mà còn có tác dụng kích thích tỉnh thần của người lao động, thể hiện sự đánh giá, phi nhận năng lực và những

đóng góp của người lao động

Khi xây dựng các phương án thưởng, tổ chức có thể đề ra các tiêu chí thường

phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tổ chức Động lực về

tiền thưởng sẽ thúc đây người lao động phân đấu thực hiện tốt các tiêu chí thưởng

qua đó mục tiêu của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả

Trang 26

an toàn tiệt kiệm

Việc lựa chọn các hình thức, cơ chê thường phải xuât phát từ đặc điêm sản xuât kinh doanh, công tác yêu câu, tâm quan trọng của sản phâm hay công việc và chiên lược phát triên của tô chức

Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về mức thưởng trong cùng tổ chức Mức thưởng được quy định cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ thành tích và hiệu quả cao của từng công vIỆc

Phải kết hợp hài hòa các dạng lợi ích Thành tích của tập thé, don vi 1a do

đóng góp công sức của các cá nhân Vậy nên cần đảm bảo kết hop hài hòa giữa

thưởng cá nhân và thưởng tập thể

Các tiêu chí thưởng phải rõ ràng, có thể định lượng được đa số chấp nhận

Việc trả thưởng có mục đích khuyến khích và tạo động lực, do vậy nếu tiêu chí

thưởng không rõ ràng sẽ khó xác định các thành tích của người lao động

Qui chế trả thưởng phải công khai minh bạch trong quy chế xét thưởng phải

có sự tham gia cua tap thể người lao động hoặc đại diện của họ

Việc công khai minh bạch quy chế thưởng sẽ giúp người lao động định hướng phân đấu, biết trước được mức độ thành tích của mình nếu phần đấu tốt, qua

đó các mục tiêu được đặt ra của tiền thưởng sẽ được thực hiện

1.3.2 Công cụ phi tài chính

Lương và các khoản thu nhập khác giữ vai trò rất quan trọng trong việc tạo động lực cho người lao động Tuy nhiên, kích thích tinh thần cũng giữ vai trò quan trọng nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của người lao động Vì thế nên các nhu cầu tinh thần ngày càng được chú trọng, trong nhiều trường hợp nó còn

đem lại hiệu quả cao hơn so với kích thích vật chất

Cơ câu tô chức hợp lý sẽ giảm chi phí quản lý không cần thiết, nâng cao hiệu

quả hoạt động Ngoài ra cơ cầu tổ chức còn dùng để xác định vị thế để tạo động lực

cho con người Mỗi người đều có sở trường riêng, nếu họ được sắp xếp làm việc đúng

Trang 27

Kết hợp chuyên môn hóa và tổng hợp hóa trong công việc: chuyên môn hóa công việc làm cho người lao động dễ nâng cao chuyên môn nghẻ nghiệp nhưng cần phải nâng cao mức độ tổng hợp hóa tới mức có thê để người lao động có khả năng

thích nghi và sáng tạo cao hơn, tính thần lao động được cải thiện Cần phải xây dựng mô hình tô chức kết hợp được những ưu điểm của hai đặc tính này và hạn chế

nhược điểm tới mức thấp nhất

Xây dựng cơ cấu tổ chức có cấp quản lý và tầm quản lý phù hợp tạo điều kiện cho thông tin đi từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong không bị chậm và các quyết định từ trên xuống dưới không bị méo mó

Tạo điêu kiện đề câp dưới có quyên han và trách nhiệm tự chủ một cách

tương đối

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cá nhân trong tổ chức Một cá nhân dù giỏi đến mấy cũng không thể có sức mạnh băng cả tập thể Làm việc theo nhóm còn khiến mọi người thi đua nhau trong công việc, và bồ sung những thiếu sót cho nhau Công cụ phối hợp có thể hệ thống thông tin và truyền thông và cũng có thể là những công cụ vô hình, văn hóa doanh nghiệp và quan hệ cá nhân

e Phân công lao động

Đề người lao động đạt hiệu quả cao trong công việc, bản thân tổ chức cũng

cần xác định nhiệm vụ cụ thể của họ để phân công lao động cho hợp lý, mỗi người có một vị trí và một số nhiệm vụ cụ thể, năng lực của họ không đủ để có thể hoàn

thành tốt tất cả các công việc trong tổ chức nên nhiệm vụ được phân công phải phù hợp với sở trường và năng lực của người lao động

Tại các tổ chức cần phải có bảng mô tả nhiệm vụ đề biết được tên công việc,

tên bộ phận hay địa điểm thực hiện công việc, chức danh lãnh đạo trực tiếp, sỐ

người phải lãnh đạo dưới quyên Tiếp theo đó là phải tóm tắt về các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công việc Phần này bao gồm các câu mô tả chính xác, nêu rõ

người lao động phải làm gì, thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm như thế nào, tại sao phải thực hiện nhiệm vụ đó

Trang 28

năng, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động sau khi họ được tuyến chọn vào đơn vị Hơn nữa nó tạo nên sự phối hợp hoạt động của toàn bộ hệ thống

theo không gian và thời gian thật cân đối nhịp nhàng liên tục cho quá trình làm việc Phân công và sử dụng lao động là sự sắp xếp, bồ trí lao động nhằm giải quyết ba mỗi quan hệ cơ bản sau:

-_ Người lao động và đối tượng lao động Người lao động và máy móc thiết bị

-_ Người lao động với người lao động trong quá trình lao động

Trong công tác quản lý ngày nay, nhân tố con người được các nhà quản lý

đặc biệt coI trọng và luôn đặt ở vị trí trọng tâm hàng đầu

Phân công lao động hợp lý có ý nghĩa quan trọng, tạo nên một cơ cấu lao

động làm việc thống nhất, chặt chẽ và đạt hiệu quả, năng suất lao động cao Người

lao động chỉ chú tâm thực hiện vào nhiệm vụ được chuyên môn hóa, không phải

mất thời gian làm những việc phụ, có thể dé dàng làm quen với công việc, hình

thành kỹ năng kỹ xảo và phát huy hết khả năng, năng lực của người lao động trong

thực hiện công việc Những công việc phụ, phục vụ đã có một đội ngũ phụ thực hiện đảm bảo Như vậy, việc bố trí và sử dụng nhân sự có liên quan chặt chẽ với nhau: bố trí đúng thì mới có thể sử dụng được, ngược lại nếu tổ chức tìm và bố tri được nhân viên có năng lực mà không biết cách sử dụng họ thì hiệu quả tong thé cũng sẽ không đạt được Bồ trí và sử dụng đòi hỏi nhà quản trị phải có trình độ hiểu

biết về từng công việc, biết được yêu cầu của từng công việc, am hiểu người lao động Từ đó biết bố trí, sắp xếp người vào đúng việc, đúng sở trường của người

lao động Như vậy vấn đề đặt ra đầu tiên là phải xác định đúng trình độ lành nghề

của người lao động và bố trí họ đảm nhận công việc phù hợp để người lao động nhận được tiền công phù hợp với số lượng và chất lượng lao động đã hao phí: khai thác được tiềm năng của con người Ngược lại nếu không thực hiện tốt hình thức

này sẽ không tận dụng được khả năng của người lao động, không tạo được hứng thú làm việc cho người lao động khiến họ cảm thấy chán nản dẫn tới giảm năng

Trang 29

Xuất phát từ việc phân chia các bộ phận, mỗi bộ phận lại được chia thành

các chức năng nhỏ khác nhau, bố trí công việc cụ thể theo phân tích công việc theo

tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và xác định hợp lý hóa lao động mọi chức năng trong sự

cân đối tổng thể Việc phân công lao động ở đây có chú ý đến qui trình công nghệ và quản lý, chú ý đến quan hệ xã hội các quan hệ chính thức và phi chính thức trong lao động, công tác trên tinh thần: ít người nhưng làm việc tốt

Đơn vị cũng chú trọng phân công những lao động có trình độ, kỹ năng quản lý đảm nhận những công việc quan trọng

e Ký luật lao động

Quá trình lao động chung của con người đòi hỏi phải có trật tự, nề nếp để

hướng hoạt động của từng người vào việc thực hiện kế hoạch chung và tạo ra kết

quả chung đã định Cái tạo ra trật tự, nề nếp trong quá trình lao động chung giữa một nhóm người hay trong một đơn vị đó là kỷ luật lao động Với ý nghĩa này, kỷ luật lao động là yêu cầu khách quan đối với tất cả các cơ quan Trong điều kiện sản xuất ngày càng phát triển, cùng với nó là trình độ phân công, tô chức lao động trong xã hội ngày càng cao và vì vậy, kỷ luật lao động ngày càng trở thành quan trọng

Trong quan hệ lao động, xét về góc độ pháp lý và quản lý, kỷ luật lao động là

một yếu tố không thể thiếu được

Trong một tô chức, kỷ luật lao động rất cần để đảm bảo trật tự lao động Thông qua việc duy trì kỷ luật lao động, người sử dụng lao động có thé bé tri, sap

xếp lao động một cách hợp lý để ốn định sản xuất, ôn định đời sống người lao động

và trật tự xã hội nói chung

e Xây dựng môi trường làm việc

Người lao động sẽ hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch nếu có môi trường làm việc tốt, có đủ các điều kiện trong quá trình thực hiện công việc Năng lực của họ dù giỏi đến đâu nhưng nếu không được sự hỗ trợ và ủng hộ của người quản lý,

đồng nghiệp, môi trường làm việc thiếu thốn các yếu tổ cần thiết thì họ cũng khó có

Trang 30

Điều kiện và làm việc bao gồm các điều kiện quy định về không khí, độ âm,

tiếng ôn, công cụ, dụng cụ làm việc.v.v những yếu tô này ảnh hưởng trực tiếp tới

công việc của người lao động Với điều kiện và môi trường xấu vượt quá tiêu chuẩn

cho phép Công tác bảo hộ lao động không đảm bảo.v.v sẽ làm giảm năng suất lao động gây tâm trạng chán nản mệt mỏi về công việc Một điều kiện lao động lý tưởng và môi trường đảm bảo sẽ là nguồn động lực rất lớn cho người lao động hăng say và an tâm trong công việc Điều kiện lao động tốt làm giảm mức độ căng thăng, mệt mỏi, tạo không khí phần khởi tại nơi làm việc

Tô chức nơi làm việc là một trong những hoạt động quan trọng của tô chức, cân phải quan tâm đền sức khỏe, tâm tư, kỳ vọng, năng khiêu, của người lao động

Môi tô chức đêu có nhiêu nơi làm việc khác nhau vì vậy rât cân có cách tô chức

khác nhau cho từng nơi làm viéc

Nơi làm việc là một phần không gian diện tích của sản xuất mà trong đó được trang bị đây đủ các phương tiện vật chất, kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho người lao động hoàn thành được chức năng nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất theo yêu

cầu của sản xuât kinh doanh

Đề đảm bảo nơi làm việc tôt cho người lao động, bản thân tô chức cân phải thực hiện công tác tô chức phục vụ nơi làm việc đê tạo điêu kiện thuận lợi cho

người lao động hoàn thành có hiệu quả công việc được giao

Bầu không khí tập thể trong tổ chức, bao gồm các mỗi quan hệ như: quan hệ giữa người lãnh đạo với nhân viên, quan hệ giữa những người lao động với nhau Các mối quan hệ này nếu tốt đẹp sẽ tạo ra một môi trường âm cúng, bầu không khí

hoà thuận, thân thiện, hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau Điều đó góp phân thúc đây

người lao động gan bó với tổ chức hơn, tận tụy hơn trong công việc Ngược lại, nếu

mối quan hệ này xấu đi sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động chung của toàn doanh

nghiệp Nội bộ lục đục, xích mích xảy ra liên tục, công việc đình trệ, người lao

động chán nản bỏ bê công việc v.v

Các yêu câu đôi với tô chức và phục vụ nơi làm việc:

Trang 31

trình lao động, tiết kiệm sức lực giảm mệt mỏi cho người lao động

-_ Tô chức và phục vụ nơi làm việc phải tạo điêu kiện thuận lợi cho việc thực

hiện các môi quan hệ, trao đôi thông tin giữa nơi làm việc, phát huy khả năng sáng

tạo, tạo hứng thú tích cực trong lao động và hình thành các tập thé lao dong tot

- Thong qua việc sử dụng màu sắc, hình thành bố trí sắp xếp để tạo ra những

nơi làm việc đẹp đẽ, gọn gàng, sạch sẽ, trật tự

- Tô chức và phục vụ nơi làm việc phải tạo điêu kiện đê giảm chi phí về thời

gian lao động và giá thành sản phẩm đảm bảo chất lượng

- Tô chức nơi làm việc là một hệ thông các biện pháp nhăm thiệt kê nơi làm việc, trang bị cho nơi làm việc những thiệt bị dụng cụ cân thiệt và sắp xêp, bô trí chúng theo một trật tự nhất định

-_ Tô chức nơi làm việc cần chú ý việc thiệt kê nơi làm việc cho phù hợp với yêu câu công việc, trang bị nơi làm việc đảm bảo đây đủ các loại máy móc, thiệt bị,

cân thiết cho nơi làm việc theo yêu câu của nhiệm vụ sản xuât và chức năng lao

động

- Bồ trí nơi làm việc cần sắp xếp một cách hợp lý trong không gian tất cả các

phương tiện vật chất, các thiết bị, trang bị và đối tượng lao động cần thiết tại nơi làm việc

Ngoài ra, cần xây dựng một bầu không khí lao động tập thể thân thiện, chia

sẻ thông qua các hoạt động thé thao, van nghệ, để người lao động có cơ hội tiếp xuc

để hiểu nhau hơn Khi đó người lao động sẽ cảm thấy găn bó với tô chức với đồng nghiệp hơn, yêu thích công việc hơn, làm việc với tinh thần thoải mái, có quan hệ thân thiết giữa những người lao động, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung của tổ chức

e Đào (ạo và phát triển lao động

Trang 32

Phát triển nguồn nhân lực là tong thé cdc hoat động học tập có tô chức được

tiền hành trong những thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề

nghiệp của người lao động Phát triển là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm

vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tô chức

Xét về nội dung, phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba hoạt động bao gồm

ba hoạt động là: giáo dục, đảo tạo và phát triển

- Giáo dục: học tập giúp cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyền sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai

- Đào tạo: là quá trình học tập làm cho người lao động có thể thực hiện chức

năng nhiệm vụ có hiệu quả trong công tác của họ

- Phat triền: là hoạt động học tập vượt qua khỏi phạm vi công việc trước mặt

của người lao động, nhăm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tô chức

Bôi dưỡng là quá trình học tập nhăm mở ra cho cá nhân những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của đơn vi

Bôi dưỡng và đào tạo nguôn nhân lực là cân thiệt cho sự thành công của đơn vị và sự phát trién tiêm năng của con người

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trở thành một yếu tố quan trọng đối với

sự tổn tại và phát triển của tổ chức, để khỏi bị lạc hậu cần phải cập nhật các kỹ năng

và tri thức mới Đối với người lao động, các chương trình đào tạo và phát triển có vai trò rất quan trọng, không chỉ giúp họ theo kịp những thay đối của công nghệ,

nâng cao trình độ tay nghề mà còn làm cho họ tích cực hơn trong công việc

Người lao động được đào tạo, có năng lực, có trình độ cao thì sẽ tiêp cận nhanh với sự thay đôi của môi trường, nhanh chóng xác định được mục tiêu và thực hiện công việc với hiệu quả cao hơn

Trang 33

hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, bù đắp được những thiếu hụt về

mặt kiến thức, kỹ năng cho người lao động Đảo tạo và phát triển tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp, tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như trong tương lai

Đào tạo và phát triển đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động, tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc, nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, năm vững hơn về nghề

nghiệp của mình và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn,

với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai, người lao động khi đã được đào tạo và phát triển họ cảm thấy an

tâm, tự tin vào tay nghề của mình khi làm việc, nhờ đó họ có thể tự giám sát công

việc của mình đồng thời giảm bớt được các tai nạn không đáng có do hạn chế về kiến thức Việc cử người lao động đi học hoặc đảo tạo theo hình thức nào đó sẽ tạo cho họ cảm nhận về vai trò của mình trong tô chức và họ cũng cảm nhận được sự

quan tâm của công ty, từ đó họ găn bó với tô chức và tích cực làm việc hơn 1.4 Các yếu tổ ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động

Động lực cá nhân xuât hiện do sự kêt hợp đông thời của các nguồn lực thuộc

bản thân người lao động, môi trường sông và làm việc của họ tạo ra Đó là kêt quả tông hợp của nhiều yếu tố trong đó có thể phân chia thành ba nhóm lớn như sau: 1.4.1 Đặc điểm về cá nhân người lao động

e Mục tiêu cá nhân: người lao động và tô chức đều có những mục tiêu khác nhau Không phải lúc nào mục tiêu của người lao động cũng đồng nhất với mục tiêu

của tô chức mà có khi lại trái ngược nhau Nếu không có sự dung hòa thì cả hai bên

Trang 34

Cần có tính thách thức nhằm hướng người lao động vào xây dựng và thực hiện các

mục tiêu, tạo điều kiện để người lao động thực sự hoàn thành tốt mục tiêu đó

e Nhu cau va loi ich cá nhân: mỗi người lao động đều có mong muốn được thỏa mãn những nhu cầu riêng của mình để tổn tại và phát triển Có thể chia nhu cầu

của người lao động thành nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, hai loại nhu cầu

này luôn luôn phải được thỏa mãn tốt nhất Vì vậy người quản lý cần phải biết được răng người lao động muốn gì từ công việc của họ để có cách thỏa mãn nhu cầu cho

họ nhằm đem lại động lực lao động

Bản chất của động lực xuất phát từ nhu cầu và sự thỏa mãn nhu cầu của con

người Nhu cầu có thể được hiểu là trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy thiếu

thốn không thỏa mãn về một cái gì đó Nhu cầu chưa được thoả mãn tạo ra một tâm

lý căng thăng đối với con người khiến họ tìm cách để thoả mãn nhu câu đó Người

lao động cũng bị thúc đây bởi một trạng thái mong muốn Để có thể thoả mãn được những mong muốn này họ phải nỗ lực, mong muốn càng lớn mức nỗ lực càng cao tức là động cơ cảng lớn Nếu những mong muốn này được thoả mãn thì mức độ mong muôn sẽ giảm đi

Giữa nhu cầu và sự thỏa mãn nhu cầu có một khoảng cách nhất định và luôn có động lực để rút ngắn khoảng cách đó Khi một nhu cầu được thỏa mãn về cơ bản

nó sẽ dần mất đi và nhu cầu mới lại xuất hiện Con người không bao giờ hết nhu

cầu, sự thỏa mãn nhu cầu có ảnh hưởng tích cực đến động lực của mỗi người Tuy

nhiên, yếu tố quyết định đến động lực không phải là nhu cầu mà là lợi ích Lợi ích

là mức độ thỏa mãn nhu câu của con người trong điều kiện nhất định Khi khoảng cách giữa nhu cầu và sự thỏa mãn nhu câu chưa được rút ngăn thì nó còn thúc đây con người hành động để rút ngắn nó Đó chính là động lực, động lực muốn rút ngắn

khoảng cách đó để đem lại lợi ích cao nhất

Đề có được động lực cho người lao động làm việc thì nhà quản lý băng cách

dung các công cụ hoặc biện pháp để tác động vào nhu cầu hoặc kỳ vọng của họ làm

Trang 35

không cần thiết, tăng cường sự hấp dẫn của tiền lương, tiền thưởng Khi đó người lao động sẽ hăng hái làm việc, găn bó và săn sàng công hiên hệt mình vì tơ chức

®e Khả năng và kinh nghiệm làm việc: những người càng có khả năng và

kinh nghiệm cao trong công việc thì họ cảng tự tin đảm nhận công việc đó và tự chủ

trong quá trình lao động Nhu cầu được tôn trọng và tự khăng định mình là rất lớn,

do vậy họ có động lực cao trong lao động Vì thế để tạo ra động lực cho người lao

động người quản lý cần giao những công việc phù hợp với khả năng và kinh nghiệm

của người lao động đồng thời tạo điều kiện để họ phát huy hết lợi thế của mình

e Đặc điểm về cá nhân người lao động: tính cách, tâm lý, nhân cách, sở

thích, văn hóa, tuổi tác, học vấn, dân tộc, tôn giao, cac quan niệm về gia tri déu anh hưởng tới động lực lao động của họ Trong một tô chức, sự đa dạng về đặc điểm cá

nhân người lao động là đương nhiên Người quản lý cần nắm bắt và hiểu rõ vấn đề

này để có cách tạo động lực cho người lao động

e Tình trạng kinh tế của người lao động: nhìn chung người lao động có tình

trạng tài chính càng khó khăn thì kinh tế là yéu cầu số một để tạo ra động lực lao

động cho họ Người lao động càng giàu có thì mong muốn về kinh tế sẽ giảm đi và thay vào đó là các mong muốn khác Trong một tô chức sự khác nhau về tình trạng kinh tế của người lao động là khác nhau, chính vì vậy người quản lý cần nắm rõ vẫn để này đề thỏa mãn nhu cầu kinh tế khác nhau của những người lao động khác nhau

dé tao ra dong luc cao nhat cho người lao động

1.4.2 Đặc điểm của tô chức, mơi trường làm việc

e© Công việc mà người lao động đảm nhận:

Bản chất, đặc điểm công việc, tính hấp dẫn hay nhàm chán của công việc, sự

Trang 36

đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm động lực trong lao động Vì vậy để tạo ra động lực cho người lao động thì những người quản lý phải quan tâm tới công tác phân tích và thiết kế công việc để sắp xếp bồ trí công việc sao cho phù hop với khả năng sở trường của người lao động đồng thời phải xác định những nhiệm vụ mang tính thách thức nhưng phù hợp, phân chia trách nhiệm rõ ràng

Bên cạnh tính chất công việc thì vị trí công việc và khả năng thăng tiến, phát triển nghề nghiệp là vẫn đề người lao động quan tâm hàng đâu Một công việc không được người khác coi trọng, không có khả năng phát triển chăn chăn không

thé tao động lực cho người lao động Trong điều kiện hiện nay, bất kỳ người lao

động nào cũng muốn mình được mọi người tôn trọng, họ làm việc không chỉ để lấy thu nhập mà còn mong muốn mình có chỗ đứng nhất định trong xã hội Một công

việc giúp họ có cơ hội thăng tiễn tốt sẽ có tác động mạnh mẽ đến động cơ làm việc

của người lao động

Tóm lại, đặc điểm công việc có vai trò quyết định đến động lực làm việc của

người lao động, vì vậy nhà quản lý cần phải có biện pháp thường xuyên làm giàu công việc Phải tạo cho người lao động có những cảm giác hưng phần khi làm công việc đó, tránh tình trạng để người lao động làm những công việc lặp đi lặp lại quá nhiều Cần tạo thêm những thách thức mới trong công việc để thôi thúc người lao

động, tạo cơ hội cho họ phát triển hết khả năng của mình

e Các chính sách quản lý nhân sự:

Tuyến dụng và bồ trí nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát

triển, trả công lao động, khuyến khích khen thưởng, phúc lợi lao động, an toàn vệ

sinh lao động đều có ảnh hưởng rất lớn tới động lực lao động Việc xây dựng một

chính sách quản lý nhân sự đúng đắn và hợp lý là rất cần thiết dé thực hiện thăng lợi các mục tiêu của tô chức Muốn vậy nhà quản lý nhân sự cần phải thực sự quan tâm tới công tác nhân sự, thu hút người lao động cùng tham gia xây dựng các chính sách

quản lý nhân sự Các chính sách phải thực sự khoa học, rõ ràng, linh hoạt mềm đẻo,

Trang 37

e Văn hóa của tô chức :

Yếu tổ này bao gồm niềm tin, các thói quen được chia sẻ trong phạm v1 một

tổ chức chính quy va tạo ra các chuẩn mực về hành vi trong doanh nghiệp Văn hóa

của một cơ quan tổ chức được hình thành từ sự kết hợp hài hòa hợp lý giữa quan

điểm phong cách của người lãnh đạo với các thành viên, nó được bộc lộ trong suốt quá trình lao động, thời gian lao động mà người lao động công tác làm việc tại cơ

quan Khi tạo được không khí vui vẻ, hòa thuận giữa mọi người trong tổ chức, từ

các cấp lãnh đạo đến nhân viên hòa thuận đầm ấm vui vẻ có trang thai tinh than

thoải mái thì sẽ cuốn hút người lao động hăng hái làm việc với năng suất chất lượng

cao Ngược lại bầu không khí làm việc căng thăng sẽ khiến người lao động có cảm

giác chán chường, ý lại, không hứng thú với công việc Việc xây dựng một văn hóa tốt giúp cho người quản lý và người lao động xích lại gần và hiểu nhau hơn, tạo ra tinh thần làm việc tự giác và giảm sự giám sát trong công việc mà vẫn hiệu quả Từ

đó tạo ra sự đoàn kết và nhất trí cao giữa các thành viên, tăng cường sự hợp tác, sự

trung thành và cam kết gữa các thành viên với tơ chức ® Phong cách quản lý của lãnh dao:

Phong cách quản lý độc đoán chuyên quyên, dân chủ hay tự do đều có ảnh hưởng rất lớn tới động lực của người lao động Mỗi phong cách khác nhau sẽ có những tác động khác nhau cho nhiều trường hợp Nếu quá độc đoán sẽ gây ra tâm lý căng thăng giữa người quản lý và người lao động, họ sẽ sợ sệt mà làm việc và không thể có động lực và cũng không thể phát huy sáng kiến trong lao động, cái mà người quản lý sẽ nhận được từ phía người lao động là khẩu phục mà tâm không phục và một cái máy làm việc không hơn không kém Nếu quản lý quá dân chủ thì trong nhiều trường hợp người quản lý không thể giải quyết vấn đề nhanh chóng mà

nhiều khi lại khó khăn trong giải quyết các vẫn để và các mỗi quan hệ trong lao

động, trong tình huống này người quản lý không mạnh mẽ và quyết đoán thì dễ rơi

vào tình trạng “dĩ hòa vi quý” và nhiều khi khó kiểm soát, điều khiến nhân viên của

Trang 38

động noi theo, họ là những người đưa ra các thông tin và cũng là những người tiếp nhận thông tin từ phía người lao động Mối quan hệ hai chiều này sẽ tác động rất

lớn đến hành vi, tâm trạng, tình cảm, thái độ, động cơ làm việc của người lao động

Để tạo ra động lực cho người lao động, phát huy sáng kiến của họ thì người quản lý phải tạo dựng được lòng tin và sự tôn trọng từ cấp dưới, phải biết chỉ rõ ý kiến nảo

là hợp lý và phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, phải thể hiện rõ thiện cảm

mong muốn hợp tác và sẵn sảng lắng nghe ý kiến của người lao động nhưng đồng

thời cũng phải biết thể hiện chính kiến của mình, phải có khả năng quyết đoán và

mạnh mẽ trong nhiều tình huông đồng thời phải thể hiện là một người có khả năng thuyết phục trong công việc Với tư cách là người quản lý hãy là người tư vấn cho cấp dưới, dù bận rộn nhưng các nhà quản lý hãy dành thời gian để quan tâm tới tâm tư nguyện vọng và tình cảm của người lao động, đưa ra những lời khuyên hợp lý, đúng lúc cho người lao động, chỉ dẫn họ và cùng họ tìm ra phương án giải quyết tốt

nhất Điều nảy sẽ tạo ra sự gan kết thực sự giữa cấp trên và cấp dưới, tạo ra quan hệ tốt đẹp hài hòa, thực sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau giữa người lãnh đạo và

người lao động Người lãnh đạo cần xác định cho mình phong cách quản lý phù hợp

và linh hoạt để thúc đây, dẫn dắt nhân viên hành động theo mục tiêu phát triển của

tô chức Muốn vậy trước hết người lãnh đạo phải là tâm gương sáng cho cấp dưới, phải công bằng trong đối xử với nhân viên, phải hiểu nhân viên, tôn trọng nhân viên, tạo điều kiện để nhân viên phát huy hết năng lực sở trường của mình, hãy giúp

đỡ nhân viên khi cần thiết, đồng thời người quản lý phải là một tắm gương mẫu

mực và phải thực sự tuân thủ các quy định của tô chức

e Triết lý quản lý của lãnh đạo cấp cao:

Những tư tưởng, quan điểm của nhà lãnh đạo cấp cao về cách thức quản lý con người sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả thái độ tinh thần làm việc của người lao động

Con người luôn có những thái độ, tình cảm, sự sáng tạo, lòng nhiệt huyết và niềm

Trang 39

người lao động như tôn trọng bản thân và quý mến họ như những người bạn; không

ngừng hoản thiện những điều kiện thuận lợi để người lao động hồn thành tốt cơng

việc được giao; quan tâm đến người lao động như những thành viên ruột thịt trong

gia đình, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh than, tình cảm, tâm sinh lý xã hội một

cách đầy đủ và chu đáo, nâng cao giá trị của người lao động, làm cho họ thấy mối quan hệ biện chứng và găn bó giữa họ và công việc; quản lý con người văn minh, nhân đạo, mềm dẻo, linh hoạt làm cho họ ngày càng hạnh phúc và biến lao động tại doanh nghiệp thành nhu câu bậc nhất của cuộc sống: giải quyết các vẫn đề liên quan đến người lao động phải nguyên tắc, công băng nhưng không được thiếu tình người; làm cho người lao động thấy rõ tôn chỉ, hiểu và hành động theo tôn chỉ mang bản sắc riêng của mỗi tô chức

e Điêu kiện làm việc:

Trang thiết bị, cách bồ trí, tổ chức, phục vụ nơi làm việc, cải thiện điều kiện làm việc đều có ảnh hưởng rất lớn tới tâm sinh lý, tình cảm, thái độ, sự phát huy

khả năng sáng kiến của người lao động Người quản lý cần phải tạo ra điều kiện

làm việc thuận lợi nhất cho người lao động để tạo ra động lực lao động cho họ Vì

vậy người quản lý cần xem xét các vấn đề sau: trang thiết bị nơi làm việc cần đây

đủ hợp lý và khoa học; bố trí các phương tiện vật chất kỹ thuật cần đảm bảo về không gian diện tích, phù hợp với thị lực của người lao động, tạo tư thế hop ly, tiết

kiệm động tác, an toàn đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tạo hứng thú cho người lao động, chú ý bố trí chung và bố trí bộ phận sao cho khoa học và nghệ thuật; việc tô chức phục vụ nơi làm việc cần tập trung chuyên môn hoá các chức năng phục vụ thành chức năng riêng, thực hiện phân công hợp tác hợp lý trong bộ phận hợp lý phải áp dụng các phương pháp tính tối ưu để lượng hoá các công việc phục vụ, phải tăng cường cơ giới hoá lao động phục vụ gắn kết trách nhiệm của lao

động phục vụ với lao động sản xuất chính, có thể kết hợp hình thức phục vụ tập trung và hình thức phục vụ phân tán sao cho khoa học hợp lý nhất; thực hiện các

biện pháp kỹ thuật, kinh tế, giáo dục, hành chính, khen thưởng để cải thiện điều

kiện làm việc sao cho phù hợp với đặc điểm lao động sức khỏe, khả năng trình độ

Trang 40

e Đặc điểm về kỹ thuật và công nghệ:

Trình độ kỹ thuật và công nghệ của tổ chức cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động Công nghệ càng hiện đại càng cần những người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có năng lực làm việc tốt, tỉnh thần và thái độ làm việc hăng say nhưng đồng thời số lao động cần sử

dụng lại giảm đi Việc sử dụng công nghệ càng hiện đại sẽ càng đòi hỏi người lao động cao hơn cả về trình độ lao dong, suc khoe, tâm lý, khả năng sáng tạo, tinh thần

làm việc hăng say, sáng tạo Thách thức và sức ép đối với người lao động sẽ cao hơn, người lao động phải không ngừng phấn đâu về mọi mặt để làm chủ công nghệ

kỹ thuật nếu không sẽ bị đảo thải Để người lao động thực sự bắt kịp với sự thay đổi

của công nghệ, tạo ra sự tương thích tốt nhất giữa người lao động và kỹ thuật công

nghệ thì cơ quan cần đào tạo về công nghệ, chuẩn bị tâm lý cho họ dé san sang lam

việc với công nghệ mới một cách hiệu quả nhất Sử dụng kỹ thuật và công nghệ thích hợp đồng thời cần có sự chuẩn bị để người lao động nắm bắt kỹ thuật và công nghệ của tô chức sẽ là một yếu tố rất quan trọng để tạo ra động lực cho người lao động

1.4.3 Đặc điểm về xã hội, môi trường bên ngoài

e Cách nhìn nhận và sự quan tâm của xã hội đối với ngành nghề

Một ngành nghề nào đó càng được xã hội quan tâm và tôn trọng thì cảng tạo ra động lực cho người lao động làm việc trong lĩnh vực đó, vì khi người lao động

làm những công việc mà xã hội quan tâm và tôn trọng họ sẽ có một cảm giác tự hào về chính công việc của họ, họ sẽ phan đầu hết mình cho công việc của mình đề thực sự xứng đáng với sự nhìn nhận của xã hội Ngược lại với những công việc mà xã

hội không hề quan tâm hoặc coi thường thì người lao động sẽ giảm động lực làm

việc vì họ luôn luôn tự tï trong công việc mà họ đảm nhận Vì vậy một nhà quản lý

giỏi cần phải năm bắt điều này để có cách điều chỉnh thích hợp, người quản lý cần

có cách tạo ra điều kiện tốt nhất cho người lao động dé ho hứng thú với công việc mà mình đảm nhận, cần thực hiện các biện pháp nâng cao hình ảnh và vị thế cũng

như cách nhìn nhận của xã hội đối với ngành nghề đồng thời tác động tới người lao

Ngày đăng: 22/01/2021, 07:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w