Xuất phát từ những lý do chủ yếu nêu trên, là cán bộ quản lý nhà trường, tôi rất trăn trở trước thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay ở các [r]
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
LÒ MAI SƠN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
LÒ MAI SƠN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Tuyết
HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN
Trang 3MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Danh mục chữ viết tắt ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Error! Bookmark not defined 1.1 Tổng quan Error! Bookmark not defined 1.1.1 Ở nước ngoài Error! Bookmark not defined 1.1.2 Ở Việt Nam Error! Bookmark not defined 1.2 Cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường Error! Bookmark not defined
1.2.1 Khái niệm về quản lý Error! Bookmark not defined 1.2.2 Khái niệm về quản lý giáo dục Error! Bookmark not defined 1.2.3 Các chức năng quản lý giáo dục Error! Bookmark not defined 1.2.4 Khái niệm về nhà trường và quản lý nhà trường Error! Bookmark not
defined
1.3 Cơ sở lý luận về HĐGDNGLL Error! Bookmark not defined 1.3.1 Hoạt động Error! Bookmark not defined 1.3.2 Hoạt động giáo dục Error! Bookmark not defined 1.3.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Error! Bookmark not defined 1.3.4 Nội dung HĐGDNGLL ở trường THPT hiện nay Error! Bookmark not defined
1.3.5 Một số phương pháp tổ chức HĐGDNGLL Error! Bookmark not defined
Trang 41.4 Công tác quản lý của HT trường THPT trong HĐGDNGLL Error! Bookmark not defined
1.4.1 Trường THPT Error! Bookmark not defined 1.4.2 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của HT trường THPT Error! Bookmark not defined
1.4.3 Nội dung quản lý của HT đối với HĐGDNGLL Error! Bookmark not defined
Kết luận chương 1 Error! Bookmark not defined Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG CÁC TRƯỜNGTHPT TỈNH ĐIỆN BIÊN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG Error! Bookmark not defined
2.1 Tổng quan về tình hình phát triển KT – XH, Giáo dục –Đào tạo của tỉnh
Điện Biên Error! Bookmark not defined
2.2 Thực trạng về GD THPT có liên quan đến HĐGDNGLL tỉnh Điện Biên
Error! Bookmark not defined 2.2.1 Về qui mô GD THPT Error! Bookmark not defined 2.2.2 Chất lượng GD THPT Error! Bookmark not defined 2.2.3 Đội ngũ GV và CBQL trường THPT Error! Bookmark not defined 2.2.4 Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học và Ngân sách GD địa phương Error! Bookmark not defined
2.3 Phân tích thực trạng về nhận thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
của các trường THPT tỉnh Điện Biên Error! Bookmark not defined 2.3.1 Xây dựng bộ công cụ khảo sát Error! Bookmark not defined
2.3.2 Phân tích thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh Error! Bookmark not defined
2.4 Phân tích thực trạng tổ chức, chỉ đạo quản lý HĐGDNGLL của các
trường THPT tỉnh Điện Biên Error! Bookmark not defined
2.4.1 Thực trạng tổ chức, quản lý chỉ đạo HĐGDNGLL của HT các trường
THPT Error! Bookmark not defined
Trang 52.4.2 Thực trạng tổ chức, chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp của giáo viên chủ nhiệm Error! Bookmark not defined
2.4.3 Thực trạng sự phối kết hợp giữa Hiệu trưởng với tổ chức Đoàn TNCSHCM nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà
trường Error! Bookmark not defined
2.4.4 Thực trạng về sử dụng CSVC - TBDH , huy động các nguồn kinh phí
phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Error! Bookmark not
defined
2.4.5 Đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các
trường THPT tỉnh Điện Biên Error! Bookmark not defined
2.5 Nhận xét đánh giá chung thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng ở các trường Trung học phổ thông tỉnh
Điện Biên Error! Bookmark not defined
2.5.1 Những kết qủa đã đạt được của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Error! Bookmark not defined
2.5.2 Những tồn tại và khó khăn gặp phải trong hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp Error! Bookmark not defined 2.5.3 Những nguyên nhân của tồn tại, yếu kém Error! Bookmark not defined
Kết luận chương 2 Error! Bookmark not defined Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐGDNGLL CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH ĐIỆN BIÊN Error! Bookmark
not defined
3.1 Cơ sở đề xuất cho việc xây dựng các biện pháp Error! Bookmark not
defined
3.1.1 Căn cứ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu và những ưu điểm, hạn chế của thực trạng công tác quản lý các HĐGDNGLL của HT các trường THPT
tỉnh Điện Biên Error! Bookmark not defined 3.1.2 Căn cứ cơ sở pháp lý Error! Bookmark not defined
Trang 63.2 Các biện pháp Error! Bookmark not defined
3.2.1 Tổ chức tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng
tham gia giáo dục khác Error! Bookmark not defined 3.2.2 Kiện toàn, phát huy vai trò của BCĐ HĐGDNGLL Error! Bookmark not defined
3.2.3 Phát huy vai trò nòng cốt của Đoàn Thanh niên - Liên kết phối hợp với các lực lượng xã hội để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp Error! Bookmark not defined
3.2.4 Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn, tổ giáo viên chủ nhiệm tham gia tổ chức
giáo dục ngoài giờ lên lớp Error! Bookmark not defined 3.2.5 Xây dựng năng lực tổ chức các HĐGDNGLL cho đội ngũ GV Error! Bookmark not defined
3.2.6 Khuyến khích, phát huy tối đa vai trò chủ thể của học sinh và tập thể
HS trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Error! Bookmark not
defined
3.2.7 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học, tài chính và các
điều kiện khác cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Error! Bookmark not defined
3.2.8 Công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Error! Bookmark not defined
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi hiệu quả các biện pháp đề xuất trên
Error! Bookmark not defined Kết luận chương 3 Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined
1 Kết luận Error! Bookmark not defined
2 Khuyến nghị Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 PHỤ LỤC 91
Trang 7Ở ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí, đáp ứng yêu cầu phát triển chất lượng nguồn nhân lực và kinh tế
- xã hội của một quốc gia Trong thời đại ngày nay, với tốc độ phát triển như
vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng khu vực và thế giới, đòi hỏi giáo dục phổ thông phải có những bước tiến mới mạnh mẽ, giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động sáng tạo, tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước
Trang 8Điều 2 Luật Giáo dục (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã ghi rõ: “Mục
tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp,…; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001- 2010) của nước ta, nêu rõ:
“Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước,…, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, ý thức vươn lên
về khoa học và công nghệ.”
Đó là những giá trị đạo đức cơ bản và năng lực nghề nghiệp cần có ở con người lao động của thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước những thập niên đầu thế kỷ XXI Những giá trị đạo đức và năng lực nghề nghiệp của người lao động, rõ ràng được hình thành cơ bản không chỉ bằng giờ học trên lớp mà phải được rèn luyện, củng cố và phát triển thông qua các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng, đặc biệt hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở nhà trường phổ thông đóng vai trò quan trọng
Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, giàu truyền thống văn hóa cách mạng, nằm trong vùng phát triển kinh
tế trọng điểm của miền biên giới - Phía Bắc, là tỉnh có tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá - lịch sử Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ đang được đầu tư mang tính quốc gia Hiện tại, mật độ dân số khá đông, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển chưa mạnh và đồng bộ, các tệ nạn xã hội có nguy cơ tiềm ẩn và bùng phát Riêng ngành giáo dục đã
và đang từng bước phát triển nhưng còn gặp nhiều khó khăn Xuất phát từ nhiều tác động, nguyên nhân khác nhau về kinh tế, chính trị, về cơ sở vật chất,
về phương tiện dạy học, về nhận thức mà phần nhiều trường phổ thông, đặc
Trang 9biệt là công tác giáo dục toàn diện chưa được chú trọng, trong đó có giáo dục ngoài giờ lên lớp Mặt khác, do các điều kiện còn hạn chế nên các trường Trung học phổ thông hiện nay chủ yếu vẫn chỉ cung cấp tri thức để hình thành nhận thức, chưa coi trọng đúng mức và chưa có đủ điều kiện rèn luyện kỹ năng, hành vi, trau dồi những xúc cảm, tình cảm, niềm tin, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ
Trong thời gian gần đây, nhiều trường Trung học phổ thông tỉnh Điện Biên, tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được đưa vào chương trình chính khóa theo chương trình đổi mới của bậc học phổ thông Song, lại thiếu tính hệ thống và chưa khai thác hết tiềm năng của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh Do đó, với vai trò vừa là đối tượng vừa là chủ thể hoạt động của học sinh nhiều khi bị mờ nhạt, dễ gây sự nhàm chán trong hoạt động của học sinh, không hấp dẫn thu hút được sự tham gia của đông đảo học sinh, không tạo được sân chơi lành mạnh, sinh động, dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp
Xuất phát từ những lý do chủ yếu nêu trên, là cán bộ quản lý nhà trường, tôi rất trăn trở trước thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay ở các trường Trung học phổ thông trong tỉnh Điện Biên, nó
đã thúc đẩy tôi chọn và nghiên cứu đề tài: «Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường trung học Phổ thông tỉnh
Điện Biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay» làm luận văn của
mình
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở, phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng(HT) các trường THPT tỉnh Điện Biên, đối chiếu với lý luận QLGD, kết hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội ở từng khu vực của nhà trường
Đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL phù hợp, khả thi, góp phần làm
tốt hơn các HĐGDNGLL ở trường THPT
Trang 103 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT
tỉnh Điện Biên
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý các HĐGDNGLL của Hiệu
trưởng các trường THPT tỉnh Điện Biên
4 Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các trường THPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên chưa thực sự được chú trọng và hiệu quả còn thấp; việc quản
lý của Hiệu trưởng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập do đó, nếu phân tích, đánh giá đúng thực trạng HĐGDNGLL và công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Điện Biên, thì sẽ xác lập được một hệ thống các biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi bền vững, có thể nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL, góp phần thúc đẩy chất lượng dạy học – giáo dục
ở trường THPT
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lý luận về quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT
5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐGDNGLL
của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Điện Biên
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay; khảo nghiệm tính
cần thiết và khả thi hiệu quả của các biện pháp đó
6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1 Quan điểm nghiên cứu
6.1.1 Quan điểm tiếp cận hệ thống
Quản lý nhà trường là quản lý một “Tiểu hệ thống xã hội”, trong đó quản lý HĐGDNGLL về thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của giáo viên(GV) Vì vậy, các biện pháp quản lý HĐGDNGLL phải được xem xét trong một hệ thống những tác động quản lý của Hiệu trưởng đến các lĩnh vực quản lý khác, nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra
Trang 116.1.2 Quan điểm tiếp cận lịch sử
Việc nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng các trường THPT trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, ở những thời điểm
cụ thể Mặt khác, việc nghiên cứu phải tính đến những đòi hỏi khách quan của
sự phát triển KT - XH, khoa học công nghệ đối với quản lý HĐGDNGLL, nhằm phát triển hài hòa và toàn diện nhân cách của người học
6.1.3 Quan điểm tiếp cận toàn diện
Đòi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện việc quản lý HĐGDNGLL
ở các trường THPT, bao gồm các vấn đề như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, xây dựng đội ngũ, xây dựng các điều kiện vật chất, tài chính, phối hợp các lực lượng xã hội, kiểm tra đánh giá đồng thời để đánh giá khách quan và toàn diện thực trạng quản lý, việc nghiên cứu được thực hiện chủ yếu trên ba đối tượng: cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh
6.2 Phương pháp nghiên cứu
6.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, phân loại các tài liệu khoa học và các văn bản pháp qui của nhà nước, của ngành, của địa phương có liên quan Nhằm tìm hiểu, xây dựng cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu
6.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Gồm phương pháp đàm thoại, quan sát, phỏng vấn, trưng cầu ý kiến, tổng kết kinh nghiệm Quản lý, khảo nghiệm
6.2.2.1 Phương pháp đàm thoại
Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Điện Biên, chúng tôi tổ chức trò chuyện, trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường khảo sát, nhằm tìm hiểu về chất lượng quản lý HĐGDNGLL
6.2.2.2 Phương pháp điều tra bằng hệ thống Ankét