Quá trình hình thành và phát triển bộ máy quản lý Nhà nước về Thuế ở Việt

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÍ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 29)

Thuế ở Việt Nam

Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập cho đến nay, cùng với sự phát triển của ngành tài chính, tổ chức bộ máy tài chính nói chung và tổ chức bộ máy thu thuế nói riêng được phát triển và hoàn thiện dần, từng bước phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế tài chính phù hợp với tổ chức hành chính Nhà nước và tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh.

Trước khi tiến hành cải cách hệ thống pháp luật thuế áp dụng chung cho tất cả các thành phần kinh tế, bộ máy thu thuế Việt Nam được tổ chức như sau:

- Bộ máy thu thuế được tổ chức theo từng thành phần kinh tế, phù hợp với chế độ thu thuế áp dụng cho mỗi thành phần kinh tế, đó là:

- Bộ máy thu quốc doanh và quản lý tài chính xí nghiệp quốc doanh: chịu trách nhiệm quản lý các khoản thu từ xí nghiệp quốc doanh.

- Bộ máy thu thuế nông nghiệp: chịu trách nhiệm quản lý thu thuế hợp tác xã nông nghiệp và cá thể.

- Bộ máy thu thuế công thương nghiệp: chịu trách nhiệm quản lý thu thuế công thương nghiệp đối với kinh tế tập thể, cá thể kinh doanh công thương nghiệp. Ðối với khu vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, Nhà nước thực hiện quản lý và thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thông qua bộ máy thu thuế là Tổng cục hải quan.

Về hình thức tổ chức cũng có nhiều thay đổi qua các thời kỳ: có lúc bộ máy thu thuế được tổ chức thành hệ thống dọc, trực tuyến từ trung ương xuống đến quận, huyện; có lúc bộ máy thu thuế được tổ chức thành một bộ phận nằm trong cơ cấu bộ máy của cơ quan tài chính các cấp.

2.1.2. Tổ chức bộ máy Quản lý về Thuế hiện nay

Ðể phù hợp với tình hình mới của đất nước, yêu cầu cấp bách phải tổ chức bộ máy thu thuế thống nhất trong cả nước. Ngày 7/8/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 281/HÐBT về việc thành lập bộ máy thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 21/8/1991 Bộ Tài chính ra Quyết định số 316 TC-QÐ/TCCB thành lập Tổng cục Thuế Nhà nước trực thuộc Bộ tài chính làm nhiệm vụ quản lý thuế nội địa. Việc quản lý thuế xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện.

2.1.3. Nguyên tắc tổ chức hệ thống bộ máy Quản lý Nhà nước về Thuế

Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế Nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến cơ sở, cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện các Luật thuế trong cả nước.

- Tính thống nhất và hệ thống trong tổ chức bộ máy thu thuế được thể hiện ở các điểm sau:

+ Hệ thống thu thuế Nhà nước thực hiện chức năng quản lý thống nhất trong cả nước về công tác thu thuế và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước đối với tất cả các thành phần kinh tế; không một tổ chức hay cá nhân nào được đứng ra tổ chức thu thuế nếu không được sự ủy quyền của cơ quan thuế.

+ Các nghiệp vụ thu thuế và các khoản thu khác đối với các đối tượng nộp thuế được chỉ đạo và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế nhằm đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế và các chế độ thu khác.

+ Cơ quan thuế các cấp được tổ chức theo một mô hình thống nhất. Việc quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu, thực hiện các chính sách đối với cán bộ cũng như tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ thuế được thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế.

- Cơ quan thuế địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng của Bộ trưởng Bộ tài chính và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương nằm trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, có tư cách pháp nhân.

2.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan Thuế

a. Tổng cục Thuế

Tổng cục thuế là cơ quan cao nhất trong hệ thống thu thuế Nhà nước cùng với Tổng cục hải quan.

Theo quyết định thành lập, Tổng cục thuế có nhiệm vụ tư vấn soạn thảo các văn bản pháp luật về thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật thuế. Xây dựng và điều hành kế hoạch thu trong cả nước và từng địa phương; tổ chức phổ biến, hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thực hiện các Luật thuế trong cả nước; nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về thuế và sử dụng cán bộ; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra qúa trình chấp hành các Luật thuế để việc thực hiện các Luật thuế đạt được kết qủa cao; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế…

b. Các cục Thuế địa phương

Cục thuế là tổ chức trực thuộc Tổng cục thuế được tổ chức tại tất cả các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương. Cơ cấu bộ máy Của cục thuế bao gồm một số phòng chức năng và một số phòng nghiệp vụ, phòng thu thuế được tổ chức theo đối tượng thu thuế.

Cục thuế có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau:

Phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thi hành các Luật thuế; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch thu trong toàn địa bàn và từng Chi cục thuế trực thuộc; hướng dẫn kiểm tra các Chi cục thực hiện các nghiệp vụ quản lý, giải quyết các khiếu nại về thuế; trực tiếp thực hiện việc thu thuế và thu khác đối với các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.

c. Các Chi cục Thuế

Chi cục thuế là tổ chức trực thuộc Cục thuế, được tổ chức tại tất cả các quận, huyện. Cơ cấu bộ máy Chi cục thuế gồm các tổ chuyên môn, nghiệp vụ và các đội, tổ, trạm trực tiếp quản lý việc thu thuế.

Chi cục thuế có nhiệm vu, quyền hạn sau:

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu chi tiết đối với từng Luật thuế phát sinh trên địa bàn Huyện; tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lý các đối tượng nộp thuế; đôn đốc, kiểm tra các đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành Luật thuế.

Từng cơ quan thuế thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình sẽ tạo nên sự phối hợp đồng bộ trong việc thực hiện mục tiêu hoàn thành kế hoạch thu của Nhà nước. Nhưng để thực hiện nhiệm vụ được giao, pháp luật thuế có quy định cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ thu thuế có một số quyền hạn nhất định.

d. Hải quan

Cơ quan Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam; đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới.

Trong khuôn khổ về quản lý Thuế GTGT thì cơ quan Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đúng quy định về thủ tục đăng ký tờ khai

hàng xuất khẩu, nhập khẩu cung cấp đủ các chứng từ hợp lệ để tính số Thuế GTGT mà tổ chức, cá nhân phải nộp thuế, đảm bảo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đồng thời giữa các cơ quan Hải quan và các cơ quan bên Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế có sự trao đổi thông tin tạo sự thống nhất trong quản lý các đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật.

2.2. Thực trạng về văn bản chính sách Quản lý Thuế GTGT hiện nay

2.2.1. Hệ thống văn bản Quản lý Thuế GTGT hiện nay

Nhằm thay thế cho thuế doanh thu có nhiều hạn chế không còn phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của đất nước thì tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01-01-1999. Đến năm 2003, quốc hội cũng tiến hành thông qua Luật sửa đổi vào ngày 17/06/2003 và mới nhất trước những thực tại do quá trình hội nhập các tổ chức thương mại quốc tế của Việt Nam thì tại kì họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 03/06/2008 đã thông qua Luật thuế GTGT mới thay thế 2 văn bản luật trên.

Bên cạnh văn bản Luật thuế GTGT thì còn có các văn bản hướng dẫn quản lý, thực hiện Thuế GTGT như Luật quản lý thuế năm 2006; Thông tư 180/2010/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế; Thông tư 157/2009/TT-BTC sửa đổi, bổ sung thông tư 60/2007/TT-BTC và hướng dẫn thi hành một số điều luật quản lý thuế; Nghị định 106/2010/NĐ-CP quy định thi hành một số điều trong luật quản lý thuế; Thông tư 28/2011/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP và Nghị định số 106/2010 của chính…

2.2.2. Nhận xét chung về hệ thống văn bản Quản lý Thuế GTGT ở Việt Nam

Có thể nói việc đưa vào thực hiện một sắc thuế mới hoàn toàn thay cho một sắc thuế đã được sử dụng lâu dài là công việc khó khăn và không phải quốc gia nào cũng có thể áp dụng thành công nhanh chóng. Khó khăn bởi việc thay đổi cái mới với cái cũ và đi cùng với nó là một hệ thống cơ quan quản lý mới, một cơ chế mới cũng như hàng loạt những vấn đề phát sinh trong quan hệ sản xuất, thương mại. Song hệ

thống văn bản quản lý Thuế GTGT của Việt Nam đã làm được, nhanh chóng đưa Thuế GTGT là sắc thuế có nguồn thu lớn nhất trong số các sắc thuế đóng góp cho Ngân sách Nhà nước. Đây có thể coi là thành công lớn của hệ thống quản lý Thuế GTGT của nước ta.

Tiếp nối những thành tích đó thì các văn bản quản lý Thuế GTGT ngày càng được hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với sự phát triển của nền kinh tế cũng như thông lệ trên thế giới. Cơ chế quản lý thuế được xây dựng dần theo hướng thuận lợi và chủ động nhất đối với người chịu thuế, bộ máy quản lý thuế thì ngày càng tinh giảm, thiết lập được các mối quan hệ liên ngành giữa các cơ quan quản lý thuế nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động. Song nói vậy cũng không thể phủ nhận các khiếm khuyết vẫn còn tồn tại ví dụ như các văn bản hướng dẫn quản lý thuế vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, quy định chưa rõ ràng tạo nhiều khoản trống pháp luật dễ gây hiện tượng gian lận thuế. Thậm chí khi có các văn bản sửa đổi, bổ sung thì các văn bản này thường chỉ điều chỉnh một hoặc một vài điều khoản nhỏ lẻ chưa thể đáp ứng hết yêu cầu thực tiễn, đồng thời việc sửa đổi thế này tạo nên hệ thống văn bản chồng chất gây khó khăn cho người chịu thuế khi tiến hành thực hiện nghĩa vụ thuế khi phải đối chiếu quá nhiều văn bản quy phạm. Đó là còn chưa kể đến độ trễ của các văn bản cũng như tính thực tiễn của văn bản, không hiếm trường hợp văn bản này vừa được ban hành chưa đi vào thực tiễn được bao nhiêu thì đã có văn bản khác chuẩn bị ban hành sửa đổi. Tuy vậy đánh giá về hệ thống quản lý Thuế GTGT ở Việt Nam có thể thấy xu hướng biến đổi theo hướng dần hoàn thiện và hiệu quả hơn, đây được coi là tín hiệu tốt cho nền kinh tế Việt Nam.

2.3. Thực trạng nội dung Quản lý Thuế Giá trị gia tăng

2.3.1. Đăng ký Thuế

Các doanh nghiệp, kể cả các chi nhánh, cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp phải đăng ký nộp thuế với Cục thuế (hoặc Chi cục thuế) về địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, lao động, vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liên quan khác theo mẫu đăng ký nộp thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế.

2.3.1.1. Quy trình đăng ký Thuế

- Lập và nộp hồ sơ đăng kí thuế: các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn lập và nộp hồ sơ đăng kí thuế tại Phòng đăng kí kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư. Các trường hợp còn lại sẽ được hướng dẫn và lập hồ sơ tại bộ phận tuyên truyền hỗ trợ cuả cơ quan thuế (nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính). Bên cạnh đó thì từ đầu năm 2011 các doanh nghiệp thực hiện lập Tờ khai đăng ký thuế điện tử (gồm Tờ khai đăng ký thuế lần đầu, đăng ký bổ sung, đăng ký thay đổi) trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế hoặc lập bằng các phần mềm, công cụ đáp ứng chuẩn định dạng dữ liệu của cơ quan thuế (nộp hồ sơ thuế qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế).

- Tiếp nhận và kiểm tra thủ tục hồ sơ đăng kí thuế: hồ sơ đăng kí thuế sẽ được bộ phận tuyên truyền hỗ trợ hoặc bộ phận hành chính văn thư tiếp nhận. Hồ sơ này sẽ được kiểm tra tại các bộ phận tuyên truyền hỗ trợ hoặc tại bộ phận đăng ký thuế. Trong trường hợp hồ sơ đăng kí không đầy đủ, không đúng quy định người nộp thuế sẽ phải lập hồ sơ thay thế hoặc bổ sung các thông tin còn thiếu, nếu người nộp thuế lập và nộp hồ cơ qua giao dịch điện tử thì nếu có sai sót trong vòng cơ quan thuế sẽ thông báo qua địa chỉ điện tử của người nộp thuế.

- Nhập và xử lý thông tin đăng kí thuế bao gồm:

+ Nhập, kiểm tra thông tin hồ sơ đăng kí thuế: nhập các thông tin trên hồ sơ đăng kí thuế vào Hệ thống đăng kí thuế, hệ thống sẽ tự động kiểm tra đối chiếu thông tin theo nguyên tắc cấp mã số thuế quy định.

+ Truyền dữ liệu, kiểm tra, xác nhận thông tin tại Tổng cục Thuế: hồ sơ thuế được hệ thống đăng kí thuế cấp cục/chi cục truyền lên hệ thống đăng kí thuế Tổng cục Thuế để cập nhận, xác nhận và kiểm tra thông tin. Hệ thống đăng kí thuế Tổng cục Thuế xác nhận và chuyển thông tin về hệ thống đăng kí thuế cấp cục/chi cục đồng thời chuyển thông tin sang cho bên Tổng cục Hải quan.

+ Tiếp nhận và xử lý kết quả từ Tổng cục Thuế: sau khi nhận được xác nhận từ Tổng cục Thuế nếu kết quả là thông tin không được chấp nhận thì bộ phận đăng kí thuế sẽ in thông báo không cấp mã số thuế/mã số kinh doanh/Giấy phép chứng nhận đăng kí thuế cho doanh nghiệp; còn nếu kết quả là thông tin được chấp nhận thì bộ phận

đăng kí sẽ lập, in và trình ký và chuyển giao cho Sở Kế hoạch đầu tư hoặc cho bộ phận đăng kí thuế, bộ phận hành chính văn thư.

- Trả kết qủa đăng kí thuế cho doanh nghiệp:

+ Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ sẽ trả kết quả đăng kí thuế cho các trường hợp nộp trực tiếp hồ sơ đăng kí thuế tại cơ quan thuế.

+ Bộ phận hành chính văn thư sẽ trả kết quả đăng kí thuế cho các trường hợp nộp hồ sơ đăng kí thuế qua đường bưu điện.

+ Trường hợp người đăng kí thuế qua giao dịch điện tử sẽ được gửi trả kết qua thông qua địa chỉ điện tử của mình.

+ Đối với trường hợp nộp hồ sơ đăng kí thuế tại Sở Kế hoạch đầu tư thì danh sách mã số doanh nghiệp/thông báo mã số thuế được bộ phận đăng kí thuế chuyển đến thông qua bộ phận hành chính văn thư, doanh nghiệp sẽ đến Sở Kế hoạch đầu tư để nhận kết quả.

2.3.1.2. Một số điều khoản lưu ý trong đăng ký Thuế

-Đối với doanh nghiệp mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế chậm nhất 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải đăng ký nộp thuế theo quy định.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÍ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w