Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
1,17 MB
Nội dung
NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 3 Kết quả cần đạt .5 c) Công suất của nguồn điện. Công suất của máy thu điện 6 - Nêu được máy thu điện là gì và ý nghĩa của suất phảnđiện của máy thu 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 MỞ ĐẦU Tri thức vật lý học cũng như mọi tri thức khoa học khác không vốn có sẵn. Tri thức được hình thành từng bước trong một quá trình lâu dài. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. Giáo viên (GV) không chỉ nắm vững những kiến thức trong sách giáo khoa (SGK) mà còn phải có một tầm nhìn tổng quát đặc biệt là hiểu sâu về vấn đề đó. Huỳnh Thị Ngọc Lan – Lớp LL&PPDH Vật Lý K18 1 NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG 1 Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, không cho phép GV bằng lòng với những kiến thức mà mình đã có mà luôn đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng và tiếp thu, cập nhật kiến thức. SGK hiện nay đã đưa vào nhiều kiến thức mở rộng, không chỉ học sinh (HS) mà ngay cả GV đôi khi cũng gặp khó khăn trong công tác giảng dạy. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ dẫn dắt HS chiếm lĩnh tri thức, người GV càng cần phải nghiên cứu sâu rộng hơn nữa những kiến thức khoa học. Hơn nữa, người GV Vật lý phải nhận ra được những kiến thức cơ bản của môn Vật lý, biết phân loại được thành các nội dung cụ thể - như khái niệm, định luật, thuyết vật lý, phương pháp vật lý và các ứng dụng của nó trong kĩ thuật, để có thể đề ra những phương pháp tiếp cận tri thức phù hợp cho học sinh. Dòngđiệnkhôngđổi là một phần của điện học, nghiên cứu các vấn đề cơ bản về dòngđiệnkhông đổi, bao gồm các khái niệm liên quan đến dòng điện, nguồn điện, điều kiện để có dòng điện. Trong đó, định luật Ôm là một nội dung quan trọng nhất của chương, bao gồm định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở R, định luật Ôm đối với toàn mạch, định luật Ôm đối với ca ́ c loa ̣ i đoạn mạch. Những vấn đề này là cơ sở để nghiên cứu các vấn đề khác về dòng điện. Do đó, việc đi sâu nghiên cứu nội dung kiến thức của phần này là rất cần thiết. Với sự cấp thiết như vậy, tôi chọn đề tài tiểu luận cho môn học Nghiên cứu chương trình vật lý phổ thông 1 là “Nghiên cứu một số kiến thức cơ bản chươngdòngđiệnkhông đổi” Việc nghiên cứu này chủ yếu nhằm hỗ trợ cho việc giảng dạy sau này của giáo viên THPT, do đó, những kiến thức trình bày trong phần này chỉ dựa trên quan điểm những kiến thức phổ thông, nghĩa là hạn chế những cách chứng minh, giải thích quá phức tạp, nặng về sử dụng các công cụ toán học cao cấp như tích phân, vi phân … Đây cũng chính là một nội dung yêu cầu của môn học Nghiên cứu chương trình vật lý phổ thông 1. Tuy nhiên, trong giới hạn là một đề tài tiểu luận nên không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Thầy, anh chị và các bạn giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Huỳnh Thị Ngọc Lan – Lớp LL&PPDH Vật Lý K18 2 NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG 1 NỘI DUNG I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNGChương “Dòng điệnkhông đổi” là chương thứ hai trong chương trình Vật lí 11 Nâng cao. Chương này gồm 14 tiết: 7 tiết lý thuyết, 4 tiết bài tập, 2 tiết thực hành và 1 tiết kiểm tra. Nhìn chung, các kiến thức của chương được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ chương trình vật lí trung học cơ sở. Các khái niệm về dòng điện, cường độ dòng điện, nguồn điện, điện năng tiêu thụ, công suất điện…; các định luật: định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần, định luật Jun – Lenxơ HS đã được học ở chương trình Huỳnh Thị Ngọc Lan – Lớp LL&PPDH Vật Lý K18 3 NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG 1 Vật lí lớp 7 và lớp 9 nhưng ở mức độ nhận thức đơn giản, chưa yêu cầu cao về kiến thức cũng như kỹ năng cần đạt. Tuy nhiên đó cũng là những kiến thức nền, giúp HS có thể học tốt chương “Dòng điệnkhông đổi” ở chương trình vật lí 11. Ở chương này, các kiến thức nêu trên được mở rộng, nâng cao hơn, đặt ra những yêu cầu cao hơn về kiến thức cũng như kĩ năng, thái độ của HS như các kiến thức về định luật Ôm đối với toàn mạch, định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu, mắc nguồn điện thành bộ, kĩ năng vận dụng được định luật Ôm để giải các bài tập về đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu … Đây là chương nối tiếp kiến thức chương “Điện tích – Điện trường”, đồng thời là nền tảng để nghiên cứu các phần khác trong chương trình vật lí phổ thông như: dòngđiện trong các môi trường, từ trường, dòngđiện xoay chiều. Phần lớn các kiến thức của chương rất gần gũi và có nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật. Dòngđiện một chiều có thể dùng để thắp sáng, các nguồn điện một chiều cũng được sử dụng rộng rãi. Trong các trường hợp dùng đến dòngđiệnkhôngđổi ở hiệu điện thế nhỏ, nguồn điệnđóng vai trò quan trọng, chẳng hạn đèn pin cầm tay, trên ô tô, xe máy … đều dùng các bình acquy để thực hiện việc “đề máy”, thắp sáng hệ thống đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu. Điện năng có thể dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác. Đó là một đặc tính có tầm quan trọng đặc biệt, nhờ đó năng lượng điện được sử dụng rộng rãi trong đời sống và kỹ thuật. Các mạch điện dùng trong thực tế là tương đối phức tạp, hầu hết các thiết bị điện đều có sự chuyển hóa năng lượng điện thành nhiều dạng năng lượng khác nhau. Kiến thức về định luật Ôm cho mạch kín và cho các loại đoạn mạch giúp ta tính chính xác khi thiết kế và lắp ráp mạch điện. Việc sử dụng các nguồn điện thích hợp và mắc chúng thành bộ một cách hợp lí sẽ nâng cao được hiệu suất sử dụng. Hệ thống bài tập của chương rất đa dạng và phong phú, phù hợp với những trình độ khác nhau của HS. Huỳnh Thị Ngọc Lan – Lớp LL&PPDH Vật Lý K18 4 NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG 1 II. SƠ ĐỒ KIẾN THỨC III. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG Chủ đề Kết quả cần đạt a) Dòng điện. Dòngđiệnkhông đổi. b) Nguồn điện. Suất điệnđộng của nguồn điện. Pin, acquy Kiến thức - Nêu được dòngđiệnkhôngđổi - Nêu được suất điệnđộng của nguồn điện - Nêu được nguyên tắc tạo ra suất điệnđộng trong pin và acquy. - Nêu được nguyên nhân vì sao acquy có thể sử dụng được nhiều lần. - Nêu được công của nguồn điện là công của các lực lạ bên trong nguồn điện và bằng công của dòngđiện chạy trong toàn mạch. Huỳnh Thị Ngọc Lan – Lớp LL&PPDH Vật Lý K18 5 NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG 1 c) Công suất của nguồn điện. Công suất của máy thu điện. d) Định luật Ôm đối với toàn mạch. Định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu điện. e) Mắc các nguồn điện thành bộ Viết được công thức tính công của nguồn điện. - Nêu được công suất của nguồn điện và viết được công thức tính công suất của nguồn điện. - Nêu được máy thu điện là gì và ý nghĩa của suất phảnđiện của máy thu. - Phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch. - Viết được hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu điện. - Nêu được thế nào là mắc nối tiếp, mắc xung đối, mắc song song và mắc hỗn hợp đối xứng các nguồn điện thành bộ nguồn. Kĩ năng - Vận dụng được công thức A ng = EIt và P ng = EI. - Vận dụng công thức tính công suất P th = EI + I 2 r của máy thu. - Vận dụng hệ thức I = N R r + E hoặc U = E – Ir để giải được các bài tập đối với toàn mạch. - Tính được hiệu suất của nguồn điện. - Tính được suất điệnđộng và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp, mắc xung đối, mắc song song đơn giản hoặc mắc hỗn hợp Huỳnh Thị Ngọc Lan – Lớp LL&PPDH Vật Lý K18 6 NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG 1 đối xứng. - Vận dụng được định luật Ôm để giải các bài tập về đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu điện. - Giải được các bài tập về mạch cầu cân bằng và mạch điện kín gồm nhiều nhất 3 nút. - Mắc được các nguồn điện thành bộ nguồn nối tiếp, xung đối hoặc song song. - Tiến hành được thí nghiệm để đo suất điệnđộng và điện trở trong của một pin. IV. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Dòng điện. Dòngđiệnkhôngđổi 1.1. Dòngđiện 1.1.1. Định nghĩa Khái niệm dòngđiện cùng với khái niệm hiệu điện thế được Ampe đưa vào vật lí học lần đầu tiên vào năm 1826 trong công trình mang tên "Lý thuyết các hiện tượng điệnđộng lực học, rút ra thuần tuý bằng thí nghiệm". Thời đó, dòngđiện chưa được định nghĩa đầy đủ như hiện nay. Trong môi trường dẫn điện, các hạt điện tự do luôn luôn chuyển động nhiệt hỗn lọan. Dưới tác dụng của điện trường ngoài, chúng sẽ chuyển động có hướng: các hạt mang điện dương sẽ chuyển động theo chiều điện trường E , các hạt mang điện âm sẽ chuyển động theo chiều ngược lại. Dòng các hạt mang điện chuyển động có hướng như vậy gọi là dòng điện. Dòngđiện phát sinh trong vật dẫn, khi trong đó tồn tại điện trường, gọi là dòngđiện dẫn (tuy nhiên, về sau ta gọi tắt là dòng điện) Vậy, dòngđiện là dòng các điệntích dịch chuyển có hướng. 1.1.2. Chiều của dòngđiện Huỳnh Thị Ngọc Lan – Lớp LL&PPDH Vật Lý K18 7 NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG 1 Dưới tác dụng của điện trường trong vật dẫn, các điệntích dương và âm chuyển động ngược chiều nhau. Thí nghiệm chứng tỏ rằng sự chuyển động về hai hướng ngược nhau của các điệntích dương và âm tạo thành những dòngđiện tương đương nhau về mọi phương diện. Do đó ta có thể lý luận như thể dòngđiện chỉ gây bởi sự dịch chuyển của các điệntích dương. Theo quy ước lịch sử, chiều của dòngđiện là chiều dịch chuyển của các điệntích dương. Nó được đưa ra để thống nhất quy ước về chiều dòngđiện trong các trường hợp phức tạp như: • Trong kim loại, thực tế các proton (tích điện dương) chỉ có các dao động tại chỗ, còn các electron (tích điện âm) chuyển động. Chiều chuyển động của electron, do đó, ngược với chiều dòngđiện quy ước. • Trong một số môi trường dẫn điện (ví dụ trong dung dịch điện phân, plasma, .), các hạt tíchđiện trái dấu (ví dụ các ion âm và dương) có thể chuyển động cùng lúc, ngược chiều nhau. • Trong bán dẫn loại p, mặc dù các electron thực sự chuyển động, dòngđiện được miêu tả như là chuyển động của các hố điện tử tíchđiện dương. 1.1.3. Bản chất của dòngđiện Bản chất của dòngđiện trong các môi trường khác nhau thì khác nhau. Cụ thể: Trong kim loại, các nguyên tử liên kết chặt chẽ với nhau, sắp xếp thành mạng tinh thể nên các nguyên tử này không chuyển động có hướng dưới tác dụng của điện trường ngoài để tạo thành dòng điện. Tuy nhiên, có một số electron do liên kết yếu với hạt nhân nên dễ dàng thoát khỏi sự liên kết với hạt nhân và trở thành e tự do, chuyển động hỗn loạn trong khoảng không gian giữa các mạng tinh thể. Dưới tác dụng của điện trường ngoài các e tự do này đã chuyển động có hướng để tạo thành dòng điện. Hình 1 Huỳnh Thị Ngọc Lan – Lớp LL&PPDH Vật Lý K18 8 NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG 1 Do đó bản chất của dòngđiện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron tự do ngược chiều điện trường. Trong chất điện phân, các chất điệnphân chẳng hạn muối, axit, bazo được hòa tan vào trong nước chúng dễ dàng tách ra thành các ion trái dấu hoặc chuyển động nhiệt mạnh trong các muối hay bazo nóng chảy cũng làm các phân tử phân li thành các ion tự do như các dung dịch. Khi chưa có điện trường ngoài, các ion chuyển động nhiệt hỗn loạn. Dưới tác dụng của điện trường ngoài, các iôn này sẽ chuyển động theo hai hướng ngược nhau: các ion dương chuyển động theo chiều điện trường, các ion âm chuyển động ngược chiều điện trường để tạo thành dòng điện. Do đó bản chất của dòngđiện trong chất điệnphân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường Trong chất khí, ở trạng thái bình thường, chất khí hầu như chỉ gồm những nguyên tử hay phân tử trung hòa về điện. Khi có kích thích bên ngoài, các phân tử khí bị ion hóa , trong chất khí xuất hiện những hạt mang điện tự do: electron, ion âm và ion dương. Dưới tác dụng của điện trường ngoài , các ion dương, ion âm và electron đều chuyển động có hướng tạo thành dòng điện. Do đó bản chất của dòngđiện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm electron ngược chiều điện trường 1.1.4. Tác dụng của dòngđiện Tuy có bản chất khác nhau nhưng dòngđiện bao giờ cũng có những tác dụng đặc trưng giống nhau như tác dụng hoá, tác dụng nhiệt, tác dụng từ… Tác dụng từ Đây là dấu hiệu tổng quát và cơ bản nhất của dòng điện. Biểu hiện tác dụng từ của dòngđiện là bất kỳ dòngđiện nào cũng gây ra từ trường trong khoảng không gian xung quanh nó. Có thể quan sát được tác dụng từ trong mọi trường hợp khác nhau của dòng điện, không phụ thuộc bản chất vật dẫn. Dựa trên tác dụng này người ta chế tạo các thiết bị điện, các dụng cụ dùng điện như đồng hồ đo điện, nam châm điện, chuôngđiện . Tác dụng hóa học Huỳnh Thị Ngọc Lan – Lớp LL&PPDH Vật Lý K18 9 NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG 1 Khi dòngđiện truyền qua dung dịch chất điệnphân thì chất này bị phân tích, đó là tác dụng hóa học của dòng điện. Tác dụng hóa học của dòngđiện là cơ sở của việc mạ điện như mạ vàng, mạ đồng, mạ bạc . để chống gỉ và làm đẹp. Khi đó vật cần được mạ dùng làm cực âm, kim loại dùng để mạ làm cực dương, còn chất điệnphân là dung dịch muối của kim loại dùng để mạ. Tác dụng nhiệt Khi dòngđiện truyền qua vật dẫn thì làm vật dẫn nóng lên và tỏa nhiệt ra xung quanh. Đó là tác dụng nhiệt của dòng điện. Dựa trên tác dụng này, chế tạo ra các thiết bị dùng điện như bàn là, bếp điện, đèn điện . Ngoài ra, dòngđiện còn có các tác dụng khác như tác dụng cơ học, tác dụng sinh lí . Nếu để dòngđiện đi qua cơ thể người thì dòngđiện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh tê liệt. Như vậy, dòngđiện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Do đó phải hết sức thận trọng khi sử dụng điện, đặc biệt là các mạng điện có điện áp lớn như mạng điện sinh hoạt. Tuy nhiên, trong y học người ta sử dụng tác dụng sinh lí của dòngđiện thích hợp để chữa một số bệnh. 1.2. Mật độ dòng và cường độ dòngđiện Những đường mà dọc theo đó có các hạt điệntích chuyển động gọi là đường dòng. Chiều của đường dòng được coi là chiều chuyển động của các điệntích dương. Nhờ các đường dòng chúng ta có ngay khái niệm trực quan về chuyển động của các electron và ion tạo nên dòngđiện Nếu bên trong vật dẫn có dòng điện, chúng ta hãy tách ra một cách tưởng tượng một ống mà mặt bên của nó lập bởi những đường dòng, thì điệntích khi chuyển động sẽ không cắt mặt bên của ống, nghĩa là các điệntích trong trong ống không ra khỏi ống và các điệntích ngoài ống cũng không vào trong ống. Người ta gọi ống như vậy là ống dòng (Hình 2). Mặt của vật dẫn kim loại đặt cô lập là một trong các ống dòng. Huỳnh Thị Ngọc Lan – Lớp LL&PPDH Vật Lý K18 10 [...]... theo thời gian Dòng dt điện xoay chiều hình sin là trường hợp riêng của dòngđiện biến thiên 1.3 Dòng điệnkhôngđổi Huỳnh Thị Ngọc Lan – Lớp LL&PPDH Vật Lý K18 12 NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG 1 Nếu vectơ mật độ dòng và cường độ dòng điệnkhông thay đổi theo thời gian, nghĩa là dq = const thì ta nói rằng trong vật dẫn có dòngđiênkhôngđổi hay dòngđiện dừng dt Dòng điệnkhôngđổi có cường... giả sử cường độ dòngđiện qua hai tiết diện bất kỳ S 1 và S2 (Hình 2) khác nhau thì số điệntích nằm trong hai tiết diện sẽ thay đổi theo thời gian bởi vì điện lượng qua S 1 không bằng điện lượng qua S2 Kết quả là điện trường trong vật dẫn thay đổi và dòngđiện trong vật dẫn không thể là dòngđiện dừng Đối với dòng điệnkhôngđổi ta viết công thức (2) dưới dạng I= q t (2a) trong đó q là điện lượng qua... Nguồn điện Suất điệnđộng của nguồn điện Pin, acquy Nguồn điện Hình 4 Khi nối hai vật dẫn A và B có điện thế khác nhau, chẳng hạn A có điện thế dương và B có điện thế âm (Hình 4) bằng một dây dẫn C thì điệntích dương chuyển từ nơi điện thế cao (vật A) về nơi điện thế thấp (vật B) Sự dịch chuyển của các điệntích (dòng điện) phá vỡ sự phân bố cân bằng điệntích trên mặt các vật dẫn A và B: mặt vật dẫn không. .. có điện thế như nhau Vậy trong vật dẫn có trường tĩnh điện được tạo ra bởi các electron tích trên vật B và các ion dương tích trên vật A Các lực tương tác Culông giữa các điệntích luôn luôn dẫn tới sự phân bố lại các điệntích tự do, trường tĩnh điện trong vật dẫn mất đi và điện thế tại mỗi điểm trở nên bằng nhau Vì thế trường của các lực Culông không thể duy trì dòngđiện lâu dài được Để duy trì dòng. .. phân tử; trong các máy phát điện dùng hiện tượng cảm ứng điện từ, lực lạ là lực điện từ… 2.2 Suất điệnđộng của nguồn điện Khi nối nguồn điện bằng một vật dẫn tạo thành mạch kín thì trong mạch xuất hiện dòngđiện Nguồn điện có khả năng thực hiện công lên một các hạt tải điện nên mỗi nguồn điện có một suất điệnđộng đặc trưng cho khả năng sinh công của lực lạ bên trong nguồn điện Định nghĩa : Suất điện. .. của nguồn điện Khi mạch ngoài hở, hiệu điện thế giữa hai điện cực bằng suất điệnđộng của nó Khi mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai điện cực khác với suất điệnđộng của nó 2.3 Pin, acquy 2.3.1 Hiệu điện thế điện hóa Xét một mạch điện gồm kim loại (vật dẫn loại 1) và dung dịch điệnphân (vật dẫn loại 2) Kết quả thí nghiệm cho thấy khi một thanh kim loại bất kì tiếp xúc với một chất điệnphân thì trên...NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG 1 Hình 2 Để đặc trưng định lượng dòngđiện người ta dùng hai đại lượng cơ bản: mật độ dòng và cường độ dòngđiện 1.2.1 Mật độ dòng Mật độ dòng bằng độ lớn điệntích chuyển qua một đơn vị diệntích đặt vuông góc với đường dòng trong một đơn vị thời gian Hình 3 Bên trong vật dẫn ta tách ra một diệntích S bằng một đơn vị, đặt vuông góc với r đường dòng, nghĩa... Nguồn điện lí tưởng là một dụng cụ không có sự cản trở nội đối với chuyển động bên trong của điệntích từ cực này đến cực kia Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện lí tưởng bằng suất điệnđộng của nguồn điện đó Tuy nhiên, trong thực tế, bên trong nguồn điện nào cũng có sự cản trở nội đối với chuyển động bên trong của điệntích từ cực này đến cực kia Như vậy nguồn điện cũng có điện trở, gọi là điện. .. góc với vận tốc v của điệntích (Hình 3) Ta vẽ một hình hộp đáy S và cạnh bên bằng v Khi đó số điệntích qua S trong một đơn vị thời gian bằng số điệntích bên trong hình hộp Nếu n0 là mật độ các hạt điệntích (số hạt trong đơn vị thể tích) thì số hạt bên trong hình hộp là n0v, còn điệntích là n0ev, trong đó e là điệntích của một hạt (electron chẳng hạn) Vì thế, độ lớn của mật độ dòng i là i = n0ev... chất điệnphân thì trên thanh kim loại và chất điệnphân xuất hiện các điệntích trái dấu Lúc Huỳnh Thị Ngọc Lan – Lớp LL&PPDH Vật Lý K18 15 NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ PHỔ THÔNG 1 này, đối với chất điện phân, thanh kim loại có một điện thế xác định gọi là thế điện hóa Giữa thanh kim loại và chất điệnphân có một hiệu điện thế điện hóa Sự xuất hiện thế điện hóa được giải thích như sau: Lấy trường . sinh. Dòng điện không đổi là một phần của điện học, nghiên cứu các vấn đề cơ bản về dòng điện không đổi, bao gồm các khái niệm liên quan đến dòng điện, . và điện trở trong của một pin. IV. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Dòng điện. Dòng điện không đổi 1.1. Dòng điện 1.1.1. Định nghĩa Khái niệm dòng điện