3.2.1.1. Hoàn thiện về chính sách Thuế GTGT a. Hệ thống văn bản Thuế
Hệ thống văn bản thuế cần phải ngày càng được hoàn thiện, sửa đổi bổ sung những điểm chưa hợp lý.
- Xác định và lựa chọn đúng mục tiêu của thuế, đặc biệt là thuế GTGT: Mục tiêu của thuế chủ yếu là kích thích, điều tiết kinh tế và tăng thu cho ngân sách nhà nước; không nên đặt ra cho thuế phải thực hiện một lúc nhiều mục tiêu liên quan đến chính sách xã hội.
- Đơn giản hóa chính sách thuế GTGT: đơn giản cả về mặt thuế suất, thủ tục; dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, dễ được đông đảo người nộp thuế chấp nhận. - Chính sách thuế GTGT phải có tác dụng tích cực trong phân phối thu nhập, điều tiết thu nhập hợp lý, tạo sự công bằng xã hội.
- Chính sách về thuế GTGT phải bảo đảm ổn định trong một thời gian dài, tránh tình trạng thay đổi quá nhiều, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Chính sách thuế GTGT phải luôn đảm bảo điều kiện cho khả năng kiểm soát được: kiểm soát của người nộp thuế, người thu thuế và cơ quan quản lý thu thuế.
- Thu hẹp phạm vi diện miễn giảm thuế GTGT, tập trung vào các yêu cầu cơ bản của chính sách kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
- Nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả của chính sách thuế GTGT. Áp dụng nghiêm minh hình thức thưởng phạt trong thuế, loại bỏ các khoản thu thuế không hiệu quả, do chi phí để thu thuế lớn hơn cả số tiền thu thuế được
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với ngành thuế theo hướng gắn trách nhiệm vật chất với nghĩa vụ quản lý thuế. Luật pháp cần có tính răn đe mạnh. Điều đó cho phép hạn chế tiêu cực, tham nhũng của ngành thuế và cán bộ thuế do tác động của lợi ích vật chất chi phối.
Cụ thể hơn, xin đề xuất một vài vấn đề sau:
- Sửa đổi về thời gian hoàn Thuế: trên cơ sở phân loại hồ sơ theo tính chất phức tạp của vụ việc, qui định thời gian tối thiểu là 20 ngày làm việc thực tế (khoảng 1 tháng) và thời gian tối đa là 60 ngày làm việc thực tế (khoảng 3 tháng) để đáp ứng điều kiện thời gian trong trường hợp phải kiểm tra xác minh hồ sơ hoàn Thuế.
- Về khấu trừ thuế: đề nghị huỷ bỏ qui định về khấu trừ thuế theo tỷ lệ % đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn GTGT.
- Ban hành các quy định pháp luật cụ thể về các tội in ấn, mua bán hóa đơn giả, hóa đơn không hợp pháp, hành vi kê khai gian lận nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, nâng cao tính răn đe.
- Qui định doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý kinh doanh, hạch toán kế toán, qui định nguyên tắc khai thác dữ liệu của các doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Có Luật tố tụng về Thuế, qui định cơ quan thuế có quyền điều tra, khởi tố các vụ án chiếm đoạt tiền Thuế.
b. Đối tượng chịu Thuế
Mở rộng đối tượng chịu thuế GTGT, giảm bớt tối đa hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế. Áp dụng thuế GTGT đối với cả hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB và nhập khẩu cho phù hợp với nguyên tắc chung của thuế GTGT (thuế đánh vào tất cả các hàng hóa, dịch vụ).
Phải rà soát lại các đối tượng có thực tế sản xuất kinh doanh trên địa bàn để đưa vào quản lý thu thuế. Cụ thể : đối chiếu số doanh nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh với số doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế, số doanh nghiệp kê khai nộp thuế, trên cơ sở đó thống kê những doanh nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký thuế, không xin cấp mã số thuế, số doanh nghiệp đã có mã số thuế nhưng từ đầu năm đến nay không hoat động, không kê khai nộp thuế. Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính và ấn định thuế GTGT để thu những tháng không kê khai. Đối với những doanh nghiệp qua kiểm tra không tồn tại hoặc ngừng hoạt động thì đề nghị sở kế hoạch Đầu tư thông báo công khai và thực hiện thu hồi đăng ký kinh doanh. Đối với những Doanh nghiệp di chuyển địa điểm nhưng không khai báo phải phạt vi phạm hành chính và ấn định số thuế những tháng không kê khai, yêu cầu doanh nghiệp nộp ngay thuế vào ngân sách.
c. Về căn cứ tính Thuế
Điều chỉnh thuế suất thuế GTGT hợp lý, tối đa còn 02 mức thuế suất : 0% áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu và 10% áp dụng cho tất cả hàng hóa dịch vụ dung cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước. Điều chỉnh các mức thuế suất để đảm bảo nguồn thu cho NSNN trong bối cảnh hòa nhập kinh tế thế giới và khắc phục thiệt hại từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008.
3.2.1.2. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, hỗ trợ Doanh nghiệp
Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong Quản lý thu Thuế GTGT.
Theo nội dung Đề án 30 của Chính phủ, vấn đề cải cách hành chính, áp dụng các biện pháp đồng bộ, đặc biệt là giao dịch điện tử cần được đẩy mạnh, trở thành những nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu được đặt ra đối với ngành thuế hiện nay, nhằm đơn giản hóa thủ tục thu nộp thuế, tiết kiệm thời gian khi thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
a. Tình hình hiện đại hóa quản lý thu thuế ở Việt Nam
Thực tế, việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu thuế, đặc biệt là thuế GTGT đã được thực hiện từ năm 2009. Và theo thống kê, cho đến nay Tổng cục Thuế đã mở rộng hệ thống khai thuế qua mạng trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố với 7.272 DN đã thực hiện khai thuế qua mạng và gần 90.000 hồ sơ khai thuế điện tử đã
được gửi cho cơ quan thuế thay thế hồ sơ giấy. Trong số 19 tỉnh, thành phố này, ngoài 4 địa phương là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai thí điểm từ năm 2009 với sự tham gia của khoảng 1.000 doanh nghiệp, còn có 15 tỉnh, thành phố bắt đầu triển khai trong năm 2010, bao gồm: Hải phòng , Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Ninh, Cần Thơ, Bình Thuận, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Khánh Hòa và Lào Cai. Đặc biệt, riêng trên địa bàn Hà Nội đã có tới 4.728 DN kê khai thuế qua mạng, chiếm tới hơn 65% tổng số DN trên cả nước đã thực hiện khai thuế điện tử.
Trong năm 2010, ngành thuế đã triển khai dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu nộp thuế giữa 04 ngành (Thuế - Hải quan - Kho bạc - Tài chính) trên 10 tỉnh, thành phố với 177 quận, huyện, giúp người nộp thuế tiện lợi hơn rất nhiều cũng như các cơ quan thu giảm nguồn lực nhập thông tin về chứng từ thu NSNN.
b. Định hướng đối với hiện đại hóa quản lý thu thuế GTGT trong thời gian tới
Kế hoạch ứng dụng CNTT ngành Thuế giai đoạn 2011 – 2015 đã đặt nội dung xây dựng hệ thống thuế điện tử và Chính phủ điện tử làm trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trong đó, kế hoạch ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ thuế điện tử được thực hiện đồng bộ với các nội dung gồm cải cách chính sách thuế, đổi mới thủ tục hành chính thuế, đào tạo kỹ năng hỗ trợ người nộp thuế cho đội ngũ cán bộ thuế.Theo Thông tư 180/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn kê khai, nộp thuế theo phương thức điện tử, kể từ 1.1.2011, người nộp thuế (NNT) được thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết), cụ thể:
- Từ năm 2011 - 2015, ngành Thuế sẽ triển khai hệ thống dịch vụ thuế điện tử (e - Tax service), mở rộng kê khai qua mạng, kê khai trực tuyến đã phát triển trong giai đoạn 2009 - 2010 kết hợp mở rộng các dịch vụ công điện tử để hỗ trợ người nộp thuế qua mạng, qua điện thoại, tin nhắn (SMS) và các dịch vụ khác nhằm tạo thuận lợi nhất cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế.
Trước hết sẽ tập trung cung cấp các dịch vụ như: tra cứu nghĩa vụ kê khai của người nộp thuế, gồm các thông tin về loại thuế phải nộp, số thuế phải nộp, đã nộp thông qua cổng điện tử, cho phép người nộp thuế cũng như bên thứ ba (theo quy định của pháp luật) tra cứu thông tin về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế như loại tờ khai phải nộp, tờ khai đã nộp, số thuế còn phải nộp, số nợ, nộp thừa, được hoàn…; cung cấp tiện ích hỗ trợ người nộp thuế kê khai bằng hướng dẫn, hình ảnh, video clip…; hỗ trợ người nộp thuế có thể tự quản lý dữ liệu chính (master data) của mình, bao gồm các thông tin định danh (địa chỉ, số điện thoại, fax, email, số tài khoản, ngành nghề kinh doanh, bắt đầu năm tài chính…), đại diện người nộp thuế theo pháp luật, mối quan hệ với các đơn vị khác như công ty mẹ, chi nhánh… (nếu có), thông tin về tài sản, phương tiện, người nộp thuế có thể xem và cập nhật các dữ liệu này; thông báo và trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế với người nộp thuế, cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin cho phép cơ quan thuế xác nhận và gửi thông báo thuế, thông báo nợ, xác nhận tờ khai đã nộp, xác nhận số thuế đã nộp, phản hồi của người nộp thuế với cơ quan thuế thông qua các phương tiện như thư điện tử (email), tin nhắn (SMS), ứng dụng tích hợp trên Internet…
Và như thế, theo kế hoạch, trong năm 2011, Tổng cục Thuế sẽ mở rộng hệ thống khai thuế qua mạng cho 22 địa phương, nâng số lượng tỉnh, thành phố triển khai hệ thống khai thuế qua mạng lên 41 tỉnh thành; với tổng số DN khai thuế qua mạng đạt khoảng 30.000 DN.
Cùng với việc triển khai e - Tax service, ngành Thuế nên tăng cường sự hỗ trợ phát triển các nhà cung cấp dịch vụ thuế trung gian để cùng ngành Thuế mở rộng hệ thống cung cấp các loại dịch vụ kê khai, nộp thuế, tra cứu thông tin thuế… cho doanh nghiệp và người dân. Cụ thể, Tổng cục Thuế cũng đã xây dựng các tiêu chuẩn và thực hiện kết nối kỹ thuật việc tiếp nhận tờ khai điện tử theo mô hình T-VAN giữa cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế với 3 DN gồm Viettel, TS24 và MacroNT để làm cơ sở công nhận tổ chức T-VAN (đơn vị trung gian thực hiện dịch vụ truyền, nhận thông điệp dữ liệu về thuế điện tử giữa người nộp thuế và cơ quan thuế) và cấp phép
cho các Doanh nghiệp này trong đầu năm 2011. Đây là một hình thức xã hội hóa công tác kê khai thuế nhằm cung cấp thêm những dịch vụ điện tử có chất lượng cao cho người nộp thuế có nhu cầu. Hiện tại, ngành Thuế đang phối hợp với các đơn vị có nhu cầu cung cấp dịch vụ kê khai thuế qua mạng để xây dựng mô hình kết nối dữ liệu giữa cơ quan thuế với hệ thống của tổ chức trung gian. Thời gian tới, ngành Thuế càng phải phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử về kê khai thuế giữa người nộp thuế với tổ chức trung gian và cơ quan thuế; Xây dựng ứng dụng cho phép các tổ chức trung gian giao dịch trực tiếp với một số ứng dụng trao đổi dữ liệu của Tổng cục Thuế; sử dụng các biện pháp an toàn, bảo mật, phù hợp với thực tế; Tiếp tục hỗ trợ các hình thức hỗ trợ kê khai thuế điện tử trực tiếp từ người nộp thuế chạy trên các ứng dụng của tổ chức trung gian để nộp tới cơ quan thuế thông qua mạng Internet.
Tổng cục Thuế đang phối hợp với ngành Ngân hàng và Kho bạc nghiên cứu, phân tích để xây dựng giải pháp và ứng dụng thí điểm việc nộp thuế điện tử. Dự kiến Tổng cục Thuế sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung thông tin về người nộp thuế và cổng điện tử để các ngân hàng, kho bạc… có thể kết nối kết xuất thông tin tra cứu khi các đơn vị này triển khai ứng dụng hỗ trợ người nộp thuế nộp thuế qua mạng. Bắt đầu từ đầu năm 2011, triển khai thí điểm dịch vụ nộp thuế điện tử trên địa bàn TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Dự kiến đến cuối năm 2012, 70% doanh nghiệp nộp tờ khai thuế qua mạng, 10% doanh nghiệp nộp thuế điện tử. Đến năm 2015, 90% doanh nghiệp nộp tờ khai thuế qua mạng và 80% doanh nghiệp thanh toán thuế điện tử.
- Ngoài ra, ngành Thuế phải thực hiện tăng cường dịch vụ tại bộ phận “Một cửa”. Thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai và khai thác tốt ứng dụng hỗ trợ quản lý việc nhận trả hồ sơ thuế tại bộ phận “Một cửa”. Trong giai đoạn tiếp theo, sẽ tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện ứng dụng để đáp ứng các yêu cầu quản lý mới, đảm bảo tích hợp với các khâu quản lý thuế. Đồng thời, tiến hành phát triển ứng dụng khai thác thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế trực tuyến để người nộp thuế có thể khai
thác thông tin thuận lợi nhất phục vụ việc tự kê khai, nộp thuế và kiểm soát được tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Đặc biệt, sẽ kết nối mạng với bộ phận “Một cửa” của cơ quan đăng ký kinh doanh để kết hợp đăng ký thuế, giảm thủ tục hành chính cho người nộp thuế.
Đến năm 2015, ngành thuế triển khai dịch vụ khai thuế điện tử cho tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, nâng tổng số Doanh nghiệp thực hiện khai thuế qua mạng đạt hơn 300.000 Doanh nghiệp; đồng thời triển khai cung cấp thêm các dịch vụ điện tử khác để hỗ trợ, tạo thuận tiện hơn cho Doanh nghiệp và người nộp thuế như: dịch vụ tra cứu thông tin về nghĩa vụ kê khai, nộp thuế; dịch vụ hỏi đáp điện tử; dịch vụ cung cấp thông tin hỗ trợ phục vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân; dịch vụ điện thoại hỗ trợ tập trung tốt hơn Doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu đó ngành thuế phải thực hiện tốt các nhiệm vụ ngắn hạn theo lộ trình đã đề ra.
Lộ trình 2011 – 2015
+ Năm 2011, ngành Thuế sẽ triển khai mở rộng hệ thống nhận tờ khai thuế qua mạng và kê khai thuế trực tuyến cho khoảng 30.000 doanh nghiệp; nâng cấp ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế sử dụng mã vạch 2 chiều theo yêu cầu thay đổi biểu mẫu tờ khai các loại thuế đáp ứng Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ; thí điểm triển khai dịch vụ nhắn tin cung cấp thông tin về thuế cho người nộp thuế; nghiên cứu giải phảp dịch vụ thuế điện tử có sẵn theo chuẩn quốc tế; thí điểm thực hiện chủ trương xã hội hóa việc cung ứng dịch vụ về thuế thông qua việc kết nối hệ thống ứng dụng ngành Thuế với hệ thống của các nhà cung cấp dịch vụ kê khai, nộp thuế qua mạng; Triển khai nâng cấp trang web ngành Thuế kết hợp với việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin pháp luật về thuế, thủ tục hành chính về thuế và cơ sở dữ liệu hỏi - đáp về thuế nhằm đưa thêm các thông tin, dịch vụ hữu ích hơn cho doanh nghiệp và người nộp thuế; triển khai mở rộng việc kết nối thông tin đăng ký thuế với đăng ký kinh doanh; thí điểm cung cấp trực tiếp thông tin với ngân hàng để thí điểm nộp thuế qua mạng.
+ Năm 2012, triển khai mở rộng ứng dụng nộp thuế qua mạng cho 50.000 doanh nghiệp; Mở rộng triển khai nộp thuế qua mạng; Triển khai thí điểm hệ thống cung cấp dịch vụ thuế điện tử e - Tax service; Triển khai mở rộng hệ thống cung