CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Tư GV trường THCS NGUYỄN HUỆ, Diên Khánh Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập , công nghệ thông tin phát triển- đó là điều kiện thuận lợi để đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu”. Nhưng bên cạnh sự phát triển ấy cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và phát triển nhân cách của học sinh. Vì sao thế? Bởi lứa tuổi của các em rất nhạy cảm, các em dễ sa ngả vào các trò chơi điện tử vào các tệ nạn xã hội….Vì vậy quan tâm đến giáo dục toàn diện cho học sinh là một việc làm cấp thiết, đòi hỏi mọi người phải quan tâm- đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Ngày nay, tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng -đây cũng là vấn đề bức xúc của toàn xã hội . Vậy ai là người giúp các em thức tỉnh trở về với bản chất “ người” của mình? Cũng chính là giáo viên chủ nhiệm. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm càng quan trọng hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ “mục tiêu giáo dục toàn diện” và “nâng cao chất lượng giáo dục”. I.Đặc điểm, những thuận lợi, khó khăn của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay: 1. Thuận lợi: - Ngày nay, Đảng và nhà nước ta đã coi “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Chính vì thế giáo dục luôn được quan tâm về mọi mặt. Đó là một trong những điều kiện thuận lợi để giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. - Hệ thống trường học đầy đủ cơ sở vật chất. Ban giám hiệu có kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học, sáng tạo trong quản lí; luôn quan tâm chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch theo chủ đề, theo tuần, tháng, năm. Chính vì thế, mọi hoạt động học tập và sinh hoạt mang lại kết quả tốt. - Giáo viên bộ môn đều là những người tâm huyết không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn quan tâm đến nền nếp, giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh. - Học sinh có vốn hiểu biết do tiếp cận nhiều với các phương tiện thông tin đại chúng – không chỉ hiểu biết về kiến thức mà còn về đạo đức lối sống. - Đa số phụ huynh có điều kiện về kinh tế quan tâm đến việc học tập của con em mình. - Công nghệ thông tin liên lạc phát triển là điều kiện thuận lợi để giáo viên chủ nhiệm trao đổi, phối hợp làm tốt công tác chủ nhiệm. 2. Khó khăn: - Giáo viên chủ nhiệm chưa được bồi dưỡng thường xuyên với các chuyên đề đặc thù về quản lý học sinh, chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm của bản thân nên chắc hẳn sẽ khó khăn trong quá trình giáo dục. - Công nghệ thông tin phát triển là điều kiện thuận tiện để học sinh tìm hiểu, trao dồi kiến thức nhưng bên cạnh đó có những trò chơi điện tử đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và phát triển nhân cách hoïc sinh. Các em mê chơi bỏ học, hư hỏng, thích bạo lực, trộm cắp… Các em trở nên những con “nghiện” khó có thể bỏ được, trở thành những người khó dạy, không còn biết vâng lời ai… 1 - Một số phụ huynh chỉ lo làm ăn, khơng có thời gian gần gũi, quan tâm đến con cái chỉ phó mặc cho nhà trường. Những em như thế nếu khơng có ý thức tự học, sớm muộn cũng sẽ rơi vào con đường hư hỏng. - Nhiều phụ huynh có “ bệnh tưởng” ln “ thần tượng” con, ln nghĩ con mình ngoan, giỏi khơng biết thực chất con mình có như thế khơng đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc giáo dục học sinh. - Một số em có hồn cảnh đặc biệt, gia đình không hòa thuận, cha mẹ sống li thân đã ảnh hưởng đến tâm lí các em, các em chán nản, lầm lì khó dạy. II. Các u cầu đối với giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thơng: 1. Nội dung : - Giáo viên chủ nhiệm là người thừa lệnh hiệu trưởng trực tiếp quản lí lớp về việc thực hiện nền nếp, tác phong, học tập của học sinh. - Chịu trách nhiệm về việc lập dầy đủ các loại hồ sơ của học sinh, của lớp theo qui định. - Phối hợp với các bộ phận trong nhà trường ( giáo viên bộ mơn và các bộ phận Đồn- Đội ) đề xuất trước hội đồng xét duyệt về hạnh kiểm và danh hiệu thi đua của từng học sinh. - Báo cáo và vận động kịp thời các trường hợp học sinh bỏ học. - Thơng tin liên lạc với phụ huynh học sinh về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh. - Là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. 2. Phương pháp : - Đầu năm giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho tập thể lớp học tập nội qui ( theo Điều lệ). - Giáo viên chủ nhiệm chọn một đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình, năng động, trách nhiệm. Và phân cơng nhiệm vụ cụ thể từng thành viên, làm việc dưới sự chỉ dẫn của giáo viên chủ nhiệm. - Nắm rõ thực trạng, tình hình lớp để lập kế hoạch chủ nhiệm hoạt dộng năm, tháng, tuần theo kế hoạch chung của nhà trường. - Lập sổ theo dõi và cập nhật việc thực hiện nền nấp của học sinh để làm cơ sở xếp loại hạnh kiểm hàng tuần. Trong đó chủ yếu động viên kịp thời những học sinh đạt thành tích tốt hoặc chuyển biến tốt và nghiêm khắc giáo dục theo phương pháp “Kỷ luật tích cực” những học sinh chậm tiến bộ. 3. Kĩ năng: - Từ nội qui chung của trường, tùy đối tượng học sinh giáo viên đưa ra biện pháp cụ thể , và vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào lớp mình để đạt kết quả. - Đầu năm học giáo viên phải thường xun theo sát, kiểm tra chặt chẽ và có biện pháp xử lí triệt để để học sinh đi vào nền nếp. - Giáo viên chủ nhiệm phải ln ghi nhớ một điều “ lời nói phải đi đơi với việc làm”- khơng lơ là, bỏ dỡ vì như thế các em sẽ chây lười rất khó xây dựng lại nền nếp . - Giáo viên chủ nhiệm như người cha, người mẹ của các em, chính vì thế phải cơng bằng, khách quan khi xử lí cũng như tun dương, khen thưởng học sinh. 2 - Phải sống có tình cảm, thường xuyên gần gũi, tâm sự để hiểu hoàn cảnh của các em, đặc biệt là học sinh cá biệt để từ đó có cách giải quyết tối ưu nhất. III. Kinh nghiệm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp: Để các em trở thành những người “ vừa hồng vừa chuyên” thì gia đình, nhà trường phải thực sự quan tâm, nhắc nhở tác động thường xuyên đến các em và bản thân các em phải có ý thức tự giác học tập, rèn luyện. Có như thế kết quả giáo dục mới được nâng cao và bền vững. Muốn thế giáo viên chủ nhiệm cần: - Xây dựng nền nếp, tác phong, nền nếp học tập ngay từ đầu năm học để học sinh có thói quen thực hiện tốt nền nếp. - Giáo viên chủ nhiệm không thể một mình đẩy phong trào lớp đi lên, muốn lớp có nền nếp, có phong trào tốt phải có sự tham gia tích cực của các thành viên trong lớp đặc biệt là đội ngũ cán bộ lớp. Chính vì thế, giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng cho đội ngũ cán bộ lớp phương pháp làm công tác quản lý lớp ( gương mẫu; không chia bè, chia nhóm; làm việc có sổ sách, có kế hoạch…). - Xây dựng nền nếp học tập: + Tổ trưởng theo dõi, có điểm cộng, trừ, và xếp loại thi đua hàng tuần. + Đầu năm giáo viên chủ nhiệm cho học sinh đăng kí mốc điểm kiểm tra miệng, mục đích để các em cố gắng thuộc bài khi đến lớp. Qua nhiều năm thực hiện, kết quả học tập của các em khá tốt. Đặc biệt các em đỗ vào lớp 10 khá cao có năm lên đến 60-70% ( mặt bằng chung của huyện 52% ). - Giáo viên phải thật bình tĩnh, sáng suốt, linh hoạt, mềm mỏng trong mọi tình huống khi xử lí học sinh. Tùy đối tượng mà dùng biện pháp xử lí phù hợp. Chẳng hạn: Học sinh cá biệt có hoàn cảnh đặc biệt- cha mẹ li hôn. Giáo viên chủ nhiệm không thể cứng nhắc dùng biện pháp, nội qui để xử lí được mà phải dùng tình cảm, động viên, phân tích đúng sai, chỉ cho các em thấy những gương đi trước… hoặc có thể giúp đỡ các em trong khả năng của mình, dù đó là những món tiền không đáng kể … .Làm việc xuất phát từ tình cảm, từ tấm lòng chắc chắn các em sẽ động lòng, các em sẽ cảm thấy ấm lòng hơn và dần dần sẽ cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện mình. Kết quả qua nhiều năm chủ nhiệm, lớp không có học sinh hạnh kiểm yếu và trên 90% đạt hạnh kiểm khá, tốt. - Tuổi các em còn nhỏ, suy nghĩ nông cạn, giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên nhắc nhở, phân tích mục đích của việc học để học sinh thấm nhuần. Từ đó, các em sẽ cố gắng phấn đấu để đạt được kết quả như mong muốn. - Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với giáo viên bộ môn, ban giám hiệu, bộ phận Đoàn, Đội để có biện pháp giúp đỡ những học sinh yếu kém, học sinh quá chây lười. - Phối hợp với phụ huynh: bởi đa số các em rất sợ cha mẹ. Hơn nữa, thời gian học tập ở nhà của các em cũng khá nhiều, phụ huynh có điều kiện quan tâm gần gũi các em. Nếu chúng ta phối hợp tốt chắc chắn kết quả học tập của các em sẽ đạt kết quả cao. IV.Phương hướng, giải pháp tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở trường phổ thông: 1. Phương hướng : Để tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm: 3 - Giáo viên chủ nhiệm được tham gia các lớp bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh, nhất là hiện nay tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng. - Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, tâm huyết, năng động, sáng tạo “ Tất cả vì học sinh thân u”. - Bản thân mỗi giáo viên phải ln phấn đấu học tập và rèn luyện thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Phải là người có năng lực, có kiến thức chun mơn vững vàng, là người có phẩm chất đạo đức tốt, có như thế các em mới tin u và làm chỗ dựa để hình thành nhân cách. Phải thật bình tĩnh, sáng suốt, cơng bằng, khách quan, vơ tư trong mọi tình huống khi xử lí học sinh. 2. Giải pháp : - Để giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, Ban giám hiệu cần có biện pháp xử lí nghiêm những trường hợp học sinh vi phạm 5 điều cấm ( theo điều lệ ). Điều 41. Các hành vi học sinh khơng được làm: 1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể CB.GV.NV.HS và người khác. 2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử. 3. Đánh nhau, gây rối an ninh, trật tự trong và ngồi nhà trường, sử dụng xe gắn máy. 4. Làm việc khác, nghe, trả lời bằng điện thoại di động; hút thuốc lá, uống rượu bia. 5. Vận chuyển, mang đến trường hoặc tàng trữ hung khí, vũ khí, chất nổ, chất dộc hại, chất kích thích ( ma túy), văn hóa phẩm độc hại và tham tệ nạn xã hội ( đánh bài…). - Tổ chức hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi ( xử lí tình huống). - Có quỹ khen thưởng giáo viên chủ nhiệm giỏi, lớp có thành tích học tốt, có phong trào thi đua xuất sắc. V.Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để tiến tới “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” giáo viên chủ nhiệm là cánh tay đắc lực của Hiệu trưởng đồng thời là người trực tiếp giáo dục, cố vấn, hướng dẫn, thúc đấy, cổ vũ… các em trong mọi hoạt động: - Cùng với các bộ phận trong trường giáo viên chủ nhiệm tạo điều kiện, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động như lễ, hội khai giảng; hội khỏe Phù Đổng; hoạt động ngoại khóa; hoạt động ngồi giờ, vui để học … tạo cho các em một sân chơi thoải mái để các em cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. - Khơng những vui chơi thoải mái, giáo viên chủ nhiệm còn tạo bầu khơng khí thân thiện gần gũi với mọi đối tượng để các em tự tin, khơng căng thẳng trong q trình học tập. Chẳng hạn giáo viên chủ nhiệm cùng tham gia các hoạt động vui chơi, ca hát …với các em. * Trong học tập: + Đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm, đăng kí tiết học tốt. + Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành; rèn luyện kĩ năng và phương pháp học tập; khả năng tự tìm hiểu, khám phá sáng tạo đó là một trong những yếu tố hết sức quan trọng giúp các em chiếm lĩnh kiến thức tốt nhất. 4 + Giáo viên chủ nhiệm phải tạo điều kiện bình đẳng về việc học tập. * Chú trọng giáo dục kĩ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh an toàn. * Giáo viên chủ nhiệm là người hơn ai hết không những thân thiện trong dạy học mà còn thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện học tập của học sinh- đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của người thầy. Thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Với sự điều chỉnh, đổi mới kịp thời về phương pháp giảng dạy và giáo dục, hẵn sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, giúp các em năng động hơn, ý thức tự giác, tự nguyện cao hơn, góp phần làm cho môi trường học tập trở nên an toàn và thân thiện. Đây cũng chính là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của nhà trường đồng thời đáp ứng được nguồn nhân lực cho đất nước. Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm góp phần rất lớn trong sự nghiệp giáo dục hiện nay- người thắp sáng nhân cách toàn vẹn cho thế hệ trẻ. Diên Khánh, ngày 01 tháng 10 năm 2010 5 . hình học tập và rèn luyện của học sinh. - Là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. 2. Phương pháp :. đẩy phong trào lớp đi lên, muốn lớp có nền nếp, có phong trào tốt phải có sự tham gia tích cực của các thành viên trong lớp đặc biệt là đội ngũ cán bộ lớp.