1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

NÂNG CAO TÍNH ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM – BÀI HỌC TỪ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG (POHE)

9 56 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

gia giảng dạy đòi hỏi phải có kiến thức thực tế sâu rộng, khả năng nghiên cứu khoa học tốt để có thể cung cấp cho người sinh viên những giờ giảng có chất lượng. Tuy nhiê[r]

Trang 1

Tập 167, số 07, 2017

Trang 2

T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

Nguyễn Thị Hải Phương - Bản chất của ngôn từ văn học (nghĩ từ bài viết Bản chất xã hội, thẩm mỹ của diễn

Phạm Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Thu Trang, Ngô Thị Lan Anh - Ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến đời

sống đạo đức của nhân dân huyện Quốc Oai, Hà Nội 25

Phạm Thị Ngọc Anh - Hình tượng văn thủy ba trong mỹ thuật cổ Việt Nam và các ứng dụng trên sản phẩm mỹ

thuật tạo hình hiện đại 31

Lương Thị Thanh Dung – Sự khác nhau về kết cấu chữ Nôm của văn bản Thiền tông bản hạnh giữa bản in

năm 1745 và bản in năm 1932 49

Nguyễn Thị Quế, Phạm Phương Hoa - Đánh giá sự phù hợp của giáo trình New English File đối với việc

giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 55

Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của sinh viên chương trình tiên tiến tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên 61

Nguyễn Quỳnh Trang, Dương Công Đạt, Vũ Kiều Hạnh - Thiết kế chương trình bổ trợ nói cho học sinh lớp

10 Trường Trung học Phổ thông Thái Nguyên 67

Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và vấn đề phát triển năng lực nghiên cứu khoa

học cho học sinh trong dạy học Sinh thái học ở trung học phổ thông 79

Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Hoa Hồng - Nâng cao tính ứng dụng trong xây dựng chương trình đào

tạo đại học tại Việt Nam – bài học từ chương trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) 85

Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Thành Trung - Lựa chọn bài tập thể lực chuyên môn nâng cao kết quả học tập

chạy cự ly ngắn cho sinh viên khóa 14 Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 91

Lê Huy Hoàng, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Ngân, Vũ Thị Vân Anh - Phát triển năng lực sử dụng ngôn

ngữ hóa học của học sinh phổ thông trong dạy học các nội dung về hóa học hữu cơ chương trình hóa học lớp 12

Nguyễn Trọng Du - Phỏng vấn ‘nhóm tập trung’: một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả với các nghiên

Đỗ Thị Thái Thanh, Trương Tấn Hùng, Đào Ngọc Anh - Xây dựng hồ sơ năng lực bồi dưỡng giáo viên thể

dục các trường trung học phổ thông các tỉnh miền núi phía Bắc 109

Nguyễn Ngọc Bính, Dương Tố Quỳnh, Nguyễn Văn Thanh - Thực trạng sử dụng hệ thống phương tiện

chuyên môn trong giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh -

Lê Văn Hùng, Nguyễn Nhạc - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ bóng đá nam sinh viên

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 119

Journal of Science and Technology

N¨m 2017

Trang 3

Nguyễn Văn Dũng, Lê Văn Hùng - Một số giải pháp giúp sinh viên lựa chọn môn học tự chọn trong chương

trình giáo dục thể chất dành cho sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường Đại học Sư phạm – Đại học

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131

Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh viên Trường Đại học

Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay 135

Phạm Văn Hùng, Nguyễn Huy Hùng - Đánh giá đầu ra của chương trình đào tạo qua mức độ đáp ứng chuẩn

Ngô Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thu Hiền - Yêu cầu khách quan của việc đổi mới quy trình kiểm tra đánh giá

kết quả học tập môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay 147

Trương Thị Thu Hương, Trương Tuấn Anh - Ứng dụng dạy học dự án trong đào tạo giáo viên kỹ thuật tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên 153

Dương Quỳnh Phương, Trần Viết Khanh, Đồng Duy Khánh - Những nhân tố chi phối đến văn hóa tộc người

và văn hóa cộng đồng dân tộc dưới góc nhìn địa lí học 159

Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Quyết Thắng, Đào Thị Hương - Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch

đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại một số công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Thái

Nguyễn Văn Chung, Đinh Hồng Linh - Các yếu tố thành công cho website thương mại điện tử: trường hợp

doanh nghiệp du lịch nghỉ dưỡng vừa và nhỏ ở Quảng Bình 171

Đặng Thị Bích Huệ - Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang và các tác động đến

đời sống người dân trên địa bàn xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 177

Lương Văn Hinh, Lương Trung Thuyền - Nghiên cứu biến động giá đất ở trên địa bàn thị trấn Thất Khê,

huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015 183

Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thành Minh - Nghiên cứu các mối quan hệ cung ứng dịch

vụ quản trị hoạt động có dịch vụ trách nhiệm xã hội: trường hợp điển cứu tại các công ty dịch vụ vận tải chở

khách vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 189

Nguyễn Thị Thu Thương, Hoàng Ngọc Hiệp - Thực trạng quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát

triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 193

Tạ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Mạnh Dũng - Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 199

Nguyễn Thị Kim Huyền - Ứng dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS): kinh nghiệm quốc tế và bài

Nguyễn Thị Nhung, Phan Thị Vân Giang - Tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư

nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 211

Phạm Thuỳ Linh, Phạm Hoàng Linh, Trần Thị Thu Trâm - Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong bối

Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Bích Thủy - Động lực làm việc của cán bộ công chức xã phường: nghiên cứu

Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Thái Sơn - Bài học kinh nghiệm trong quản lý rủi ro thanh khoản đối với Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 231

Đoàn Quang Thiệu - Một số kết quả xây dựng mô hình học tập, thực hành về kế toán doanh nghiệp 243

Trang 4

Trần Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 85 - 90

85

NÂNG CAO TÍNH ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM – BÀI HỌC TỪ CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG (POHE)

Trường Đại học Ngoại thương

TÓM TẮT

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nền giáo dục Việt Nam cũng cần phải dần tiếp cận đến những chuẩn mực về chất lượng và phương pháp dạy-học như các trường đại học danh tiếng trên thế giới Bài viết nhằm giới thiệu về sự cần thiết của việc nâng cao tính ứng dụng trong các chương trình đào tạo đại học tại Việt Nam Thông qua những kinh nghiệm từ chương trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) đã được triển khai tại một số trường đại học tại Việt Nam, những kết quả đã đạt được, bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao tính thực tiễn định hướng nghề nghiệp trong việc xây dựng các chương trình đào tạo mới, qua

đó mang lại những giá trị thiết thực cho sinh viên

Từ khóa: Chương trình đào tạo, định hướng nghề nghiệp, giáo dục đại học, POHE, Việt Nam

SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO

TÍNH ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam thời

gian qua đã đạt được nhiều bước biến chuyển

đáng ghi nhận, trong đó có việc áp dụng rộng

rãi chương trình đào tạo theo tín chỉ thay cho

đào tạo niên chế trước đây Phương thức đào

tạo mới này giúp người học có thể chủ động

về mặt thời gian cũng như tiếp thu khối lượng

kiến thức để đáp ứng với nhu cầu thay đổi của

thị trường lao động Chương trình đào tạo đại

học theo tín chỉ thường bao gồm những học

phần thuộc ba khối kiến thức: khối kiến thức

cơ bản, khối kiến thức cơ sở và khối kiến thức

chuyên ngành Mỗi khối kiến thức được chia

làm 2 phần: bắt buộc và tự chọn Tuy nhiên,

sinh viên sau tốt nghiệp vẫn bị đánh giá thiếu

kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp Một

số nguyên nhân có thể kể đến như:

- Nội dung kiến thức trong chương trình đào

tạo đại học chưa có tính cập nhật và thiếu nội

dung thực tế cao sinh viên Sinh viên nắm

vững được khái niệm, thuật ngữ chuyên

ngành nhưng lại thiếu kỹ năng thực hành, hạn

chế về phương pháp làm việc, tư duy cũng

*

Tel: 0936.831.031; Email: hongnth@ftu.edu.vn

như khả năng tự học, tự nghiên cứu Học quá nhiều môn học hàng tuần; bội thực bởi lý thuyết nhưng lại thiếu giờ thực hành, thao tác trên máy móc, phương tiện làm việc, thiếu sự suy nghĩ và làm việc độc lập trong cách giải quyết các tình huống thực tế

- Cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng yêu cầu thực tập, thực hành và nghiên cứu Việc bố trí thực tập, thực hành ngoài khuôn viên trường gặp khó khăn trong việc di chuyển của sinh viên và kiểm soát, đánh giá từ nhà trường

- Đội ngũ nhà giáo còn trẻ và thiếu kinh nghiệm nghiên cứu, làm việc Đặc biệt đối với các môn chuyên ngành thì giảng viên tham

gia giảng dạy đòi hỏi phải có kiến thức thực

tế sâu rộng, khả năng nghiên cứu khoa học tốt

để có thể cung cấp cho người sinh viên những giờ giảng có chất lượng Tuy nhiên, giảng viên thực tế phần lớn đều là những sinh viên khá, giỏi được giữ lại trường, chưa được trau dồi và cọ xát với thực tế công tác ở các doanh nghiệp cụ thể Do vậy, bên cạnh sự năng động, nhiệt tình sáng tạo của đội ngũ giảng viên trẻ cũng không thể phủ nhận những hạn chế trong việc cung cấp những tình huống và quy trình thao tác thực tế mà các thầy cô mang đến cho sinh viên

Theo thống kê của Viện Khoa học Lao động

và Xã hội công bố thị trường lao động quý

Trang 5

Trần Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 85 - 90

86

I/2015 có tới 1,1 triệu người thất nghiệp trên

cả nước, trong đó số lao động trình độ đại

học, sau đại học thất nghiệp lên tới gần

178.000 người Bên cạnh đó, các doanh

nghiệp vẫn đang không ngừng tìm kiếm các

nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng

những yêu cầu ngày một gia tăng từ thị

trường Hầu hết các doanh nghiệp đều phải bỏ

ra khoản chi phí không nhỏ để thực hiện quá

trình đào tạo, bồi dưỡng các nhân viên mới ra

trường Thực tế trên cho thấy mức độ đáp ứng

về nguồn nhân lực từ phía nhà trường đối với

thị trường lao động còn nhiều hạn chế

Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) đã thông

qua Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện

đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Năm học 2016 – 2017, Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng ban

hành Chỉ thị về 9 nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải

pháp thực hiện của ngành Giáo dục Những

yêu cầu mới đã đặt ra thêm trọng trách đối với

các trường Đại học không chỉ là “tháp ngà” tri

thức mà phải có trách nhiệm đóng góp cho sự

phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc cung

ứng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu

của thị trường lao động

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG

TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỊNH

HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin đề

cập đến kinh nghiệm tổ chức một loại hình

đào tạo bậc đại học tại Việt Nam trong đó chú

trọng đến phát triển các năng lực và kỹ năng

nghề nghiệp của sinh viên là Giáo dục đại học

định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE -

Professional Oriented Higher Education)

Chương trình POHE thuộc Dự án Giáo

dục Đại học Việt Nam – Hà Lan được bắt

đầu vào đầu năm 2005 với mục tiêu nâng cao

năng lực nghề nghiệp của sinh viên bằng cách

xây dựng các chương trình đào tạo lấy nhu

cầu của thị trường lao động làm trung tâm

Dự án này có mục tiêu chính là thực hiện

chính sách mang tính đột phá “đào tạo theo nhu cầu xã hội” của Bộ Giáo dục và Đào tạo

và hình thành chính sách về mô hình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp Từ năm 2005, tám trường đại học Việt Nam1, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Hà Lan, đã bắt đầu xây dựng các chương trình POHE cho các ngành đào tạo như: Du lịch và Khách sạn, Sư phạm, Nông Lâm, Kỹ sư Xây dựng, Kỹ sư Điện tử

và Công nghệ Thông tin Trừ một chương trình đào tạo đã bắt đầu được tuyển sinh vào năm 2006, tất cả các chương trình đào tạo mới được xây dựng đã bắt đầu tuyển sinh vào năm 2007 và một vào năm 2008

Dự án POHE tại Việt Nam đã được triển khai qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (2005 - 2009): dự án triển khai thành công 10 chương trình đào tạo, thực hiện thí điểm ở 8 trường đại học

Giai đoạn 2 (2012 - 2015): mở rộng ra toàn hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam Ngoài 8 trường đại học tham gia từ giai đoạn 1, dự án

đã triển khai 50 chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng và đang tiếp tục được mở rộng ở nhiều trường Tính đến năm 2014, POHE đã đào tạo hơn 2.200 sinh viên tốt nghiệp và hơn 6.000 sinh viên đang theo học, lôi cuốn hơn 500 cơ quan, doanh nghiệp tham gia hợp tác 85% sinh viên

có việc làm trong 6 tháng ngay sau khi tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên ra trường không có việc làm đã giảm xuống đáng kể còn 19% [2]

Những đặc điểm chính trong xây dựng Chương trình POHE có thể tóm tắt như sau:

- Điểm nổi bật nhất của chương trình là sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo, giảng viên tham gia giảng dạy và cộng đồng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đào tạo đó Chương trình đòi hỏi có sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp thông qua các hoạt động cố vấn/tư vấn ở cấp

1

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông lâm Huế, Trường Đại học

Sư phạm Thái Nguyên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Vinh.

Trang 6

Trần Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 85 - 90

87

độ chương trình; cung cấp các cơ hội học tập

cho sinh viên qua các chương trình thực tập,

hướng dẫn nghiệp vụ trong các đồ án nhóm

và đồ án tốt nghiệp Thông qua đối thoại

thường xuyên, nhà trường tìm kiếm thông tin

từ các đối tác cho việc phát triển và điều

chỉnh các hồ sơ nghề nghiệp, xem xét và cải

tiến chương trình đào tạo Các doanh nghiệp

được khuyến khích tham gia tích cực vào việc

thực hiện chương trình đào tạo qua hình thức

thỉnh giảng, hướng dẫn đồ án sinh viên, tiếp

nhận các chương trình thực tập và đồ án tốt

nghiệp Tại Trường Đại học Nông lâm TP

Hồ Chí Minh chương trình POHE xây dựng

các hoạt động gắn với thực tiễn như thực tập

cơ sở, thực tập giáo trình, khóa luận tốt

nghiệp Trong đó hoat động trực tiếp với

doanh nghiệp được thể hiện qua 2 đợt thực

tập cơ sở Thực tập cơ sở 1 với thời lượng 1

tháng, được thực hiện trong học kỳ II năm thứ

nhất với mục tiêu là xây dựng lòng yêu nghề,

xác định động cơ và định hướng học tập

Thực tập cơ sở 2 với thời lượng 2 tháng được

thực hiện trong học kỳ II năm thứ hai với mục

tiêu biết thực hiện một công việc trong ngành

nghề Sau khi kết thúc thực tập, sinh viên cần

hoàn thành báo cáo quá trình thực tập, báo

cáo phải có sự xác nhận của người hướng dẫn

tại cơ sở thực tập và đóng dấu xác nhận của

cơ sở thực tập Đánh giá kết quả thực tập sẽ

bao gồm 20% từ phần đánh giá của cơ sở thực

tập, 50% phần báo cáo nội dung thực tập và

30% phần trả lời câu hỏi về nội dung thực tập

của sinh viên [4] Đối với Chương trình cử

nhân Quản tri du lịch tại trường Đại học Kinh

tế Quốc dân: Năm 1: Đào tạo ngắn hạn (1

tuần) vào học kỳ II, năm 2: Học tập/ Thực tập

nghề nghiệp (5 tháng) vào học kỳ II, năm 4:

Học tập/Thực tập quản lý (5 tháng) trong học

kỳ I và làm khóa luận (5 tháng) trong học kỳ

II [5] Chương trình POHE tại trường Đại

học Vinh tổ chức các học phần Thực tập công

nhân, thực tập tốt nghiệp, Đồ án môn học và

Đồ án tốt nghiệp với tổng khối lượng là 27 tín

chỉ chiếm 17% khung chương trình đào tạo

- Đội ngũ giảng viên cần có kiến thức đầy đủ

và thời sự về nghề nghiệp Đội ngũ giảng viên phải có khả năng dẫn dắt, đặc biệt ứng dụng tri thức và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thuộc ngành đào tạo Đội ngũ giảng viên phải có khả năng thực hiện các phương thức dạy học kích thích được tính chủ động học tập của sinh viên, các phương thức đánh giá lý thuyết và thực hành tích hợp

- Yêu cầu về cơ sở vật chất và những trang thiết bị đặc thù để tổ chức và đào tạo thực hành nhằm mô phỏng các tình huống trong thực tiễn nghề nghiệp

- Các chương trình POHE tập trung thực hiện các nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và cải thiện nghề nghiệp thông qua mô hình: nghiên cứu - đào tạo - ứng dụng-chuyển giao

- Khác với các chương trình đào tạo thông thường tại Việt Nam hiện nay, chương trình POHE được cấu trúc từ các module lớn và mỗi module lớn lại được hợp thành từ một số môn học Theo đó sinh viên được đánh giá theo từng module lớn, không theo các môn học Sinh viên cũng không được ghi danh môn học linh hoạt như trong chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường đại học [3] Tuy nhiên thực chất quá trình khảo sát tại các trường đại học tham gia dự án POHE 2 cho thấy các ngành đào tạo đều phải thiết kế chương trình cho phù hợp với đặc điểm hình thức đào tạo tại trường Một số trường do phải tuân thủ quy chế đào tạo tín chỉ chung của trường nên chương trình mặc dù được thiết kế theo từng module nhưng vẫn đánh giá kết quả theo từng học phần và tiến độ học

Những kết quả đạt được từ chương trình POHE

Theo Báo cáo sơ kết khảo sát các cựu sinh viên Chương trình POHE thực hiện đối với

1313 cựu sinh viên của 4 khóa liên tiếp ra trường từ năm 2010 – 2013 đã đánh giá những thế mạnh và điểm hạn chế của Chương trình POHE trong những năm đầu áp dụng tại Việt Nam như sau:

Trang 7

Trần Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 85 - 90

88

đồng tình

Tỷ lệ

Điểm

mạnh

Phát triển các kỹ

năng cho sinh

viên

đào tạo gắn với

thực tế

thực hành, thực

tế tỉ lệ lớn và

sớm

Hạn

chế

Cần hoàn thiện

trình đào tạo

Tăng thời lượng

học tập, thực

hành cho sinh

viên

Cần liên kết tốt

hơn với các nhà

tuyển dụng

Nguồn: Báo cáo sơ kết khảo sát các cựu sinh viên

chương trình POHE, 2014 [1]

Các cựu sinh viên đánh giá hệ thống môn cơ

sở giúp sinh viên có thêm những kiến thức

khác ngoài chuyên ngành, tuy nhiên lại khiến

các cựu sinh viên cảm thấy mệt mỏi trong quá

trình học tập Trong khi đó các môn chuyên

ngành thực tế lại hạn chế, ít được chú trọng

cập nhật các thông tin mới và giảng dạy cho

sinh viên Hệ thống đánh giá còn chưa phù

hợp, mức đánh giá của chương trình tạo áp

lực về tâm lý cho các sinh viên Ngoài ra một

số ý kiến đề nghị nên tăng cường ngoại ngữ

cho sinh viên đặc biệt ở những môn chuyên

ngành nhằm đáp ứng yêu cầu của thế giới

việc làm Đồng thời cần quy định thêm về

chuẩn đầu ra về tiếng Anh để sinh viên tự

giác rèn luyện bản thân trong học tập

Khoảng 16% các cựu sinh viên được khảo sát

cho rằng cần tăng thời lượng thực tập, thực

hành để đáp ứng yêu cầu của thực tế Các sinh

viên ngành nông lâm mong muốn được thực

tế nhiều mô hình ở các vùng miền hơn để hiểu

rõ đặc trưng của các loại cây trồng và tìm

hiểu thực tế Sinh viên ngành Quản trị Khách

sạn, Quản trị Du lịch tại Đại học Kinh tế

Quốc dân thì muốn có thời gian thực tập ở các

khách sạn dài hơn để học tập các kỹ năng và trang bị thêm kinh nghiệm

Về phía các trường đại học cũng gặp những khó khăn như: cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thực hành của sinh viên còn hạn chế, lạc hậu Số lượng sinh viên trong các lớp học lý thuyết khá lớn, khó áp dụng phương pháp giảng dạy POHE (trường Đại học Vinh, trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh), thiếu giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy chương trình POHE

Dự án POHE là dự án được tài trợ bởi Quỹ sáng kiến Hà Lan nên việc quyết định các trường tham gia trong dự án sẽ do tổ chức này quyết định Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng có chủ trương mang kinh nghiệm của POHE đến các trường đại học và hỗ trợ các trường thực hiện Do vậy, những kinh nghiệm trong xây dựng chương trình POHE hoàn toàn có thể được xem xét áp dụng khi xây dựng các ngành đào tạo mới hiện nay tại Việt Nam

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO TÍNH ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Luật Giáo dục Đại học năm 2012 khẳng định

“Cơ sở giáo dục đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ” (Điều 36 – Luật Giáo dục Đại học 2012) Bằng việc đánh giá hệ thống đào tạo tại các trường đại học Việt Nam hiện nay, cùng với những kinh nghiệm trong xây dựng chương trình POHE tại một số trường đại học, nhóm tác giả xin đề xuất một

số giải pháp trong xây dựng các chương trình đào tạo mới sau:

- Thứ nhất, chương trình đào tạo đại học phải cần được xây dựng dựa trên hồ sơ năng lực của sinh viên tốt nghiệp và có sự tham gia của công giới, thị trường lao động trong phát triển chương trình đào tạo nhằm đảm bảo tính ứng dụng, tính thực tiễn của chương trình Các môn thực tập cần được phân bổ thời gian đồng đều trong suốt quá trình học nhằm giúp sinh viên

Trang 8

Trần Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 85 - 90

89

làm quen dần với môi trường doanh nghiệp và

có định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp

- Thứ hai, tăng cường quan hệ hợp tác giữa

nhà trường và doanh nghiệp (University

Business Cooperation – UBC) Đẩy mạnh

việc hợp tác này và khai thác giá trị của nó có

thể giúp nhà trường tháo gỡ những khó khăn

về tài chính và giúp các doanh nghiệp đạt

được hoặc duy trì ưu thế cạnh tranh trong thị

trường năng động ngày nay Đây cũng được

coi là chìa khóa giúp nâng cao chất lượng đào

tạo và giúp sinh viên thích ứng tốt với đòi hỏi

của thị trường lao động Sự tham gia của các

doanh nghiệp vào sự phát triển của các

chuyên ngành đào tạo cần được bắt đầu từ

việc xây dựng và cập nhật chương trình đào

tạo phù hợp với yêu cầu hiện tại của xã hội

Trong quá trình đào tạo, đối tác doanh nghiệp

có thể giúp nhà trường trong việc hỗ trợ nơi

thực tập, hướng dẫn sinh viên thực tập giữa

khóa, cuối khóa Các chuyên gia đang làm

việc tại doanh nghiệp cũng là một nguồn hợp

tác đầy tiềm năng trong việc tham gia giảng

dạy và đánh giá kết quả đào tạo tại nhà trường

Thông qua kết nối với doanh nghiệp, giảng

viên và sinh viên sẽ không còn lệ thuộc vào

những lối mòn tư duy cũ mà sẽ được kích

thích sự sáng tạo, hành động và lôi cuốn vào

từng bước phát triển của doanh nghiệp Về

phía các trường đại học cũng cần chủ động

hơn nữa trong việc xây dựng các quy định

chung về hình thức, nội dung, cơ chế hợp tác,

chính sách đãi ngộ nhằm xây dựng mối quan

hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp Duy trì

mối quan hệ với các cựu sinh viên cũng chính

là cầu nối ngắn nhất đến các doanh nghiệp

- Thứ ba, xây dựng đội ngũ giảng viên có kiến

thức và kinh nghiệm thực tiễn Đây là yêu cầu

tất yếu khi xây dựng một chương trình đào

tạo mang tính ứng dụng cao nhưng cũng đặt

ra thách thức không nhỏ đối với đội ngũ giảng

viên trong bối cảnh các trường đại học lại

thường có chính sách xây dựng các tiêu chí

cho giảng viên theo hướng “hàn lâm”, hướng

người thầy bước theo các học vị thạc sỹ, tiến

sỹ hơn là tham gia làm việc tại các doanh

nghiệp Nhằm hài hòa các tiêu chuẩn trên và

góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, Khoa và Bộ môn có thể xây dựng cơ chế

cử giảng viên tham gia các hoạt động thực tế tại các doanh nghiệp trong một thời gian nhất định nhằm nâng cao nghiệp vụ thực hành của giảng viên

- Thứ tư, rèn luyện thái độ nghề nghiệp cho người học Trong bất cứ chương trình đào tạo nào, thái độ nghề nghiệp của người học cũng đều đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của chương trình Do vậy, cần có sự giám sát chặt chẽ của giảng viên giảng dạy và

cố vấn học tập đối với người học trong suốt quá trình học với mục đích hình thành cho người học sự say mê, tình yêu nghề, tính kỷ luật, trách nhiệm và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Bên cạnh đó, các thầy cô giáo cũng cần thể hiện sự chủ động trong việc tiếp nhận những thông tin phản hồi từ phía người học nhằm kịp thời điều chỉnh nội dung cũng như phương pháp giảng dạy

- Thứ năm, xây dựng cơ chế quản lý tài chính riêng đối với chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng Sinh viên theo học chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng được tham gia thực tập, thực hành nhiều hơn nên kinh phí đầu tư cho chương trình này đòi hỏi phải nhiều hơn chương trình thông thường Nếu không có nguồn tài trợ từ các dự án, các doanh nghiệp hoặc tăng học phí sẽ không thể triển khai được các hoạt động trong chương trình Một số trường được tự chủ về tài chính được quyền tăng học phí lại gặp khó khăn trong việc giải thích về các khoản chi phí để thuyết phục người học tham gia chương trình

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Kim Dung, Christine Teelken (2014),

“Báo cáo sơ kết khảo sát các cựu sinh viên

Chương trình POHE”, Hội thảo “Tổng kết khảo

sát sinh viên POHE sau tốt nghiệp” – Ban quản lý

dự án POHE 2

2 Nguyễn Thị Thu Hà B (2014), “Giới thiệu về

dự án POHE và tình hình triển khai các hoạt động

dự án từ tháng 10/2012 – nay”, Hội thảo “Chương

trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp” –

Ban quản lý dự án POHE 2

3 Lê Viết Khuyến (2012), “Giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp tại Việt Nam: Một số

Trang 9

Trần Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 85 - 90

90

vướng mắc cần sớm được tháo gỡ”, Tài liệu Dự án

phát triển giáo dục đại học định hướng nghề

nghiệp ứng dụng tại Việt Nam – Ban quản lý dự án

POHE1

4 Phạm Thị Minh Tâm (2015), “Vai trò của các

cơ sở tuyển dụng lao động trong học tập trong

chương trình đào tạo đại học theo định hướng

nghề nghiệp ứng dụng”, Hội thảo “Đánh giá năng

lực sinh viên POHE trước tốt nghiệp” – Ban quản

lý dự án POHE2

5 Jan Willem Meijerhof (2015), “Thiết kế

chương trình học tập tại doanh nghiệp”, Hội thảo

“Học tập và Đánh giá kết quả học tập tại doanh nghiệp” – Ban quản lý dự án POHE 2

SUMMARY

ENHANCE THE REALITY OF BUILDING UNDERGRADUATE

TRAINING PROGRAM IN VIETNAM – LESSON FROM PROFESSIONAL

ORIENTED HIGHER EDUCATION (POHE)

Foreign Trade University

In the integratedlly economic state nowadays, Vietnamese education needs access the standards of quality as well as learning-teaching method in well-known universities in the world Therefore, this paper presents the necessity of enhancing the reality of undergraduate training program in Vietnam at present By analyzing experience and results of Professional Oriented Higher Education (POHE) applied in some universities in Vietnam, the paper suggests some lessons in building new training program, hence brings realistic value for students

Keywords: Training program, career-oriented, undergraduate education, POHE, Vietnam

Ngày nhận bài: 15/02/2017; Ngày phản biện: 27/03/2017; Ngày duyệt đăng: 28/6/2017

*

Tel: 0936.831.031; Email: hongnth@ftu.edu.vn

Ngày đăng: 15/01/2021, 05:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Dương Thị Huyền - Thương mại châu Âu và những tác động đến tình hình chính trị Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII 9 - NÂNG CAO TÍNH ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM – BÀI HỌC TỪ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG (POHE)
ng Thị Huyền - Thương mại châu Âu và những tác động đến tình hình chính trị Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII 9 (Trang 2)
điển hình tại thành phố Thái Nguyên 225 - NÂNG CAO TÍNH ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM – BÀI HỌC TỪ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG (POHE)
i ển hình tại thành phố Thái Nguyên 225 (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w