Chứng khoán đa cấp
Chứng khoán đa cấp Những nhà đầu tư chào mời làm giá cổ phiếu cho người nhân viên đầu tiên thường được gọi là đầu nậu cổ phiếu Một ngày đẹp trời, một nhân viên môi giới được một khách hàng mời chào hấp dẫn: “Tôi đang sở hữu vài trăm ngàn cổ phiếu XYZ. Nếu anh tìm được người mua cổ phiếu này với giá cao hơn 10% so với giá giao dịch hiện tại trên sàn, tôi sẽ để cho anh vài chục ngàn cổ phiếu đó với giá thấp hơn giá hiện tại 10%”. Phương thức tìm người mua của nhân viên môi giới là bắt đầu tiếp thị cổ phiếu được “đặt hàng” cho những đối tượng khách hàng khác nhau, với một số thông tin úp úp mở mở, kiểu công ty ấy sở hữu nhiều đất đai, chuẩn bị định giá lại tài sản, chuyển nhượng nhà xưởng nên có lợi nhuận đột biến, mới ký được hợp đồng kinh doanh . Khi cổ phiếu đã được một số nhà đầu tư chú ý, nhân viên môi giới tiếp tục giới thiệu cổ phiếu cho nhân viên môi giới thứ hai, cũng với mức chào mời tương tự, nhưng tỷ lệ chênh lệch đã khác. Cứ thế, nhân viên môi giới thứ hai giới thiệu cho nhân viên môi giới thứ ba . Theo vòng xoay, cổ phiếu trở thành món hàng đa cấp, người mua sau nâng tỷ lệ hoa hồng cho người đi sau nữa. Đó là lý do tại sao, trên cánh đồng chứng khoán vốn rất đang bằng lặng, ế ẩm vì sức cầu eo hẹp, tuần nào cũng có vài cổ phiếu tăng trần 3-4 phiên liền. Những nhà đầu tư chào mời làm giá cổ phiếu cho người nhân viên đầu tiên thường được gọi là đầu nậu cổ phiếu. Lãnh đạo một công ty chứng khoán giấu tên cho biết phần lớn các đầu nậu rất kinh nghiệm. Trước tiên, họ phải mày mò tìm những cổ phiếu giá thấp (20.000-30.000 đồng/cổ phiếu), khối lượng niêm yết ít hoặc vốn điều lệ cao, nhưng lượng cổ phiếu “chết” nhiều (do Nhà nước, tổ chức, thành viên hội đồng quản trị nắm giữ nên không bán ra). Lượng cổ phiếu lưu hành thấp là một trong những điều kiện tiên quyết để kiểm soát lượng mua - bán hàng ngày. Kế đó, họ đọc bản cáo bạch, báo cáo tài chính hàng quí, hàng năm, tìm hiểu kỹ nghị quyết đại hội cổ đông, theo dõi các công bố thông tin để tìm lợi thế của cổ phiếu đó. Bước tiếp theo họ âm thầm gom cổ phiếu đã được chọn lựa trên sàn. Cho đến khi một hoặc một nhóm nhà đầu tư đã mua đủ số lượng cần thiết, các đầu nậu bắt đầu tiếp xúc với các nhân viên môi giới của các công ty chứng khoán khác nhau. Nấc thang đầu tiên của chứng khoán đa cấp được trải ra! Do có động lực (nếu đẩy được giá cổ phiếu lên, sẽ mua được cổ phiếu giá thấp hơn giá hiện tại), các môi giới hoạt động tích cực. Không chỉ chào mời cho khách hàng của mình, tìm khách hàng của những nhóm môi giới khác, một số nhân viên môi giới thậm chí còn góp vốn, ăn chia với nhà đầu tư để mua cổ phiếu đã định đó. Thí dụ nhân viên môi giới góp 100 triệu đồng vào tài khoản của nhà đầu tư, nhà đầu tư có 100 triệu đồng, tỷ lệ ăn chia lời lỗ sẽ là 50/50. Nhà đầu tư vẫn ký các lệnh đặt mua, đặt bán, rút tiền vào ra trên tài khoản, nhưng giao dịch của tài khoản do nhân viên môi giới quyết định. Nếu thị trường biến động, giá lên hoặc xuống, cần phải bán hoặc mua, nhân viên môi giới sẽ xử lý tài khoản mà họ góp vốn với khách hàng trước những tài khoản của những khách hàng khác. Từ đây, xuất hiện hiện tượng một khi cổ phiếu tăng giá trần, nhà đầu tư bình thường tranh mua không được, nhưng tài khoản có vốn góp của môi giới vẫn mua được. Ngược lại, khi cổ phiếu giảm, dư bán sàn hàng trăm ngàn đơn vị, nhà đầu tư bình thường không bán được, còn tài khoản của môi giới vẫn bán được. Một cổ phiếu càng qua nhiều tay môi giới, càng có khả năng tăng giá mạnh, vì ngoài nhóm môi giới thứ nhất ra sau khi đã có được mức lợi nhuận kỳ vọng, đến lượt nhóm môi giới thứ hai, thứ ba vào. Cứ thế, không ít cổ phiếu tăng giá 50%, 100% thậm chí 200% chỉ trong vòng 3-6 tuần lễ. Chứng khoán đa cấp không thể áp dụng với các blue-chip có thị giá cao, thông tin minh bạch, lượng cổ phiếu lưu hành nhiều và mang tính đại chúng cao. Danh sách cổ phiếu đa cấp được các đầu nậu sàng lọc có đặc thù riêng, không nhất thiết phải là những cổ phiếu có chỉ số tài chính cơ bản tốt, tăng trưởng lợi nhuận ổn định. Điều này lý giải vì sao thời gian qua, các cổ phiếu penny, nhất là những cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, đã thay phiên nhau tăng giá. Một số công ty chứng khoán cho rằng sự lên giá của các cổ phiếu penny đa cấp, trong một chừng mực nào đó, giúp nhà đầu tư không rời bỏ thị trường ra đi. Thanh khoản của cả hai sàn đang sụt giảm, từ đầu năm đến nay chỉ số VN-Index dao động trong biên độ hẹp, đầu tư chứng khoán hầu như không có lãi, thì những “đốm lửa penny đa cấp” ít nhất đã giữ cho thị trường không tàn lụi hoàn toàn! Tuy nhiên, nhiều khi những đốm lửa nhỏ không giữ được hơi ấm cho thị trường. Ngược lại, nó khiến những người đứng ngoài quan sát bỏ đi vì họ biết những đốm lửa không có nguồn than nóng dự trữ bên dưới để chống chọi với gió lạnh, để bùng lên thành ngọn lửa lớn mỗi khi điều kiện thuận lợi tràn về. Các blue-chip mới là những món hàng có nguồn than giữ lửa, nguồn than từ tăng trưởng lợi nhuận, từ cạnh tranh thị phần, từ vốn lớn để tạo sức bật khi kinh tế vĩ mô khởi sắc. Chưa kể bấy lâu nay, giá các cổ phiếu blue-chip đang bị thời gian gặm nhấm, trở nên đủ rẻ, đủ hấp dẫn những nhà đầu tư giá trị. Trong giới tài chính, đang có những ý kiến cảnh báo các cơ quan quản lý về hiện tượng chứng khoán đa cấp, về sự xói mòn niềm tin của nhà đầu tư, của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, nếu những cổ phiếu tốt với mức lợi nhuận cao không thể tăng trưởng trong khi cổ phiếu penny vẫn ít nhiều thống lĩnh thị trường. Nhưng nếu nhìn lắng vào bên trong, nơi có những nguồn than dự trữ lâu bền, sẽ dễ dàng nhận ra từ nhiều tháng nay, có những blue-chip không thể xuống giá hơn được nữa. Than dự trữ vẫn còn thì lửa vẫn còn. Vì thế, chứng khoán đa cấp cho dù mới nhen nhóm một vài tháng, tự nó sẽ đến thời điểm thoái lui mà không cần những biện pháp can thiệp nặng tính hành chính. . xúc với các nhân viên môi giới của các công ty chứng khoán khác nhau. Nấc thang đầu tiên của chứng khoán đa cấp được trải ra! Do có động lực (nếu đẩy được. trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, đã thay phiên nhau tăng giá. Một số công ty chứng khoán cho rằng sự lên giá của các cổ phiếu penny đa cấp, trong một