Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
32,16 KB
Nội dung
PHƯƠNGHƯỚNGVÀGIẢIPHÁPVẬNDỤNGMÔHÌNHABCVÀOVIỆTNAMABC với những ưu việt của nó đã khẳng định việc áp dụngvào doanh nghiệp là một việc cần thiết. Cho dù hoạt động kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, việc tính chi phí vàphươngpháp truyền thống cũng gây ra những khó khăn trong việc phân bổ các chi phí gián tiếp cũng như việc phục vụ cho công tác quản lý. Với việc sử dụng ABC, các nhà quản trị có thể đưa ra được các quyết định chính xác hơn, hợp lý hơn trong hoàn cảnh hiện tại của doanh nghiệp. Thực tế ở ViệtNam đây là phươngpháp còn rất mới, chỉ có một số doanh nghiệp áp dụngphươngpháp này, ví dụ Công ty Dệt May Gia Định, một số công ty khai thác than lớn. Đối với các doanh nghiệp nhỏ việc áp dụng các phươngpháp này trở nên khó khăn. Các yếu tố cản trở việc thực hiện ABC ở các doanh nghiệp này như thiếu dữ liệu, thiếu nguồn lực kỹ thuật, tài chính và thiếu sự hỗ trợ đầy đủ của máy tính. Có lẽ khó khăn chủ yếu nhất đó là việc thu thập dữ liệu, tập trung vào việc xử lý các số liệu cần thiết theo một cách thức chính xác với chi phí chấp nhận được. Những doanh nghiệp nhỏ rất kỹ lưỡng trong việc chọn và phân tích loại thông tin sử dụng để xác định chi phí gián tiếp, bởi việc thu thập những thông tin cần thiết theo phươngphápABC rất tốn kém, trong khi những doanh nghiệp này thường bị ràng buộc về vấn đề tài chính. Do vậy việc tìm kiếm một phươngpháp có thể cho phép những doanh nghiệp nhỏ thu thập những thông tin về chi phí sản phẩm một cách chính xác với chi phí thấp là một điều cần thiết. Do hạn chế như vậy nên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể áp dụngphươngpháp này. Tuỳ theo từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể để đưa ra quyết định có thực hiện phươngphápABC hay không. Doanh nghiệp sẽ chỉ có ý định thay đổi việc sử dụngphươngpháp truyền thống bằng việc sử dụngABC khi có những yếu tố sau xuất hiện: • Khi các nhà quản lý không tin vào giá thành được xác định bởi hệ thống kế toán. • Phòng marketing không muốn sử dụng giá thành sản phẩm được báo cáo để xác định giá bán. • Sản phẩm sản xuất phức tạp được báo cáo là đem lại lợi nhuận rất cao • Lợi nhuận sản phẩm biên khó xác định. • Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm. • Khi nhà quản lý muốn cắt giảm các sản phẩm được kế toán báo cáo là mang lại lợi nhuận cao. • Một số sản phẩm được báo cáo là có lợi nhuận cận biên cao nhưng lại không được đối thủ cạnh tranh sản xuất. • Chi phí sản xuất chung tăng. • Chủng loại sản phẩm phong phú. • Chi phí lao động trực tiếp chiếm tỉ trọng nhỏ. • Những sản phẩm có sản lượng tiêu thụ lớn,được đối thủ cạnh tranh định giá quá thấp . • Hệ thống kế toán phải sử dụng rất nhiều thời gian để tính giá và quyết định đặt mức giá bán. Như vậy phươngphápABC mặc dù được xem xét là có tính ưu việt hơn hẳn phươngpháp truyền thống trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh và tính chi phí chính xác, song không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng được. Trong trường hợp nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết sử dụngphươngphápABC để có thể nâng cao hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần xác định môhìnhABC làm cơ sở cho việc thực hiện trong điều kiện doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại. Dưới đây là đề xuất của nhóm nghiên cứu khoa học về quy trình thực hiện môhìnhABCvà công tác thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho quá trình thực hiện đó. I. QUY TRÌNH THỰC HIỆN: Quy trình thực hiện gồm 3 giai đoạn: • Giai đoạn chuẩn bị. • Giai đoạn thực hiện. • Giai đoạn nâng cao cải thiện phương pháp. 1. Giai đoạn chuẩn bị. Trong giai đoạn này doanh nghiệp cần phải xác định được nguồn lực hiện có (con người, công nghệ, các phương án hoạt động v v.) xem xét hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tổ chức và phân bổ nguồn lực cần thiết để đạt mục tiêu cũng như cung cấp cơ chế quản lý phù hợp của doanh nghiệp. Cũng trong giai đoạn này cần thành lập một đội thực hiện ABC. Đội này có thể thực hiện nhiệm vụ của mình theo nhiều cách, phụ thuộc vào sự sẵn có của nguồn lực, thời gian và yêu cầu bảo đảm hoạt động hàng ngày. Để đảm bảo thực hiện ABC hiệu quả cơ cấu thích hợp nhất là đội gồm những người nắm giữ các vị trí chủ chốt tại các bộ phận, có trình độ cao trong lĩnh vực chuyên môn và có sự cam kết đến kết quả cuối cùng của công việc. Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm về ABC, đội cần được tư vấn bởi những chuyên gia trong quá trình thực hiện. Đội sẽ xem các yếu tố thành công cơ bản và xác định nhân tố nào doanh nghiệp cần quan tâm quản lý. Thông thường các nhân tố thành công bao gồm: các kế hoạch chiến lược, các nguồn lực, các cách thức quản lý, hỗ trợ chức năng từ dưới lên. Sau đó thu thập các thông tin trong hệ thống cũng như môi trường xung quanh tác động đến doanh nghiệp. Một việc cần thiết nữa là xây dựng các vấn đề kinh doanh chủ yếu (giới thiệu sản phẩm mới tốc độ xử lý các đơn đặt hàng…). Điều này sẽ quyết định đến việc xem xét quá trình nào cần ưu tiên để cải tiến hay loại bỏ. 2. Giai đoạn thực hiện. Trong giai đoạn này cần xem xét các đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp và thu thập tài liệu chi tiết về cách thức doanh nghiệp vận hành, tức là phân tích quá trình hoạt động. Sau đây chúng tôi đưa ra 4 bước cơ bản quá trình vậndụngmôhìnhABCvào doanh nghiệp. • Phân tích quá trình sản xuất thành các hoạt động. • Xác định các trung tâm hoạt động. • Xác định chi phí cho các trung tâm hoạt động và các hoạt động. • Phân bổ chi phí cho từng đối tượng tính phí. B1. Phân tích quá trình sản xuất thành các hoạt động: Quá trình thực hiện môhìnhABC bắt đầu bằng việc phân tích quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Qua đó, ta xác định được các hoạt động và quá trình chủ yếu trong một tổ chức cũng như các đặc tính của chúng như thời gian, chất lượng, tiến độ thực hiện và các đầu ra, các nguồn lực đầu vào cần thiết cho mỗi hoạt động hoặc quá trình. Qua đó ta cũng nhận diện được hoạt động nào làm gia tăng giá trị, hoạt động nào không tạo thêm giá trị.Việc phân tích quá trình sản xuất thành các hoạt động là rất quan trọng, nó là bước cơ sở để KTQT xác định trung tâm hoạt động ở các bước tiếp theo. B2. Xác định các trung tâm hoạt động: Sau khi đã nhận diện được các hoạt động tiêu dùng nguồn lực, KTQT phải xác định các trung tâm hoạt động. Về lý thuyết, mỗi hoạt động đều có thể được coi là một trung tâm. Tuy nhiên, do quá trình sản xuất được phân tích thành rất nhiều hoạt động khác nhau, nên để giảm bớt khối lượng công việc kế toán, một trung tâm hoạt động sẽ có thể bao gồm một số hoạt động có cùng bản chất xét ở khía cạnh gây ra sự phát sinh chi phí. Chẳng hạn, trung tâm “hoạt động kiểm tra sản phẩm” có thể bao gồm các hoạt động cụ thể như: kiểm tra các thông số kỹ thuật, chạy thử, kiểm tra công tác đóng gói, bảo quản sản phẩm . B3. Xác định chi phí cho các trung tâm hoạt động và các hoạt động. Dựa vào các tài khoản kế toán tài chính ta xác định được tổng chi phí của các nguồn lực như: khấu hao tài sản, chi phí vận chuyển, nhiên liệu tiếp đó chi phí sẽ được quy nạp cho các trung tâm hoạt động đã được xác định ở trên, chi phí từ trung tâm hoạt động lại được phân bổ đến từng hoạt động theo các tiêu thức phân bổ thích hợp. B4. Phân bổ chi phí cho từng đối tượng tính phí (sản phẩm, khách hàng .): Để lựa chọn một khía cạnh, nhân tố nào đó của hoạt động làm nguồn phát sinh chi phí cho từng hoạt động, làm cơ sở để tiến hành phân phối chi phí cho từng loại sản phẩm phải đồng thời cân nhắc hai nhân tố sau đây: - Kế toán quản trị phải có dữ liệu phong phú về nguồn phát sinh chi phí định lựa chọn, chẳng hạn muốn chọn số lượng sản phẩm được kiểm tra là nguồn phát sinh chi phí của “hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm” thì KTQT phải có dữ liệu về số lượng sản phẩm, cơ cấu sản phẩm đã thực hiện kiểm tra trong kỳ. - Nguồn phát sinh chi phí phải phản ánh được mức độ tiêu dùng các hoạt động của từng loại sản phẩm. Chẳng hạn, nếu sự vận động của chi phí phù hợp với số lượng sản phẩm được kiểm tra thì nguồn phát sinh chi phí có thể được xác định là số lượng sản phẩm. Sau khi đã xác định được nguồn phát sinh chi phí, kết hợp với dữ liệu về mức độ tiêu dùng các hoạt động (thực chất là tiêu dùng nguồn phát sinh chi phí) của từng loại sản phẩm ta sẽ xác định được tỉ lệ phân bổ tương ứng cho từng loại sản phẩm. CP đã được tập hợp ở các hoạt động sẽ được phân phối cho từng loại sản phẩm, dịch vụ theo tỉ lệ đã được xác định đó. 3. Giai đoạn nâng cao cải tiến phương pháp. Các hoạt động của doanh nghiệp luôn thay đổi theo từng hoàn cảnh khác nhau, với nhiều yếu tố tác động liên tục, do đó không thể áp dụng một môhình cố định trong thời gian dài. MôhìnhABC đòi hỏi phải được thiết kế linh hoạt để có thể điều chỉnh thuận tiện theo từng yếu tố môi trường tác động. Sau khi xây dựng được môhình ABC, các cấp lãnh đạo doanh nghiệp phải thường xuyên thẩm định lại chiến lược, cập nhập các nhân tố thành công cơ bản và các vấn đề kinh doanh chủ yếu theo các thay đổi của các đối tượng liên quan và môi trường kinh doanh. Trong giai đoạn này cần thực hiện các bước: • Xem xét giữa các số liệu thực tế và kế hoạch để tìm ra các vấn đề còn bất hợp lý, từ đó tìm cơ hội cải thiện. Đây là việc các nhà quản trị cần xem xét những hoạt động nào tạo nên lợi nhuận hay mang lại các kết quả mong muốn cho doanh nghiệp, từ đó ra quyết định gia tăng hay giảm bớt loại bỏ các hoạt động đó. • Sau khi tìm được các cơ hội cải thiện doanh nghiệp phải thiết lập danh sách các phương án cải thiện. Công việc này sẽ được thực hiện thông qua quan sát, tư duy, phân tích các môhình hoạt động và dữ liệu hiện tại. Trong bước này, doanh nghiệp có thể sử dụng các chuyên gia nếu năng lực doanh nghiệp khó thực hiện. Doanh nghiệp cần phân tích các phương án và lập thứ tự ưu tiên các phương án theo mối quan hệ giữa lợi ích – chi phí. • Thực hiện phương án cải thiện hiệu quả: Bước này đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên có thể đáp ứng yêu cầu mới. Những nhân viên này phải được đào tạo về vận hành, quản lý và bảo trì quá trình mới một cách kịp thời để các nhân viên nhận thức được trách nhiệm của mình. Cần thực hiện một cách kịp thời bởi nếu đào tạo thay đổi quá sớm sẽ gây ra sự lo lắng bối rối cho các nhân viên chưa quen với hệ thống và quá trình mới. Và nếu quá muộn sẽ làm bỏ phí nhiều cơ hội cải tiến và cơ hội kinh doanh trên thị trường. • Liên tục cập nhật các phần mềm ứng dụngABC mới phù hợp với điều kiện doanh nghiệp. MôhìnhABC sẽ không thể hiện những ưu điểm của nó nếu không có những phần mềm ứng dụng phù hợp. Ngoài việc xây dựngmôhìnhABC phù hợp cần phải xây dựng phần mềm ứng dụng ABC. Bởi những thông tin của ABC không chỉ là những thông tin tài chính thông thường mà còn là những thông tin phi tài chính: thông tin chất lượng, thông tin số lượng, thông tin hoạt động… ABC đòi hỏi phải có lượng thông tin khổng lồ. Có như vậy mới thực hiện phươngphápABC một cách hiệu quả. Vì vậy ABC sẽ không phát huy được tính ưu việt của nó nếu không có một phần mềm hiệu quả. Yêu cầu đối với phần mềm này là phải có khả năng phân tích sâu không chỉ dừng lại ở việc phân bổ chi phí, tức là thiết kế phần mềm phải tiếp cận với mạng lưới các đối tượng để tiến hành phân bổ chi phí nhiều chiều (sản phẩm, khách hàng, thị trường…). Bên cạnh đó phần mềm phải bao gồm hệ thống các báo cáo đầu ra tiêu chuẩn bao quát các thông tin cơ sở cùng các kết quả về đối tượng chi phí và các hoạt động. Những mẫu báo cáo này còn có thể sử dụng một cách linh hoạt tuỳ từng người sử dụng. Ngoài ra phần mền còn có các hoạt động hỗ trợ khác. Trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thiết kế được các phần mềm này thì có thể mua chúng, song phải hiểu rõ sự ứng dụng của ABCvào doanh nghiệp. Nên thiết kế môhìnhABCvà phân tích hoạt động trước khi lựa chọn một phần mềm thích hợp. Hiện nay có một số phần mềm kế toán có thể áp dụngphươngphápABC như Esoft Financials. Trong tương lai, nhiều phần mềm dựa vàophươngpháp này sẽ được phát triển và phần mềm này sẽ được hỗ trợ trong việc phân bổ chi phí gián tiếp vào sản phẩm một cách chính xác với chi phí thấp và trong thời gian ngắn. II. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN. Để thực hiện các bước trên một công việc vô cùng quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới việc áp dụngphươngphápABC có đạt hiệu quả mong muốn, đó chính là công tác thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác. Chỉ khi thông tin về tất cả các hoạt động, nguồn lực đã biết thì mới xây dựng, thiết kế ABCvà mạng lưới xác định chi phí hiệu quả. Đây là công việc rất cần thiết để có thể đạt được sự chính xác của các chi phí sản phẩm cuối cùng. Một phần quan trọng của dữ liệu yêu cầu là những tỷ lệ cần thiết trong mỗi giai đoạn của một hệ thống ABC. Mỗi hoạt động sử dụng một phần của từng nhóm chi phí. Tương tự như vậy mỗi sản phẩm sẽ sử dụng đến một phần của mỗi hoạt động, mỗi tỷ lệ thường thể hiện cho một phần của tổng thể chi phí hay hoạt động. Ví dụ hoạt động lập báo giá sử dụng 10% chi phí hành chính. Có rất nhiều cách để thu được những tỷ lệ này và từng phươngpháp cụ thể sẽ tác động đến độ chính xác mong muốn. Sau đây chúng tôi đưa ra một số phươngpháp thu thập thông tin để trang bị những thông tin chi phí chính xác một cách có hệ thống giúp các nhà quản lý có thể đề ra những chiến lược cho doanh nghiệp, xác định chi phí sản phẩm và cải thiện cấu trúc chi phí. Có 3 phươngpháp với mức độ chính xác về dữ liệu có thể được sử dụng trong việc ước lượng các tỷ lệ cần thu thập theo thứ tự là: ước đoán, đánh giá hệ thống và thu thập dữ liệu thực tế. 1. Ước đoán: Trong trường hợp khi không thể có được những số liệu thực tế hoặc việc thu thập số liệu khá tốn kém thì có thể ước đoán để tính ra các tỷ lệ. Phươngpháp này không gây tốn kém nhưng chỉ áp dụng với những khoản mục chi phí thấp, không ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động của hoạt động. Ví dụ: chi phí xử lý đơn đặt hàng, chi phí gửi hóa đơn…Việc ước đoán có thể được hợp tác thực hiện bởi bộ phận quản lý, bộ phận tài chính và những nhân viên điều hành có liên hệ trực tiếp đến trung tâm tính chi phí. Nhóm này có thể đưa ra được những ước đoán về tỷ lệ chi phí phân bổ trong cả hai giai đoạn của phươngpháp ABC. Mức độ chính xác dựa vào sự kết hợp của những người trong nhóm và những kiến thức của họ về trung tâm chi phí. 2. Đánh giá hệ thống: Một phươngpháp khoa học hơn để thu được những tỉ lệ này cho việc tính toán chi phí là việc sử dụng kỹ thuật hệ thống như áp dụng quá trình phân tích thứ bậc (AHP- Analytic Hierarchical Process) (Saaty, 1982; Golden,Wasil, và Harker, 1989). AHP là một công cụ thích hợp nhằm đưa những ý kiến cá nhân chủ quan thành những thông tin thể hiện khách quan hơn về các tỉ lệ. Ví dụ, giả sử doanh nghiệp cần phân bổ chi phí xăng dầu giữa ba hoạt động chạy máy, giao hàng và bảo trì. Thông qua việc đặt câu hỏi cho những bộ phận tiêu thụ nguồn lực này và yêu cầu họ đánh giá về tỉ lệ phần trăm chi phí xăng dầu trong một thời đoạn nhất định, AHP có thể đưa ra được phần trăm của chi phí này và phân bổ chúng đến từng hoạt động thích hợp. AHP cũng có thể được sử dụng trong giai đoạn hai đó là phân bổ chi phí từ các hoạt động đến từng sản phẩm. Trong bước này, điều quan trọng là phải xác định được một tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp để đạt được mức độ chính xác mong muốn. Ví dụ, giả sử doanh nghiệp mong muốn ấn định chi phí bán hàng đến từng sản phẩm. Một phươngpháp đó là ước lượng mức độ hoạt động bán hàng cần thiết đối với từng sản phẩm. Giả sử doanh nghiệp sản xuất năm sản phẩm. Sản phẩm A là sản phẩm đã có tiếng, những nỗ lực về hoạt động bán hàng là tương đối thấp, trong khi sản phẩm B, C, và D đang trong giai đoạn giữa của dòng đời sản phẩm và sản phẩm E, là một sản phẩm mới, tiêu tốn rất nhiều thời gian và nỗ lực hơn cho việc bán hàng. Thay vì phân bổ đồng đều chi phí bán hàng cho từng sản phẩm, AHP có thể đưa ra một ước lượng cho phép công ty tính chi phí đến từng sản phẩm một cách chính xác hơn. Trong ví dụ cụ thể này, khu vực bán hàng và thời gian sử dụng để thương thảo với khách hàng về từng sản phẩm có thể được xem là các tiêu thức liên hệ. Sau đó, chi phí bán hàng được xếp hạng giữa các sản phẩm theo khoảng cách cần thiết giao hàng. Việc xếp hạng tiếp theo giữa các sản phẩm được thiết lập theo tỉ lệ thời gian cho từng khách hàng. Cuối cùng, những cách xếp hạng chủ quan về hoạt động bán hàng được kết hợp lại để tính ra tỉ lệ phân bổ chi phí bán hàng giữa năm loại sản phẩm. Có thể sử dụng các phươngpháp sau để đánh giá một cách hiệu quả: • Quan sát và phỏng vấn: Với phươngpháp này bộ phận phân tích sẽ thực hiện thông qua việc đặt câu hỏi đối với bộ phận thực hiện hoạt động cần phân tích, quan sát những hoạt động đó và đánh giá mức độ hoạt động để đưa ra các tỷ lệ chính xác. Lưu ý rằng việc quan sát quá nhiều sẽ làm cho việc cho thu thập bị hạn chế ở các cách thức thu thập khác do bị tác động quá lớn về cách thức các công việc được thực hiện. Còn đối với những người được phỏng vấn cần tập trung vào những người nắm các chức vụ quản lý hay giám sát trong doanh nghiệp bởi bản thân những người này đã hiểu rõ những hoạt động của những người trực tiếp thực hiện hoạt động. Mục đích của phỏng vấn là xác định được đâu là hoạt động cơ bản và trọng yếu trong tổ chức. Thông thường, phạm vi xem xét là những hoạt động chiếm từ 5% trở lên trong tổng thời gian hoạt động của một cá nhân. Trong quá trình phỏng vấn chủ yếu nên sử dụng các câu hỏi: - Cơ cấu tổ chức nhân sự gồm những ai. - Hoạt động chủ yếu của họ là gì? - Khi điều kiện hoạt động thay đổi thời gian hoạt động của họ có thay đổi không? Nếu có, điều kiện đó là gì? - Tỷ lệ mỗi hoạt động chiếm bao nhiêu trong tổng quỹ thời gian hoạt động của họ? . • Môhình hóa: Môhình hóa hoạt động là việc xây dựng một sự mô tả chính xác về các hoạt động được thực hiện trong doanh nghiệp. Nó không chỉ là một cách thức tổ chức, nắm bắt và thu thập thông tin về hệ thống mà còn cung cấp một hình ảnh về hệ thống và tạo điều kiện cho việc sửa chữa hệ thống thông qua việc trao đổi với những người sử dụng. Khi đó chúng ta có thể nhìn thấy mối quan hệ giữa các hoạt động tạo nên quá trình ở bất kỳ một mức độ chi tiết nào mong muốn. Theo đó có thể biểu diễn các hoạt động dưới dạng văn bản, hình ảnh… Ví dụ đưa ra môhình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ được phân nhỏ thành các hoạt động chi tiết: kiểm tra bao bì, kiểm tra chất lượng bên trong sản phẩm (thông qua chọn mẫu), kiểm tra số lượng sản phẩm sản xuất… Mỗi hoạt động này lại được xem xét theo các tiêu thức: thời gian kiểm tra, số lượng nhân viên kiểm tra, các dụng cụ thiết bị nào được huy động tham gia hoạt động này. Sau khi đưa ra các nhân tố đó, cần tính toán các tỷ lệ về thời gian mỗi hoạt động, chi phí đã bỏ ra đối với từng sản phẩm, loại sản phẩm. Việc đưa ra môhình như vậy giúp doanh nghiệp xem xét các hoạt động nào là chủ yếu, có ảnh hưởng tới việc tính chi phí giá thành sản phẩm, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp. 3. Thu thập dữ liệu thực tế: Đây là phươngpháp chính xác nhưng tốn nhiều chi phí nhất để có thể đưa ra các tỷ lệ cần thiết một cách chính xác. Phươngpháp này đòi hỏi phải tổng hợp các chi phí từ các hoạt động có liên quan để phân bổ cho từng đối tượng tính [...]... trong việc áp dụngmôhìnhABC KẾT LUẬN Môhình tính chi phí theo phươngpháp truyền thống đã lộ rõ những mặt hạn chế trong công tác tính chi phí và việc đưa ra các quyết định, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay Với việc áp dụngmôhình ABC, ngoài việc tính chi phí một cách chính xác hơn, nó còn giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời liên... trì và phục vụ khách hàng hơn là đến bản thân từng loại hình dịch vụ Như vậy với đặc thù từng ngành, từng doanh nghiệp, quản trị nên quan tâm tới việc phân tích hoàn cảnh thực tế ở doanh nghiệp mình mà không nên áp dụng máy móc một môhình ở những doanh nghiệp khác Những môhình đó chỉ nên dùng để xem xét và so sánh với môhình hoạt động của doanh nghiệp mình, từ đó rút ra những ưu nhược điểm và các... động Với những ưu việt như vậy, doanh nghiệp nếu áp dụng được môhình này có thể có lợi thế cạnh tranh rất lớn Tuy nhiên phươngpháp này đòi hỏi cao về việc thu thập và xử lý thông tin, từ đó phục vụ cho quá trình phân tích hoạt động của doanh nghiệp, do đó điều quan trọng là phải có một đội ngũ nhân viên có kỹ năng phân tích cũng như am hiểu về doanh nghiệp để có thể đưa ra được môhình phù hợp nhất... KẾ ABC CHO CÁC NGÀNH KHÁC NHAU Quá trình trên được áp dụng một cách chung nhất cho tất cả các doanh nghiệp Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp lại có những đặc thù riêng về lĩnh vực hoạt động, loại hình kinh doanh cũng như tính chất, quy mô, cơ cấu tổ chức Do đó việc áp dụngABC cũng có những điểm khác biệt Chúng ta hãy xem xét nhu cầu của các ngành khác nhau có ý nghĩa như thế nào đối với việc thiết kế mô hình. .. nghiệp Trên thực tế những kỹ năng này vẫn được sử dụng trong các doanh nghiệp, song chưa hệ thống lại một cách bài bản lô gíc Với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, những kỹ năng này cũng sẽ dần được quy nạp một cách đầy đủ Trong tương lai việc áp dụngmôhình này một cách rộng rãi sẽ là một hệ quả tất yếu khi với môhình chi phí truyền thống không đáp ứng được... thiết kế môhìnhABCđúng 1 Ngành sản xuất Đây là loại hình doanh nghiệp duy nhất thực sự sản xuất ra các sản phẩm hữu hình các doanh nghiệp thường sản xuất nhiều loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm cũng cần phải được sản xuất theo những giai đoạn, những quá trình hoạt động khác nhau Do có sự phức tạp về quy trình và công nghệ nên không thể phân tích thành các hoạt động mà phải nhóm chúng vào các trung tâm... thực tế và có thể đòi hỏi các thiết bị hỗ trợ cho việc thu thập thông tin Hơn nữa việc thu thập dữ liệu phải đúng thời điểm và điều tra viên phải có kinh nghiệm Kết quả thường được phân tích bằng những công cụ thống kê Ví dụ: lấy mẫu công việc có thể được sử dụng để ước lượng tỷ lệ thời gian dành cho việc giám sát sản xuất sản phẩm cụ thể Trong trường hợp này, nhân viên giám sát sẽ được hỏi vào những... động duy trì doanh nghiệp Tỷ lệ các hoạt động duy trì và phục vụ khách hàng phụ thuộc vào tính phức tạp của doanh nghiệp Doanh nghiệp sản xuất đơn giản và thủ công thì hoạt động phục vụ khách hàng, duy trì doanh nghiệp thấp, điều này ngược lại với những doanh nghiệp kỹ thuật cao 2 Ngành ngân hàng, bảo hiểm Đây là ngành tạo ra sản phẩm không mang hình thái vật chất cụ thể hay chính là các dịch vụ cung... khách hàng Công việc chính của các tổ chức này là giao dịch với khách hàng để hướng khách hàng sử dụng các dịch vụ của họ, từ đó mới phát sinh doanh thu Mỗi một giao dịch này có sự khác nhau đối với từng khách hàng riêng biệt, với mỗi loại sản phẩm cụ thể, do đó các chi phí liên quan sẽ khác nhau đối với mỗi loại sản phẩm và khách hàng Mặt khác chi phí giao dịch còn thay đổi tuỳ theo từng nhân viên... tượng và phục vụ nhu cầu quản lý 3 Ngành điện thoại, đường sắt Cấu trúc chi phí ở các ngành này đều có các mạng lưới có liên hệ với nhau để chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác Mặt khác, bao giờ khách hàng doanh thu thấp cũng tốn kém hơn và ít lãi một cách tương đối hơn so với các khách hàng doanh số cao, bao giờ chi phí đơn vị cho một số lượng đông khách cũng nhỏ hơn với số lượng ít Do đó, ABC lại . PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH ABC VÀO VIỆT NAM ABC với những ưu việt của nó đã khẳng định việc áp dụng vào doanh nghiệp là. kế toán có thể áp dụng phương pháp ABC như Esoft Financials. Trong tương lai, nhiều phần mềm dựa vào phương pháp này sẽ được phát triển và phần mềm này sẽ