Hệ thống Văn bản quản lý Thuế GTGT hiện nay

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÍ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 33)

Nhằm thay thế cho thuế doanh thu có nhiều hạn chế không còn phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của đất nước thì tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01-01-1999. Đến năm 2003, quốc hội cũng tiến hành thông qua Luật sửa đổi vào ngày 17/06/2003 và mới nhất trước những thực tại do quá trình hội nhập các tổ chức thương mại quốc tế của Việt Nam thì tại kì họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 03/06/2008 đã thông qua Luật thuế GTGT mới thay thế 2 văn bản luật trên.

Bên cạnh văn bản Luật thuế GTGT thì còn có các văn bản hướng dẫn quản lý, thực hiện Thuế GTGT như Luật quản lý thuế năm 2006; Thông tư 180/2010/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế; Thông tư 157/2009/TT-BTC sửa đổi, bổ sung thông tư 60/2007/TT-BTC và hướng dẫn thi hành một số điều luật quản lý thuế; Nghị định 106/2010/NĐ-CP quy định thi hành một số điều trong luật quản lý thuế; Thông tư 28/2011/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP và Nghị định số 106/2010 của chính…

2.2.2. Nhận xét chung về hệ thống văn bản Quản lý Thuế GTGT ở Việt Nam

Có thể nói việc đưa vào thực hiện một sắc thuế mới hoàn toàn thay cho một sắc thuế đã được sử dụng lâu dài là công việc khó khăn và không phải quốc gia nào cũng có thể áp dụng thành công nhanh chóng. Khó khăn bởi việc thay đổi cái mới với cái cũ và đi cùng với nó là một hệ thống cơ quan quản lý mới, một cơ chế mới cũng như hàng loạt những vấn đề phát sinh trong quan hệ sản xuất, thương mại. Song hệ

thống văn bản quản lý Thuế GTGT của Việt Nam đã làm được, nhanh chóng đưa Thuế GTGT là sắc thuế có nguồn thu lớn nhất trong số các sắc thuế đóng góp cho Ngân sách Nhà nước. Đây có thể coi là thành công lớn của hệ thống quản lý Thuế GTGT của nước ta.

Tiếp nối những thành tích đó thì các văn bản quản lý Thuế GTGT ngày càng được hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với sự phát triển của nền kinh tế cũng như thông lệ trên thế giới. Cơ chế quản lý thuế được xây dựng dần theo hướng thuận lợi và chủ động nhất đối với người chịu thuế, bộ máy quản lý thuế thì ngày càng tinh giảm, thiết lập được các mối quan hệ liên ngành giữa các cơ quan quản lý thuế nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động. Song nói vậy cũng không thể phủ nhận các khiếm khuyết vẫn còn tồn tại ví dụ như các văn bản hướng dẫn quản lý thuế vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, quy định chưa rõ ràng tạo nhiều khoản trống pháp luật dễ gây hiện tượng gian lận thuế. Thậm chí khi có các văn bản sửa đổi, bổ sung thì các văn bản này thường chỉ điều chỉnh một hoặc một vài điều khoản nhỏ lẻ chưa thể đáp ứng hết yêu cầu thực tiễn, đồng thời việc sửa đổi thế này tạo nên hệ thống văn bản chồng chất gây khó khăn cho người chịu thuế khi tiến hành thực hiện nghĩa vụ thuế khi phải đối chiếu quá nhiều văn bản quy phạm. Đó là còn chưa kể đến độ trễ của các văn bản cũng như tính thực tiễn của văn bản, không hiếm trường hợp văn bản này vừa được ban hành chưa đi vào thực tiễn được bao nhiêu thì đã có văn bản khác chuẩn bị ban hành sửa đổi. Tuy vậy đánh giá về hệ thống quản lý Thuế GTGT ở Việt Nam có thể thấy xu hướng biến đổi theo hướng dần hoàn thiện và hiệu quả hơn, đây được coi là tín hiệu tốt cho nền kinh tế Việt Nam.

2.3. Thực trạng nội dung Quản lý Thuế Giá trị gia tăng

2.3.1. Đăng ký Thuế

Các doanh nghiệp, kể cả các chi nhánh, cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp phải đăng ký nộp thuế với Cục thuế (hoặc Chi cục thuế) về địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, lao động, vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liên quan khác theo mẫu đăng ký nộp thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế.

2.3.1.1. Quy trình đăng ký Thuế

- Lập và nộp hồ sơ đăng kí thuế: các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn lập và nộp hồ sơ đăng kí thuế tại Phòng đăng kí kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư. Các trường hợp còn lại sẽ được hướng dẫn và lập hồ sơ tại bộ phận tuyên truyền hỗ trợ cuả cơ quan thuế (nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính). Bên cạnh đó thì từ đầu năm 2011 các doanh nghiệp thực hiện lập Tờ khai đăng ký thuế điện tử (gồm Tờ khai đăng ký thuế lần đầu, đăng ký bổ sung, đăng ký thay đổi) trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế hoặc lập bằng các phần mềm, công cụ đáp ứng chuẩn định dạng dữ liệu của cơ quan thuế (nộp hồ sơ thuế qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế).

- Tiếp nhận và kiểm tra thủ tục hồ sơ đăng kí thuế: hồ sơ đăng kí thuế sẽ được bộ phận tuyên truyền hỗ trợ hoặc bộ phận hành chính văn thư tiếp nhận. Hồ sơ này sẽ được kiểm tra tại các bộ phận tuyên truyền hỗ trợ hoặc tại bộ phận đăng ký thuế. Trong trường hợp hồ sơ đăng kí không đầy đủ, không đúng quy định người nộp thuế sẽ phải lập hồ sơ thay thế hoặc bổ sung các thông tin còn thiếu, nếu người nộp thuế lập và nộp hồ cơ qua giao dịch điện tử thì nếu có sai sót trong vòng cơ quan thuế sẽ thông báo qua địa chỉ điện tử của người nộp thuế.

- Nhập và xử lý thông tin đăng kí thuế bao gồm:

+ Nhập, kiểm tra thông tin hồ sơ đăng kí thuế: nhập các thông tin trên hồ sơ đăng kí thuế vào Hệ thống đăng kí thuế, hệ thống sẽ tự động kiểm tra đối chiếu thông tin theo nguyên tắc cấp mã số thuế quy định.

+ Truyền dữ liệu, kiểm tra, xác nhận thông tin tại Tổng cục Thuế: hồ sơ thuế được hệ thống đăng kí thuế cấp cục/chi cục truyền lên hệ thống đăng kí thuế Tổng cục Thuế để cập nhận, xác nhận và kiểm tra thông tin. Hệ thống đăng kí thuế Tổng cục Thuế xác nhận và chuyển thông tin về hệ thống đăng kí thuế cấp cục/chi cục đồng thời chuyển thông tin sang cho bên Tổng cục Hải quan.

+ Tiếp nhận và xử lý kết quả từ Tổng cục Thuế: sau khi nhận được xác nhận từ Tổng cục Thuế nếu kết quả là thông tin không được chấp nhận thì bộ phận đăng kí thuế sẽ in thông báo không cấp mã số thuế/mã số kinh doanh/Giấy phép chứng nhận đăng kí thuế cho doanh nghiệp; còn nếu kết quả là thông tin được chấp nhận thì bộ phận

đăng kí sẽ lập, in và trình ký và chuyển giao cho Sở Kế hoạch đầu tư hoặc cho bộ phận đăng kí thuế, bộ phận hành chính văn thư.

- Trả kết qủa đăng kí thuế cho doanh nghiệp:

+ Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ sẽ trả kết quả đăng kí thuế cho các trường hợp nộp trực tiếp hồ sơ đăng kí thuế tại cơ quan thuế.

+ Bộ phận hành chính văn thư sẽ trả kết quả đăng kí thuế cho các trường hợp nộp hồ sơ đăng kí thuế qua đường bưu điện.

+ Trường hợp người đăng kí thuế qua giao dịch điện tử sẽ được gửi trả kết qua thông qua địa chỉ điện tử của mình.

+ Đối với trường hợp nộp hồ sơ đăng kí thuế tại Sở Kế hoạch đầu tư thì danh sách mã số doanh nghiệp/thông báo mã số thuế được bộ phận đăng kí thuế chuyển đến thông qua bộ phận hành chính văn thư, doanh nghiệp sẽ đến Sở Kế hoạch đầu tư để nhận kết quả.

2.3.1.2. Một số điều khoản lưu ý trong đăng ký Thuế

-Đối với doanh nghiệp mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế chậm nhất 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải đăng ký nộp thuế theo quy định.

- Các doanh nghiệp đã đăng ký nộp thuế nếu có thay đổi ngành kinh doanh, sáp nhập, giải thể, phá sản, hợp nhất, chia tách hay có tổ chức của hàng, chi nhánh… phải đăng ký bổ sung với cơ quan thuế chậm nhất 5 ngày trước khi có sự thay đổi.

- Những doanh nghiệp kinh doanh thương nghiệp, dich vụ có chi nhánh cửa hàng ở các địa phương khác nhau thì từng chi nhánh, cửa hàng phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đặt chi nhánh cửa hàng.

- Doanh nghiệp xây dựng phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở, đồng thời phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương nơi đặt công trình.

- Danh nghiệp thực hiện cơ chế khoán cho tập thể, cá nhân nhận khoán phải trực tiếp đăng ký kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nơi kinh doanh.

- Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, nếu thực hiện được đúng, đủ các điều kiện mua, bán hàng hóa, dịch vụ, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ, ghi chép hạch toán sổ kế toán đúng chế độ, kê khai, nộp thuế GTGT đúng chế độ và tự nguyện đăng ký thực hiện hình thức nộp thuế GTGT theo phương pháp đúng chế độ và tự nguyện đăng ký thực hiện hình thức nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì được áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế. Doanh nghiệp này phải lập và gửi bảng đăng ký nộp thuế theo quy định cho cơ quan thuế nơi đăng ký nộp thuế trong thời hạn chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị. Cơ quan thuế phải thông báo cho doanh nghiệp về việc có áp dụng phương pháp khấu trừ thuế hay không. Doanh nghiệp chỉ được thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ khi được cơ quan thuế thông báo cho áp dụng.

- Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế) trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.

- Trường hợp có sự thay đổi trụ sở của doanh nghiệp dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế đã khai trước khi thay đổi trụ sở và không phải quyết toán thuế với cơ quan thuế (trừ trường hợp thời điểm thay đổi trụ sở trùng với thời điểm quyết toán thuế năm).

- Trường hợp thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký thuế thay đổi, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã cấp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới cho doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế cho doanh nghiệp chậm nhất không quá 8 ngày làm việc đối với các hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại các Cục thuế và 12 ngày làm việc đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại các Chi cục thuế, tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp mã số thuế (không tính thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ do đối tượng nộp thuế kê khai sai sót).

- Doanh nghiệp chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi không còn tồn tại…

2.3.1.3. Hồ sơ đăng ký mã số Thuế

a. Hồ sơ đăng ký mã số Thuế đối với các tổ chức hoạt động kinh doanh (trừ các đơn vị trực thuộc)

- Đề nghị cấp mã số thuế (theo mẫu 07-MST)

- Tờ khai đăng ký thuế (theo mẫu 01-ĐK-Tổng cục thuế) và các bảng kê kèm theo đăng ký thuế (nếu có) (theo mẫu đính kèm).

- Bản sao công chứng của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam hoặc giấy tờ tương đương và Quyết định thành lập (nếu có).

b. Hồ sơ đăng ký mã số Thuế đối với các đơn vị trực thuộc

Cơ quan Thuế quản lý đơn vị chủ quản cấp mã số thuế cho đơn vị chủ quản, đồng thời cấp mã số cho từng đơn vị trực thuộc có trong “Bản kê các đơn vị trực thuộc” của đơn vị chủ quản, kể cả trường hợp các đơn vị trực thuộc đóng tại các tỉnh khác. Đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo mã số thuế (13 số) cho các đơn vị trực thuộc.

Các đơn vị trực thuộc thực hiện kê khai với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý để được nhận Giấy chứng nhận đăng ký thuế như sau:

- Tờ khai đăng ký thuế và các bảng kê kèm theo (nếu có) (theo mẫu 02- ĐK-Tổng cục thuế). Trên tờ khai đăng ký thuế phải ghi rõ mã số thuế 13 số đã được đơn vị chủ quản thông báo.

- Bản sao có công chứng của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ tương đương.

2.3.1.4. Tình hình đăng ký Thuế của Doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay a. Những mặt tích cực

Trong năm 2010 và giai đoạn 2006-2010 ngành Thuế đã rà soát và thực hiện cải cách một bước các thủ tục hành chính thuế, trong đó có thủ tục đăng ký thuế, cơ bản đã sửa đổi, bổ sung giảm các thủ tục gây phiền hà, tốn kém về thời gian và tiền của cho người nộp thuế.

Kết thúc giai đoạn 1 (từ tháng 8/2008 đến 9/2009) triển khai thực hiện Đề án 30/CP về đơn giản hoá thủ tục hành chính, ngành Thuế đã thống kê, trình Bộ Tài

chính công bố được 338 thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, phí, lệ phí để người dân, doanh nghiệp biết và thực hiện. Kết thúc giai đoạn 2 (từ tháng 9/2009 đến 5/2010), đã trình Bộ ban hành Quyết định số 845/QĐ-BTC ngày 19/4/2010 thông qua phương án đơn giản hóa TTHC, theo đó đề xuất bãi bỏ, huỷ bỏ 11 TTHC, thay thế 4 TTHC, sửa đổi bổ sung 243 TTHC và giữ nguyên 80 TTHC. Với kết quả này, thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế đã được đề xuất đơn giản hoá 76% và cắt giảm được 36,1% chi phí tuân thủ. Và trong đó cũng có nhiều thủ tục trong khâu đăng ký thuế.

Cụ thể, trong những biện pháp cải cách hành chính thuế, nổi bật là: + Cải cách thủ tục hành chính trong khâu đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế với việc gộp hai thủ tục làm một.

Năm 2010, ngành Thuế đã phối hợp với các đơn vị của Bộ Kế hoạch - Đầu tư thực hiện xây dựng hệ thống ứng dụng CNTT trong việc kết nối, trao đổi thông tin đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đáp ứng yêu cầu của Nghị định 43/2010/NĐ- CP về đăng ký DN. Một bộ hồ sơ và một nơi tiếp nhận hồ sơ, một mã số duy nhất bằng cách lấy mã số thuế làm mã số DN, một giấy chứng nhận đăng ký DN. Theo đó, hệ thống kết nối giữa hai ngành đã được triển khai toàn quốc từ 20/7/2010.

+ Thực hiện chế độ “1 cửa” ngay cả trong khâu đăng ký thuế, điều này giúp đơn giản hóa nhiều bước, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, được đông đảo dư luận đồng thuận, hưởng ứng.

+ Ngoài ra, ngành thuế đã triển khai dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu nộp thuế giữa 04 ngành (Thuế - Hải quan - Kho bạc - Tài chính) cũng giúp rút ngắn thời gian, giảm nguồn lực nhập thông tin về chứng từ thu NSNN của cơ quan thu.

Trong khâu đăng ký thuế, doanh nghiệp lập tờ khai đăng ký thuế điện tử trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế...; sau khi gửi hồ sơ qua cổng này, cơ quan thuế sẽ gửi xác nhận trong vòng 15 phút.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÍ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w