Đánh giá thực trạng quản lý Thuế Giá trị gia tăng đối với Doanh nghiệp ở Việt

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÍ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 61)

nghiệp ở Việt Nam hiện nay

2.4.1. Kết quả đạt được

Thuế gia trị gia tăng ngày càng khẳng định được đây là loại thuế tiên tiến nhằm tạo ra sự công bằng và tiến bộ. Thuế GTGT đã góp phần làm tăng ngân sách

nhà nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Sự đóng góp của Thuế GTGT tăng liên tục qua các năm. Năm 2010, Thuế GTGT đóng góp 158,661 tỷ đồng (chiếm 33% tổng thu từ Thuế) vào ngân sách nhà nước.

Năm 2008 2009 2010

Doanh nghiệp nhà nước

20,888 28,997 37,280

Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài

14,209 17,205 20,064

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 23,426 31,699 45,033 Thuế GTGT hàng ngập khẩu 30,983 28,624 56,284 Tổng thuế GTGT 89,506 106,525 158,661 Nguồn: http://mof.gov.vn/

Hệ thống Thuế GTGT cũng tạo ra môi trường kinh doanh hơn cho các doanh nghiệp, đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên cho các mặt hàng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản ngày càng tăng. Với bước đi đột phá trong ngành thuế thông qua việc ban hành những quy định mới về kê khai, nộp thuế và quản lý thuế đã tạo ra môi trường mới thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình.

Hệ thống thuế GTGT đã bớt rờm già trong các khâu thủ tục hành chính với việc trao cho DN quyền tự chủ hơn trong việc kê khai, nộp thuế. .. Năm 2009, số giờ thủ tục hành chính về thuế kỷ lục lên đến 1050h cho việc nộp thuế ở nước ta thì hiện nay với cơ chế mới DN đã chủ động hơn về thời gian, thủ tục và hình thức nộp thuế. Đội ngũ cán bộ thuế ngày càng được nâng cao về nghiệp vụ và trình độ đã giúp cho hệ thông thuế được vận hành trơn chu. Sự đánh giá về tính thân thiện của hệ thống quản lý với đối tượng ngày càng được cải thiện.

Một điểm sáng nữa của hệ thống thuế là việc tiến hành áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế. Công tác quản lý thuế ngày càng sâu sát hơn, chất lượng hơn tránh tình trạng các doanh nghiệp cố tình trốn thuế.

2.4.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

- Hệ thống pháp luật ban hành chưa được thống nhất giữa các cơ quan, ban ngành gây khó hiểu cho các đối tượng của luật thuế giá trị gia tăng. Vẫn còn tồn tại sự chồng chéo giữa các văn bản quy định về Thuế.

- Việc cho các doanh nghiệp tự in hóa đơn là một bước đi tiến bộ nhưng vẫn còn những thiếu xót. Được ban hành trong thời gian ngắn, đã gây ra sự lúng túng cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện chủ trương đường lối mới.

- Việc quản lý về thuế hiện nay vần chưa hiệu quả. Hiện tượng thành lập ảo để buôn bán hóa đơn, nạn mua bán hóa đơn giả, chứng từ khống để trốn thuế vẫn diễn ra và ngày càng tăng về tính chất nghiêm trọng, tinh vi. Cạnh đó, về quản lý thuế, nhìn chung cơ chế quản lý thuế hiện hành chưa thể hiện rõ việc đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm pháp luật của người nộp thuế, của các tổ chức cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế. Phương pháp quản lý thì chưa dựa trên cơ sở thu nhập phân tích thông tin để lựa chọn đối tượng quản lý cũng như áp dụng các biện pháp tuyên truyền và thanh tra thích hợp. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý thuế còn thiếu, chồng chéo, nhất là đội ngũ cán bộ thuế chưa có kỹ năng chuyên sâu, chuyên nghiệp.

- Việc đưa áp dụng hệ thống Thuế điện tử là một bước thúc đẩy quản lý Thuế thêm chất lượng nhưng hiện tại việc các doanh nghiệp áp dụng vẫn còn nhiều vướng mắc.

- Theo đánh giá từ Bộ Tài chính, trên thực tế hiện nay hệ thống chính sách thuế chưa khuyến khích và bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn sản xuất trong nước cũng như chưa thực sự đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế, chính sách thuế còn phức tạp, một số sắc thuế còn nhiều mức thuế suất, lồng ghép nhiều chính sách xã hội, nhiều mức miễn, giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của Thuế.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện Quản lý Thuế GTGT đối với Doanh nghiệp ở Việt Nam

3.1. Định hướng Thuế GTGT trong thời gian tới

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế của đất nước trong

khu vực, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, thu nhập dân cư, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân đã được nâng lên một bước rõ rệt, an ninh chính trị được giữ vững, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản. Do đó, để nhằm thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xã hội nêu trên nhất thiết chúng ta phải thay đổi, sắp xếp, hệ thống, cải cách hệ thống thuế của nước ta một cách hợp lý.

Thứ nhất: xác định Thuế GTGT là một trong những công cụ quản lý và

điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, phát huy cao độ các nguồn lực, thúc đẩy phát triển nhanh sức sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nhất là đầu tư công nghệ cao, đầu tư vào vùng kinh tế xã hội khó khăn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Thứ hai: Thuế GTGT góp phần đảm bảo yêu cầu của ngân sách Nhà

nước, đáp ứng được nhu cầu chi tiêu và dành một phần cho tích lũy. Đồng thời, Nhà nước cần sử dụng thuế GTGT để khuyến khích đầu tư, khuyến khích các ngành nghề, các lĩnh vực và các địa bàn kém phát triển, có điều kiện khó khăn và đặc biệt khó khăn, loại bỏ các loại thuế, lệ phí không phù hợp. Miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp tạo điều kiện phát triển Nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Không thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước để doanh nghiệp nhà nước có thêm vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Thứ ba: từng bước đảm bảo tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công

bằng, áp dụng hệ thống thuế GTGT thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng nộp thuế.

Thứ tư: hệ thống chính sách thuế GTGT phải đảm bảo tính hợp lý có

chọn lọc, có thời hạn đối với các ngành kinh tế, ngành công nghiệp trọng điểm trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời chủ động hội nhập, thực hiện chính sách mở cửa để khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, mở rộng thị trường hàng hóa nhập khẩu bảo đảm lợi ích quốc gia.

Thứ năm: từng bước đơn giản chính sách thuế GTGT, nhất là thu gọn

mức thuế suất, đẩy mạnh hệ thống thuế GTGT theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai, dân chủ trong công tác quản lý thuế, bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện, giúp cho người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, cơ quan thuế thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế GTGT đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời. Đồng thời không ngừng hiện đại hóa, kiện toàn nâng cao năng lực của bộ máy thuế, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi gian lận thuế, chống thất thu ngân sách, khắc phục các hiện tượng tiêu cực, yếu kém trong quản lý thuế, kiện toàn bộ máy quản lý thuế trong sạch, vững mạnh.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với Doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới

3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước

3.2.1.1. Hoàn thiện về chính sách Thuế GTGT a. Hệ thống văn bản Thuế

Hệ thống văn bản thuế cần phải ngày càng được hoàn thiện, sửa đổi bổ sung những điểm chưa hợp lý.

- Xác định và lựa chọn đúng mục tiêu của thuế, đặc biệt là thuế GTGT: Mục tiêu của thuế chủ yếu là kích thích, điều tiết kinh tế và tăng thu cho ngân sách nhà nước; không nên đặt ra cho thuế phải thực hiện một lúc nhiều mục tiêu liên quan đến chính sách xã hội.

- Đơn giản hóa chính sách thuế GTGT: đơn giản cả về mặt thuế suất, thủ tục; dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, dễ được đông đảo người nộp thuế chấp nhận. - Chính sách thuế GTGT phải có tác dụng tích cực trong phân phối thu nhập, điều tiết thu nhập hợp lý, tạo sự công bằng xã hội.

- Chính sách về thuế GTGT phải bảo đảm ổn định trong một thời gian dài, tránh tình trạng thay đổi quá nhiều, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Chính sách thuế GTGT phải luôn đảm bảo điều kiện cho khả năng kiểm soát được: kiểm soát của người nộp thuế, người thu thuế và cơ quan quản lý thu thuế.

- Thu hẹp phạm vi diện miễn giảm thuế GTGT, tập trung vào các yêu cầu cơ bản của chính sách kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

- Nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả của chính sách thuế GTGT. Áp dụng nghiêm minh hình thức thưởng phạt trong thuế, loại bỏ các khoản thu thuế không hiệu quả, do chi phí để thu thuế lớn hơn cả số tiền thu thuế được

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với ngành thuế theo hướng gắn trách nhiệm vật chất với nghĩa vụ quản lý thuế. Luật pháp cần có tính răn đe mạnh. Điều đó cho phép hạn chế tiêu cực, tham nhũng của ngành thuế và cán bộ thuế do tác động của lợi ích vật chất chi phối.

Cụ thể hơn, xin đề xuất một vài vấn đề sau:

- Sửa đổi về thời gian hoàn Thuế: trên cơ sở phân loại hồ sơ theo tính chất phức tạp của vụ việc, qui định thời gian tối thiểu là 20 ngày làm việc thực tế (khoảng 1 tháng) và thời gian tối đa là 60 ngày làm việc thực tế (khoảng 3 tháng) để đáp ứng điều kiện thời gian trong trường hợp phải kiểm tra xác minh hồ sơ hoàn Thuế.

- Về khấu trừ thuế: đề nghị huỷ bỏ qui định về khấu trừ thuế theo tỷ lệ % đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn GTGT.

- Ban hành các quy định pháp luật cụ thể về các tội in ấn, mua bán hóa đơn giả, hóa đơn không hợp pháp, hành vi kê khai gian lận nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, nâng cao tính răn đe.

- Qui định doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý kinh doanh, hạch toán kế toán, qui định nguyên tắc khai thác dữ liệu của các doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Có Luật tố tụng về Thuế, qui định cơ quan thuế có quyền điều tra, khởi tố các vụ án chiếm đoạt tiền Thuế.

b. Đối tượng chịu Thuế

Mở rộng đối tượng chịu thuế GTGT, giảm bớt tối đa hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế. Áp dụng thuế GTGT đối với cả hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB và nhập khẩu cho phù hợp với nguyên tắc chung của thuế GTGT (thuế đánh vào tất cả các hàng hóa, dịch vụ).

Phải rà soát lại các đối tượng có thực tế sản xuất kinh doanh trên địa bàn để đưa vào quản lý thu thuế. Cụ thể : đối chiếu số doanh nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh với số doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế, số doanh nghiệp kê khai nộp thuế, trên cơ sở đó thống kê những doanh nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký thuế, không xin cấp mã số thuế, số doanh nghiệp đã có mã số thuế nhưng từ đầu năm đến nay không hoat động, không kê khai nộp thuế. Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính và ấn định thuế GTGT để thu những tháng không kê khai. Đối với những doanh nghiệp qua kiểm tra không tồn tại hoặc ngừng hoạt động thì đề nghị sở kế hoạch Đầu tư thông báo công khai và thực hiện thu hồi đăng ký kinh doanh. Đối với những Doanh nghiệp di chuyển địa điểm nhưng không khai báo phải phạt vi phạm hành chính và ấn định số thuế những tháng không kê khai, yêu cầu doanh nghiệp nộp ngay thuế vào ngân sách.

c. Về căn cứ tính Thuế

Điều chỉnh thuế suất thuế GTGT hợp lý, tối đa còn 02 mức thuế suất : 0% áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu và 10% áp dụng cho tất cả hàng hóa dịch vụ dung cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước. Điều chỉnh các mức thuế suất để đảm bảo nguồn thu cho NSNN trong bối cảnh hòa nhập kinh tế thế giới và khắc phục thiệt hại từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008.

3.2.1.2. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, hỗ trợ Doanh nghiệp

Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong Quản lý thu Thuế GTGT.

Theo nội dung Đề án 30 của Chính phủ, vấn đề cải cách hành chính, áp dụng các biện pháp đồng bộ, đặc biệt là giao dịch điện tử cần được đẩy mạnh, trở thành những nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu được đặt ra đối với ngành thuế hiện nay, nhằm đơn giản hóa thủ tục thu nộp thuế, tiết kiệm thời gian khi thực hiện nghĩa vụ với NSNN.

a. Tình hình hiện đại hóa quản lý thu thuế ở Việt Nam

Thực tế, việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu thuế, đặc biệt là thuế GTGT đã được thực hiện từ năm 2009. Và theo thống kê, cho đến nay Tổng cục Thuế đã mở rộng hệ thống khai thuế qua mạng trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố với 7.272 DN đã thực hiện khai thuế qua mạng và gần 90.000 hồ sơ khai thuế điện tử đã

được gửi cho cơ quan thuế thay thế hồ sơ giấy. Trong số 19 tỉnh, thành phố này, ngoài 4 địa phương là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai thí điểm từ năm 2009 với sự tham gia của khoảng 1.000 doanh nghiệp, còn có 15 tỉnh, thành phố bắt đầu triển khai trong năm 2010, bao gồm: Hải phòng , Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Ninh, Cần Thơ, Bình Thuận, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Khánh Hòa và Lào Cai. Đặc biệt, riêng trên địa bàn Hà Nội đã có tới 4.728 DN kê khai thuế qua mạng, chiếm tới hơn 65% tổng số DN trên cả nước đã thực hiện khai thuế điện tử.

Trong năm 2010, ngành thuế đã triển khai dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu nộp thuế giữa 04 ngành (Thuế - Hải quan - Kho bạc - Tài chính) trên 10 tỉnh, thành phố với 177 quận, huyện, giúp người nộp thuế tiện lợi hơn rất nhiều cũng như các cơ quan thu giảm nguồn lực nhập thông tin về chứng từ thu NSNN.

b. Định hướng đối với hiện đại hóa quản lý thu thuế GTGT trong thời gian tới

Kế hoạch ứng dụng CNTT ngành Thuế giai đoạn 2011 – 2015 đã đặt nội dung xây dựng hệ thống thuế điện tử và Chính phủ điện tử làm trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Trong đó, kế hoạch ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ thuế điện tử được thực hiện đồng bộ với các nội dung gồm cải cách chính sách thuế, đổi mới thủ tục hành chính thuế, đào tạo kỹ năng hỗ trợ người nộp thuế cho đội ngũ cán bộ thuế.Theo Thông tư 180/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn kê khai, nộp thuế theo phương thức điện tử, kể từ 1.1.2011, người nộp thuế (NNT) được thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết), cụ thể:

- Từ năm 2011 - 2015, ngành Thuế sẽ triển khai hệ thống dịch vụ thuế điện tử (e - Tax service), mở rộng kê khai qua mạng, kê khai trực tuyến đã phát triển trong giai đoạn 2009 - 2010 kết hợp mở rộng các dịch vụ công điện tử để hỗ trợ người

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÍ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w